Hôm nay,  

Nga Tuyên Bố Đình Chỉ Tham Gia Hiệp Ước Nguyên Tử Cuối Cùng Với Hoa Kỳ, Căng Thẳng Hạt Nhân Leo Thang

21/02/202319:14:00(Xem: 1151)
download
Tháng 2 năm 2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ “đình chỉ” tham gia hiệp ước nguyên tử New START. Đây cũng là hiệp ước hạn chế hạt nhân cuối cùng của Hoa Kỳ và Nga. (Nguồn: pixabay.com)

 

Sau nhiều thập niên tiến bộ trong việc hạn chế tích lũy vũ khí hạt nhân, cuộc chiến Nga-Ukraine đã hồi sinh những căng thẳng hạt nhân giữa Nga và Hoa Kỳ.

 

Thứ Ba, ngày 21 tháng 2 năm 2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong bài phát biểu thường niên State of the Nation rằng Nga sẽ “đình chỉ” tham gia hiệp ước nguyên tử New START. Đây cũng là hiệp ước hạn chế hạt nhân cuối cùng của Hoa Kỳ và Nga.

 

Putin nói: “Các mối quan hệ của chúng ta đã xuống cấp, và tất cả là tại Hoa Kỳ.”

 

Cũng trong bài phát biểu, Putin đe dọa nếu Hoa Kỳ cho tái thử nghiệm hạt nhân, Nga cũng sẽ không nề hà mà làm theo. Tổng thống Nga cáo buộc Hoa Kỳ đang xem xét cho tái thử nghiệm hạt nhân. Hoa Kỳ đã nhiều lần khẳng định rằng họ có thể hiện đại hóa và xác nhận độ tin cậy của vũ khí hạt nhân mà không cần phải thử nghiệm.

 

Không chần chừ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngay lập tức lên án tuyên bố của Putin. Tổng thư ký NATO Jens Stolenberg cũng nói rằng việc Nga chấm dứt hiệp ước sẽ đẩy thế giới vào tình hình nguy hiểm hơn.

 

Putin dùng từ “đình chỉ” (suspend) thay vì ‘rút khỏi’ (withdraw) hiệp ước, ông Putin vẫn còn treo đó cơ hội tái kích hoạt hiệp ước – mà không cần phải ngồi lại vào bàn đàm phán hoặc đợi Quốc Hội Hoa Kỳ chuẩn thuận lần nữa.

 

New START là hiệp ước nguyên tử duy nhất còn sót lại giữa Hoa Kỳ và Nga, nhằm hạn chế sự phát triển vũ khí hạt nhân và các hệ thống phân phối chúng. Nó cho phép cả hai quốc gia thường xuyên, và có thông báo trước, được thanh tra kho vũ khí hạt nhân của nhau.

 

Thuyết phục các nước giảm bớt kho dự trữ vũ khí hạt nhân hoặc từ bỏ việc theo đuổi loại vũ khí tối thượng này luôn là việc vô cùng khó khăn.

 

Lịch sử của không phổ biến hạt nhân

 

Trong những năm 1960, Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Israel và Trung Quốc đã có các chương trình vũ khí hạt nhân tích cực.

 

Rồi nhiều nước nhận thấy nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân trong tương lai.

 

Vào năm 1967, 62 quốc gia ban đầu đã thống nhất với cái được gọi là “Cuộc Thương Lượng Lớn” (Grand Bargain), một yếu tố thiết yếu của Hiệp Ước Về Không Phổ Biến Vũ Khí Hạt Nhân (Treaty on the Nonproliferation of Nuclear Weapons). Về sau, 191 quốc gia đã cùng ký vào hiệp ước này.

 

Hiệp ước đã ngăn chặn việc phổ biến vũ khí hạt nhân sang các quốc gia chưa có chúng trước năm 1967. Còn các quốc gia đã sở hữu vũ khí hạt nhân rồi, như Hoa Kỳ và Anh, thì đồng ý chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân và hướng tới giải trừ tất cả vũ khí hạt nhân, nghĩa là tất cả vũ khí hạt nhân sẽ bị mang đi phá hủy.

 

Hiệp ước mang tính bước ngoặt này đã đặt nền móng cho các thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Liên Xô nhằm giảm nhiều hơn nữa các loại vũ khí hạt nhân và hệ thống phân phối chúng. Nó cũng ngăn chặn các quốc gia khác phát triển và thử nghiệm vũ khí hạt nhân cho đến khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc.

