"Hoài lời nói kẻ vô tri, Một trăm gánh chì đúc chẳng nên chuông."

26/05/202300:00:00(Xem: 323)

Hoc sinh truong cong
Lịch sử đã chứng minh rằng nền dân chủ của đất nước có thể bị lung lay khi công dân quá vô tri. (Nguồn: pixabay.com)
 
Vào ngày 10 tháng 4 năm 2023, Bộ Giáo Dục Florida ra thông báo từ chối 35% số lượng sách nghiên cứu xã hội mà các nhà xuất bản đã gửi để xem xét chuẩn thuận sử dụng trong các trường công lập của tiểu bang. Những cuốn sách bị loại với lý do có chứa các tài liệu tham khảo liên quan đến các vấn đề về công bằng xã hội “và các thông tin khác” không phù hợp với luật pháp Florida.
 
Quyết định này tuy đã thu hút rất nhiều sự chú ý của giới truyền thông, nhưng rồi vẫn tiếp tục là một trong hàng loạt nỗ lực trên khắp Hoa Kỳ nhằm hạn chế học sinh, sinh viên tiếp cận với sách, bài học và khóa học về một số chủ đề lịch sử và xã hội, thường có liên quan đến chủng tộc.
 
Ít nhất 36 tiểu bang đã tạm dừng hoặc đang tìm kiếm các biện pháp pháp lý để ngăn giáo viên cho làm bài kiểm tra về phân biệt chủng tộc trong lớp học.
 
Các khu học chánh trên khắp đất nước đã cấm sách về các vấn đề từ phân biệt chủng tộc, về lịch sử Holocaust, cho đến các chủ đề có liên quan đến cộng đồng đồng tính LGBTQ. Nhiều nhóm phụ huynh đã vận động để hạn chế việc giảng dạy nhắc đến những chủ đề lịch sử như chế độ nô lệ.
 
Nhóm Moms for Liberty, cũng như các nhóm và cá nhân khác phản đối việc giảng dạy một số chủ đề này, cho rằng họ đang bảo vệ con em mình khỏi những tài liệu gây chia rẽ, bêu xấu bản sắc, truyền bá và khiêu dâm.
 
Theo quan điểm của Boaz Dvir, vừa là một nhà giáo dục và cũng là con cháu của những người sống sót sau thảm họa Holocaust, một số phần tử của xã hội Hoa Kỳ đang quay lưng lại với lịch sử. Và phàm điều gì cũng có cái giá của nó.
 
Nhiều nhà giáo dục đã và đang né tránh những vấn đề phức tạp, nhạy cảm. Cuộc khảo sát American Instructional Resources Survey năm 2022, do Rand Education and Labour thực hiện, một cuộc khảo sát về quan điểm của giáo viên về những gì họ có thể giảng dạy, tập trung vào các vấn đề về trường học và giáo dục, cho thấy các luật mới và đề xướng của tiểu bang hạn chế việc giảng dạy các chủ đề nhạy cảm khó nói khiến cho 1 triệu giáo viên (chiếm khoảng 1/4 tổng số giáo viên khắp Hoa Kỳ) do dự hoặc rất sợ hãi khi dạy những môn học đó. Điều này cũng áp dụng với cả các giáo viên đang giảng dạy ở một tiểu bang chưa ra đề luật hoặc chưa ban hành luật cấm.
 
Theo nghiên cứu, kết quả là học sinh, sinh viên có thể sẽ chẳng còn được học những bài học quan trọng như sự tồn tại dai dẳng của các tội ác chống lại loài người và các yếu tố dẫn đến nạn diệt chủng.
 
Là một nhà làm phim tài liệu và giảng sư về báo chí, Boaz Dvir thường thảo luận những chủ đề khó nói với sinh viên. Sau buổi chiếu bộ phim tài liệu vừa mới cắt ráp sắp ra mắt có tựa là “Cojot,” có hai sinh viên đại học đã tìm đến ông và nói với giọng đầy áy náy: “Tụi em chưa bao giờ nghe về nó.” Bộ phim “Cojot” kể về Michel Cojot, người sống sót sau thảm họa diệt chủng Holocaust những năm 1970, nhận nhiệm vụ đi giết tên đao phủ Đức Quốc Xã đã hành quyết cha mình.
 
Để giúp họ bớt bối rối, Boaz Dvir nói đến tình cảnh đầy tăm tối của nhân vật chính. Đó là lý do tại sao ông làm bộ phim này. Các sinh viên nhấn mạnh rằng họ “chưa bao giờ nghe bất kỳ điều gì liên quan đến .”
 
” ở đây là về cuộc diệt chủng Holocaust.
 
