Lỗ đen không phải lúc nào cũng to lớn, khổng lồ. Người ta tin có tồn tại một loại lỗ đen khác – lỗ đen nguyên thủy hay lỗ đen ban sơ (primordial or primitive black hole – PBHs) – có nguồn gốc khác với các lỗ đen khác, được hình thành trong thời vũ trụ sơ khai thông qua sự suy sụp hấp dẫn của các vùng cực kỳ dày đặc. (Nguồn: pixabay.com)
Một trong những dự đoán hấp dẫn nhất trong thuyết tương đối (general theory of relativity) của Einstein là sự tồn tại của lỗ đen (hay còn gọi là hố đen): các vật thể thiên văn có trường hấp dẫn mạnh đến mức ánh sáng cũng không thể thoát ra khỏi chúng.
Khi một ngôi sao có kích thước đủ lớn và bị hết nhiên liệu, nó sẽ phát nổ và phần lõi còn lại sụp đổ, dẫn đến sự hình thành của một hố đen sao (stellar black hole – có khối lượng từ 3 đến 100 lần khối lượng Mặt Trời).
Hầu hết các thiên hà đều có các hố đen siêu lớn tồn tại ở trung tâm. Đây là loại lỗ đen lớn nhất, có khối lượng lớn hơn Mặt Trời của chúng ta từ một trăm ngàn cho đến mười tỷ lần.
Cho đến nay, các nhà thiên văn học đã chụp được hình ảnh của hai hố đen siêu lớn: một cái ở trung tâm thiên hà M87 và hố đen mới nhất ở Dải Ngân Hà của chúng ta (Sagittarius A*). Hình ảnh so sánh kích thước giữa hai hố đen khổng lồ này:
Tuy nhiên, lỗ đen không phải lúc nào cũng to lớn, người ta tin có tồn tại một loại lỗ đen khác – lỗ đen nguyên thủy hay lỗ đen ban sơ (primordial or primitive black hole – PBHs). Chúng có nguồn gốc khác với các lỗ đen khác, được hình thành trong thời vũ trụ sơ khai thông qua sự suy sụp hấp dẫn của các vùng cực kỳ dày đặc.
Về mặt lý thuyết, những lỗ đen nguyên thủy này có thể sở hữu bất kỳ khối lượng nào và có thể có kích thước từ một hạt hạ nguyên tử (subatomic particle) cho đến vài trăm km. Thí dụ, một PBH có khối lượng tương đương với núi Everest nhưng lại có kích thước chỉ bằng một hạt nguyên tử.
Những lỗ đen nhỏ bé này bị mất khối lượng nhanh hơn so với các lỗ đen khổng lồ, phát ra bức xạ Hawking cho đến khi chúng bốc hơi hoàn toàn.
Cho đến nay, các nhà thiên văn học vẫn chưa thể quan sát được các PBH. Đây là một chủ đề người ta vẫn đang nghiên cứu bởi vì có giả thiết cho rằng những vật thể siêu nhỏ này có thể là một phần của vật chất tối của vũ trụ mà chúng ta tìm kiếm bấy lâu.
Trong một nghiên cứu mới, các nhà thiên văn học đã thử đưa ra một kịch bản khác để phát hiện các lỗ đen nguyên thủy có kích thước nguyên tử. Nghiên cứu này tìm hiểu về tín hiệu đặc trưng của sự tương tác giữa một trong những lỗ đen siêu nhỏ và một trong những vật thể dày đặc nhất trong vũ trụ (một ngôi sao neutron).
Trước khi nói tiếp về mô hình vật lý thiên văn mới này, chúng ta cần hiểu sơ về các đặc điểm chính của những ngôi sao neutron.
Một trong những vật thể đặc nhất trong vũ trụ
Như đã đề cập trước đây, khi một ngôi sao khổng lồ hết nhiên liệu, nó sẽ phát nổ và phần lõi của nó sụp đổ, tạo ra một hố đen sao. Cần phải nhấn mạnh rằng không phải mọi trường hợp đều xảy ra theo kịch bản này. Thí dụ, nếu phần lõi đang sụp có khối lượng nhỏ hơn khoảng ba lần khối lượng Mặt Trời, thì nó hình thành một sao neutron.
Đây là những vật thể rất nhỏ và cực kỳ dày đặc. Để dễ hình dung, hãy thử tưởng tượng một ngôi sao có khối lượng lớn hơn Mặt Trời 1.5 lần bị nén thành một quả cầu có đường kính chỉ 20 km (tương đương kích thước của đảo Manhattan).