 

Israel, Ấn Độ và Pakistan chưa bao giờ tham gia vào hiệp ước vì những lo ngại về an ninh khu vực. Hiện nay, 3 nước này đều sở hữu vũ khí hạt nhân. Bắc Hàn rút khỏi hiệp ước và cũng đã phát triển vũ khí hạt nhân.

 

Một số thành công

 

Đã có những thành tựu lớn trong việc ngăn chặn các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và giảm đáng kể kho dự trữ vũ khí hạt nhân kể từ Chiến Tranh Lạnh.

 

Kho dự trữ hạt nhân toàn cầu đã giảm 82% kể từ năm 1986, từ mức cao nhất là 70,300. Hầu hết phần giảm này là ở Hoa Kỳ và Nga, những nước nắm giữ kho dự trữ lớn nhất lúc bấy giờ.

 

Thế giới hiện có khoảng 12,700 vũ khí hạt nhân, với khoảng 90% do Nga và Hoa Kỳ nắm giữ – tính sơ sơ là mỗi bên sở hữu từ 5,000 – 6,000 vũ khí hạt nhân.

 

Một số quốc gia khác thì thường mỗi nước có khoảng vài trăm vũ khí hạt nhân, chẳng hạn như Anh, Pháp và Trung Quốc – riêng Trung Quốc cũng đã và đang xây dựng kho dự trữ hạt nhân của mình. Các quốc gia mới sở hữu vũ khí hạt nhân gần đây như Ấn Độ, Pakistan và Israel, mỗi nước có khoảng 100 đầu đạn hạt nhân; riêng Bắc Hàn có khoảng 20 cái.

 

Bắt đầu từ cuối những năm 1960, các quốc gia thống nhất với hơn một chục thỏa thuận hoặc hiệp ước có tính ràng buộc pháp lý nhằm hạn chế các nước mới sở hữu vũ khí hạt nhân và cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân, cùng với các biện pháp khác.

 

Nhưng họ lại không giảm số lượng vũ khí hạt nhân với hỏa tiễn tầm ngắn.

 

Chẳng có thỏa thuận nào ‘nhắc’ tới những vũ khí này, trong khi chúng cũng có thể gây ra sự tàn phá và chết chóc trên diện rộng.

 

Mối quan hệ hợp tác Hoa Kỳ-Nga dần lỏng lẻo

 

Sự can thiệp của Hoa Kỳ-Nga vào vấn đề vũ khí hạt nhân đã thay đổi kể từ khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014.

 

Nga đã xây dựng các hỏa tiễn đất đối đất ở Kaliningrad, một vùng đất của Nga ở giữa Đông Âu, vào năm 2014.

 

Hoa Kỳ và NATO cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận về hạt nhân năm 1987 liên quan đến hỏa tiễn đất đối đất tầm ngắn và tầm trung. Từ Nga, chúng có thể di chuyển từ 311 đến 3,418 dặm (khoảng 500 đến 5,500 km), tấn công các mục tiêu xa xôi như London.

 

Hoa Kỳ cũng đã chấm dứt thỏa thuận này vào năm 2019 bởi  các vi phạm của Nga. Hiện nay, ở Châu Âu không có thỏa thuận quốc tế về hạt nhân.

 

New START, được ký bởi Nga và Hoa Kỳ, vẫn là thỏa thuận chính duy nhất về vũ khí hạt nhân chiến lược đang được áp dụng.

 

Đúng ra thì nó sẽ có hiệu lực tối thiểu cho đến năm 2026.

 

Năm 2020, Hoa Kỳ và Nga đã tạm dừng kiểm tra các địa điểm và hoạt động vũ khí hạt nhân của nhau do đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, hai bên vẫn gửi hàng trăm thông báo qua lại, giảm các rủi ro tính toán sai lầm cũng như hiểu lầm. Tháng 11 năm 2022, Nga đã hủy bỏ các cuộc đàm phán để nối lại các cuộc thanh tra. Hoa Kỳ coi đây là những vi phạm thỏa thuận, nhưng chưa nghiêm trọng tới mức vi phạm hoàn toàn hiệp ước.

 

Tác động của cuộc chiến Ukraine

 

Ông Putin đã nhiều lần làm dấy lên lo ngại rằng những thất bại của Nga trong cuộc chiến kéo dài gần một năm ở Ukraine – cũng như sự tham gia của phương Tây vào cuộc xung đột này – có thể dẫn đến việc Nga quyết định tấn công hạt nhân vào Ukraine hoặc một quốc gia khác ở phương Tây.

 

Ngày nay, chỉ cần thả một đầu đạn hạt nhân xuống một thành phố lớn là có thể ngay lập tức giết chết 52,000 đến vài triệu người, tùy thuộc vào kích cỡ của đầu đạn đó.

