Hôm nay,  

Putin vừa bị Tòa án Hình sự Quốc tế ra lệnh bắt giữ

20/03/202320:03:00(Xem: 1334)
Bình luận thời cuộc

putin


Khi Putin xua quân xâm lăng Ukraine, quân đội Nga ra sức cướp bốc, bắn giết dân chúng Ukraine, hãm hiếp phụ nữ ở những thành phố ngoại ô Kiev như  Irpin, Boutcha, Hostomel. Đây là những tội phạm chiến tranh được LHQ cho điều tra và lập hồ sơ để truy tố Putin ra Tòa án Quốc tế Đặc biệt. Nhưng về mặt chiến thuật, những hành động tàn bạo này có phải do chủ trương và được Putin vận dụng như một thứ vũ khí chiến tranh hay không?

Có người cho rằng hành động hãm hiếp phụ nữ Ukraine của quân Nga có tính « cơ hội » hơn là « hệ thống » nên khó nói đó là do chủ trương của chế độ. Vì cho tới nay, ở Ukraine vẫn chưa có những « trại hãm hiếp » (Camps de viol – nhốt phụ nữ để cho lính tới hãm hiếp) như ở Bosnia lúc chiến tranh trong những năm 1992-1995 (Véronique Nahoum-Grappe, nhân chủng học).  Ở Ukraine, vụ hãm hiếp xảy ra ở trên đường phố hoặc trong nhà dân. Trái lại, cướp bóc mang rõ tính hệ thống.

Nhưng hãm hiếp không thể tách riêng ra khỏi những hành động tàn bạo, dã man khác của quân Nga mà người dân Ukraine là nạn nhân nên phải thấy nó hoàn toàn mang tính « hệ thống ». Một số lớn dân Ukraine ở vùng bị quân Nga kiểm soát, bị lùa bắt đem về Nga. Trước Hội đồng An ninh LHQ, hôm 05/04/22, TT. Zelensky của Ukraine đã tố cáo đó thật sự là vụ lưu đày (déportation) dân Ukraine. Điều đáng lo ngại cho số phận những người Ukraine này là bị quân Nga tra tấn, tàn sát tập thể (giết 11200 người lớn và 100 trẻ em chỉ trong tháng 04/22).

Mà tra tấn là thứ hãm hiếp vì khi người ta hãm hiếp chính là tra tấn nạn nhân. Khi hảm hiếp, người ta phải bạo hành để khống chế nạn nhân mới thỏa mãn được mục đích. Họ là nạn nhân những vi phạm nhân quyền tại Nga. Nhà cầm quyền Nga coi dân chúng Ukraine là kẻ thù chiến tranh. Dội bom nhằm thẳng trường học, bịnh viện, nhà trẻ, chứng minh điều đó. Một chủ trương hoàn toàn coi thường sinh mạng con người. Mọi thứ đều có thể đánh thẳng vào dân chúng.


Báo cáo của Tổ chức Human Watch ngày 03/04/22 có ghi lại những vụ quân Nga hãm hiếp phụ nữ Ukraine ở Kharkiv và Kiev trong lúc còn bị quân Nga chiếm đóng. Nạn nhân hầu hết trong tình trạng bị quân Nga bắt giữ nên những hành động bạo ngược của quân Nga được ghi nhận trong bản điều tra như những vi phạm tội ác chiến tranh.


Quân Nga khi làm những hành động dã man này, họ hiểu như họ được phép làm, không bị phạt, theo tuyên truyền của nhà nước. Hơn nữa, trong quân đội, lính Nga cũng thường xuyên bị đối xử bằng bạo lực nên họ đã quá quen thuộc với bạo lực và bạo lực đã trở thành thứ văn hóa. Bạo lực đề cao nam tính.


Bạo lực và nam tính


Trước khi xua quân xâm lăng Ukraine, ngày 07/02/22, Putin đã gửi một thông điệp cho Ukraine « Người đẹp của tôi (Ukraine), điều có làm em vui lòng hay không, tôi không biết, nhưng tốt hơn em nên chấp nhận nó ».


Một câu nói không phải quân sự, cũng không chiến thuật, mà là thứ « điếm đàng », nhưng đầy tự tin, biểu hiện sự sung sướng bằng cái đau khổ của kẻ khác mà mình sắp đem tới. Putin thích trình diễn sức mạnh của mình, như đánh với gấu, đấu Judo quật ngã đối thủ dễ dàng… Nam tính được coi như sự vượt trội thần kỳ của Putin và của  giới thân cận. Chính Putin kể chuyện đã học đánh nhau và « đánh trước » (ai đánh trước làm cha) để khoe thành tích của mình từng làm du đãng ở Leningrad lúc trẻ.


