Hôm nay,  

Trên Bước Đường Tỵ Nạn

02/09/200000:00:00(Xem: 5488)
Đúng 8 giờ tối ngày 10/01/88 ghe chúng tôi cập vào ghềnh đá một hải đảo quá xa
lạ. Tinh thần mệt mỏi, thể xác rã rời, quần áo tả tơi, nhắm mắt rời ghe phó thác cho số mệnh, dù là hoang đảo cũng không có cách nào khác. Trời tối như bưng, chúng tôi nhích từng bước một, phần vì ghềnh đá khó đi, phần vì sợ mãng xà... khoảng 15 phút sau, chúng tôi gặp một căn nhà hoang với vườn dừa bát ngát, một niềm vui quá lớn đối với chúng tôi và cùng quyết định nghỉ đêm tại đây. Đêm thật hoang vắng chỉ nghe tiếng sóng biển vỗ ào ào xen lẫn tiếng thì thầm: "Có nhà không thể là đảo hoang..." Riêng tôi chìm trong giấc ngủ chập chờn không đầu, không cuối...

Một tuần trên đảo, ngày nào cũng húp cháo nấu với rong biển, chát xịt, đôi khi được no một bữa, chúng tôi phải đổi cho bà xã trưởng ba chỉ vàng lấy 5 ký gạo và 5 hộp cá (gạo với cá do Cao Ủy gởi tới nhưng bà ta đã ăn bớt, cắt xén, nạn tham nhũng ở đâu cũng có). Nụ cười bà ta nở như miệng cá sấu và rỉ tai: "Tôi sẽ nói riêng với ông Xã trưởng thuê tàu chở các anh chị vào quận Lamngob sớm, tôi sẽ tính rẻ mỗi người một nửa chỉ vàng thôi, tôi thương người Việt Nam nhiều nhiều...". Chẳng hiểu bà xã trưởng hải đảo Kokut học được vài câu tiếng Việt đó ở đâu. Chúng tôi những du khách bất đắc dĩ, tắm biển nơi đây làm bạn với những con dã tràng se cát biển Đông... buồn vô hạn! Tiếng sóng vỗ rì rào một âm hưởng ngày nào Thu và tôi ngồi bên nhau trên bãi biển Tiên Sa-Đà Nẵng vào một chiều nhạt nắng... 33 năm đã trôi qua, ngồi đây với kỷ niệm cũ, lòng tôi lắng đọng một trời cô đơn...

Rời đảo Kokut lúc 10 giờ sáng ngày 16.1.88, 5 giờ chiều chúng tôi cập bến Lamngob, một quận ven biển thuộc tỉnh Trat miền Nam Thái Lan. Tuy mệt mỏi nhưng ai nấy đều tươi cười, mừng rỡ. Tôi rán hít đầy phổi một hơi dài trong bầu trời tự do, tưởng như vẫn chưa đủ để bù lại sự thoải mái tâm hồn đã mất xuyên suốt gần 13 năm trong ngục tù cải tạo Cộng sản.

Trại Lamngob có khoảng 400 người đến trước ngày 15.1.88 lần lượt được di chuyển đi trại Panatnikhom để được các phái đòn Mỹ, Úc, Canada, Pháp phỏng vấn và tiếp nhận cho đi định cư. Nhóm chúng tôi tới trễ hai ngày là nạn nhân đầu tiên cùng với khoảng 300 người tới sau chúng tôi một tuần lễ, đều bị liệt vào tội xâm nhập bất hợp pháp bởi quyết định mới của chính quyền Thái vào cuối tháng 1 năm 1988. Hậu quả của quyết định quá cứng rắn và thiếu nhân đạo đã gây tang tóc, đau thương cho biết bao thuyền nhân kém may mắn hơn chúng tôi còn đang lênh đênh trên biển cả, hoặc bị tàu tuần duyên bắn chìm không thương tiếc, hoặc đã bị tàu đánh cá thừa nước đục thả câu, cướp bóc, cưỡng hiếp, thủ tiêu hoặc bị đẩy vào các hoang đảo chết dần mòn vì đói khát. Trong suốt tháng 2 và tháng 3 năm 1988 nếu không có Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ đưa tàu ra cứu vớt, tiếp tế và can thiệp cũng như không có dư luận quốc tế lên án thì không biết sẽ còn biết bao thuyền nhân nữa phải chịu cảnh đau thương này. Hơn 4 tháng ở trại Lamngob không khác gì trại giam của CS, mỗi người chưa đầy 2 mét vuông vừa ngủ vừa ăn, vừa là chỗ nấu nướng. Tuy nhiên điều quan ngại và buồn phiền nhất của chúng tôi vẫn là:

- Không có thư từ liên tục với thân nhân.