 

Trong Chiến Tranh Lạnh, chế độ kiểm soát vũ khí của Hoa Kỳ và Nga thành công là vì nó có các hệ thống kiểm tra quan trọng – có thể kiểm tra trực tiếp kho vũ khí hạt nhân của mỗi bên trong vòng chưa tới 24 tiếng sau khi gửi thông báo trước.

 

Nga và Hoa Kỳ đã tiến hành 306 cuộc kiểm tra như vậy kể từ khi New START có hiệu lực vào năm 2011. Nếu không có New START, tất cả các cuộc kiểm tra các cơ sở hạt nhân và cơ sở hỗ trợ hạt nhân sẽ chấm dứt.

 

Trong các cuộc đàm phán hạt nhân năm 1987, Tổng thống Ronald Reagan đã nhắc tới một câu châm ngôn của Nga có ý nghĩa rằng “tin tưởng, nhưng vẫn phải xác minh” (nói có sách, mách có chứng), nền tảng của chế độ kiểm soát vũ khí hạt nhân.

 

Nếu Hoa Kỳ và Nga không còn minh bạch về kho vũ khí hạt nhân và sự phát triển hạt nhân của mình, cả hai nước sẽ buộc phải phát triển vũ khí hạt nhân mới và các hệ thống phân phối sẽ tăng lên, và tăng theo cùng với đó là nguy cơ sai sót.

 

Vào tháng 1 năm 2023, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã báo cáo với Quốc Hội rằng Nga không tuân thủ New START. Nga đã bác bỏ những cáo buộc này và tố ngược Hoa Kỳ cũng vi phạm hiệp ước. Ông Putin đã nhắc lại những lời tố ngược này trong bài phát biểu ngày 21 tháng 2 năm 2023.

 

Dù ông Putin không thực hiện lời đe dọa tấn công hạt nhân, nhưng với nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn còn treo lơ lửng trên đầu như vậy, Hoa Kỳ và NATO sẽ phải phản ứng với cuộc tấn công của Nga vào Ukraine bởi những lo sợ, bất an.

 

Hai tháng đầu năm 2023, Hoa Kỳ và NATO đã công bố kế hoạch tăng viện trợ quân sự cho Ukraine. Đây có thể là dấu hiệu thay đổi chiến lược của Hoa Kỳ và các nước NATO, tính cho đến nay họ vẫn luôn hạn chế hỗ trợ trực tiếp cho Ukraine và tránh leo thang xung đột hơn nữa với Nga.

 

Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “Russia announces its suspension from last nuclear arms agreement with the US, escalating nuclear tension” của Nina Srinivasan Rathbun, Giáo sư về Quan Hệ Quốc Tế, USC Dornsife College of Letters. Bà đã làm việc và nghiên cứu về vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân trong hai thập niên. Bài viết được đăng trên trang TheConversation.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một báo cáo của Liên hợp quốc công bố hôm thứ Ba nói rằng châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong năm 2023, với lũ lụt và bão đứng đầu danh sách các yếu tố gây thương vong và thiệt hại kinh tế. Các nhà khoa học cảnh báo về điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu do khí nhà kính do con người thải ra khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn. Trung Quốc là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.
Các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng vô gia cư trong vụ kiện liên quan đến chính sách chống lối sống lang thang (anti-vagrancy) của một thành phố phía tây nam Oregon. TCPV sẽ xem xét, xác định tính hợp pháp của các luật mà nhiều địa phương áp dụng để cấm người vô gia cư cắm trại, dựng lều trên đường phố và công viên công cộng, theo Reuters.
Trong ngày đầu tiên của phiên tòa hình sự tại New York, xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ các công tố viên cho biết cựu Tổng thống đã vi phạm luật pháp và phá hoại quy trình bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che giấu việc có quan hệ tình dục với một tài tử phim khiêu dâm. Trong khi đó, luật sư bào chữa tuyên bố Trump không phạm tội, theo Reuters.
Nhiều tháng qua, đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ luôn tìm cách ngăn chặn việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine, một dự luật mà tổng thống Joe Biden thúc giục thông qua lâu nay. Sau nhiều cuộc đàm phán giữa hai đảng, cảnh bế tắc tại nghị trường làm cho công luận thế giới càng bi quan hơn về triển vọng chiến thắng quân Nga trên chiến trường Ukraine...
Một học sinh trung học ở North Carolina đã bị truy tố tội hành hung sau khi bị camera ghi lại cảnh tát vào mặt một giáo viên trong một cuộc trao đổi mà học sinh này chửi mắng cô giáo bằng ngôn từ tục tĩu. Vụ này liên quan đến thiếu niên được ẩn danh vì là vị thành niên, xảy ra tại trường trung học Parkland ở Winston-Salem vào ngày 15 tháng 4, theo Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Forsyth (FCSO) cho biết trên Facebook.
California có thể tự hào với nền y tế hướng tới toàn dân của mình, với khoảng 15 triệu cư dân (tương đương 1/3 dân số) đang được hưởng Medi-Cal
Theo hai nguồn tin an ninh Iraq và một viên chức Hoa Kỳ, có ít nhất 5 hỏa tiễn đã được phóng từ thị trấn Zummar của Iraq nhắm tới một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở đông bắc Syria vào Chủ Nhật (21/4), theo Reuters.
Nhà báo Terry Anderson đã qua đời hôm Chủ Nhật (21/4), thọ 76 tuổi. Ông từng bị phiến quân Hồi Giáo bắt giữ gần 7 năm ở Lebanon, và trở thành biểu tượng cho tình cảnh khốn khó của các con tin người phương Tây trong suốt cuộc nội chiến 1975-1990 ở nước này, theo Reuters.
Lời Giới Thiệu: Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp tham vấn vào ngày 23/04/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này. Ông là người từ rất sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, đã viết nhiều bài khảo luận và là tác giả hai cuốn sách Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (2000) và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007). Ông cũng được biết tới như một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ từ ngót 30 năm nay, với mối quan tâm bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và ĐBSCL.
Nhà văn, sử gia Nguyên Vũ - Vũ Ngự Chiêu đã ra đi. Tên khai sanh là Vũ Ngự Chiêu, sử dụng hai bút hiệu là Nguyên Vũ và Chính Đạo. Ông sinh ngày 6 tháng 10/1942 tại Hải Dương, VN, và từ trần ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi.
Donald Trump đã tung ra một loạt bài đăng trên mạng xã hội yêu cầu quyền miễn tố của tổng thống và đe dọa những người tiền nhiệm trước khi bước vào ngày thứ tư của phiên tòa hình sự hôm thứ Sáu. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sẽ nghe các tranh luận vào tuần tới trong đơn kháng cáo của Trump đối với vụ truy tố về lật đổ cuộc bầu cử ở Washington, D.C.,
Các thành viên trong đại gia đình của dòng họ Kennedy phần lớn đã xa lánh chiến dịch tranh cử tổng thống của Robert F. Kennedy Jr., gọi nó là nguy hiểm và chính thức ủng hộ việc Tổng thống Biden tái tranh cử. Dòng họ Kennedy đã đưa ra sự chứng thực chính thức và nhấn mạnh vào thứ Năm, Politico đưa tin, xuất hiện cùng Biden vào thứ Năm tại Philadelphia.
Trung tâm chiếu khán Quốc gia (NVC) là một bộ phận của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Đây là trung tâm duyệt xét tất cả các đơn xin chiếu khán di dân cho những người sống bên ngoài Hoa Kỳ. NVC duyệt xét các đơn xin chiếu khán di dân theo diện gia đình đối với các đơn đã được Sở Di Trú chấp thuận. NVC cũng thực hiện việc thanh toán phí, thu thập giấy tờ và cung cấp dịch vụ khách hàng cho đương đơn. Sau khi quá trình duyệt xét ở NVC hoàn tất, họ gửi hồ sơ đã được phê duyệt đến lãnh sự quán Hoa Kỳ để tiếp tục quy trình duyệt xét.
Hiệp Hội Pháp Huy Công lý Người Mỹ gốc Á Nam California (AJSOCAL) đã công bố gói lập pháp năm 2024, bao gồm 04 ưu tiên nâng cao cộng đồng gốc Á. Các ưu tiên này nhằm mục đích tăng cường lực lượng lao động song ngữ, giáo dục những người lao động có trình độ Anh ngữ hạn chế về quyền lao động, cung cấp nghiên cứu về nạn buôn người và chấm dứt phương thức tuyển sinh truyền thống ở các trường đại học tư ở California.
– Vào trưa ngày Thứ Năm 11 tháng 4 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với tổ chức Truyền Thông Gốc Phi California (California Black Media) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là để giới thiệu về những đặc điểm ưu việt của chương trình Medi-Cal mở rộng. EMS dự định sẽ có 6 buổi họp báo về chủ đề này, nhằm nâng cao nhận thức của các cộng đồng sắc tộc về những cải tiến gần đầy của Medi-Cal.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.