Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Bầu cử 2022: Sức mạnh của lá phiếu

09/11/202220:36:00(Xem: 4872)

Bầu cử 2022 


election

Sáu năm qua nước Mỹ đã rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài và ngày càng căng thẳng giữa hai chính đảng Dân chủ và Cộng hoà. Với việc Donald Trump được bầu làm lãnh đạo trong bầu cử tháng 11 năm 2016, Hoa Kỳ đã có một tổng thống với chủ trương dân túy, lo cho nước Mỹ trước hết, đưa nước Mỹ hùng cường trở lại. Chính sách đó làm thay đổi sinh hoạt chính trị đối nội và đối ngoại có ảnh hưởng cả thế giới.

 

Các chính sách mới về quốc phòng, kinh tế tài chánh, kiểm soát di dân và quan hệ với thế giới, đặc biệt là với Trung Quốc, Nga và cả với đồng minh NATO làm nhiều giới chức trách nhiệm quan ngại, lên tiếng phản đối. Nếu không có đại dịch Covid-19, không biết chủ trương dân túy và các chính sách của chính quyền Trump có được dân ủng hộ để ông thắng cử nhiệm kỳ hai vào tháng 11 năm 2020 hay không?

 

Kết quả thực tế là Tổng thống Trump thất cử. Nguyên do nhiều phần vì cách đối phó với Covid-19, vì nhiều phát biểu phản khoa học, không đúng sự thực và gây sốc của ông về cách chữa trị, cách phòng ngừa dịch bệnh lây lan. Riêng ông cho rằng thay đổi cách cử tri tham gia bầu cử trên toàn quốc, hầu hết bằng phiếu khiếm diện, đã khiến ông thua cuộc. Tổng thống Trump không thừa nhận kết quả bầu cử, đưa đến vụ bạo động tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ ngày 6/1/2021, hai tuần trước ngày chuyển giao quyền hành mà ông từ chối tham dự.

 

Trong gần nửa thế kỷ qua, quan sát sinh hoạt chính trị Mỹ chưa bao giờ tôi thấy có cuộc chuyển giao quyền hành với nhiều bất trắc như vừa qua.

 

Hai năm đã qua, đến nay tranh cãi về kết quả bầu cử tháng 11 năm 2020 vẫn còn và nhiều người Mỹ vẫn tin vào thuyết âm mưu, tin là có gian lận bầu cử cho Tổng thống Joe Biden lên làm lãnh đạo, dù rằng các vụ kiện ở các cấp liên quan đến kết bầu cử đã không cho thấy có gian lận trong việc đếm phiếu. 

 

Cũng trong sáu năm qua, như chưa từng có trong lịch sử cận đại Hoa Kỳ, một tổng thống bị đàn hặc hai lần và khi vừa rời văn phòng lại phải đương đầu với nhiều cuộc điều tra. Ông Trump bị điều tra liên quan đến bạo loạn 6/1, điều tra về các thương vụ kinh doanh, điều tra về việc tài liệu mật của quốc gia được ông đem về nhà riêng khi rời Bạch Ốc. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có đủ bằng chứng để truy tố hay buộc tội cựu Tổng thống Trump.

 

Những tranh tụng về kết quả bầu cử không phải mới có vào năm 2020 mà đã xảy ra năm 2000. Cuộc đếm phiếu bầu tổng thống năm đó, giữa hai ứng cử viên George W. Bush (Con) và Al Gore thật là căng thẳng, kéo dài nhiều ngày sau bầu cử, với những khiếu kiện lên đến Tối cao Pháp viện. Hình ảnh nhân viên kiểm phiếu ở quận hạt Miami-Dade, Florida dùng kính lúp soi giọi những lá phiếu để tìm xem ý định của cử tri đã chọn ai cho thấy mỗi lựa chọn của người dân đều quan trọng. Sau nhiều vòng đếm lại và khiếu kiện, cuối cùng Tối cao Pháp viện quyết định chấm dứt việc đếm lại phiếu. Kết quả Bush chỉ hơn Gore 537 phiếu trong tổng số gần 6 triệu phiếu bầu của cử tri Florida. Sau khi có phán quyết của Tối cao Pháp viện, Phó Tổng thống Al Gore chấp nhận thua cuộc.

 

Khi George W. Bush của Đảng Cộng hoà lên làm tổng thống, nhiều người ủng hộ Đảng Dân chủ cho rằng ông không phải là tổng thống của đa số dân, vì đạt phiếu đại cử tri 271 trên tổng số 538 để thắng, nhưng thua Al Gore hơn 500 nghìn phiếu phổ thông.

