Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

2023: Cuộc Chiến Nga-Ukraine Có Thể Sẽ Vẽ Lại Bản Đồ Chính Trị Thế Giới

23/02/202321:00:00(Xem: 5104)
ban do chien tranh
Ngoài những tổn thất về sinh mạng và vật chất, chiến tranh còn làm thay đổi số phận của các xã hội và quốc gia; của các thị tộc, các nền văn hóa và các nhà lãnh đạo. Các cuộc chiến lập ra các đường tiếp cận mới đối với các nguồn lực và sức ảnh hưởng, xác định ai có gì – và ai không có gì. (Nguồn: pixabay.com)

  

Chiến tranh đang tái định hình lại thế giới. Ngoài những tổn thất về sinh mạng và vật chất, chiến tranh còn làm thay đổi số phận của các xã hội và quốc gia; của các thị tộc, các nền văn hóa và các nhà lãnh đạo. Chiến tranh lập ra các đường tiếp cận mới đối với các nguồn lực và sức ảnh hưởng, xác định ai có gì – và ai không có gì. Nó cũng đặt ra tiền lệ về cách biện minh cho các cuộc xung đột khác trong tương lai và các cuộc chiến có thể sẽ sắp lại bàn cờ chính trị thế giới.

 

Tròn một năm sau khi xung đột vũ trang nổ ra vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, cuộc chiến Nga-Ukraine hội tụ đủ hết tất cả những nguy cơ trên.

 

Trong khi Ukraine ‘dấn thân’ vào một trận chiến sống còn vì sự tồn vong của đất nước, thì Nga dường như rất ‘hân hoan’ với quyết định thu phục không được thì triệt tiêu luôn Ukraine. Bên nào cũng có lý do để quyết không nhân nhượng.

 

Nếu hai lực lượng vũ trang Ukraine và Nga đều cầm cự được mà không bị sụp đổ, thì thực tế nghiệt ngã là cuộc chiến có thể sẽ kéo dài thêm suốt năm 2023 – và thậm chí là lâu hơn thế.

 

2023 sẽ là một năm rất quan trọng

 

Những gì xảy ra ở Ukraine trong năm 2023 sẽ rất quan trọng. Đầu tiên, nó sẽ tiết lộ liệu có bên nào có khả năng giành chiến thắng cuối cùng hay không, hay liệu sẽ xảy ra khả năng “xung đột đóng băng”*.


* Xung đột đóng băng là tình trạng xung đột vũ trang diễn ra và đã chấm dứt nhưng không có hiệp ước hòa bình hoặc khuôn khổ chính trị nào giải quyết xung đột theo hướng hài lòng của các bên tham chiến.

 

Năm 2023 sẽ kiểm định quyết tâm của tất cả các phe tham dự chính và cả các bên hậu thuẫn cho họ:

- Khả năng Ukraine đẩy lùi các cuộc tấn công dữ dội của Nga và tái chiếm lãnh thổ của mình.

- Mức độ mà Tổng thống Vladimir Putin có thể thuyết phục, giành sự ủng hộ trong nước.

- Và thậm chí cả ý đồ của Trung Quốc khi đang cân nhắc cung cấp vũ khí cho Moscow.

 

Trong năm 2023, tình hình chiến sự cũng sẽ cho thấy mức độ quyết tâm của phương Tây trong việc đứng lên chống lại những kẻ bắt nạt cao cỡ nào. Liệu họ sẽ mạnh tay hơn trong việc hỗ trợ cho Kyiv, hay sẽ chuyển qua hỗ trợ nhỏ giọt, hoặc thậm chí trở nên thờ ơ vì quá mỏi mệt trước chiến tranh?

 

Hiện tại, Ukraine vẫn đang chiếm thế thượng phong, ngay cả khi các lực lượng vũ trang của Nga gần đây đã vực dậy phần nào. Nhưng trong những tháng tới, Kiyv sẽ phải đối mặt với hai thách thức chính.

 

Đầu tiên, họ sẽ cần phải lãnh thụ được các đòn tấn công của Nga trong khi tiến hành các đợt tấn công của riêng mình, điều này sẽ cần phương Tây cung cấp xe tăng hạng nặng, phi đạn tầm xa hơn và thậm chí cả máy bay chiến đấu.

 

Thứ hai, Ukraine sẽ cần nhận được viện trợ và hỗ trợ quốc tế liên tục để đảm bảo trật tự xã hội không bị phá vỡ do bị suy thoái kinh tế, và để có thể giảm thiểu thiệt hại cho các cơ sở hạ tầng quan trọng.

