Năm 1984, Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ hứa rằng sẽ có vắc-xin phòng chống HIV/AIDS trong vòng hai năm. Gần 40 năm sau, vắc-xin cũng như thuốc chữa vẫn chưa có. Nhưng trong tuần vừa qua, một nghiên cứu đã được trình bày trên tạp chí Nature mang lại hy vọng mới.
Một người đàn ông 53 tuổi ở Düsseldorf đã khỏi bệnh sau khi được cấy ghép tế bào gốc được hiến tặng từ một người miễn dịch với HIV. Như vậy, anh là bệnh nhân HIV thứ ba được chữa khỏi.
Bác sĩ Anders Sönnerborg, người đã nghiên cứu về HIV và chăm sóc người nhiễm bệnh từ những năm 1980, là cố vấn khoa học sau ca cấy ghép của người đàn ông 53 tuổi. Ông tin rằng thời gian 9 năm theo dõi sau ca mổ cấy ghép đã cho thấy có thể chữa khỏi HIV.
Các bác sĩ chữa khỏi bệnh cho người đàn ông Đức đã tận dụng việc virus HIV sử dụng một phân tử đặc biệt gọi là thụ thể CCR5 để xâm nhập vào các tế bào của cơ thể. Trong quá trình cấy ghép, người nhiễm bịnh nhận được các tế bào gốc được hiến tặng từ một người đã miễn dịch với HIV có gen đặc biệt khiến thụ thể CCR5 trở nên vô hiệu hóa. Do đó, gen này khiến virus HIV khó xâm nhập vào tế bào hơn.
Nhưng đây là phương pháp mạo hiểm, tỷ lệ tử vong cao, chỉ được áp dụng nếu bệnh nhân HIV bị ung thư cần ghép tủy. Điều này đã giới hạn số lượng người có thể đủ điều kiện để giải phẫu. Việc tìm người hiến tặng miễn dịch với HIV cũng rất khó khăn. Do đó, hiện tại chỉ có 1-2 bệnh nhân đang chờ điều trị ở châu Âu. Nhưng Anders Sönnerborg tin rằng ba người đàn ông được chữa khỏi vẫn cho chúng ta nhiều bài học để tìm ra phương pháp chữa trị.
Việc phát triển thuốc và vắc-xin cho HIV khó khăn là bởi đó là một loại vi-rút luôn thay đổi. Nó đột biến hàng triệu lần mỗi ngày trong tế bào của người bị nhiễm bệnh, và do đó, nhiều biến thể mới được hình thành theo thời gian. Một số người trong số những người nhiễm bịnh phát triển sức đề kháng làm vô hiệu hóa thuốc.
Trong số mười người thử nghiệm vắc-xin trong các cuộc nghiên cứu, chỉ xuất hiện một tỷ lệ hạn chế các biến thể vi-rút mới và điều đó không đủ để mang lại sự phòng ngừa. Vào tháng 1 năm nay, một nghiên cứu về vắc-xin HIV trên toàn cầu với sự tham gia của 3,900 người đã bị đình chỉ do vắc-xin không hiệu quả. Các nghiên cứu mới đã được bắt đầu với các kỹ thuật mới, bao gồm cả vắc xin mRNA (đã được sử dụng thành công trong điều trị covid-19).
Trong khi chờ đợi một phương pháp chữa trị, các phương pháp điều trị mới đang được phát triển. Những cố gắng đầu tiên được thực hiện khoảng mười năm trước theo nguyên tắc "tấn công và tiêu diệt". Các nhà nghiên cứu chỉ đơn giản là đánh thức các virus không hoạt động ẩn náu trong các tế bào của cơ thể và sau đó tiêu diệt chúng bằng thuốc. Ngày nay, bệnh nhân chủ yếu nhận được thứ gọi là thuốc chặn, giúp giảm lượng vi rút xuống mức thấp đến mức không thể đo lường được. Nhưng cách này cũng có nguy cơ virus sẽ trở nên lờn thuốc. Do đó, người ta cố gắng tìm ra các điểm mới có thể tấn công chính vi-rút và phát triển các loại thuốc có tác dụng lâu dài chỉ được dùng vài lần trong năm.
Thuốc men ngày nay đã biến một căn bệnh chết người thành một tình trạng mãn tính mà con người có thể chung sống. Bất cứ ai uống thuốc để không tìm thấy vi-rút trong máu sẽ không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Nồng độ vi-rút thấp cũng ngăn ngừa HIV phát triển thành bệnh suy giảm miễn dịch AIDS. Nhờ thành công trong cách điều trị này, mà thuật ngữ AIDS hầu như không còn được sử dụng bởi ngành y tế ở các nước giàu.
Vậy thì người ta có thể thắc mắc tại sao lại tiến hành nghiên cứu về phương pháp chữa bệnh khi phương pháp điều trị đó có tác dụng tốt như vậy? Anders Sönnerborg hiểu rằng hầu hết bệnh nhân đều muốn khỏi bệnh - một phần để không phải uống thuốc và đi khám, một phần để tránh sự kỳ thị xung quanh HIV. Nghiên cứu cũng cung cấp thêm kiến thức cơ bản và phương pháp điều trị tốt hơn để có thể áp dụng trong các bệnh tình khác.