Là con cháu của những người sống sót sau thảm họa Holocaust, Boaz Dvir cảm thấy phiền muộn. Là một nhà giáo dục, ông tự hỏi liệu chúng ta có thất bại trong việc cung cấp cho học sinh, sinh viên nền tảng kiến thức và những hiểu biết sâu sắc cần thiết để duy trì và phát triển trong một nền dân chủ thế kỷ 21 hay không.
 
Cái giá của sự vô tri
 
Theo một cuộc thăm dò ở mức quốc gia năm 2020 của Schoen Consulting, nhiều công dân Hoa Kỳ sinh từ năm 1981 đến năm 2012 thiếu “kiến thức cơ bản” về việc Đức Quốc Xã đã sát hại 6 triệu người Do Thái cùng với hàng triệu người khuyết tật, đồng tính luyến ái, người Romani và thành viên của các nhóm bị áp bức khác. Khoảng hai phần ba số người được hỏi đã đánh giá quá thấp số lượng nạn nhân Do Thái của Hitler, và biết rất ít hoặc không biết gì về Auschwitz, trại tử thần lớn nhất thế giới từ trước đến nay.
 
Sự vô tri cũng có mặt nhan nhản ở các chủ đề nhạy cảm khác.
 
Vào tháng 5 năm 2023, National Center for Education Statistics đã công bố một báo cáo cho thấy khả năng nắm bắt lịch sử và quyền công dân của học sinh lớp 8 đã xuống tới mức thấp nhất trong lịch sử.
 
Theo báo cáo, vào năm 2022, chỉ 13% học sinh lớp 8 hiểu các sự kiện lịch sử của Hoa Kỳ như Nội Chiến, giảm 5% so với năm 2018.
 
Rất ít trẻ em và người lớn biết rằng người Châu Âu đã bắt hàng triệu người bản địa trên khắp Châu Mỹ làm nô lệ. Sự hiểu biết về chế độ nô lệ ở Châu Phi hầu như rất nông cạn. 9 trong số 10 học sinh trung học tham gia cuộc khảo sát năm 2018 của Southern Poverty Law Center đã không biết rằng chế độ nô lệ là nguyên nhân chính của Nội chiến.
 
Trong cuộc khảo sát, hầu hết những người trưởng thành khi được hỏi đều kêu gọi những người giảng dạy cho học sinh, sinh viên về chế độ nô lệ cần chuẩn bị nền tảng kiến thức tốt hơn.
 
Các nhà giáo dục thuộc khối K-12 đồng tình với ý kiến này. Họ cũng thấy cần được đào tạo chuyên sâu và hỗ trợ mạnh mẽ để dạy các chủ đề nhạy cảm một cách hiệu quả.
 
Cấm sách: phe thuận vs. phe chống
 
Kể từ khi bắt đầu thống kê vào năm 2021, PEN America, tổ chức tập trung vào quyền tự do ngôn luận trong văn học, đã kiểm đếm được hơn 4,000 trường hợp sách bị cấm ở Hoa Kỳ.
 
Báo cáo tháng 3 năm 2023 của PEN America cho thấy số lượng sách bị cấm trên toàn quốc đã tăng 28.5% so với cùng kỳ năm trước.
 
Những cuốn sách bị cấm bao gồm từ cuốn sách văn học nổi tiếng “Beloved” của Toni Morrison, một câu chuyện hư cấu về những người nô lệ được trả tự do, cho đến cuốn sách bất hủ “Nhật Ký Thiếu Nữ” của Anne Frank, câu chuyện về cuộc đời của một cô gái trẻ người Do Thái dưới sự chiếm đóng của Đức Quốc xã.
 
Lệnh cấm sách cũng không phải là mới mẻ gì ở Hoa Kỳ, nó đã có từ thời Thuộc địa. Những lệnh cấm này phổ biến lần cuối vào đầu những năm 1980, thời tổng thống Ronald Reagan.
 
Siết chặt các lớp học
 
Trong số những nỗ lực nhằm hạn chế những gì được dạy trong lớp học, cũng có các dự luật ngăn chặn hoặc hạn chế giảng dạy về một số vấn đề nhạy cảm.
 
Hầu hết các dự luật được ban hành hoặc đang được thông qua bởi 36 cơ quan lập pháp tiểu bang cam kết sẽ trừng phạt các nhà giáo dục và học khu dạy về các chủ đề bị cấm thông qua các biện pháp kỷ luật, cắt giảm tài trợ và thậm chí là cáo buộc hình sự. Thí dụ, luật Quyền của Phụ Huynh về Giáo Dục năm 2022 của Florida cảnh báo các chuyên gia giáo dục tránh dạy học sinh K-3 về phân biệt chủng tộc và khuynh hướng tình dục hoặc có nguy cơ bị bỏ tù nếu không tuân theo.
 
