Hôm nay,  

Dị nhân tân truyện

12/10/202220:44:00(Xem: 3018)
Truyện ngắn

sad man


Đất Mơ vào thời hiện đại vô cùng rực rỡ, xe cộ như mắc cửi, máy bay bay giàn trời luôn. Những tưởng thế là cực thịnh rồi, nào ngờ giờ đây người ta còn chế ra nhiều thứ còn kinh khủng hơn, xe tự động chạy chẳng cần người lái, thiên hạ lên xe cứ ngả người ra mà hưởng thụ mặc cho xe chạy sao đó thì chạy. Máy bay cũng tự bay, thậm chí bay ra trận bỏ bom ì xèo rồi bay về chẳng cần phi công nữa. Người đất Mơ thông minh tinh anh phát tiết, thiên hạ không biết rồi mai này sẽ còn tiến bộ đến đâu nữa.

 

Đất Mơ vốn là nơi tụ hội của trai tứ chiếng gái giang hồ, danh môn chính phái lẫn bàng môn tả đạo cũng kéo về phó hội. Nơi này xứng là đất lành chim đậu, trong số thiên hạ đổ về đây, có kẻ sanh sau đẻ muộn, tánh tình khù khờ, may nhờ tổ đãi sao ấy nên cũng đến được đất Mơ. Y vốn chậm lụt hậu đậu nên bạn bè thường gọi là thằng Đậu. Y vốn người đất Định xứ Nam, sanh ra và lớn lên trong một gia đình tiểu thương. Ba mẹ bảo bọc kỹ quá nên khi ra đời ngơ ngáo hổng làm được việc gì hết ráo. Tướng người y cũng tầm thước như mọi người, trán và phần từ chóp mũi trở xuống bằng nhau, bởi thế trí huệ cùn mằn chẳng khá, sinh lực lẫn sinh dục cũng yêu yếu làng nhàng, duy có phần giữa khuôn mặt và mũi khá dài đó là dấu hiệu của những ý tưởng, tư tưởng vô cùng vô tận. Khổ nỗi y chỉ biết suy tư thế thôi chứ chẳng thể biến thành hành động. Ý tưởng thì bao la nhưng cứ mãi là ý tưởng, kể cũng tiếc thay cho y!Vì xuất thân học trò dài lưng tốn vải, trói gà không chặt, hơn nửa đời ngơ ngáo chẳng làm nên trò trống gì, trong khi lũ bạn đồng trang lứa đã là ông nọ bà kia ngôi cao lộc cự. Y được cái thật thà như đếm, khổ nỗi người đời thì bảo:” Thật thà là cha đứa dại” thế thì đủ biết sự thể thế nào rồi.

 

Đậu đến đất Mơ làm cu li, hơn hai mươi năm ròng ngày ngày vào hãng cày chung với bọn cu li đen, trắng, mễ, xì, rệp… Thế rồi cơn dịch cúm Tàu tràn đến, người đất Mơ chết quá trời luôn, nhà thương không có thuốc chữa, hãng xưởng đóng cửa hà rầm, ấy vậy mà hãng nơi Đậu làm thì lại khác, chẳng những không đóng cửa mà còn làm ăn khấm khá hơn cả lúc thường. Đậu thật thà nhưng có tánh gàn, vào hãng không chịu đeo khẩu trang. Tay đốc công kêu lại:

 

– Hey, Dean (số là sau khi Đậu đậu quốc tịch nên đổi tên tây cho nó theo trào lưu thời thượng) Where is your mask?

 

Đậu sớn sác:

 

– Oh sorry, I didn’t see Mark today

 

– No, I say the mask

 

– It’s ok, I ready mark on my card

 

Tay đốc công xẵng giọng:

 

– Let me tell you again, wear your mask please!

 

– Oh, thanks sir, I will study more math

 

bấy giờ gã đốc công điên tiết giơ hai tay lên trời, vẻ mặt giận dữ, giọng gằn lại:

 

– I lost hear or you crazy?

 

Đậu lập tức trả lời như cái máy mà chẳng kịp nghĩ:

 

– Both

 

Thế là cả hãng được trận cười bể bụng luôn, cười như thể chưa từng được cười bao giờ.