Putin mang nặng tâm trạng một tên đầu đảng nên quan niệm sự tàn bạo là một thứ thành công ưu đẳng của nam tính. Ở Putin, sự tàn bạo và nam tính đi đôi với nhau. Quân lính Nga được dạy văn hóa bạo hành này là thứ ưu đẳng của nam tính. Hãm hiếp là biểu hiện thắng lợi, một thứ chiến lợi phẩm mà người bạo hành tự hào. Quân Nga, ảnh hưởng tuyên truyền của Nhà nước, xem Ukraine là kẻ thù tập thể. Không chỉ người Ukraine, mà cả văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo tàn bạo vì tất cả những thứ này phải được tẩy sạch. Mục tiêu thật sự là thay đổi nhân xã hội Ukraine.


Sử dụng sự tàn bạo nhắm vào dân chúng là một thứ chiến thuật khủng bố nhằm làm suy yếu tinh thần đề kháng của Ukraine. Việt cộng trước kia ở Miền Nam cũng áp dụng cùng chiến thuật này: ném lựu đạn vào dân (anh hùng Võ thị Sáu khùng), pháo kích vào dân, gài mìn… Ở Bắc, Hồ Chí Minh cho đấu tố địa chủ, chôn sống, trù dập văn nghệ sĩ, trí thức cho tới tàn đời.


Tàn bạo với một « dân tộc anh em »


Thông thường, một dân tộc này dùng bạo lực tàn sát một dân tộc khác và gây ra tội ác chống nhân loại.  Putin và quân Nga tàn ác ở Ukraine là trường hợp đặc thù của cộng sản. Nó không phải « dân tộc này» đánh « dân tộc khác » nhưng tham vọng chiếm đoạt lại như nhau.


Dân Ukraine và Nga như một nhà. Putin thường bảo « Ukraine xinh đẹp của tôi, em hãy ngoan trong cánh tay tôi, em là của tôi »! Vậy Putin oanh tạc, pháo kích vào dân chúng Ukraine, tiêu diệt đời sống xã hội Ukraine không ngoài cái tâm lý nam tính ưu việt « Tôi có quyền giết em vì em là của tôi ». Nay Putin đánh Ukraine vì thấy Ukraine không theo mình nữa. Người yêu nay nghĩ đến người khác, muốn theo người khác, không chung thủy với mình nữa thì phải xử tội thôi.


Putin bị truy tố về tội ác chiến tranh?


Nga hoàn toàn không có quyền can thiệp quân sự vào lãnh thổ Ukraine. Cũng không có quyền xâm chiếm bất kỳ một nước láng giềng nào cả. Theo Hiến chương LHQ, ngoại trừ trường hợp tự vệ, không có một nước nào được phép dùng bạo lực chống nhau. Năm 2014, Putin đã dùng bạo lực tiến chiếm đảo Crimée, tháng 02/2022, cũng dùng bạo lực tiến chiếm Ukraine. Như vậy, Putin đã chủ tâm vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm một cách vô cùng thảm hại. Bs Françoise Bouchet-Saulnier, Giám đốc pháp luật của Tổ chức Y sĩ không biên giới, viết lúc Putin xua quân qua Ukraine « Nay là chiến tranh trực tiếp giữa hai nước có chủ quyền. Ngoài những tàn phá và những đau thương của dân chúng Ukraine gánh chịu, cuộc chiến này còn đe dọa chính sách và pháp lý bảo vệ an ninh quốc tế thiết lập từ sau Đệ II Thế chiến nữa ».

 

Khi Putin xua quân đánh chiếm Ukraine là vi phạm « luật của chiến tranh » . Tại sao quân đội can thiệp vào? Đưa quân đội đánh chiếm nước Ukraine có chính đáng không? Putin có quyền không? Mặt khác, về « luật trong chiến tranh », khi quân đội Nga tạm kiểm soát một vùng đất Ukraine vừa chiếm được, họ có tuân hành đúng những quy định quốc tế hay không?