Hành tinh của chúng ta đang chứa rất nhiều rác. Kể từ cuộc Cách Mạng Công Nghiệp, nhân loại đã sản xuất ra 30 ngàn tỷ tấn hàng hóa – từ những tòa nhà chọc trời và những cây cầu đến quần áo và bao ni-lông. Phần lớn chúng vẫn còn đó, dưới dạng rác thải. Trên thế giới, mỗi ngày có thêm 350 triệu tấn rác được ‘bổ sung’ vào con số trên. Tệ hơn nữa, phần lớn rác thải đều không được kiểm soát đàng hoàng – chúng bị đổ đầy trên đất liền, trên nước và tại các bãi rác lộ thiên ở các thành phố và thị trấn. Điều này không chỉ khiến mọi người gặp rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe, mà còn gây hại cho thực vật, đất đai, và cả đại dương. Suy nghĩ về mớ rác mà con người chúng ta đang tạo ra có thể khiến quý vị bị choáng.
Một nghiên cứu mới tiết lộ những gì xảy ra trong bộ não trong những giây phút cuối đời của chúng ta. Khi các khoa học gia ghi lại sóng não của một người đàn ông sắp chết, dường như các ký ức đã lóe lên vài giây trong não trước và sau khi tim ông ngừng đập. Nghiên cứu đầu tiên thuộc loại này cho thấy chúng ta có thể hồi tưởng lại một loạt ký ức khi cận kề cái chết.
Mặc dù các tác động của COVID-19 đối với phổi và hệ hô hấp đã được biết rõ, nhưng ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng virus này cũng đang ảnh hưởng đến tim, với các tác động có thể là dài hạn. Trong một bài thuyết trình tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Vật lý Sinh học, một nhóm khoa học lý sinh quốc tế, Tiến sĩ Andrew Marks, chủ nhiệm khoa sinh lý học tại Đại học Columbia, và các đồng nghiệp của ông đã báo cáo về những thay đổi trong mô tim của bệnh nhân COVID-19 chết vì căn bệnh này, với một số người bệnh cũng có tiền sử bệnh tim. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích khám nghiệm tử thi và tìm thấy một loạt các bất thường, đặc biệt là trong cách các tế bào tim điều chỉnh canxi.
Thử nghiệm sinh thiết (sinh thiết mô – tissue biopsy) đi kèm một số rủi ro và thách thức – một số chỗ cần làm sinh thiết có thể khó tiếp cận, chảy máu và đau đớn có thể kéo dài đến một tháng sau khi làm sinh thiết. Chi phí cao và thời gian đợi kết quả có thể lên tới bốn tuần. Với một người đang bị ung thư ác tính, thì đó là cả một vấn đề.
Tết đã đến và xuân đã về. Khi ngày bắt đầu dài ra, đó là thời điểm phù hợp để chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần tổng thể của quý vị thông qua các hành động tự chăm sóc hàng ngày. Sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sức khỏe cảm xúc, tâm lý và xã hội của chúng ta ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Việc quan tâm đến tất cả các bộ phận trên cơ thể của chúng ta sẽ giúp xác định cách chúng ta đối phó với căng thẳng, kết nối với người khác và đưa ra những lựa chọn tốt cho sức khỏe.
Tại hội trường 8200 Westminster Blvd, Thành Phố Westminster vào lúc 10 giờ sáng Chủ Nhật ngày 5 tháng 3 năm 2023, Vietnamese Community Health of UCLA (viết tắt là VCH) đã tổ chức buổi Hội Chợ Y Tế để phục vụ những người có lợi tức thấp trong cộng đồng.
Alzheimer và Parkinson là hai trong số các bệnh thần kinh phổ biến nhất dẫn đến sự phá vỡ các tế bào thần kinh của não. Mỗi năm đều có hàng ngàn người phát hiện bị mắc bịnh và vào thời điểm có thể chẩn đoán được, thì não đã bị tổn thương suốt một thời gian dài.
Nếu bạn đọc Kim Dung hay xem phim chưởng hẳn bạn quen thuộc với cảnh tóc bạc trắng qua một đêm lo âu không ngủ. Tương tự như cảnh tóc của Marie Antoinette bạc trắng chỉ trong một đêm sau khi biết tin bà sắp bị hành quyết. Từ xưa nay, người ta vẫn tin rằng tóc bạc không chỉ là vấn đề thời gian và tuổi tác – mà còn là dấu hiệu của kinh nghiệm sống. Nhưng trải nghiệm cuộc sống của một người có thực sự thay đổi màu tóc của họ không? Khoa học chứng minh điều này có xảy ra, dù màu tóc tự nhiên phai dần theo thời gian, nhưng một số yếu tố nhất định có thể đẩy nhanh quá trình thay đổi đó - bao gồm cả căng thẳng hay “stress”.
Với nỗ lực chủ động giúp đỡ các gia đình quản lý các tác nhân gây căng thẳng hàng ngày, First 5 California (F5CA) đang khởi động một chiến dịch mới nhằm mục đích tuyên truyền về tầm quan trọng của hơi thở như một công cụ hữu hiệu để giúp các gia đình và trẻ em đối phó với căng thẳng.
Tháng 2 năm 2022, CNN đưa tin về cái chết hai năm trước của một cậu bé 14 tuổi (1). Alexander N. là một đứa trẻ tò mò, một hướng đạo sinh thích sinh hoạt ngoài trời và cắm trại, chơi các khuôn hình Legos và thích trượt ván. Cháu đi ngủ vẫn mang theo Iron Man nhồi bông và ôm con gấu bông mà cháu đã có từ khi còn nhỏ. Trước đó, cậu học sinh cấp hai thú nhận với cha mẹ về một vấn đề rất người lớn: Cậu đang thử nghiệm với oxycodone, một loại thuốc giảm đau mua cần có toa bác sĩ.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.