Cũng với tay đốc công ấy, nhân mấy tháng trước Đậu được khen là cu li xuất sắc của tháng, y đến bắt tay và chúc mừng:

 

– Hi, Dean, congratulation for your success

 

Đậu lập tức phản ứng:

 

– Thanks, but I am not suck or sex

 

– Oh no, not my mean, I say success

 

Lần này Đậu sững cồ luôn:

 

– I am not suck or sex ok!

 

Tay đốc công giơ hai tay lên trời, mấy cu li làm chung với Đậu giải thích cho Đậu, bấy giờ Đậu mới nhận ra nên rối rít xin lỗi và cảm ơn tay đốc công.

 

Một lần nọ, Đậu cùng với một vị sư đi ra phi trường đón mấy vị sư khác từ đất Định sang. Đậu hăng hái bước ra thông dịch giúp cho mấy nhà sư mới sang. Nhân viên hải quan hỏi:

 

– How many months are you staying in the U.S.?

 

Đậu ba chớp ba nháng:

 

– Six monks.

 

Tay nhân viên hải quan lập lại câu hỏi lần nữa, lần này thì Đậu trả lời trớt quớt:

 

– They are no sick, good monks.

 

Tay nhân viên hải quan lắc đầu quầy quậy rồi đóng mộc để cho các nhà sư thông quan. Đại khái Đậu là thế, dầu có kể đến tết Công Gô cũng không hết chuyện của Đậu.

Đậu tập tành viết lách, làm thơ, thậm chí viết đối nữa chứ. Khổ nỗi Đậu viết được vài vế ra thì tắc tị, không làm sao viết được vế đối, vì thế đành để dở dang khơi khơi vậy, tỷ như câu:

 

– Cây sầu đông mọc ở đồng sâu chẳng ở đầu sông cớ sao đông sầu.

 

Hoặc là câu mới nhất gần đây:

 

– Nhân dân tệ sức mạnh không tệ quan vơ vét thậm tệ nên nhân dân tệ.

 

Không biết các cụ có ý kiến ý cò chi không chứ bọn bạn của Đậu thì cười khẩy:

 

– Khéo vẽ vời, dư hơi rảnh ráng, toàn sính những thứ nhọc thân mệt tâm mà chẳng được xu teng nào.

 