Trả lời Hội đồng An ninh LHQ về « luật của chiến tranh », Putin chỉ nhắc lại như lý do xâm lăng Ukraine là để « bảo vệ thiểu số dân nói tiếng Nga bị Ukraine tiêu diệt. Và dẹp Nazi ».

Lập luận của Putin bị 11 người trong Hội đồng An ninh bác bỏ. Putin nhận được 1 phiếu thuận của Đại diện Nga. Và 3 nước vắng mặt: Tàu, Ấn và Á-rập thống nhất.


Thêm một lần nữa xác nhận, theo luật pháp quốc tế bảo vệ an ninh thế giới, Putin hoàn toàn không có quyền xua quân đánh Ukraine.

 

Về « luật trong chiến tranh », Putin đã không tuân hành những qui định quốc tế, trái lại,  chủ trương tàn phá đời sống xã hội, khủng bố dân chúng để chiếm cho được Ukraine. Điều này vi phạm luật chiến tranh. Dưới cái nhìn của thế giới, Putin liên tục vi phạm luật chiến tranh bởi quân Nga bạo ngược đối với thường dân Ukraine và những vụ pháo kích nhắm vào dân sự. Sự tàn ác của Putin đã từng được sử dụng trong chiến tranh ở Syrie trước đây như phá hủy bệnh viện, đền thờ, trường học.

Năm 2014, TT. Zelensky đã đưa ra Tòa án Hình sự Quốc tế vụ Putin chiếm Crimée. Năm 2022, Tòa án quốc tế đã cho điều tra những tội phạm ở Ukraine và lập hồ sơ. Bs Françoise Bouchet-Saulnier nhấn mạnh « Tòa án hình sự quốc tế có nhiều khả năng để chọn như tội xâm lăng bằng bạo lực, năm 2012, được ghi thêm vào bản qui định quốc tế theo đó Putin sẽ bị truy tố về trách nhiệm hình sự cá nhân. Đây là tội bao gồm những việc như lên kế hoạch, sửa soạn, tấn công hoặc giao cho người khác thi hành dưới sự chỉ huy, điều động của mình ».


Cá nhân quân lính Nga sẽ bị truy tố theo qui định của Tòa án Nuremberg 1945 về các tội « cướp của, giết dân, hành hung, lưu đày, tàn phá đời sống xã hội không liên hệ đến mục tiêu quân sự».

Theo Tòa án Quốc tế, những nhà chỉ huy quân sự và chính trị của Nga đều bị truy tố và phạt

về « tội ác chống nhân loại ».


Ukraine sẽ truy tố ra Tòa tất cả những người liên hệ và trách nhiệm trong cuộc chiến xâm lăng Ukraine. Thật vậy vì ngày thứ sáu 17/03/23, Tòa án Hình sự Quốc tế vừa ban hành lệnh bắt giữ Putin: « Hôm nay, 17/03/23, Phòng II của Tòa Hình sự Quốc tế đã ban hành lệnh bắt giữ 2 người trong  khuôn khổ của tình trạng ở Ukraine: Ông Vladimir Vladimirovitch Putin và Bà Maria Alekseyevna Lvova-Belova » (AFP).

 

Nhưng nếu Putin chiến thắng, chiếm trọn Ukraine, trước sự thờ ơ hay bất lực của Tây phương, thì liệu Tòa án Quốc tế còn khả năng pháp lý nữa không khi một trật tự mới được áp đặt lên thế giới trên cơ sở cái Ác thắng cái Thiện, độc tài ngự trị thế giới?

 

