Hôm nay,  

Loại bỏ lấy dấu vân tay đối với nhà đầu tư EB-5

14/04/202300:00:00(Xem: 769)

4.h. Di tru Le Minh Hai - Oct 2019
Lê Minh Hải

(Robert Mullins International) Có hiệu lực từ ngày 15 tháng 3 năm 2023, Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) sẽ loại bỏ yêu cầu lấy dấu vân tay và lệ phí 85 Mỹ kim đối với những Đương đơn I-526E, Đơn xin di dân của các Nhà đầu tư Trung tâm vùng. Đương đơn không còn cần phải nộp lệ phí cho các dịch vụ lấy dấu vân tay cùng với Đơn I-526E của họ.
Kể từ năm 2022, Sở Di Trú đã nhận được khoảng 980 đơn I-526E nộp kèm theo lệ phí lăn tay. Họ sẽ hoàn trả các khoản phí này trong thời gian tới. Người nộp đơn không cần phải liên hệ với Sở Di Trú để yêu cầu được hoàn lại tiền.

Nguồn tài chính từ EB-5 đạt hơn 780.000.000 Mỹ kim trong 6 tháng qua

Tuần trước, Sở Di Trú đã công bố dữ liệu về số lượng Đơn I-526E và I-526 được nộp kể từ tháng 9 năm 2022. Thông báo cho biết có 980 đơn đã được gửi tới Sở Di Trú kể từ khi chương trình EB-5 Trung tâm vùng được cấp phép lại. Con số 980 đơn đại diện cho nguồn tài chính khoảng 784,000,000 Mỹ kim từ EB-5. Điều này cho thấy chương trình EB5 Trung tâm vùng một lần nữa là nguồn tài chính phổ biến cho các dự án bất động sản thương mại. Đây cũng là một con đường khả thi để có được thẻ xanh cho những cá nhân muốn tìm kiếm định cư tại Hoa Kỳ.

Để đủ điều kiện tham gia chương trình, các nhà đầu tư phải đầu tư vào một doanh nghiệp Hoa Kỳ mà tạo ra hoặc duy trì ít nhất 10 việc làm toàn thời gian cho người lao động Hoa Kỳ. Số tiền đầu tư là $1,050,000 co khu vực đô thị có mức thất nghiệp thấp (non TEA).  Hoặc $800.000 Mỹ kim nếu doanh nghiệp nằm ở vùng nông thôn hoặc khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao được gọi là “TEA” (khu vực việc làm trọng điểm).

Chương trình này phổ biến vì đây là một trong số ít con đường dẫn đến định cư tại Hoa Kỳ mà cho phép tự bảo lãnh. Nhiều chương trình Chiếu khán Vàng của Châu Âu (European Golden Visa) hiện đang đóng cửa, và do đó các đơn xin thẻ xanh của Hoa Kỳ đang tăng lên. 

Tưởng cũng nên nhắc lại Đạo luật Liêm chính và Cải tổ EB-5 (RIA) năm 2022 hiện cho phép các nhà đầu tư EB-5 hợp lệ và các thành viên gia đình phụ thuộc của họ nộp Mẫu I-485, Đơn xin Điều chỉnh Tình trạng cùng lúc khi nhà đầu tư EB-5 nộp Mẫu I- 526E, Đơn xin di dân của Nhà đầu tư Trung tâm vùng, hoặc ở bất kỳ thời điểm nào trước khi Mẫu I-526 được duyệt xét.  Đối với những nhà đầu tư EB-5 trực tiếp trên thế giới, bao gồm công dân Việt Nam, được nộp hồ sơ xin điều chỉnh cùng lúc khi họ đang có mặt hợp lệ tại Hoa Kỳ.


Bằng chứng về tình trạng thường trú nhân hợp pháp

Sở di trú gần đây đã công bố một quy trình mới để thường trú nhân nhận được bằng chứng tạm thời về tình trạng thường trú nhân hợp pháp của họ qua đường bưu điện, thay vì trực tiếp đến văn phòng địa phương để nhận con dấu I-551 (ADIT).