Đậu bày đặt đua đòi viết lách, mon men bon chen vào chiếu văn của các cụ. Ban đầu bài gởi đi mà chẳng bao giờ thấy có hồi âm, bao nhiêu điện thư gởi bài cứ hệt như NASA gởi thông điệp vào vũ trụ tìm kiếm người ngoài hành tinh, chỉ có gởi mà chẳng có phản hồi. Thế nhưng rồi “Thánh nhân đãi kẻ khù khờ”, ngày kia có một tờ báo lớn của cư dân gốc mít ở xứ đất Mơ chịu đăng bài của Đậu, đăng chơi vậy thôi chứ hổng có nhuận bút gì hết ráo. Nhiêu đó đủ làm Đậu sướng lâng lâng mấy ngày liền, tâm thần bay bổng, trí tưởng tượng lập tức được kích hoạt. Đậu ngỡ từ đây mình đã thành danh, đã là tay ghê gớm lắm rồi, có thể ngồi chung chiếu với các cụ mà xưa nay thiên hạ bảo là cây đa cây đề. Không thể dùng bút mực nào tả nổi sự hưng phấn của Đậu. Đậu hãnh diện đi đứng khuỳnh ra khác với vẻ khúm núm khép nép mọi ngày, mặt thì câng câng lên không còn nét rúm ró sợ sệt bẩm sinh. Đậu nói năng cũng khác hẳn đi, lý sự toàn những ngôn từ mà người nghe hiểu được chết liền! Hôm nọ Đậu cả gan viết bài bàn về nội chiến năm xưa, không hiểu là Đậu liều lĩnh hay quá thật thà mà dám viết chuyện tướng tá phe ta dụ khị binh lính ở lại chiến đấu còn mình thì bỏ chạy như vịt. Đậu còn tưng tửng dẫn chứng nhiều địa điểm giặc chưa đến mà ta đã chạy từ khuya, giặc tấn công quyết liệt mà phe ta chỉ lo kèn cựa không biết người biết ta… Thế là hôm sau cả một cơn bão tố ập xuống, vô số những lời chụp mũ chửi rủa và vô số đồ này đồ nọ được tung ra, nào là:” Ếch nằm đáy giếng bàn chuyện chính trị, ăn cháo đá bát, nằm vùng, thân địch, hai mang...” Trong khi ấy thì phe kia cũng chụp lên đầu Đậu bao  nhiêu là cái nón cối kinh khủng và đầy hoang tưởng:” Đồ phản động, thế lực thù địch, biệt kích cầm bút, xuyên tạc phá hoại đường lối chi đó...”. Sở dĩ bên kia chụp mũ giấy lên đầu đậu là vì Đậu dám viết sự thật về nạn những nhiễu hà hiếp dân, nạn quan lại tham ô, nỗi dân oan mất đất, mất nhà. Chuyện giặc Tàu cướp biển, đảo, lấn biên giới, tung hàng độc hại, cài người phá hoại. Rồi những nỗi bất công trong xã hội, những tu sĩ dựa hơi quan quyền để cầu danh văn lợi dưỡng và quan trọng hơn  hết là Đậu dám viết sự cắt đất nhượng biển của triều đình. Đậu bị đám tiểu yêu, tân hồng vệ binh trên mạng ảo ào ào tấn công, chúng phun ra những ngôn từ nhơ bẩn nhất mà chúng có thể nghĩ ra, chúng hung hãn và hồ đồ cứ như kiến lửa, chó săn và bò đỏ… Sự việc căng thẳng quá khiến bạn bè của Đậu sợ vạ lây nên giãn ra hết, không một ai dám lên tiếng bênh vực Đậu, thậm chi mật vụ còn bắn tin cho Đậu thông qua thân nhân:

 

– Bảo thằng Đậu im mồn đi, bằng không sẽ có rắc rối!

 

Đậu ngấm đòn, tâm tư lung lay, nhiệt huyết tụt xuống như hạ huyết áp. Đậu chán nản, quăng bút xé giấy thề không viết nữa. Đậu vốn biết người làng Vực xưa nay vốn thế, rất cực đoan, quá khích và hẹp hòi. Đậu quên béng lời của một vị thức giả từng cảnh báo:” Đừng có đụng đến người làng Vực, ổ kiến lửa đấy! Viết về cái hay của ta cái dở của địch thì ta thương địch ghét, bằng như viết về cái dở của ta cái hay của địch thì ta thù địch thương. Chú em đứng giữa mà phân tích cái hay cái dở của cả hai bên thì bị ăn đòn cả hai phía. Người làng Vực dù trong hay ngoài cũng đều chỉ thích nghe khen khoái nịnh chứ không chịu nghe sự thật. Chú em cẩn thận, giữ mồm giữ miệng, bằng không thì cả khối nón cối lẫn mũ giấy của hai bên ụp lên đầu”

 

Thật tình mà nói thì Đậu đâu có quên lời cảnh báo, chẳng qua là vì thật thà quá cỡ thợ mộc, cứ tin vào câu danh ngôn:” Khen mà khen phải là bạn ta, chê mà chê phải là thầy ta”. Lâu nay những tưởng “ Thuốc đắng dã tật” nào ngờ người làng Vực không bao giờ chấp nhận!

 

