Hôm nay,  

Đằng sau những con số – Hội nghị “giữa nhiệm kỳ” không nói được điều gì

15/05/202309:28:00(Xem: 1273)
Chính luận

vn court 

 

Vietnam’s press freedom is considered in “very serious condition” as the country ranks 178 out of 180 measured countries in the World Press Freedom Index. Vietnam fell four places from its 174th position in 2022. The index was released by the press freedom advocacy group Reporters Without Borders (RSF) on May 3, which marked the 30th anniversary of World Press Freedom Day. Vietnam’s ranking this year is only above that of China and North Korea. (The Vietnamese Magazine, ngày 08/05/2023).

Tạm dịch: “Tự do báo chí ở Việt Nam lâm vào tình trạng rất nghiêm trọng, đứng hàng thứ 178 trên tổng số 180 nước trong bảng số Tự do Báo chí trên Thế giới. Việt Nam tụt 4 hạng từ hàng thứ 174 năm 2022. Bảng thống kê này do Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) công bố ngày 3/5/2023, đánh dấu 30 năm kỷ niệm Ngày Tự do Báo chí Thế giới. Việt Nam lần này chỉ đứng trên Trung Quốc và Bắc Hàn.”

Ngoài ra, theo RSF, Việt Nam cũng đang giam giữ 42 Nhà báo bị cáo buộc nhiều tội danh khác nhau, trong đó có vấn đề “phổ biến tuyên truyền chống nhà nước và lợi dụng tư do dân chủ” (“distributing anti-State propaganda” and “abusing democratic freedoms.”) Ba nhà báo nổi tiếng trong số bị giam gồm Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, bà Phạm Đoan Trang và ông Nguyễn Tường Thụy.

Ông Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, trước khi bị bắt, đang thi hành bản án 15 năm tù. Bà Phạm Đoan Trang, Nhà báo, Nhà Đấu tranh Dân chủ và Nhân quyền bị tù 9 năm. Trong khi nhà báo Nguyễn Tường Thụy, thành viên của Hội Nhà báo Độc lập bị án 11 năm.

Các Tổ chức Nhà báo và Nhân quyến trên Thế giới đã phản đối các bản án này và yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho họ ngay lập tức. Chính phủ Việt Nam bác đề nghị này và chối biến không có tù chính trị ở Việt Nam, nói rằng họ chỉ bắt giam những người vi phạm pháp luật.

BÁO LỀ PHẢI CỦA ĐẢNG

Cũng với tư duy này, đảng CSVN luôn luôn bào chữa không có hạn chế tự do tư tưởng và tự do ngôn luận ở Việt Nam, trong khi thực tế người dân không có quyền ra báo, hội họp và lập hội tự do như Hiến pháp quy định. Điều 25 Hiến pháp 2013 viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.” Điều oái oăm là trong mấy chữ “do pháp luật quy định.” Do đó, Luật Báo chí năm 2016 đã hạn chế nhiều quyền của công dân và chà đạp lên Hiến pháp.

Bằng chứng này ghi trong Điều 4 của Luật Báo chí quy định: “Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí” như sau:

1. Báo chí ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, nghề nghiệp, là diễn đàn của Nhân dân.

 

2. Báo chí có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân;

b) Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa;

c) Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân;

d) Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội;

đ) Góp phần giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt, tiếng của các dân tộc thiểu số Việt Nam;

e) Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, hữu nghị, hợp tác, phát triển bền vững.”


KHÔNG CÓ BÁO TƯ NHÂN

Để bảo đảm cho độc quyền báo chí, Luật Báo chí viết trong Điều 14 về “Đối tượng được thành lập cơ quan báo chí”, gồm có:

 

1. “Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được thành lập cơ quan báo chí.

 

2. Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ; bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên được thành lập tạp chí khoa học.”



Đối với nhà báo, Luật ấn định trong Điều 25 buộc họ phải: “Bảo vệ quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm.”

 

Rõ ràng, đảng CSVN không chấp nhận cho tư nhân ra báo. Điều này hoàn toàn trái với tuyên truyền: “Việt Nam luôn quan tâm bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin. Việc bảo đảm mọi công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí trong khuôn khổ quy định của pháp luật là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam.” (Xây dựng Đảng, ngày 28/07/2022).

Càng ngụy biện hơn khi Điều 10 của Luật này quy định về “Quyền tự do báo chí của công dân”, theo đó dân được:

 

1. Sáng tạo tác phẩm báo chí.

2. Cung cấp thông tin cho báo chí.

3. Phản hồi thông tin trên báo chí.

4. Tiếp cận thông tin báo chí.

5. Liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí.

6. In, phát hành báo in.


Điều 11. Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân được cho phép bao gồm:

 

1. Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới.

2. Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

3. Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, nghề nghiệp, và các tổ chức, cá nhân khác.

Nên biết những quyền ghi trong 2 Điều luật này chỉ được thực hiện trên báo của nhà nước và phải bị sàng lọc bởi cán bộ Tổng biên tập, người của đảng tại mỗi tòa soạn.

 

KHOE CÁI KHÔNG CÓ
                                 
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn khoe có nhiều báo đài để phục vụ thông tin như viết rẳng: “Tính đến năm 2022, cả nước có 127 cơ quan báo, 670 cơ quan tạp chí (có 327 tạp chí lý luận chính trị và khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật), 72 cơ quan đài phát thanh, truyền hình, 77 kênh phát thanh trong nước, 194 kênh truyền hình (7 kênh truyền hình thiết yếu quốc gia, 63 kênh truyền hình địa phương), 57 kênh nước ngoài. Nhân sự hoạt động trong lĩnh vực báo chí có khoảng 41.000 người, trong đó, khối phát thanh, truyền hình xấp xỉ 16.500 người.


Đến nay, Việt Nam nằm trong top 20 nước có số người sử dụng Internet cao nhất thế giới với 68,7% người sử dụng, cao hơn mức trung bình của thế giới (51,4%)”.(Tạp chí Doanh nghiệp, ngày 27/12/2022).

Vậy những còn số này đã nói nên điều gì?

HỌP GIỮA NHIỆM KỲ

 

Trước hết, chúng chỉ xác nhận điều có thật là tất cả báo chí và truyền thông đều của nhà nước và do đảng làm chủ. Những người được cấp thẻ báo chí chẳng qua cũng chỉ là những đảng viên hoặc được đảng tuyển chọn, theo những tiêu chuẩn của đảng về lý lịch và an ninh khe khắt. Vì là tiếng nói của đảng và của các Tổ chức chính trị, xã hội và nghề nghiệp do nhà nước quản lý nên Báo chí cũng chỉ là cái loa của nhà nước.

 

Do đó khi bị Tổ chức Ký giả Không Biên giới (RSF) tố cáo không có tự do báo chí và tự do ngôn luận ở Việt Nam thì lập tức báo đài nhà nước lên tiếng phủ nhận.

Tiêu biểu như báo Công an Nhân dân (CAND)  viết rẳng: “Phần lớn những thông tin được đưa ra là không khách quan, không có hoạt động khảo sát, kiểm chứng thực chất mà đó là những đánh giá thiếu căn cứ hoặc được suy diễn, phóng đại…. việc RSF xếp loại tự do báo chí ở Việt Nam lại thường dựa vào những thông tin do số tổ chức, cá nhân phản động, thù địch, cơ hội chính trị, có các hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam cung cấp, do đó thông tin không khách quan, sai thực tế về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam.” (Báo CAND, ngày 12/05/2023).

Bài viết của CAND cũng giống như ngôn ngữ  không nói lên được điều gì tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa đảng XIII khai mạc tại Hà Nội ngày 15/05/2023.

Theo lời bài diễn văn khai mạc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì Hội nghị sẽ tập trung thảo luận về “Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư giữa nhiệm kỳ” và “Lấy phiếu tín nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương đối với các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.” Chi tiết không được thông báo, nhưng thời gian họp chỉ kéo dài đến ngày 17/5/2023 cho thấy thời gian ngắn này không đủ để đưa ra những quyết định nhân sự quan trọng.