 

Tập trung chú ý vào quân đội và quyền lực của Putin

 

Ngược lại, để có thể xoay chuyển tình thế, Nga sẽ phải làm sao nâng cao hiệu suất hiện tại của các lực lượng vũ trang. Nhiều người coi những thất bại gần đây trong cuộc tấn công vào Vuhledar ở đông nam Ukraine của Nga là khúc dạo đầu cho một đợt tấn công mùa xuân, không phải là điềm tốt lành gì.

 

Với ước tính khoảng 80% toàn bộ lực lượng bộ binh của Nga hiện đang tham gia vào cuộc xung đột, cùng với hàng chục ngàn tân binh mới được huy động đến mặt trận, có thể thấy, những người đứng đầu giới lãnh đạo quân sự của Nga đang chịu áp lực lớn phải tốc chiến tốc thắng.

 

Thất bại trong mục tiêu đó có thể sẽ khiến ông Putin ‘sứt đầu mẻ trán.’ Để duy trì trật tự xã hội, ông ngày càng trở nên đàn áp, cấm đoán nhiều loại sách, dính líu vào các chiến dịch cưỡng bách ngầm và bỏ tù những người lên tiếng phản đối chiến tranh.

 

Và dù có vẻ như cuộc đấu đá nội bộ gay gắt giữa các lực lượng vũ trang và tổ chức bán quân sự Wagner Group hiện đã được giải quyết, thì việc nó được tiến hành công khai cho thấy Putin không còn được ‘tận hưởng’ quyền kiểm soát sắt đá như trước đây đối với các cấp lãnh đạo Nga.

 

Tất nhiên, vẫn còn rất lâu mới có thể thấy một cuộc cách mạng nào khác ở Nga (dù là từ tầng lớp lãnh đạo hay thường dân). Với giới tinh hoa chính trị của Nga, hiện không có thay thế nào ‘ngang tầm’ để có thể loại bỏ Putin và rủi ro để thử làm điều đó là rất cao. Xã hội Nga thì vẫn thờ ơ – nếu không muốn nói là rất nhiệt tình ủng hộ – đối với chiến tranh.

 

Tuy nhiên, tình hình có thể thay đổi. Putin không thể cứ mãi đổ lỗi cho phương Tây, hoặc cứ cho thanh trừng các cơ quan, bộ ngành bởi sai lầm của chính mình. Quyền lực của ông có ‘vĩnh cửu’ hay không phụ thuộc vào những gì mà ông đã hứa hẹn với dân Nga: bảo vệ họ và mang lại cho họ cuộc sống ổn định với mức sống ngày càng tốt hơn. Trong năm qua, ông đã phá vỡ cả hai phần của thỏa thuận đó, huy động một số lượng lớn người Nga đi chiến đấu ở Ukraine, và đưa ra các biện pháp trừng phạt cứng rắn với những ai chống đối.

 

Với việc mang tân binh ra làm bia đỡ đạn, và rút cạn phần lớn quỹ tài sản có chủ quyền của Nga vào năm 2022 để giảm bớt thiệt hại cho nền kinh tế của đất nước, Putin đã tạo ra áp lực kép đối với xã hội Nga.

 

Đầu tiên, nhu cầu huy động tân binh rồi sẽ trở nên thường xuyên, bắt buộc và vô tận. Thứ hai, các biện pháp trừng phạt sẽ cứng rắn hơn nhiều. Và các khu vực giàu có và có ảnh hưởng như Moscow và St Petersburg sẽ lần đầu tiên cảm thấy cuộc sống của họ bị ảnh hưởng bởi chiến tranh trong năm 2023.

 

Nếu chiến tranh leo thang, nó có thể sẽ leo thang ngay trong năm nay

 

Trong 12 tháng qua, Điện Kremlin đã nhiều lần ám chỉ về khả năng nổ ra chiến tranh hạt nhân hủy diệt và nguy cơ đối phương sử dụng “bom bẩn” (bom phóng xạ). Nga cũng vận dụng thuật ngữ “phát xít” để gắn vào nhiều đối tượng thù địch.

 

Cho đến nay, phương Tây đã phải hành động hết sức khéo léo để ứng phó với những hăm he đe dọa của Điện Kremlin. Năm vừa rồi, họ đã có nhiều nỗ lực để giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga – công cụ gây ảnh hưởng chiến lược của Nga. Tuy nhiên, trong năm 2023, Nga có thể gia tăng nỗ lực tạo ra các rạn nứt trong nội bộ phương Tây hoặc gây ảnh hưởng lên dân chúng các nước này.