Khi Đậu tập tành viết lách, ban đầu làm thơ tình, cũng yêu nhau, xa nhau, thất tình ai oán. Rồi còn viết văn mộng mơ cô này cô kia… dần dần nhận thấy sao mà nhạt và vô duyên chi lạ nên dẹp hết. Kế đến viết về dân tình quốc sự, bấy giờ Đậu thấy khâm phục những người dám nói, dám làm những chuyện vì dân vì nước. Những cây bút can đảm dám lên tiếng vì sự thật, vì sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, dám tranh đấu cho nhân quyền và nhất là những người hy hiến vì chánh pháp. Trong số họ có không ít người trở thành thần tượng của Đậu. Nếu ngày xưa Đậu hâm mộ những người viết văn làm thơ thì giờ thấy buồn cười quá, ba mớ văn thơ ấm ớ vu vơ để rồi vụng về áo thụng vái nhau, thật vô tích sự, chẳng làm chi nên đời. Mạng net bây giờ toàn những chuyện nhảm nhí khoe ăn chơi, khoe bậy bạ để câu like. Nhóm sĩ người làng Vực thì toàn thơ dở hơi tình tay ba tay tư, tình già kép trẻ, gái tơ mơ đại gia…Đậu cười khẩy, gạt qua bên cho đỡ rối, nếu lúc trước ngứa miệng bình này nọ thì giờ Đậu chẳng còn muốn bình nữa, chỉ tổ mệt! Dần dần cư dân trên mạng cũng né Đậu như né hủi vì Đậu không chịu áo thụng vái nhau. Đại để là thế, thiên hạ cho Đậu khờ, Đậu hậu đậu, thậm chí có người còn bảo dị nhân hay quái nhân tân thời là vậy.

 

Đậu sống ở đất Mơ nhưng tâm tư vẫn thương nhớ đất Định, ngày đêm thường nghĩ nhớ về đất Định, hình ảnh đồng quê hay góc phố cứ lung linh trong tâm tưởng y. Cuối năm ấy y làm một chuyến y cẩm hồi hương. Đậu vẽ ra trong đầu bao  nhiêu là chuyện sẽ làm, sẽ đi thăm nơi này nơi kia, sẽ viếng người thân kẻ sơ, họp mặt với bạn văn bọn chữ nghĩa…

Máy bay đáp xuống phi trường, mọi người chen lấn xếp hàng rồng rắn để chờ nhân viên hải quan đóng mộc. Dòng người câm nín nhẫn nhục và cố nhã nhặn chờ đến lượt mình, khác hẳn lúc huênh hoang khoác lác khi ở đất Mơ. Chờ đến rã cẳng chân mà dòng người nhích từng tí một. Đến lượt Đậu trình hộ chiếu, tay nhân viên lầm lì mặt không có tí biểu cảm. Hắn ta cũng như những nhân viên khác, ngồi sau cái quầy được thiết kế cao và che chắn hết mọi tầm nhìn của khách. Hắn ta cầm sổ thông hành và thị thực của Đậu lật qua lật lại một lát mới hỏi cộc lốc:

 

– Tên gì?

 

Đậu bực mình nhưng vẫn cố gắng từ tốn:

 

– Đậu Nguyễn.

 

– Quê quán ở đâu?

 

– Đất Định.

 

– Về làm gì?

 

– Thăm gia đình.

 

– Bao lâu?

 

– Ba tuần.

 

– Visa này làm ở đâu?

 

– Dịch vụ bán vé máy bay bao trọn gói.

 

Đã năm phút trôi qua mà y vẫn không đóng mộc, không trả lại sổ thông hành. Hắn ngồi yên, mắt quét lia lịa dòng người đang xếp hàng để lượng định con mồi. Đậu vẫn kiên nhẫn chờ, không chờ thì cũng không biết phải làm gì, trước khi đi, bạn bè đã bỏ nhỏ với Đậu:” Kẹp năm hay mười đô vào sổ thông hành, để mọi việc suôn sẻ và nhanh chóng”. Đậu ghét cái thói vòi vĩnh, lót tay nên không kẹp tiền vào. Đậu hiểu người làng Vực lắm, dù sống ở đất Mơ, đất Định, đất cựu, đất tân… thường ngày chê bai chỉ trích này nọ, thậm chí nói  năng hùng hổ, chụp nón cối này nọ... nhưng khi về đến hải quan xứ quỡn là ngoan ngoãn như cừu non, cụp đuôi như cún con, mặt mày lấm la lấm lét, kẹp tiền vào sổ thông hành cho nó lành. Đậu không kẹp tiền, Đậu quyết chống lại cái thói vòi vĩnh này, cả Đậu và tay nhân viên hải quan như so găng xem ai bản lãnh hơn. Trong đầu Đậu chợt nảy ra ý nghĩ:” Mày không thể kéo dài mãi, mày phải trả lại giấy tờ để tao đi mà tranh thủ vòi đứa khác, bằng không đồng bọn của mầy sẽ vớt nhiều hơn”. Quả thật linh như bà phán, chừng một phút nữa mà không vòi được tiền cà phê bánh mì, hắn ta đành hậm hực đóng mộc và trả lại giấy thông hành cho Đậu.

