Hôm nay,  

Mở Đầu Cho Hồi Kết Của Vladimir Putin?

07/10/202200:00:00(Xem: 4367)
Putin
Biểu tình tại Times Square, Manhattan để ủng hộ Ukraine và yêu cầu chấm dứt cuộc xâm lược của Nga ngày 05/03/2022 tại New York. (Ảnh của Spencer Platt / Getty Images)
 
Những buổi lễ quái gở của Vladimir Putin được tổ chức để chính thức hóa việc gượng ép sáp nhập 15% lãnh thổ Ukraine vào Nga một lần nữa cho thấy khe vực sâu hút đang nứt ra giữa chủ nghĩa chiến thắng và thực tế của Điện Kremlin.

Không bàn đến các lực lượng Nga thậm chí còn không kiểm soát hoàn toàn các vùng lãnh thổ mà Putin cho treo cờ Nga. Không bàn đến “các cuộc trưng cầu dân ý” dàn dựng trắng trợn của Nga – người ta phải bỏ phiếu trước họng súng. Không bàn đến sự thật rằng, số người trốn chạy khỏi Nga hiện nay còn nhiều hơn con số 300,000 quân lính bổ sung được “huy động một phần” để hỗ trợ cho nỗ lực chiến tranh của Putin. Và cũng không cần phải nói, các lực lượng Nga đang rút lui ở nhiều vùng lãnh thổ họ mới giành được, như thành phố Lyman vừa được Ukraine giải phóng chưa đầy 24 giờ sau tuyên bố sáp nhập.

Những bài phát biểu khoa trương, màu mè của Putin để lại cho người ta nhiều dư âm khó chịu. Ông gọi phương Tây là những người theo chủ nghĩa Satan với “nhiều giới tính khác nhau,” kêu gọi thánh chiến chống lại các ‘ác nhân’ phương Tây. Cách Putin gọi Mỹ là những người theo chủ nghĩa tân thực dân nghe nó đạo đức giả tới nực cười bởi vì chính ông ta mới thực sự đang trong quá trình tái lập một đế chế.

Ông đề cập đến Catherine Đại Đế, tuyên bố miền nam Ukraine vẫn luôn thuộc về Nga, và sử dụng bừa bãi thuật ngữ đế quốc “Novorossiya” (Tân-Nga Novorossiya). Sự mở rộng của NATO, được cho là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng an ninh hiện hữu của Nga khiến họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đi xâm lược nước láng giềng, hầu như không được nhắc đến trong những câu từ sặc mùi bài ngoại của Putin.

Nhưng câu chuyện thực sự trong vở kịch giật gân mới nhất của Putin là ông ta đã đặt cược sự sống còn chính trị của mình vào “chiến thắng” trước Ukraine và phương Tây.

Điều quan trọng là hiện nay đã có những dấu hiệu cho thấy khả năng nắm giữ quyền lực của Putin đang bắt đầu lung lay, dù rằng ngày tàn của ông vẫn còn xa vời lắm.

Khủng hoảng nội bộ phát sinh từ các cuộc khủng hoảng hiện hữu

Những kẻ độc tài thường thất bại vì hay mải mê ‘vươn tay quá dài.’ Cho nên, nguồn căn sự lung lay quyền lực của Putin bắt nguồn từ chính những lựa chọn của ông ta. Ám ảnh với việc giành lại những gì ông tin là ‘vùng đất lịch sử’ của Nga và quyết tâm đổ lỗi cho phương Tây là hiện thân của suy đồi đạo đức toàn cầu, tự Putin đã tạo ra mối đe dọa cho bản thân mình.

Cuộc xâm lược Ukraine hoàn toàn là một thảm họa. Quân lính Nga đã biểu hiện như ‘quái thai’: đào tạo kém, lãnh đạo vô dụng, hủ bại và trang bị thì tồi tệ.

Điều này hiện đang trở thành một nguy cơ nội bộ mà truyền thông nhà nước Nga đang chật vật tìm lời lẽ để biện minh.

