Hôm nay,  

Nobel Văn Học 2022: Nhà Văn Pháp Annie Ernaux

06/10/202208:20:00(Xem: 3333)

Annie
Tác giả người Pháp Annie Ernaux, 82 tuổi,
giải Nobel Văn học năm 2022. Hình từ Wikipedia.

Tác giả người Pháp Annie Ernaux, 82 tuổi, đã thắng giải Nobel Văn học năm 2022, theo Viện Hàn lâm Thụy Điển công bố hôm thứ Năm. Viện này ghi nhận Ernaux đã giành được giải thưởng cho "lòng can đảm và sự nhạy bén trong việc  lột tả gốc rễ, sự lạc lõng, những tập hợp hạn chế của ký ức cá nhân" và lưu ý rằng tác giả sẽ được trao giải thưởng vào ngày 10 tháng 12/2022 tại Stockholm.  

Ủy Ban trao giải đã không thể liên lạc với Ernaux qua điện thoại, nhưng tác giả đã nhanh chóng biết được tin tức. Vào chiều thứ Năm, bà đã xuất hiện từ nhà của mình ở ngoại ô Paris trả lời phỏng vấn của các phóng viên. Bà nói rằng bà đã biết về giải thưởng qua đài phát thanh. “Tôi rất hạnh phúc - hãnh diện,” bà nói thêm giữa tiếng ồn ào từ việc xây cất của nhà hàng xóm.


Annie Ernaux (tên khai sinh là Annie Duchesne; sinh ngày 1 tháng 9/1940) là một nhà văn và giáo sư văn học người Pháp. Ernaux lớn lên ở Yvetot ở Normandy. Xuất thân từ tầng lớp lao động, nhưng ba mẹ làm chủ một tiệm café-tạp hóa. Bà học ở Rouen và Bordeaux, dạy ở trường trung học và sau đó, trong 23 năm, làm việc cho một trường đại học đào tạo từ xa của Pháp, cned.

Annie Ernaux bắt đầu sự nghiệp văn học của mình vào năm 1974 với Les Armoires vides (Cleaned Out - Đã xóa sạch), một cuốn tiểu thuyết tự truyện, về kinh nghiệm phá thai của cá nhân bà khi điều này còn bất hợp pháp tại Pháp. Năm 1984, bà thắng giải thưởng Renaudot cho một tác phẩm tự truyện khác của mình là La Place (A Man's Place - Nơi Chốn của Một Người Đàn Ông), một cuốn tự truyện tập trung vào mối quan hệ của bà với thân phụ và những trải nghiệm của bà khi lớn lên ở một thị trấn nhỏ ở Pháp, và tiến trình vào tuổi trưởng thành và xa lìa cội nguồn của ba mẹ. Ngay từ rất sớm trong sự nghiệp, bà đã từ bỏ tiểu thuyết để tập trung vào tự truyện.

Bà vẽ lại những bước tiến trong xã hội của ba mẹ (La place, La honte), tuổi vị thành niên của bà (Ce qu'ils disent ou rien), cuộc hôn nhân của bà (La femme gelée), mối tình nồng nhiệt của bà với một người đàn ông Đông Âu (Passion simple), cuộc phá thai của bà (L'événement), bệnh Alzheimer (Je ne suis pas sortie de ma nuit), cái chết của mẹ (Une femme), và ung thư vú (L'usage de la photo).

A Woman's Story, A Man's Place và Simple Passion đã được vinh danh là Notable Books (Những cuốn sách đáng ghi nhận) theo New York Times, và A Woman's Story đã lọt vào vòng chung kết cho Giải thưởng sách Los Angeles Times Book Prize. Shame được vinh danh là Sách hay nhất Publishers Weekly Best Book năm 1998, I Remain in Darkness được vinh danh là Top Memoir (Hồi ký hàng đầu) của năm 1999 bởi The Washington Post, và The Possession được xếp vào danh sách Mười cuốn sách hay nhất của năm 2008 bởi Tạp chí More Magazine.

Cuốn hồi ký lịch sử Les Années (The Years) năm 2008 của bà được các nhà phê bình Pháp đón nhận nồng nhiệt, được nhiều người coi là tác phẩm đỉnh cao tài năng của bà. Trong cuốn sách này, Ernaux lần đầu tiên viết về bản thân ở ngôi thứ ba (elle, hay "she" trong tiếng Anh), mang đến một cái nhìn sinh động về xã hội Pháp ngay sau Thế chiến 2 cho đến đầu những năm 2000. Đó là câu chuyện xã hội cảm động về một người phụ nữ và về xã hội đang phát triển mà bà đang sống. The Years đã giành được Giải thưởng Françoise-Mauriac năm 2008 của Académie française, Giải thưởng Marguerite Duras năm 2008, Giải French Language Prize năm 2008, Giải thưởng Télégramme Readers Prize năm 2009, Giải Premio Strega Europeo Prize năm 2016. Năm 2018, bà thắng giải Premio Hemingway. Bà đã được đề cử cho Giải International Booker Prize năm 2019 cho cuốn The Years của bà.