Tất cả những người thường trú hợp pháp đều có quyền có bằng chứng về tình trạng thường trú nhân của họ. Trong khi chờ Thẻ xanh (làm mới hoặc thay thế), thường trú nhân có thể lấy con dấu ADIT trong hai trường hợp:

• Họ không có Thẻ Thường Trú; hoặc
• Đơn I-90, Đơn I-751 hoặc Đơn N-400 của họ vẫn còn đang chờ duyệt xét, Thẻ xanh và thông báo gia hạn của họ đã hết hạn.

Với quy trình mới này, khi những thường trú nhân hợp pháp gọi đến Trung tâm Liên hệ của Sở Di Trú để yêu cầu bằng chứng tạm thời về tình trạng, nhân viên cơ quan di trú sẽ xác minh danh tính, địa chỉ gửi thư thực tế của họ, và liệu địa chỉ đó có thể nhận được thư chuyển phát nhanh của UPS hoặc FedEx hay không.

Sau đó, hoặc là họ sẽ sắp xếp một cuộc hẹn để gặp trực tiếp cho các thường trú nhân hợp pháp nếu thấy cần thiết hoặc sẽ gửi yêu cầu đến văn phòng Sở di Trú địa phương để cấp con dấu ADIT.

Nếu không cần hẹn gặp trực tiếp, văn phòng Sơ di trú địa phương sẽ xem xét yêu cầu cung cấp bằng chứng tạm thời và gửi cho đương đơn Mẫu I-94 có đóng dấu ADIT, con dấu của Bộ Nội An và ảnh in của thường trú nhân hợp pháp lấy được từ hệ thống của Sở Di Trú.