– Nguyễn thị Cỏ May

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lá vẫn còn xanh. Hè vẫn còn nấn ná. Trời vẫn chưa muốn vào thu mà (không dưng) sáng nay California chợt thoáng chút âm u, và lấm tấm vài hạt mưa nho nhỏ. Mưa chưa ướt đất nhưng cũng đủ làm cho tôi hơi thấy ngại ngần khi nghĩ đến chuyện phải ra khỏi nhà chỉ vì một ly cà phê nóng.
Sau khi nâng cấp ngoại giao lên “Đối tác chiến lược toàn diện” với Mỹ trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden (10-11/09/2023), thế đứng chính trị của Việt Nam với nước láng giềng Trung Quốc đã tự tin hơn.
Theo tin Tổng Hợp ngày 10/9/2023, theo chân bốn đời tổng thống tiền nhiệm, Tổng Thống Joe Biden thăm Việt Nam với đoàn tùy tùng hủng hậu bao gồm các viên chức cao cấp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Bộ Ngoại Giao cùng những công ty khổng lồ…không ngoài mục đích biến Việt Nam thành quốc gia hùng mạnh, độc lập, tự chủ để không còn lệ thuộc vào Trung Quốc...
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp “chiến lược toàn diện”, sau 28 năm ngoại giao từ năm 1995. Quyết định này được công bố ở Hà Nội chiều ngày 10/09/2023 trong chuyến thăm 1 ngày rưỡi của Tổng thống Joe Biden...
Năm nay đánh dấu kỷ niệm mười năm thành lập “SK/VĐ&CĐ” (SK/VĐ&CĐ) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và đầy tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đã cho vay hơn 100 ngàn tỷ đô la Mỹ cho hơn 100 quốc gia qua chương trình này, nó làm giảm chi tiêu của phương Tây ở các nước đang phát triển và dấy lên lo ngại về sự lan rộng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh...
Vào tháng 7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết rằng cuối cùng ông sẽ từ bỏ phản đối Thụy Điển gia nhập Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hungary, quốc gia ủng hộ lệnh cấm của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng có dấu hiệu cho thấy họ sẽ không cản trở việc Thụy Điển gia nhập nếu Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh. Điều đó có nghĩa là, sau cuộc bỏ phiếu theo thủ tục vào mùa thu này, Thụy Điển sẵn sàng trở thành thành viên thứ 32 của NATO.
Ngày 2 tháng 9 năm 45, ông Hồ Chí Minh long trọng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Bữa đó, tui không có mặt. Lý do: không phải vì quá bận, hay vì có chuyện chi đó (đố kỵ) với đám Cộng Sản mà chỉ vì tôi chưa kịp… ra đời! Dù sinh sau đẻ muộn, tôi cũng nghe được hơi nhiều chuyện “không được tử tế gì cho lắm” quanh cái ngày này, ngày khai sinh ra cái gọi là nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.” Trước hết, xin ghi lại vài mẩu tin có liên quan đến ông Nguyễn Hữu Đang, Trưởng Ban Tổ Chức Ngày 2 Tháng 9, được trích dẫn nguyên văn từ những cơ quan truyền thông (*) của Nhà Nước, mười lăm năm sau đó
Mặc dù những bất đồng là phổ biến giữa các nhà lãnh đạo được bầu và các thống đốc Ngân hàng trung ương, nhưng chúng lại không bình thường ở các quốc gia độc đảng. Khi chúng xảy ra, đó thường là dấu hiệu của một cuộc tranh giành quyền lực. Điều đó dường như đang xảy ra ở Việt Nam, quốc gia đang phải chịu suy thoái kinh tế và có thể sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 6,5% cho cả năm. Theo những người quen thuộc với tình hình, mặc dù bất cứ điều gì gần với mức đó sẽ khiến nhiều thị trường mới nổi ghen tị, nhưng việc không đạt được mục tiêu trên có thể gây tổn hại đến sự nghiệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Lời người dịch: Trong bài viết sau đây, tác giả Jeffrey D. Sachs đưa ra ba luận điểm thiếu thuyết phục. Một là, nền kinh tế Trung Quốc đình đốn phần lớn là do Mỹ gây ra nhằm làm chậm mức tăng trưởng của Trung Quốc. Làm như vậy, Mỹ đã vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là mối nguy hiểm cho sự thịnh vượng trong toàn cầu. Do đó, Mỹ nên dừng lại. Cuộc thương chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải chỉ Hoa Kỳ đơn phương gây ra và còn tiếp diễn. Cả hai đang tận dụng mọi ưu thế để cải thiện vị thế của mình. Ai sẽ có khả năng làm cho đối phương suy yếu kinh tế, còn cần nhiều thời gian và nỗ lực. Các chính sách ngăn chận của Trump và Biden đã có kết qủa tốt đẹp. Ai sẽ thắng cử trong năm 2024 cũng phải tiếp tục phát huy thành quả này.
Cách đây chưa lâu, tôi có được gặp một người từ Việt Nam sang Pháp du ngoạn. Mặc dù vẫn sung sức trong độ tuổi làm việc nhưng nhân vật của chúng ta có thể thư thả rong chơi nhiều tháng ngày tại xứ người. Không chỉ thể hiện sự mãn nguyện về đời sống riêng tư, nhân vật còn cho thấy nhiều sự lạc quan về xã hội...
CTA BACK TO SCHOOL BANNER
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.