Những gì được rêu rao là chiến thắng lẫy lừng của Nga đã quá cũ kỹ, khiến cho họ sa lầy vào đó để rồi phải đối mặt với những cuộc thoái lui nhục nhã ê chề, buộc phe tuyên truyền của Điện Kremlin phải ‘chữa cháy’ tại chỗ. Nhưng những thất bại xoay vòng mà họ gọi là những thất bại tạm thời thì có thể để lại hậu quả về sau. Và việc tìm ai đó để đổ lỗi, từ những thuyết âm mưu về việc các lực lượng NATO kề vai chiến đấu với lính Ukraine, đến những lời chỉ trích gay gắt dành cho các tướng lĩnh ở chiến trường đã khiến Nga thất bại, cũng chỉ là giải pháp tạm thời.

Rồi thì mọi chuyện sẽ trở nên rành rành rằng người-không-ai-được-phép-chỉ-trích, Vladimir Putin, chính là người chịu trách nhiệm cuối cùng cho những hỗn loạn.

Mặc nhiên, điều này vốn đã và đang xảy ra. Margarita Simonyan, Tổng biên tập của RT, đã đột ngột tách mình ra khỏi chính trường, một mực tuyên bố rằng bà không có chút quyền lực chính trị nào.

Khi những phát ngôn nhân trung thành bắt đầu tỏ ra mất thiện cảm, đó cũng là lúc những kẻ độc tài phải lo lắng.

Putin đã bị buộc phải từ bỏ trung tâm chính trị

Bí ẩn của Putin và chủ nghĩa Putinism là ông ta chưa bao giờ thực sự đưa ra tầm nhìn chỉ đạo cho nước Nga, dù Putin thực sự là nhà lãnh đạo của Điện Kremlin phục vụ lâu nhất kể từ thời Stalin. Ông ta có xu hướng né tránh xác định lập trường, quan điểm cụ thể và thậm chí còn không phải là thành viên của United Russia, đảng được tạo ra để đại diện cho quyền lợi của Putin trong Quốc Hội Nga.


Thay vào đó, Putin chủ trì một chính phủ độc tài tập trung, chơi chiêu bài chia-để-trị với các bè phái khác nhau ở Điện Kremlin, đồng thời đề cao bạn bè và thân hữu (dù thỉnh thoảng cũng hay thanh trừng họ). Thật vậy, Nga có một hệ thống thương lượng quan liêu giữa các Bộ cầm quyền và các cá nhân quyền lực, không hoàn toàn xa lạ với những gì chúng ta chứng kiến ở các nước phương Tây.

Nhưng ở Nga, sức mạnh của các dòng quyền lực theo chiều dọc có nghĩa là những tranh luận về các chính sách quan trọng không được giải quyết bằng các cuộc thảo luận, tranh cãi hay những thứ tương tự khác. Nói cho đúng, chúng được quyết định bởi ý chí của một cá nhân.

Điều này có hiệu quả rất tốt cho Putin trong quá khứ, cho phép ông ta thể hiện bộ mặt của một “trung tâm” chính trị, người có những lựa chọn làm dịu đi chủ nghĩa cực đoan của những người theo chủ nghĩa cộng sản và siêu quốc gia, đồng thời giúp ông tránh xa những vụn vặt chính trị. Nhưng giờ đây, những thất bại trên chiến trường đòi hỏi ông phải ‘mò’ về phe cực hữu. Mà phe cực hữu Nga chưa bao giờ hoàn toàn ủng hộ Putin, dù ông vẫn giữ được ảnh hưởng về mặt chính trị. Cánh hữu cũng không được nhân dân Nga ủng hộ nhiều, và nhiều nhà lãnh đạo của phe này thường bị mang ra chế giễu.

Do đó, Putin đang đặt cược vào khả năng lôi kéo lòng dân đối với mình. Đúng vậy, nền dân chủ phức tạp của Nga đảm bảo rằng ông ta sẽ không bị hạ bệ và mong muốn phản đối của công chúng thường ở mức thấp. Nhưng giờ đây, Putin có thể sẽ có những hành động thậm chí còn không được lòng dân hơn là việc trưng binh.

Những người chỉ trích ông, như nhà lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov, đã kêu gọi Putin ban bố thiết quân luật ở các vùng biên giới Nga và sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật chống lại Ukraine. Làm vậy sẽ không chỉ đẩy nhanh thất bại quân sự của Nga mà còn làm suy yếu quyền lực trong nước của Putin.