 

Khuynh hướng Putin mạo hiểm có nghĩa là có thể xảy ra bất kỳ hành động nào trong cái gọi là “vùng xám.”, được chứng minh qua các báo cáo rằng Điện Kremlin đã hậu thuẫn cho một âm mưu đảo chính ở Moldova và hỗ trợ những người theo chủ nghĩa dân tộc Serbia phản đối quan hệ chặt chẽ hơn với Kosovo. Ở phương diện rộng hơn, các lực lượng Nga có thể tống tiền, tấn công mạng, phá hoại và thậm chí là ám sát trên lãnh thổ NATO, cùng với các hành động khiêu khích khác. Họ cũng có thể thử chiêu gây ảnh hưởng đến dân chúng phương Tây.

 

Nhưng cũng giống như những người Báp-tít và những kẻ buôn lậu trong thời kỳ cấm đoán, Nga sẽ tiếp tục gây áp lực bằng cách cố gắng tìm cách đoàn kết các nhóm có vẻ khác biệt, chẳng hạn như trong các chiến dịch phản chiến đã tập hợp phe cực tả chống chủ nghĩa toàn cầu lại với phe cực hữu đầy thuyết âm mưu.

 

Trọng tâm của NATO sẽ chuyển về phía đông

 

Cả Ba Lan và Estonia đã trở thành những nước đấu tranh mạnh mẽ cho chủ quyền của Ukraine, đồng thời họ cũng đóng vai trò đáng kể trong việc thúc đẩy các nước Châu Âu vốn do dự hơn, như Đức và Pháp, hướng tới lập trường cứng rắn hơn với Nga. Các ứng viên xin gia nhập NATO là Phần Lan và Thụy Điển cũng đang bận rộn, cả hai quốc gia đều tăng chi tiêu quốc phòng từ 10% đến 20% trong năm 2022.

 

Ngoại trừ trường hợp Hungary, nhóm Bucharest 9 (hình thành vào năm 2015 trước biến cố Crimea) đã trở thành một lực lượng mạnh bên trong khối NATO. Nhóm này tích cực ủng hộ việc chuyển giao các hệ thống vũ khí hiện đại hơn cho Ukraine.

 

Tháng 1 năm 2023, Ba Lan tuyên bố tăng chi tiêu quân sự lên 4% GDP và đặt hàng mua vũ khí nhiều hơn, bao gồm cả từ Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Sự phối hợp chính sách giữa Warsaw và Washington cũng đã tăng lên, đặc biệt là trong việc bố trí các hệ thống vũ khí NATO, nhân sự và cung cấp huấn luyện cho các lực lượng Ukraine – bao gồm cả chuyến thân chinh bất ngờ của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tới Kyiv hôm Thứ Hai tuần này để công bố gói viện trợ quân sự mới, trước khi tới Ba Lan để kỷ niệm tròn một năm chiến sự Nga-Ukraine.

 

Thách thức mà NATO phải đối mặt là cách tiếp cận 2 tốc độ trong vấn đề Ukraine có khả năng tạo thêm sự chia rẽ trong nội bộ liên minh. Một số nước Tây Âu chần chừ, lưỡng lự trong phản ứng trước cuộc xung đột Nga-Ukraine, còn một số quốc gia vùng Baltic và Ba Lan thì lại hành động quyết liệt.

 

Cuối cùng, những dự đoán về cuộc chiến Nga-Ukraine trong năm 2023 có thể sẽ không trở thành sự thật. Năm vừa qua đã dạy chúng ta nhiều điều: về cách kẻ yếu thế có thể đứng lên chống lại kẻ mạnh; về sự nguy hiểm của việc trả bất cứ cái giá nào để đổi lấy hòa bình; và về cái sai khi tin rằng những lời thuyết phục có thể lọt tai những kẻ chuyên quyền.

 

Nhưng có lẽ quan trọng nhất là nó đã dạy chúng ta đặt câu hỏi về những giả định về chiến tranh. Giờ đây, tròn một năm chiến tranh nổ ra ở Châu Âu, điều mà nhiều người từng cho rằng không thể xảy ra, chúng ta sẽ nhìn xem chiến tranh có thể định hình thế giới như thế nào.

 

Nguyên Hòa phỏng dịch
theo bài “A year on, Russia’s war on Ukraine threatens to redraw the map of world politics – and 2023 will be crucial”
của Matthew Sussex, được đăng trên trang TheConversation.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.