- Không được tiếp xúc với bất cứ ai dù là phái đoàn từ thiện hay cứu trợ. Ngay cả phóng viên báo chí cũng chỉ lái xe chạy lạng qua và chụp hình lén.

- Cao Ủy Liên Hiệp Quốc không còn tự do ra vào trại nữa.

- Sợ lính hơn sợ cọp, họ mang súng, lựu đạn, dao găm vô trại bất cứ lúc nào. Tệ hơn nữa là quấy nhiễu bất kể giờ ăn, giờ ngủ...

Tình cảnh 400 người chúng tôi ngày càng đen tối, tinh thần bị giao động vì tin đồn sẽ bị giao trả về VN, bị đưa xuống thuyền đẩy ra biển khơi. Chúng tôi lén gửi thỉnh nguyện thư lên thủ tướng, quốc hội Thái, Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ, các tòa đại sứ Hoa Kỳ, Úc, Canada tại Bangkok qua một ân nhân Việt Nam thiện nguyện từ Hoa Kỳ tới thăm (đã phải đút lót cho lính gác cổng $500US mới vào thăm được 20 phút giữa đêm khuya). Không bao lâu chúng tôi được tiếp đón phó Cao Ủy LHQ từ N.Y. Quí vị đại sứ Mỹ, Úc, Canada cùng một số nghị sĩ, dân biểu từ Bangkok tới trấn an, thăm hỏi. Và cũng từ đó chúng tôi được chính quyền địa phương đối xử dễ thở hơn. Sáng ngày 6/5/88, rời trại Lamngob chúng tôi đến trại Site 2 vào buổi chiều, mệt nhoài sau cuộc hành trình dài 700 cây số bằng xe vận tải chở cá. Lại thủ tục nhập trại, lại nội quy... tới lúc được phân phối về lều vải tạm trú của VNBRO (cơ quan cứu trợ tỵ nạn miền biên giới) thì mặt trời đã lặn. Ăn vội nửa vắt cơm còn lại, tôi lăn mình trên chiếc ghế bố thiếp đi...

Trời mưa như trút nước làm tôi giật mình tỉnh dậy, quanh tôi mọi người đã thức giấc. Một số nằm im, số khác với ánh mắt đăm chiêu nhìn ra đêm tối, những tiếng thở dài ở lều bên cạnh. Tất cả mang nặng nỗi buồn bâng khuâng, nỗi buồn của những kẻ mất nước, xa nhà lạc loài trên đất lạ quê người trong cảnh mưa đêm miền biên giới Thái-Miên.

Banthad, tên một ngọn núi kế cận Site 2, dưới chân núi một trại mới mang tên Banthad được thành lập để tiếp nhận thuyền nhân Việt Nam từ các trại nhỏ dọc theo miền duyên hải Thái. Là trại cấm dù có văn phòng Cao Ủy tỵ nạn nhưng quyền hành vẫn trong tay Task Forces 80 thuộc quân đội Hoàng gia Thái, sau đổi thành DPPU (đơn vị bảo vệ người lánh nạn). Chúng tôi thuộc nhóm đầu tiên chuyển vào trại này từ các trại Lamngob, Campus, Khongzai... khoảng 1,000 người. Cứ 10 người được cấp một nhà lá 3 gian không vách. Hai tuần lễ đầu quá bận rộn trong việc lãnh vật liệu, tre nứa, ...để ngăn vách làm bếp, nhà tắm,,, Một số chúng tôi vừa làm vừa tiếp chuyện phái đoàn thiện nguyện, các tổ chức quốc tế, báo chí tới thăm liên tục. Đêm về giấc ngủ không yên bởi trại chỉ cách biên giới Thái-Miên 3 cây số, nghe rõ tiếng đại bác và súng liên thanh giao tranh của quân kháng chiến Khmer, quân Khmer đỏ chống lại cộng sản VN. Tình hình không ít gây lo âu cho hầu hết dân tỵ nạn tại đây. Riêng tôi đã là một quân nhân chuyên nghiệp nên tiếng súng nổ chẳng làm tôi nao núng, nhưng tôi lại cảm thấy hoang mang, buồn chán kỳ lạ. Sau khi đọc tờ Bangkok Post tháng 5.88 do một bà Mỹ trong phái đoàn Hồng Thập Tự đưa cho. Bài xã luận của tiến sĩ giáo sư trường đại học Chulalongkom nhắc lại các đạo luật cùng hình phạt 2 năm tù, 25 ngàn Baths (đơn vị tiền Thái) cho bất cứ ai xâm nhập đất Thái bất hợp pháp. Đồng thời ông đưa ra nhận định cùng quan điểm để hỗ trợ, bênh vực cho quyết định tháng 1.88 của thủ tướng Thái. Như vậy số phận của hơn 1000 thuyền nhân dù đến trước ngày ban hành quyết định 28/188 được đưa vô trại cấm này đều coi như bị hồi tố về tội xâm nhập đất Thái bất hợp pháp. Tương lai chúng tôi sẽ đi về đâu"