Những tác phẩm sau đó của bà viết chi tiết kinh nghiệm bệnh ung thư của mẹ bà và bệnh ung thư của Ernaux, cũng như những sự kiện hạnh phúc hơn, như chuyện về mối tình nồng nhiệt của bà.

Ernaux lần đầu tiên thử viết ở trường đại học, nhưng các nhà xuất bản từ chối cuốn sách của bà vì "quá tham vọng", bà nói với The Times vào năm 2020. Bà đã ngưng viết lách cho đến khi 30 tuổi, khi đã là một bà mẹ hai con, đang làm công việc giáo viên, bà đã viết cuốn  “Cleaned Out” trong bí mật vì chồng bà đã chế nhạo những nỗ lực viết lách ban đầu của bà. “Tôi giả vờ viết luận án tiến sĩ,” Ernaux nói. Sau khi cuốn sách được xuất bản, chồng bà lại phản ứng thậm tệ.  Anh ấy nói với tôi: "Nếu em có khả năng viết một cuốn sách trong bí mật, thì em có khả năng xỏ mũi tôi,” Ernaux nhớ lại. Không lâu sau đó, bà đã viết về cuộc hôn nhân không hạnh phúc của mình.

Ernaux là phụ nữ Pháp đầu tiên đoạt giải Nobel văn học và là người phụ nữ thứ 17 trong số 119 người đoạt giải Nobel văn học. Hơn một chục nhà văn Pháp đã giành được giải thưởng văn học kể từ khi Sully Prudhomme giành được giải thưởng khai mạc vào năm 1901. Người thắng giải văn học gần đây nhất của Pháp trước Ernaux là Patrick Modiano vào năm 2014.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Văn học miền Nam tồn tại mặc dù đã bị bức tử qua chiến dịch đốt sách và cả bắt bớ cầm tù đầy đọa những người cầm bút tự do sau ngày Cộng sản Bắc Việt chiếm lĩnh miền Nam. Chẳng những tồn tại mà nền văn học ấy đã hồi sinh và hiện đang trở thành niềm cảm hứng cho các thế hệ Việt kế tiếp không chỉ ở hải ngoại mà còn cả trong nước. Có lẽ chưa có một nền văn học nào trên thế giới đã có thể thực hiện được những thành quả trong một thời gian ngắn ngủi chưa đầy một thế hệ như vậy. Bài viết này sẽ tổng kết các lý do dẫn đến thành quả của văn học miền Nam trong 20 năm, từ 1954 tới 1975, một trong hai thời kỳ văn học phát triển có thể nói là rực rỡ và phong phú nhất của Việt Nam (sau nền văn học tiền chiến vào đầu thế kỷ 20). Tiếp theo là việc khai tử văn học miền Nam qua chiến dịch đốt và tịch thu các văn nghệ phẩm, cầm tù văn nghệ sĩ của Việt cộng. Và kế là những nỗ lực cá nhân và tự nguyện để phục hồi văn học miền Nam tại hải ngoại và hiện trở thành nguồn cảm hứng cho các thế hệ Việt..
Văn học luôn được xây dựng trên tác giả, tác phẩm và độc giả, với những cơ chế tất yếu là báo, tạp chí văn học, nhà xuất bản, mạng lưới văn chương, và phê bình. Gần đây thêm vào các phương tiện thông tin xã hội. Trên hết là quyền lực xã hội nơi dòng văn học đang chảy, bao gồm chính trị, tôn giáo. Giá trị của một giai đoạn văn học được đánh giá bằng những thành phần nêu trên về sáng tạo và thẩm mỹ qua những cơ chế như tâm lý, ký hiệu, cấu trúc, xã hội, lịch sử… Việc này đòi hỏi những nghiên cứu mở rộng, đào sâu theo thời gian tương xứng.
Có lần tôi đứng trước một căn phòng đầy học sinh trung học và kể một câu chuyện về thời điểm chiến tranh Việt Nam chấm dứt, về việc tôi đã bỏ chạy sang Mỹ khi còn nhỏ, và trải nghiệm đó vẫn ám ảnh và truyền cảm hứng cho tôi như thế nào, thì một cô gái trẻ giơ tay hỏi tôi: “Ông có thể cho tôi biết tại sao cha tôi không bao giờ kể cho tôi nghe về cuộc chiến đó không? Cha tôi uống rượu rất nhiều, nhưng lại ít nói.” Giọng nói cô run rẩy. Cô gái bảo cha cô là một người lính miền Nam Việt Nam, ông đã chứng kiến nhiều cảnh đổ máu nhưng nỗi buồn của ông phần nhiều là trong nội tâm, hoặc nếu đôi khi thể hiện ra ngoài thì bằng những cơn thịnh nộ.