Một số nỗ lực mới dường như không có tác dụng thực tế đối với việc dạy và học ở K-12. Dù rằng 49 cơ quan lập pháp tiểu bang đang hướng tới cấm giảng dạy lý thuyết chủng tộc phê phán (critical race theory), các khu học chánh hiếm khi đưa những khái niệm học thuật ở cấp cao hơn vào chương trình giảng dạy của họ.
 
Tuy nhiên, một số quy định cấm như vậy có thể mở rộng khoảng cách giữa những gì công dân cần biết và những gì họ được học ở trường. Trong nhiều thập niên, nhiều chuyên gia về dân chủ đã chỉ ra nền dân chủ bị ảnh hưởng khi các viên chức cản trở việc giảng dạy các chủ đề khó nói và những lợi ích khi họ ủng hộ nó:
 
  • Các cuộc nghiên cứu quy mô được xuất bản bởi The Social Studies, một tạp chí bình duyệt, và United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization đã chỉ ra cái giá phải trả của việc không cho các trường học dạy về Holocaust. Nó có thể khiến cho học sinh, sinh viên không rút ra được những bài học quan trọng, chẳng hạn như làm thế nào mà các chiến dịch tuyên truyền có thể lừa gạt, phát triển và tàn phá nền dân chủ; cũng như làm thế nào mà các xã hội và thể chế có thể tan rã.
 
  • Một báo cáo của American Civil Liberties Union chỉ ra rằng việc hạn chế trao đổi thông tin về các chủ đề phức tạp sẽ làm suy giảm quyền tự do ngôn luận – vốn là huyết mạch của nền dân chủ – và thúc đẩy sự phân biệt đối xử – điều nguy hiểm đối với một xã hội lành mạnh.
 
  • Theo Public History Initiative của UCLA, để duy trì tương lai của nền dân chủ, thì công dân phải hiểu biết trọn vẹn về quá khứ của nó.
 
Lịch sử đã chứng minh rằng nền dân chủ có thể bị lung lay khi công dân không có hiểu biết. Nói đâu xa, trong vụ bạo loạn Điện Capitol ngày 6 tháng 1 năm 2021, chính những người thiếu hiểu biết về quy trình bầu cử của Hoa Kỳ đã gây ra bạo loạn, âm mưu nổi loạn… khi cố gắng lật ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020.
 