Quy trình mới này sẽ cho phép Sở Di Trú cung cấp bằng chứng tạm thời về tình trạng của thường trú nhân hợp pháp một cách kịp thời, mà không cần đặt lịch hẹn tại văn phòng địa phương, do đó giảm bớt gánh nặng cho người nộp đơn, và tăng khả năng hữu dụng của các nguồn lực sẵn có tại các văn phòng địa phương.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kết hôn với người có thẻ xanh hoặc công dân Hoa Kỳ có thể nhận được thẻ xanh dựa trên hôn nhân. Nhưng những người nộp đơn vội vàng có thể bị buộc tội do vi phạm Quy tắc của Sở Di Trú. Quy tắc này là Quy tắc 90 ngày. Mục đích của Quy tắc này là ngăn chặn mọi người sử dụng chiếu khán tạm thời để lưu trú dài hạn ở Hoa Kỳ.
Gần đây, Tổng thống Biden đã ký một Sắc lệnh Trí tuệ nhân tạo ngày thứ Hai nhằm giúp Hoa Kỳ dễ dàng thu hút các nhân tài AI người nước ngoài nhiều hơn. Hiện tại, không có thay đổi nào. Ông Biden đã chỉ đạo một số cơ quan chính phủ để chuẩn bị các đề xuất, chính sách mới.
Đây là ý kiến của một người về cách làm thế nào để một quốc gia có thể có một xã hội đa văn hóa thành công. Một xã hội đa văn hóa là gồm các nhóm dân tộc đa dạng; việc không hòa nhập và đối địch nhau sẽ dẫn đến tự sát tập thể. Chúng ta đang bắt đầu thấy điều đó ở Hoa Kỳ. Hoa Kỳ hiện đang chứng kiến sự gia tăng các tội ác bạo lực về phân biệt chủng tộc và tội ác có động cơ từ thù hận tôn giáo.
Một trong những điều khiến người xin chiếu khán khó chịu nhất là sự chậm trễ trong quá trình phỏng vấn ở Lãnh sự. Những sự chậm trễ này có thể do nhiều lý do, bao gồm cả Giấy INA §221(g) và Duyệt xét hành chính.
Sở Di Trú đã ra mắt công cụ tự phục vụ Thay đổi Địa chỉ (E-COA) mới để giúp công dân nước ngoài cập nhật địa chỉ của họ dễ dàng hơn. Tất cả công dân nước ngoài, kể cả người có thẻ xanh, phải thông báo cho Sở Di Trú về việc thay đổi địa chỉ trong vòng 10 ngày kể từ ngày chuyển đi. Ngoài ra, điều quan trọng là phải thông báo cho Sở Di Trú biết về việc thay đổi địa chỉ, đặc biệt nếu bạn có các hồ sơ đang chờ duyệt xét mà Sở Di Trú có thể cần liên hệ với bạn hoặc gửi thông tin cho bạn - chẳng hạn như Giấy phép Làm việc hoặc Thẻ xanh.
Số phận của đồng bào tị nạn Việt Nam… nằm trong tay người Việt tại hải ngoại. Nhưng có lẽ chính xác nhất là nằm trong tay cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ. Tại sao tôi lại khẳng định như vậy?
Tị nạn Asylum là một hình thức bảo vệ, cho phép người được lưu lại ở Hoa Kỳ, tránh bị trục xuất về một quốc gia, nơi họ lo sợ bị ngược đãi hoặc bị bức hại vì lý do danh tính, tôn giáo hoặc quan điểm chính trị của họ. Theo luật pháp Hoa Kỳ và luật pháp quốc tế, những người mà gặp nguy hiểm ở quê hương họ có quyền đến các quốc gia khác để tìm kiếm sự an toàn và được xem xét yêu cầu tị nạn của họ.
Có một số tuyên bố trực tuyến cho rằng chính phủ Hoa Kỳ đang hỗ trợ những người di dân bất hợp pháp, bằng cách cấp cho họ 2.200 Mỹ kim mỗi tháng. Điều này là hoàn toàn không đúng sự thật. Những người vào Hoa Kỳ bất hợp pháp không có đủ điều kiện để được nhận hỗ trợ tiền mặt của liên bang. Người tị nạn refugee và những người được cấp quy chế tị nạn asylum, cũng như một số người di dân nhân đạo khác thì được hưởng một số phúc lợi công cộng nhất định, bao gồm hỗ trợ tiền mặt liên quan đến việc tái định cư ban đầu của họ, mặc dù số tiền này không cao tới 2.200 Mỹ kim mỗi tháng.
Những người di dân Việt Nam vào Hoa Kỳ trước năm 1995 hầu hết đều là những người tị nạn chạy trốn bạo lực và đàn áp sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc. Chính sách của chính phủ Hoa Kỳ là họ không phải bị trục xuất. Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký một thỏa thuận vào năm 2008 để không trục xuất những người di dân này. Hiệp định năm 2008 nêu rõ: “Công dân Việt Nam không phải là đối tượng bị bắt trở về Việt Nam nếu đến Hoa Kỳ trước ngày 12/7/1995”. Vì vậy, chính phủ Việt Nam đã không cấp giấy thông hành để cho phép những người di dân như vậy bị trục xuất về Việt Nam. Nhưng vào năm 2017, dưới sự chỉ đạo của chính quyền Tổng thống trước, Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan (ICE) đã bắt đầu giam giữ một số người di dân trước năm 1995 trong khoảng thời gian dài. Chính phủ Hoa Kỳ đã bắt đầu gây áp lực, buộc chính phủ Việt Nam cấp giấy thông hành để những người di dân trước năm 1995 có thể được quay trở về Việt Nam.
Vào ngày 5 tháng 9 năm 2023, Bộ Ngoại giao đã ban hành luật cuối nhằm loại bỏ Luật Gánh nặng xã hội mới của chính quyền trước. Trước luật ban hành năm 2019 của tổng thống tiền nhiệm, chỉ có phúc lợi hỗ trợ bằng tiền mặt công để duy trì thu nhập hoặc biên chế hóa dài hạn bằng chi phí của chính phủ mới được xem xét trong quyết định về gánh nặng xã hội.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.