 

Ra khỏi sân bay, lập tức Đậu cảm nhận cái nóng như táp vào mặt, dòng người và xe cộ trên đường như dòng lũ ào ào bất tận. Người nhà Đậu sau khi biết Đậu không chịu kẹp tiền nên bị hành bèn càm ràm:

 

– Sau bao nhiêu năm mà Đậu vẫn cứ là Đậu, sao không chịu kẹp tiền vào sổ thông hành như người ta? Nhỡ nó làm dữ hay kiếm cớ này nọ có phải khổ thân không? Đậu ơi là Đậu! Đậu sao mà đậu thế!

 

–– Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 10/22

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một tay cầm micro, tay kia cố gắng lật trang sách để giữ nó cố định, Thái Nguyễn chỉ vào hình ảnh cô tài tử Hollywood gốc Việt đang tiếp nhận những ‘hào quang ánh sáng’ của báo chí điện ảnh Mỹ, trong tà áo dài màu xanh lá cây đậm, giới thiệu về sách thiếu nhi Mai’s áo dài: “Đây là lần đầu tiên áo dài Việt Nam hiện diện trên thảm đỏ Oscar!”
Từ đó, nàng được mang tên Nữ Hoàng Chân Đất (hay Nữ Hoàng Sân Cỏ)(*). Những bước chân trần tìm về dấu vết tình yêu nguyên thủy. Những bước chân đi khâu vá lại vết thương của một thời máu xương điên loạn.
“Nếu không có tiếng hát Khánh Ly thì chúng ta có những gì, còn gì?” Nếu chỉ được chọn một câu để nói về người ca sĩ đã cống hiến gần cả cuộc đời cho âm nhạc, thì tôi xin chọn câu nói trên của MC Lê Đình Ysa trong “Đêm mừng Khánh Ly 80 tuổi” được nhóm bạn trẻ Nina Hòa Bình Lê, Ann Phong, Lê Đình Ysa, Nguyễn Lập Hậu & Jimmy Nhựt Hà... tổ chức vào tối thứ Sáu 7/3/2025 tại quận Cam, Nam California.
Người ta thường gói ghém một cuộc đời trong dăm ba trang giấy để gọi là hồi ký. Người ta cũng thường dùng thước đo của 10 năm, 20 năm, 30 năm… để hoài niệm một điều gì đó, cho dù là hạnh phúc hay mất mát. Nhưng không dễ gì để tái hiện cả một cuộc đời dài 80 năm, trong đó có lịch sử, có tình yêu, có nhân quả, có triết lý sống, có ân tình, có nghệ thuật, có tài năng… chỉ trong một đêm. Vậy mà, Đêm-Khánh-Ly-80-Tuổi, đã làm được điều đó.
Bước vào phòng triển lãm, ba bức tranh đầu tiên bên tay phải đập vào mắt người thưởng ngoạn là ba tác phẩm của họa sĩ Ann Phong: “I Told You, The Earth Is Warming Up”; “Looking Back, Looking Forward”; “If We Don’t Care For Nature, It Will Disappear.” Chọn ba tác phẩm này cho cuộc triển lãm, họa sĩ giải thích: “Các tác phẩm nghệ thuật của tôi phản ánh mối quan hệ giữa người với người; trách nhiệm mà chúng ta phải có đối với trái đất nơi chúng ta đang sống. Thật đau lòng khi chứng kiến ​​thiên nhiên bị tàn phá bởi lòng tham và sự thiếu hiểu biết của con người. Có vẻ như khi chúng ta càng làm cho cuộc sống của mình trở nên tiện nghi, thì chúng ta càng tạo ra nhiều ô nhiễm hơn; càng làm cạn kiệt tài nguyên của trái đất một cách bất cẩn hơn…”