Đối mặt với thất bại tập thể: tế thần!

Trong quá khứ, Putin đã có thể thanh trừng ai đó mà không bị trừng phạt. Quân lính, các cơ quan an ninh và các nhà tài phiệt, ai khiến ông phật lòng đều sẽ ‘lãnh đủ.’

Nhưng những thất bại của Nga ở Ukraine không thể đổ tội lên đầu vài ông tướng tồi, hoặc thông tin không tốt từ cơ quan tình báo nước ngoài của Nga, SVR. Những thất bại này mang tính hệ thống, bộc lộ những sai sót trong tư duy chiến lược, hoạch định quân sự, quản lý kinh tế, phân tích tình báo và lãnh đạo chính trị của Nga.

Thất bại càng nhiều, thì ‘vật tế’ của Putin càng bị ít đi. Ông ta đã nhanh chóng thay thế các tướng lĩnh mới, và hiện đang ra lệnh trực tiếp cho các chỉ huy hiện trường, kể cả việc không cho phép rút lui và tái tập hợp.

Những đánh giá tình báo tự tin cho rằng người dân Ukraine sẽ chào đón quân xâm lược Nga là do Putin tự đọc tình hình, được công bố trong một bài diễn văn năm 2021. Lòng tự tin quá đà của Moscow vào chủ quyền của mình đã không thể bảo vệ các bộ phận quan trọng của nền kinh tế Nga trước các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Và niềm tin của Putin rằng phương Tây sẽ ‘e dè’ khi đối mặt với vũ khí hạt nhân là của Nga dường như không những sai bét mà điều này còn giúp củng cố thêm quyết tâm của họ.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là Putin sẽ bị lật đổ vào ngày mai. Ông ta giữ quyền kiểm soát sâu và rộng đối với nhân dân cũng như giới tinh hoa Nga. Nhưng Putin đang ngày càng dễ bị tổn thương. Khi ra lệnh trưng binh cho cuộc chiến ở Ukraine, Putin đã tự phá vỡ ràng buộc của mình với nhân dân. Và khi cố gắng đổ hết tội lỗi lên đầu cấp dưới, ông ta đã khiến cho giới tinh hoa Nga có động cơ đoàn kết chống lại mình.

Để thấy rõ hơn vận mệnh chính trị của Putin đã thay đổi như thế nào, chỉ cần nhìn vào niềm tin mới của Ukraine – Tổng thống Volodymyr Zelenskyy. Sống sót sau cuộc tấn công của Nga vào tháng 2, Zelenskyy đang công khai kêu gọi thay đổi chế độ ở Nga.

Đáp lại yêu cầu Ukraine quay trở lại bàn thương lượng của Putin, Zelenskyy thẳng thừng tuyên bố “sẽ không có bất kỳ cuộc đàm phán nào với Nga chừng nào Putin còn là Tổng thống Liên bang Nga. Chúng tôi sẽ đàm phán với tân tổng thống.”

Hồi kết của Vladimir Putin? Có thể đến sớm hơn mong đợi.
 
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết của Matthew Sussex, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng, Australian National University, được đăng trên trang TheConversation.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
Cái ông Andropov (“nào đó”) nghe tên cũng có vẻ quen quen nhưng nhất thời thì tôi không thể nhớ ra được là ai. Cả ủy ban nhân dân Rạch Gốc và nhà văn Nguyên Ngọc cũng vậy, cũng bù trất, không ai biết thằng chả ở đâu ra nữa. Tuy vậy, cả nước, ai cũng biết rằng trong cái thế giới “bốn phương vô sản đều là anh em” thì bất cứ đồng chí lãnh đạo (cấp cao) nào mà chuyển qua từ trần thì đều “thuộc diện quốc tang” ráo trọi – bất kể Tây/Tầu.
Việt Nam và Trung Quốc đã ký 14 Văn kiện hợp tác an ninh Chính trị, Kinh tế-Thương mại và Văn hóa-Báo chí trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm từ ngày 18 đến 20/08/2024. Trong số này, Văn kiện kết nối và thiết lập 3 Tuyến đường sắt giữa hai nước được gọi là “anh em” đã giúp Trung Quốc liên thông ra Biển Đông và bành trướng thế lực kinh tế...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.