– Phạm Trần

(05/023)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lá vẫn còn xanh. Hè vẫn còn nấn ná. Trời vẫn chưa muốn vào thu mà (không dưng) sáng nay California chợt thoáng chút âm u, và lấm tấm vài hạt mưa nho nhỏ. Mưa chưa ướt đất nhưng cũng đủ làm cho tôi hơi thấy ngại ngần khi nghĩ đến chuyện phải ra khỏi nhà chỉ vì một ly cà phê nóng.
Sau khi nâng cấp ngoại giao lên “Đối tác chiến lược toàn diện” với Mỹ trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden (10-11/09/2023), thế đứng chính trị của Việt Nam với nước láng giềng Trung Quốc đã tự tin hơn.
Theo tin Tổng Hợp ngày 10/9/2023, theo chân bốn đời tổng thống tiền nhiệm, Tổng Thống Joe Biden thăm Việt Nam với đoàn tùy tùng hủng hậu bao gồm các viên chức cao cấp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Bộ Ngoại Giao cùng những công ty khổng lồ…không ngoài mục đích biến Việt Nam thành quốc gia hùng mạnh, độc lập, tự chủ để không còn lệ thuộc vào Trung Quốc...
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp “chiến lược toàn diện”, sau 28 năm ngoại giao từ năm 1995. Quyết định này được công bố ở Hà Nội chiều ngày 10/09/2023 trong chuyến thăm 1 ngày rưỡi của Tổng thống Joe Biden...
Năm nay đánh dấu kỷ niệm mười năm thành lập “SK/VĐ&CĐ” (SK/VĐ&CĐ) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và đầy tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đã cho vay hơn 100 ngàn tỷ đô la Mỹ cho hơn 100 quốc gia qua chương trình này, nó làm giảm chi tiêu của phương Tây ở các nước đang phát triển và dấy lên lo ngại về sự lan rộng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh...
Vào tháng 7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết rằng cuối cùng ông sẽ từ bỏ phản đối Thụy Điển gia nhập Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hungary, quốc gia ủng hộ lệnh cấm của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng có dấu hiệu cho thấy họ sẽ không cản trở việc Thụy Điển gia nhập nếu Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh. Điều đó có nghĩa là, sau cuộc bỏ phiếu theo thủ tục vào mùa thu này, Thụy Điển sẵn sàng trở thành thành viên thứ 32 của NATO.
Ngày 2 tháng 9 năm 45, ông Hồ Chí Minh long trọng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Bữa đó, tui không có mặt. Lý do: không phải vì quá bận, hay vì có chuyện chi đó (đố kỵ) với đám Cộng Sản mà chỉ vì tôi chưa kịp… ra đời! Dù sinh sau đẻ muộn, tôi cũng nghe được hơi nhiều chuyện “không được tử tế gì cho lắm” quanh cái ngày này, ngày khai sinh ra cái gọi là nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.” Trước hết, xin ghi lại vài mẩu tin có liên quan đến ông Nguyễn Hữu Đang, Trưởng Ban Tổ Chức Ngày 2 Tháng 9, được trích dẫn nguyên văn từ những cơ quan truyền thông (*) của Nhà Nước, mười lăm năm sau đó
Mặc dù những bất đồng là phổ biến giữa các nhà lãnh đạo được bầu và các thống đốc Ngân hàng trung ương, nhưng chúng lại không bình thường ở các quốc gia độc đảng. Khi chúng xảy ra, đó thường là dấu hiệu của một cuộc tranh giành quyền lực. Điều đó dường như đang xảy ra ở Việt Nam, quốc gia đang phải chịu suy thoái kinh tế và có thể sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 6,5% cho cả năm. Theo những người quen thuộc với tình hình, mặc dù bất cứ điều gì gần với mức đó sẽ khiến nhiều thị trường mới nổi ghen tị, nhưng việc không đạt được mục tiêu trên có thể gây tổn hại đến sự nghiệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Lời người dịch: Trong bài viết sau đây, tác giả Jeffrey D. Sachs đưa ra ba luận điểm thiếu thuyết phục. Một là, nền kinh tế Trung Quốc đình đốn phần lớn là do Mỹ gây ra nhằm làm chậm mức tăng trưởng của Trung Quốc. Làm như vậy, Mỹ đã vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là mối nguy hiểm cho sự thịnh vượng trong toàn cầu. Do đó, Mỹ nên dừng lại. Cuộc thương chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải chỉ Hoa Kỳ đơn phương gây ra và còn tiếp diễn. Cả hai đang tận dụng mọi ưu thế để cải thiện vị thế của mình. Ai sẽ có khả năng làm cho đối phương suy yếu kinh tế, còn cần nhiều thời gian và nỗ lực. Các chính sách ngăn chận của Trump và Biden đã có kết qủa tốt đẹp. Ai sẽ thắng cử trong năm 2024 cũng phải tiếp tục phát huy thành quả này.
Cách đây chưa lâu, tôi có được gặp một người từ Việt Nam sang Pháp du ngoạn. Mặc dù vẫn sung sức trong độ tuổi làm việc nhưng nhân vật của chúng ta có thể thư thả rong chơi nhiều tháng ngày tại xứ người. Không chỉ thể hiện sự mãn nguyện về đời sống riêng tư, nhân vật còn cho thấy nhiều sự lạc quan về xã hội...
CTA BACK TO SCHOOL BANNER
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.