Lần đầu tiên sau hai thập kỷ, thế giới có nhiều chế độ độc tài hơn các nền dân chủ tự do. Hình: Jose M từ Unsplash
Các cuộc khảo sát về dân chủ trong những năm gần đây cho thấy nền dân chủ trên thế giới đang suy giảm, và ngày càng có nhiều người sống trong các chế độ độc tài.
Đại học Gothenburg, Thụy điển vừa công bố một thống kê mới cho thấy xu hướng này đang tiếp tục tăng. Thế giới chưa bao giờ lại phản dân chủ hơn trong 35 năm qua.
“Mức độ dân chủ của công dân trung bình trên thế giới vào năm 2022 trở lại mức của năm 1986. Điều này có nghĩa là 72% dân số thế giới, tương đương 5,7 tỷ người, sống dưới chế độ độc tài.” Staffan I. Lindberg, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Gothenburg, cho biết
Các chế độ dân chủ bị suy giảm mạnh mẽ nhất là ở khu vực Thái Bình Dương, Đông Âu, Trung Á, Châu Mỹ Latinh và Caribe.
Số quốc gia trên thế giới mà nền dân chủ bị các chế độ chuyên quyền lấn áp ngày càng tăng – từ 13 lên 42 quốc gia trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến năm 2022.
Điều thường khơi mào cho sự chuyên quyền hóa ở một quốc gia là khi các phong trào chính trị độc đoán giành được ảnh hưởng trực tiếp đối với chính sách của chính phủ, khi đó họ dỡ bỏ các thể chế dân chủ: truyền thông tự do, xã hội dân sự, các tổ chức độc lập và bộ máy tư pháp. Một khi những điều này được cho phép bắt đầu, nền dân chủ sẽ bị phá hủy.
Lần đầu tiên sau hai thập kỷ, thế giới có nhiều chế độ độc tài hơn các nền dân chủ tự do. 28 phần trăm dân số thế giới, hay 2,2 tỷ người, hiện đang sống trong các chế độ độc tài thuần túy.
Tuy vậy vẫn có những quốc gia mà sau một thời gian dài dưới chế độ độc tài vẫn đã có thể đảo ngược lại.
Bolivia, Moldova, Ecuador, Maldives, Bắc Macedonia, Slovenia, Hàn Quốc và Zambia đều là những quốc gia đã thành công trong việc đảo ngược quá trình chuyển biến từ chuyên quyền qua dân chủ.
“Việc 8 nước đi từ chuyên chế sang dân chủ là một điều đáng mừng. Việc các quốc gia có thể quay ngược đầu lại để trở thành một quốc gia với thể chế dân chủ tự do là một việc bất thường. Các quốc gia này đã có một cuộc vận động ủng hộ dân chủ, thiết lập lại một hệ thống luật pháp độc lập, phế truất các nhà lãnh đạo độc tài, tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng, những điều mà một nền dân chủ nên có.” Staffan I. Lindberg nói.
Điều đó phải chăng vẫn cho chúng ta một tia sáng hy vọng, dù rằng nền dân chủ trên thế giới đang dần dần đi ngược lại.
Cuộc chiến tranh Ukraine đang tiếp tục và viễn ảnh hòa bình rất xa vời vì Nga không tỏ ra chút nào muốn ngồi đàm phán tìm ra giải pháp chính trị cho cuộc chiến xảy ra hơn năm trời với lý do không ai có thể biện minh được. Quyết định của cuộc chiến tranh nằm trong tay một cá nhân: Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã phát động cuộc chiến vào cuối tháng hai năm 2022.
Những tháng mùa đông năm nay, nước Mỹ phải đối phó với nhiều bệnh nhiễm trùng do virus cùng một lúc. Bộ ba Covid-19, RSV (respiratory syncytial virus, siêu vi hợp bào hô hấp) và bệnh cúm thường niên) gây một tình trạng khó khăn cho giới y khoa vì triệu chứng có thể trùng với nhau và khó phân biệt, trong lúc đó là tắc nghẽn hệ thống nhà thương và phòng cấp cứu, không những ở Mỹ mà luôn ở châu Âu. Hiện tượng này gọi là dịch mùa đông tay ba (“triple winter epidemic”).