 

Việc bàn giao quyền lãnh đạo nước Mỹ từ Tổng thống Bill Clinton sang cho Tổng thống George W. Bush đã diễn ra tốt đẹp. Người Mỹ thường tự hào về nền dân chủ vì mỗi 4 hay 8 năm, khi dân đã nói lên ý nguyện của mình trong việc chọn lãnh đạo thì việc chuyển giao quyền luôn diễn ra trong hoà bình. Không như ở những nước cộng sản hay độc tài, độc đảng với lãnh đạo không do dân bầu chọn và chỉ muốn cầm quyền mãi mãi.

 

Sinh hoạt chính trị Mỹ đã thay đổi từ sau bầu cử tháng 11 năm 2016, với Donald Trump thắng với số phiếu đại cử tri 306, nhưng thua Hillary Clinton 2.8 triệu phiếu phổ thông.

 

Nhiều người ủng hộ Đảng Dân chủ không chấp nhận Donald Trump là lãnh đạo Hoa Kỳ, cũng như đã phản đối Tổng thống Bush (Con) sau kết quả bầu cử 2000. Kết quả với Donald Trump thắng cử đã làm bùng lên làn sóng biểu tình phản đối ở nhiều nơi. Các cuộc biểu tình kéo dài, nhiều khi đưa tới bạo động, đốt phá ở nhiều thành phố. Với Tổng thống Joe Biden được bầu làm lãnh đạo lại có bạo loạn ở thủ đô hôm 6/1/2021.

 

Một khi hai phe đối lập phải dùng tới bạo động để nói lên quan điểm của mình, nền dân chủ Mỹ đang bị thách thức. Sự thách thức đến từ nội tình lòng dân và cũng do những quốc gia không thích nếp sống dân chủ của người dân Mỹ tìm cách ảnh hưởng.

 

Bầu cử tháng 11 năm nay là kỳ bầu chọn đầu tiên sau đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi cuộc sống và diễn ra trong lúc kinh tế Mỹ đang suy yếu, lạm phát cao, giá sinh hoạt tăng. Theo thăm dò, có đến 80% cử tri coi kinh tế là điều quan tâm nhất.

 

Hôm nay cũng là kỷ niệm 40 năm tôi tham gia bầu cử Mỹ. Tháng 6 năm 1982 tôi tuyên thệ trở thành công dân Hoa Kỳ và ghi danh đi bầu trong kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11. Sân trường Đại học Berkeley năm đó tràn ngập bích chương vận động tranh cử. Tôi còn nhớ có bầu chọn thống đốc tiểu bang California, sôi nổi giữa hai ứng cử viên là Tổng Chưởng lý George Deukemejian, người Đảng Cộng hoà và Thị trưởng Los Angeles Tom Bradley của Đảng Dân chủ, với kết quả ông Deukmejian thắng đối thủ chỉ 50 nghìn phiếu trong nhiều triệu phiếu bầu.

 

Sproul Plaza từ thập niên 1960 đã là trung tâm của phong trào tự do phát biểu chính kiến vì thế thường có biểu tình chống chính phủ Mỹ, dù là chính phủ do Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hoà cầm quyền.

 

Một hôm có biểu tình, gặp một anh người Hoa từ Trung Quốc mới qua du học theo ban tiến sĩ, anh nói với tôi nếu cứ biểu tình thế này nước Mỹ sẽ loạn. Tôi trả lời không loạn đâu, vì nếu chính phủ không cho biểu tình thì nước Mỹ sẽ loạn ngay. Vì chính quyền không thể ngăn cấm dân biểu tình mà còn có nhiệm vụ bảo vệ và chỉ can thiệp khi có bạo động.

 

Trong nếp sống Mỹ, ủng hộ Cộng hoà, Dân chủ hay mấy đảng nhỏ, hoặc không theo đảng nào là quyền tự do chính trị. Tham gia bầu chọn người đại diện cho mình, có khi chọn đúng người của bên đa số, có khi sai. Đúng hay sai, vị dân cử được bầu có trách nhiệm phục vụ cư dân. Không được lòng dân thì hai năm, bốn năm hay nhiều lắm là tám năm sau cử tri sẽ quyết định cuộc đời chính trị của họ.

 

Không ai làm tổng thống Mỹ suốt đời, không ai ngồi ghế đại diện mà không bị thách thức bởi phía đối lập, với lá phiếu của dân là quyết định sau cùng.

 

Trải qua những biến động trong xã hội Mỹ vài năm qua khi chính trị bị đẩy lên phân cực cao độ, tôi có chút lo ngại, nhưng vẫn tin vào sức mạnh của lá phiếu hơn là bạo lực của gạch đá, bom xăng hay súng đạn khi muốn nói lên lựa chọn chính trị của mình. Nên tôi đã vừa tham gia bỏ phiếu.

 

– Bùi Văn Phú

 

(Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả, một giảng viên đại học cộng đồng và là nhà báo tự do từ vùng Vịnh San Francisco, California.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.