Nguyên Hòa biên dịch
Bài gốc “I’m an educator and grandson of Holocaust survivors, and I see public schools failing to give students the historical knowledge they need to keep our democracy strong” của Boaz Dvir, Giảng sư Báo chí, Penn State. Bài viết được đăng trên trang TheConversation.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rác thuộc quyền sở hữu của ai? Câu hỏi nóng hổi đang được đặt ra bởi những người gom nhặt rác trên khắp thế giới, họ đang đoàn kết để đấu tranh cho sự sống còn của mình. Những người gom nhặt rác cho rằng, những gì mà mọi người đã vứt bỏ thì ai cũng có thể lấy. Trên toàn cầu, có tới 56 triệu người mua bán ve chai, họ thu mua và bán lại các loại kim loại, thủy tinh, bìa cứng và nhựa mà mọi người không còn sử dụng và vứt bỏ.
Gói lập pháp mà Hạ viện Hoa Kỳ vừa thông qua vào ngày 26 tháng 4 năm 2023 với tỷ lệ hẹp sẽ cắt giảm chi tiêu liên bang trong thập kỷ tới đồng thời tăng mức trần nợ. Một biện pháp cắt giảm trong dự luật do Đảng Cộng Hòa hậu thuẫn sẽ hạn chế quyền tiếp cận Medicaid đối với hàng triệu người Mỹ. Khoảng 1 trong 4 người Mỹ có bảo hiểm y tế thông qua chương trình Medicaid, chương trình này chủ yếu phục vụ những người có thu nhập thấp và người khuyết tật và được chính phủ liên bang và các tiểu bang đồng tài trợ. Nếu luật được Đảng Cộng hòa ủng hộ thắng thế, chính phủ liên bang sẽ yêu cầu những người trưởng thành được bảo hiểm bởi Medicaid từ 19 đến 55 tuổi và không có con hoặc những người phụ thuộc khác phải dành 80 giờ mỗi tháng để làm công việc được trả lương, đào tạo nghề hoặc phục vụ cộng đồng.
Trong những tuần qua, người Việt khắp nơi đồng lòng tưởng niệm tháng Tư đen, hồi tưởng những ngày Sài Gòn thất thủ và quãng thời gian dài đen tối sau 30 tháng 4 năm 1975, khi hàng triệu người Việt phải liều mạng bỏ nước ra đi vì hai chữ Tự Do. Với người Việt tị nạn, quyền tự do hoàn toàn bị tước đoạt sau khi cộng sản chiếm đóng miền Nam, cướp nhà, bỏ tù toàn bộ giới quân nhân, trí thức cũng như bất kỳ ai có liên quan đến chính phủ cộng hòa, và cho đến nay, tiếp tục bắt bớ bất cứ ai có quan điểm chính trị trái chiều. Là thân phận tị nạn, Người Việt ít nhiều hiểu được ý nghĩa của hai chữ tự do, những giá trị mà con người khắp nơi trên thế giới đổi máu xương tranh đấu vì nó.
Suốt nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson, miền Nam Việt Nam ở trong tình trạng dao động, bất ổn nhất về mặt quân sự lẫn chính trị. Chiến tranh leo thang, Mỹ đổ quân vào chiến trường, các chính phủ Nam Việt Nam thi nhau sụp đổ, đời sống kinh tế của người dân càng lúc càng khó khăn. Sau hơn nửa thế kỷ, nhìn lại, tác giả Đỗ Kim Thêm đã có những đánh giá và nhận định sâu sắc, trung thực, khách quan về giai đoạn lịch sử đó. Việt Báo trân trọng giới thiệu
Một vài chủ đề trong lĩnh vực giáo giục đã nổi lên khắp các trang tin tức trong vài năm qua, trong đó nỗ lực cấm Thuyết Chủng Tộc Phê Phán* (Critical Race Theory – CRT) trong các trường học là một trong những chủ đề thống trị. Chủ đề này phổ biến đến mức các chuyên gia nghiên cứu tại UCLA School of Law Critical Race Studies Program đã lập ra một cơ sở dữ liệu mới để theo dõi các nỗ lực của chính quyền địa phương và tiểu bang trong việc cấm giảng dạy lý thuyết này cùng với những thứ khác.
Quý vị có thể đã nghe qua cụm từ “quyền của các bậc cha mẹ” (hay “quyền của phụ huynh”). Thoạt nghe thì có vẻ chẳng có gì phải bàn cãi – tất nhiên là các bậc phụ huynh phải có quyền của cha mẹ – và đó có lẽ là lý do khiến nó trở thành thuật ngữ sử dụng cho những nỗ lực bảo thủ để cấm đoán sách vở, xét nét các chương trình giảng dạy ở trường lớp, cũng như những lệnh cấm sặc mùi chính trị về việc không cho phép giảng dạy một số kiến thức.
Chuyến đi của Tập Cận Bình tới Moscow được truyền thông nhà nước Trung Quốc thổi phồng lên với các bài báo minh họa hình ảnh hai nhà lãnh đạo nâng ly chúc mừng, nhấn mạnh tình hữu nghị bền chặt giữa Trung Quốc và Nga. Tập Cận Bình được mô tả là một nhà lãnh đạo thế giới có thể thách thức Washington. Rõ ràng là Trung Quốc không ngại tăng cường quan hệ với Nga vào thời điểm mà các nhà lãnh đạo khác ngược lại, đang xa lánh. Tại Moscow, Tập Cận Bình cho biết một chương mới trong mối quan hệ giữa hai nước đã bắt đầu, ông cũng đã mời Vladimir Putin đến thăm Trung Quốc vào cuối năm nay. Hai nước đã ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược và làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế kéo dài đến năm 2030.
Cuộc chiến tranh Ukraine đang tiếp tục và viễn ảnh hòa bình rất xa vời vì Nga không tỏ ra chút nào muốn ngồi đàm phán tìm ra giải pháp chính trị cho cuộc chiến xảy ra hơn năm trời với lý do không ai có thể biện minh được. Quyết định của cuộc chiến tranh nằm trong tay một cá nhân: Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã phát động cuộc chiến vào cuối tháng hai năm 2022.
Những tháng mùa đông năm nay, nước Mỹ phải đối phó với nhiều bệnh nhiễm trùng do virus cùng một lúc. Bộ ba Covid-19, RSV (respiratory syncytial virus, siêu vi hợp bào hô hấp) và bệnh cúm thường niên) gây một tình trạng khó khăn cho giới y khoa vì triệu chứng có thể trùng với nhau và khó phân biệt, trong lúc đó là tắc nghẽn hệ thống nhà thương và phòng cấp cứu, không những ở Mỹ mà luôn ở châu Âu. Hiện tượng này gọi là dịch mùa đông tay ba (“triple winter epidemic”).
Các cuộc khảo sát về dân chủ trong những năm gần đây cho thấy nền dân chủ trên thế giới đang suy giảm, và ngày càng có nhiều người sống trong các chế độ độc tài. Đại học Gothenburg, Thụy điển vừa công bố một thống kê mới cho thấy xu hướng này đang tiếp tục tăng. Thế giới chưa bao giờ lại phản dân chủ hơn trong 35 năm qua.
300x250_CTA-Vietnamese-NguoiViet
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.