Mật độ của sao neutron cực kỳ cao: một muỗng canh vật chất sao sẽ nặng tới hàng triệu tấn!
Các sao neutron trẻ nhất thuộc về một phân lớp gọi là sao xung (pulsar). Chúng quay với vận tốc rất cao (thậm chí còn nhanh hơn cả máy xay sinh tố). Những ngôi sao xung này phát ra bức xạ dưới dạng chùm tia hẹp đến Trái Đất theo định kỳ.
Theo thời gian, chúng nguội dần và mất đi tốc độ quay, rất khó phát hiện (chỉ có thể quan sát được những sao xung có mức năng lượng cao nhất).
Sự tương tác của PBH có kích thước nguyên tử với một ngôi sao neutron
Các lỗ đen nguyên thủy có thể nằm ở các vùng thiên hà nơi tập trung vật chất tối cao một cách đáng kể. Do đó, chúng có thể đi lang thang trong vũ trụ (di chuyển với tốc độ và phương hướng khác nhau) để rồi tương tác với các vật thể khác (chẳng hạn như lỗ đen hoặc sao neutron).
Điều này có nghĩa là, một PBH cỡ nguyên tử có thể gặp phải một ngôi sao neutron già cỗi (đã rất nguội và mất gần hết vận tốc quay). Theo nghiên cứu mới, tần suất của những cuộc gặp gỡ này sẽ vào khoảng 20 sự kiện mỗi năm. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc gặp gỡ kiểu này đều sẽ khó quan sát (do khoảng cách quá lớn và phương hướng quan sát từ Trái Đất khó khăn).
Chúng ta sẽ xem xét hai kịch bản có thể xảy ra: thứ nhất, khi PBH bị sao neutron ‘bắt’ lại và thứ hai, khi lỗ đen siêu nhỏ từ khoảng cách xa tiến vào, ‘đảo’ một vòng xung quanh sao neutron và sau đó đi ra (đường đi của nó vẽ thành hình “vô cực,” kịch bản này được gọi là sự kiện tán xạ - scattering event). Quý vị có thể xem hình ảnh bên dưới để dễ hình dung ra sự kiện tán xạ:
Tùy thuộc vào quỹ đạo (bắt lại hoặc tán xạ), nó sẽ tạo ra một tín hiệu đặc trưng và duy nhất, được gọi là vụ nổ tia gamma (GRB). GRB có lẽ là một trong những sự kiện tràn trề năng lượng nhất trong vũ trụ.
Một dạng GRB cụ thể
Những sự kiện nhất thời và tràn đầy năng lượng này diễn ra trong vài mili giây đến vài giờ, và nguồn của chúng nằm cách Trái Đất hàng tỷ năm ánh sáng. Một lượng lớn năng lượng được giải phóng dưới dạng các chùm tia rất hẹp.
Các vụ nổ GRB ngắn hơn được gây ra bởi sự hợp nhất của các sao neutron hoặc lỗ đen, trong khi các vụ nổ dài hơn có nguồn gốc từ cái chết của các ngôi sao khổng lồ (còn gọi là siêu tân tinh).
Trong trường hợp cụ thể mà chúng ta đang nói tới, GRB có thời lượng khoảng 35 giây, với một tình trạng cũng rất cụ thể: phát xạ đều và bền vững, sau đó là sự giảm đột ngột và nhanh chóng chỉ trong vài phần trăm giây.
Phát hiện PBH kích thước nguyên tử: nhiệm vụ bất khả thi?
Đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời, bởi vì việc tìm kiếm các lỗ đen nhỏ như vậy là rất phức tạp.
Tuy nhiên, nếu có thể đo một GRB bằng viễn vọng kính hiện đại (và phù hợp với dấu hiệu được báo cáo trong nghiên cứu này), thì có thể lập luận rằng một cuộc gặp gỡ giữa PBH nguyên thủy – sao neutron đã xảy ra trong Vũ trụ sơ khai.
Nói cách khác, nó sẽ cung cấp bằng chứng thực nghiệm về những lỗ đen nguyên thủy siêu tí hon, một trong những dự đoán cơ bản của Stephen Hawking.
Đó sẽ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng (có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm ra những vụ GRB này), nhưng cũng không có gì là chắc chắn 100%: thời gian sẽ trả lời.
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “How could we detect atom-sized primordial black holes?” của Oscar del Barco Novillo, được đăng trên trang TheConversation.