Từ 70 năm nay, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã thu xếp để tránh được thảm họa đối với Đài Loan. Nhưng các chính giới của Hoa Kỳ đang đồng thuận là nền hòa bình này có thể không kéo dài lâu hơn nữa. Hiện nay, giới phân tích và hoạch định chính sách lập luận là Mỹ phải sử dụng tất cả sức mạnh quân sự để chuẩn bị cho cuộc chiến với Trung Quốc ở eo biển Đài Loan. Vào tháng mười năm 2022, Mike Gilday, Chỉ huy trưởng Hải quân Hoa Kỳ, cảnh báo rằng Trung Quốc có thể đang chuẩn bị xâm chiếm Đài Loan trước năm 2024. Các dân biểu Quốc hội, bao gồm Seth Moulton, dân biểu đảng Dân Chủ và Mike Gallagher, dân biểu đảng Cộng Hòa, đã lặp lại quan điểm của Gilday.
Hồi đầu tháng này, người ta phát hiện ra khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bay qua các căn cứ hạt nhân nhạy cảm ở Montana; và dù đã bị một máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ bắn hạ, sự kiện vẫn gây chấn động cả nước. Tuy nhiên, đối với Đô Đốc John Aquilino, chỉ huy của các lực lượng quân sự Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đây chỉ là chiêu trò mới nhất trong một loạt các động thái khiêu khích, như là mấy quả hỏa tiễn bay ngang qua Đài Loan sau chuyến thăm hồi tháng 8 năm ngoái của Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ lúc bấy giờ là bà Nancy Pelosi, kho vũ khí hạt nhân ngày càng đầy ắp và một cặp khinh khí cầu giám sát của Trung Quốc lảng vảng ở khu vực lân cận quần đảo Hawaii trong năm ngoái.
Tháng 2 năm 2022, CNN đưa tin về cái chết hai năm trước của một cậu bé 14 tuổi (1). Alexander N. là một đứa trẻ tò mò, một hướng đạo sinh thích sinh hoạt ngoài trời và cắm trại, chơi các khuôn hình Legos và thích trượt ván. Cháu đi ngủ vẫn mang theo Iron Man nhồi bông và ôm con gấu bông mà cháu đã có từ khi còn nhỏ. Trước đó, cậu học sinh cấp hai thú nhận với cha mẹ về một vấn đề rất người lớn: Cậu đang thử nghiệm với oxycodone, một loại thuốc giảm đau mua cần có toa bác sĩ.
Trong cuộc họp báo hôm 11 Tháng Giêng vừa qua tại Washington, hai nước công bố kế hoạch đối phó với hiểm họa hạt nhân Bắc Triều Tiên và nguy cơ Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan. Thông cáo nêu đích danh Trung Quốc là "thách thức lớn nhất" về chiến lược vượt ra ngoài khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Lloyd Austin, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cũng đã báo động về hành vi khiêu khích của Trung Quốc khi muốn thiết lập một thế lực mới trong toàn cầu. Do tình thế đòi hỏi, Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với các đồng minh và đối tác để thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực Thái Bình Dương.
Trong bài viết sau đây, Henry Kissinger đã cảnh báo về một cuộc thế chiến mới có thể xảy ra và phương cách tốt nhất là tìm cách tạo cho Nga một cơ hội đàm phán trong danh dự. Ý kiến của Kissinger còn nhiều điểm chưa thuyết phục, cần được thảo luận sâu xa hơn...
Bầu cử giữa kỳ đã hoàn tất hôm Thứ Ba 8/11/2022. Một số kết quả tranh cử ngang ngửa ở các tiểu bang chiến trường có thể phải cần vài ngày để đếm toàn bộ phiếu bầu. Nhưng đa số các cuộc tranh cử đã có kết quả. Sau đây là tin ghi vào lúc 6 giờ sáng Thứ Tư 9/11/2022.
Shinzo Abe là một người liêm chính, tài năng đức độ và có một viễn kiến kinh tế nổi danh là Abenomics, một khuôn mẫu phát triển liên quan đến việc tăng cường nguồn cung tiền của quốc gia, thúc đẩy các công chi và ban hành các biện pháp cải cách để làm cho nền kinh tế Nhật Bản cạnh tranh hơn...
Cuộc tấn công của Nga ở Ukraine đã gây ra một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Cho đến nay, mức độ nghiêm trọng của vấn đề chỉ có thể được ước tính một cách tổng quát. Việc này phần lớn phụ thuộc vào cách mà các quốc gia khác nhau sẽ phản ứng như thế nào trong thời gian sắp tới.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.