* PHƯƠNG PHÁP DÁN GIẤY:
Paper Wraps
Dùng tay xé giấy cho dài hơn móng thiệt một chút xíu, thoa chất keo đặc biệt để dán giấy (meding adhesive) lên móng, đặt giấy lên móng, dùng cây gỗ đầu tròn và dẹp, làm cho đều, đợi khô, nhét đầu giấy bọc đầu móng thiệt lại. Đợi khô, sơn móng nếu cần.
* PHƯƠNG PHÁP DÙNG FIBERS:
Có loại fiber bằng chất lỏng phết lên móng, nên theo sự chỉ dẫn của hãng bào chế, hay huấn luyện viên của bạn trước khi sử dụng.
* PHƯƠNG PHÁP ĐẮP BỘT LÊN PHẦN MÓNG MỚI MỌC:
Fill Nails:
Móng tay mọc trung bình 1/8 inch (1/2 cm) mỗi tháng, bạn nên dặn khách trở lại sau 3-4 tuần lễ để đắp thêm chỗ móng mới mọc ra. Nếu móng bị hở trước thời gian ấy, người khách cần phải trở lại ngay, nếu không sửa chữa chỗ bị hở sẽ vô nước, có thể mọc nấm, làm môi trường cho vi trùng xâm nhập rất nguy hiểm.
Phương pháp:
Dùng thuốc chùi nước sơn loại không có chất Acetone (non acetone, hay acetone free) để không làm mềm móng bột.
Dùng kềm cắt móng, cắt phần nào bị hở, dũa phần lộ ra, phủi cho thật sạch.
Chấm chút thuốc primer, tạo cục bột thật nhỏ, chỉ đắp lên phần móng mới mọc, làm cho lan đều mặt chỗ nối. Đợi khô, đánh bóng, sơn móng.
*PHƯƠNG PHÁP LẤY RA NHỮNG MÓNG NHÂN TẠO
Có thể dùng những hợp chất để lấy ra những móng nhân tạo (approved solvent). Ngâm móng, theo chỉ dẫn của hãng bào chế. Khi móng đã mềm, dùng kềm đặc biệt dùng để cắt móng, lấy bộ móng, hay tips ra.
NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG CẦN CHÚ Ý.
Không làm việc trên những bàn tay, hay móng đang sưng hay bị nhiễm trùng.
Tất cả những hóa chất hay mỹ phẩm đều phải dán nhãn tên, rõ ràng.
Cẩn thận khi dùng những vật dụng bén.
Đừng dũa quá sâu hai bên khóe.
Đừng đẩy quá mạnh dưới đầu móng.
Nếu lỡ cắt phạm da, chảy máu, phải thoa thuốc cầm máu ngay lập tức và dán băng keo, không được dùng bột để che dấu những vết lở hay đau đớn, đang sưng.
Cẩn thận khi dùng chất bột làm móng không gần lửa vì hóa chất dễ bắt lửa.
Chúc bạn thành công
* Trích từ Sách “Kiến Thức Tổng Quát Về Ngành Thẩm Mỹ” của Trương Ngọc Bảo Xuân
Gửi ý kiến của bạn