Trump được kể là đã hình dung chuyện ông bị áp giải ra tòa sẽ giống như đời thường (perp walk: nghi can bị còng, bị cảnh sát chở từ nhà tù tới trước tòa, bước xuống xe, phóng viên ùa tới chụp ảnh trong khi Trump nở nụ cười trên môi, rồi sau khi đóng tiền bail theo lệnh Thẩm phán thì sẽ cùng luật sư bước ra trả lời báo chí...) nhưng báo New York Times nói rằng chuyện y như đóng phim sẽ không có, vì Trump sẽ có tiêu chuẩn riêng.
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông, như một số vị thầy hiện nay đã ngộ nhận, khi nói rằng pháp môn này xuất phát từ Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết – một bản kinh tuyệt tác về pháp môn bất nhị -- chỉ xuất hiện vài thế kỷ sau khi Đức Phật nhập Niết bàn. Bài này sẽ giải thích rằng pháp môn bất nhị là những lời dạy cốt tủy của Đức Phật (và là của Thiền Tông Việt Nam) và ai cũng có thể nhận ra được, trải nghiệm được.
Về tình báo trong chiến tranh Việt Nam, điệp viên Võ Văn Ba dường như không có ai nhắc đến, cho mãi đến những năm sau nầy, hai điệp viên của Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ, CIA, mới tiết lộ và xác nhận Võ Văn Ba là người gián điệp giỏi nhất của Việt Nam Cộng Hòa và của CIA trong chiến tranh Việt Nam...
Câu chuyện tình yêu lãng mạn của nhà bác học Albert Einstein với nữ điệp viên Margarita. Margarita có lẽ tiếng Pháp là Marguerite hay nó ngắn gọn là Margo, tiếng Việt cứ hiểu là cúc, là hoa cúc, hoa cúc mùa thu đẹp là dường nào, Einstein đã say mê Thu Cúc và không ngần ngại tiết lộ cho nàng đầy những thông tin và dữ liệu làm bom atomique...
Dự kiến tuần này (sau Thứ Tư), hay tuần sau, sẽ truy tố Trump. Đêm Thứ Hai, Trump viết lên mạng rằng theo các tin rò rỉ, đó có thể là những dòng chữ Trump viết ngoài song sắt nhà tù. Đại bồi thẩm đoàn New York điều tra về "tiền bịt miệng" của Donald Trump cho cô Stormy Daniels đã không đưa ra bản cáo trạng vào thứ Hai, nhưng dự kiến sẽ sớm có một bản cáo trạng, theo 3 nguồn tin nói với báo Politico.
Trump đã cáo buộc Biện lý Quận Manhattan Alvin Bragg về “tội ‘can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống’” sau khi Trump tuyên bố Trump sẽ bị bắt trong tuần này. Hồi cuối tuần qua, Trump nói với những người theo dõi mình trên nền tảng Truth Social rằng Trump đã biết được qua “sự rò rỉ bất hợp pháp” rằng Trump dự kiến sẽ bị bắt vào thứ Ba
Alvin Bragg (Biện lý quận Manhattan, nơi điều tra Trump và dự kiến sắp truy tố Trump) đã tìm cách trấn an nhân viên của mình trong một thông điệp nội bộ hôm thứ Bảy rằng sự đe dọa chống lại họ sẽ không được dung thứ. Thông điệp trấn an của ông đưa ra sau khi Trump viết trên mạng rằng Trump sẽ bị bắt vào Thứ Ba và Trump tổng động viên MAGA, kêu gọi biểu tình để giành lại đất nước.
Trump đã viết vào sáng thứ Bảy 18/3/2023 rằng Trump sẽ bị bắt vào thứ Ba 21/3/2023 với các cáo buộc về khoản tiền 130.000 đô la mà Trump đã chi trả để cô diễn viên phim người lớn Stormy Daniels im lặng năm 2016 vì như thế là phạm luật bầu cử. Trump cũng kêu gọi những người ủng hộ “hãy biểu tình, giành lại đất nước của chúng ta” (Protest, Take our nation back!)
Chỉ có ở Mỹ: biến lớp học thành pháo đài chống đạn. Một hệ thống trường học ở Alabama đã chi tiền tới 6 hàng số cho một cặp bảng trắng chống đạn treo trên tường để tạo ra các phòng kiên cố bảo vệ học sinh nếu xảy ra chuyện có kẻ xả súng hàng loạt
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.