Quý bạn yêu nhạc muốn ủng hộ đêm nhạc Mắt Nâu với những tình khúc của Hoàng Tử Bé - Jayden Nguyễn tại Coffee Factory (15582 Brookhurst St, Westminster, CA 92683) vào ngày Lễ Tình Nhân, Thứ Sáu, 14 tháng 2, xin vui lòng nhắn tin đến 714-592-8941 để đặt vé.
Tuyết rơi như lông ngỗng, như hoa rụng tùng chùm, bám trên nóc xe, trắng xóa mặt đường và tan dưới lằn bánh xe cán ngang. Hơi lạnh len cả vào chân tóc. Mùa Đông thật sự đã đến.
Nếu "Lữ Hành" là cuộc hành trình thơ thới và bất tận của loài người và được ông sáng tác tại Sàigòn vào năm 1953 đầy hy vọng thì "Dạ Hành" là lúc con người đi trong đêm tối. Mà bóng tối ở đây không là một khái niệm về thời gian khi thiếu ánh mặt trời. Bóng tối là chông gai hiểm hóc của phận người và ca khúc cũng được viết tại Sàigòn nhưng mà là Sàigòn khói lửa của chiến chinh tham tàn năm 1970. Rồi Phạm Duy mới nói về cuộc đi bình thường là bài "Xuân Hành", sáng tác năm 1959, ở giữa hai bài hành kia. Hành trình bình thường và muôn thuở như câu hỏi đầy vẻ triết học là "người là ai, từ đâu tới và sẽ đi về đâu ".... Ngươi từ lòng người đi ra rồi sẽ trở về lòng người. Người vừa là thần thánh, vừa là ma quỷ, biết thương yêu dai mà cũng biết hận thù dài…. Nhất là biết vui buồn giữa hai nhịp đập của con tim, ngay cả khi tim ngừng đập.
Bài viết của nhà thơ Ngu Yên ở Texas “Cảm Xúc Trong Tiếng Hát” có nhiều điều lý thú trong lãnh vực âm nhạc. Ngu Yên đã dấn thân trong hai lãnh vực Thơ, Nhạc… Ngoài các tập thơ đã được ấn hành, khoảng cuối năm 1995 ở Houston, Ngu Yên tổ chức những buổi ra mắt sách, băng nhạc, CD và tổ chức những buổi trình diễn ca nhạc. Năm 1998, Ngu Yên đứng ra thành lập nhóm Viet Art Productions để thỏa mãn sự ham vui theo sở thích cùng nhau vui chơi, tổ chức trên 50 buổi trình diễn như đại hội chợ, trong những dịp lễ, sinh hoạt cộng đồng… ngoài Texas còn có nhiều nơi khác. Vì vậy trong lãnh vực âm nhạc, Ngu Yên có kinh nghiệm và khả năng viết về đề tài nầy… Qua bài viết của tác giả Ngu Yên tạo cho tôi cảm hứng góp phần chia sẻ với “lời bàn Mao Tôn Cương” tế nhị vì cũng ngại làm phật ý với “ca sĩ” trình diễn và góp ý thêm cho sinh động trong chuyện vãn.
Thứ Tư, ngày 15 tháng 1, 2025, gia đình và đông đảo bạn hữu đã đưa tiễn họa sĩ/nhà văn Khánh Trường về nơi an nghỉ ở Peek Family, Westminster. Chương trình tang lễ ngắn gọn nhưng ấm cúng, thân tình, và thật cảm động với nhiều lời phát biểu chia sẻ của gia đình và nghệ sĩ thân hữu. Việt Báo đã đăng tải và chia sẻ nhiều bài viết từ bạn bè, văn hữu trong số báo đặc biệt về Khánh Trường ngày 3 tháng 1, 2025, sau đây là bài điếu văn của con gái út của Khánh Trường, Annie Nguyễn Trường An, đọc bởi chồng Cô trong buổi tang lễ bằng tiếng Anh, Lê Anh Dũng biên dịch sang tiếng Việt.

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.



Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.