Chiến tranh là một nỗi đau dằn vặt của nhân loại vì không ai muốn nó xảy ra, nhưng chiến tranh vẫn cứ xảy đến như một điều kiện cần thiết biện minh cho sự tồn tại của thế giới con người. Ngày Ba mươi tháng 4 năm 1975 là một cột mốc đánh dấu một biến cố chính trị trong lịch sử chính trị thế giới, ngày cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) chấm dứt.
“Cơn mưa di tản trở về giữa quá khứ và hiện tại, giữa người chết và người sống. Đó là lăng kính mà mọi thứ đã được chắt lọc qua. Những năm tháng trở nên trong suốt như nước. Những gì chúng ta thấy là những hình dạng mờ nhạt đang trôi về nguồn. Tất cả những viễn cảnh và cách diễn giải của chúng ta khi chúng ta quay trở về là đường nét chuyển động của người khác. Để tồn tại, chúng ta đã di tản qua thời gian, và để nói, chúng ta học ngôn ngữ của mưa.”
Bạn tắt hết điện thoại, truyền hình, bạn gập lại các quyển sách đang đọc. Bạn ngồi một mình trong căn phòng nhỏ, khóa kín cửa, hay bạn ngồi trên một tảng đá trong rừng, hay bạn ngồi giữa chợ, điều ấy không quan trọng. Bạn không cần phải thực hành bất kì một lễ nghi tôn giáo, yoga hay thiền nào cả.
Một trong những thành tựu quan trọng đáng tự hào của cộng đồng người Việt là sự thành công của những cây bút người Mỹ gốc Việt, kể câu chuyện Việt góp phần vào nền văn học lưu vong Việt Nam cũng như góp mặt vào dòng văn học chính Hoa Kỳ. Bài giới thiệu sách này thuộc loạt bài giới thiệu các tác giả, tác phẩm thuộc dòng văn học thế hệ thứ nhất-thứ hai, trong thời điểm 50 Năm Nhìn Lại, từ biến cố tháng Tư, 1975.
Bạn có thích đọc thơ không? Người ta nói, mỗi người Việt là mỗi nhà thơ. Nhà thơ sao lại không đọc thơ? À, như vậy, bạn có đọc thơ. Dĩ nhiên bạn thích đọc thơ hay. Nhưng làm thế nào để biết bài thơ hay? Có bài thơ được nhiều người khen hay quá trời, sao bạn lại nghĩ là dở. Hoặc bạn hí hửng khoe bài thơ hay vừa đọc được, người bạn đọc xong, lắc đầu. Sao vậy? Thơ hay không bảo đảm người đọc đồng ý với nhau. Hãy hỏi bạn Trí Thông Minh Nhân Tạo (A.I.), trông cậy anh ta biết nhiều, hiểu rộng, có thể cho đôi lời vắn tắt.
Tôi có một thói quen xấu khi đọc sách – luôn bắt đầu bằng cách mở trang cuối và đọc hàng cuối rồi gấp sách lại xem đầu óc mình nghĩ gì. Hôm nay, mở cuốn “Stories from the Edge of The Sea”, cuốn sách dày 216 trang với 14 truyện ngắn của tác giả người Mỹ gốc Việt Andrew Lâm, tôi lẩm nhẩm: “Hãy đứng đến giây phút cuối cùng, và bạn sẽ không bao giờ, không bao giờ phải đứng một mình.“* “Giây phút cuối cùng”? Không hiểu sao hình ảnh Việt Nam những ngày cuối tháng Tư, 1975 hiện về. Dẫu chỉ là một đứa bé con 6 tuổi vào thời điểm này, nhưng lớn lên và sống với những hệ lụy lịch sử kéo dài từ cái ngày định mệnh đó, ngay trên mảnh đất quê hương bị đánh mất, những mảng đời, những câu chuyện, những ám ảnh, những mất mát luôn là những gì mà chính tôi, bạn bè tôi, gia đình tôi, quê hương, dân tộc tôi, vẫn gồng mình hứng chịu… dẫu nửa thế kỷ đã trôi qua. Tôi hiểu mình sẽ bắt đầu đọc cuốn sách này bằng một sự “khó ở” trong lòng của một độc giả người Việt sống xa quê hương, trong tâm trạng u uẩn
Cô lớn lên như một đứa con gái tomboy, đánh gậy bóng chày giỏi hơn thằng em trai mình, có thể đá văng cặp kính ra khỏi mặt một thằng con trai, và vì thế cô không gần với mẹ lắm. Cô chẳng thấy mẹ mình có gì đáng yêu kính. Bà là người với một thân hình đẫy đà, có tật ngồi lê đôi mách, luôn tay luôn chân công việc nhà cửa, lại nợ nần cờ bạc, chẳng bao giờ thích hoạt động ngoài trời, vì quá quan tâm đến những chuyện trong gia đình nên bà chẳng hề đi đâu thăm thú thế giới, đại dương này nọ, ví dụ, bầu trời xanh chẳng có gì cho bà quan tâm, thấy thú vị.

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.



Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.