Thượng tuần tháng 6/88 trong hai lần tiếp xúc với HCR Field Officer cũng chẳng có gì mới lạ, chỉ được nghe giải thích về tình hình khó khăn chung, nan giải về làn sóng tỵ nạn ngày càng đông. Đồng thời với vài câu xã giao, trấn an gieo hy vọng: "Nếu làn sóng tỵ nạn giảm xuống và chấm dứt thì chính phủ Thái sẽ đổi ý, mở cửa cho các phái đoàn thuộc đệ tam quốc gia vô phỏng vấn, tiếp nhận". Thật là phũ phàng, ngay cả HCR cũng bị ảnh hưởng quan điểm: hầu hết người Việt bỏ xứ ra đi chỉ vì mục đích kinh tế. Theo tôi, dù là như vậy, nhưng họ đã chấp nhận mọi gian nguy bị cướp, bị giết, bị cưỡng hiếp, bị bỏ đói khát, chết lần mòn trên đảo hoặc làm mồi cho sóng biển. Đổi cả mạng sống để được gì" Nếu có một đời sống tốt đẹp hơn thì cũng phải nai lưng đầu tắt mặt tối làm việc kể cả việc tầm thường nhất mà người bản xứ chê.

Đó không phải là mục đích của sự ra đi, TỰ DO mới là cứu cánh cho đời sống của con người, mới là mục đích chính của cuộc vượt biển tỵ nạn. Nhìn lại cuộc chiến của nhân dân miền Nam VN trước 1975 chống lại cộng sản kéo dài 20 năm, biết bao cảnh tang thương, chết chóc cực khổ. Thế nhưng không một ai bỏ nước ra đi, còn bây giờ thì ngược lại. Tại sao vậy" Tôi thực sự không hiểu dụng ý của biện pháp coi như dằn mặt, trừng phạt này vào đầu thuyền nhân VN, nạn nhân của cuộc chiến ý thức hệ. Trong đó có anh, có tôi và rất nhiều người đã bị cộng sản tống giam vào các trại cải tạo, các vùng kinh tế mới, địa ngục trần gian hàng chục năm trời. Khi được thả về còn bị CS địa phương theo dõi. Con đường độc nhất đào tẩu vượt biển đổi cả mạng sống để tới đây, một phần đất của thế giới tự do vẫn phải chịu số phận bị khinh rẻ cùng các biện pháp trừng phạt của vương quốc này.

Mỉa mai thay, nhưng dù sao cá nhân tôi, tôi đã thoát khỏi vòng kiềm chế của kẻ thù CS mà quá nửa đời người tôi đã chống họ, chống chủ nghĩa độc tài, đảng trị, khát máu, bần cùng hóa nhân dân. Tôi được Mr. Sittichai Cao Ủy đặc trách về an ninh yêu cầu làm phụ tá cho ông. Tôi nhận lời với một điều kiện cho tôi được thong thả không bị ràng buộc có mặt tại văn phòng Cao Ủy suốt 7 giờ trong ngày. Chiều 24.12.88, Bell và một người bạn thuộc tòa tùy viên quân sự Mỹ tại Bankok ghé thăm tôi, mang theo bánh rượu, chúng tôi nói chuyện tầm phào và nhấm nháp ly rượu dưới mái tranh tỵ nạn miền biên giới. Tôi cảm thấy ấm áp, lâng lâng một niềm vui nho nhỏ suốt đêm Chúa ra đời. Vợ Bell là con gái của một người bạn đồng khóa với tôi, do đó mỗi lần đến thăm trại để tìm hiểu tin tức về hài cốt, về những người Mỹ mất tích trong chiến tranh VN ghé thăm tôi. Thiên hạ cứ tưởng tôi làm việc cho Cao Ủy Tỵ Nạn, thân tình với đại tá Bell nên thường lui tới, tôi nghĩ thầm: "Tại sao họ vẫn có óc ỷ lại, không tự tin ở mình, bài học để đời tháng 4/75 còn đó! Chỉ vì chúng ta đã quá ỷ lại, quá tin tưởng ở cấp lãnh đạo, quá đặt niềm tin vào nước bạn đồng minh.

Hội nghị quốc tế tại Geneve bàn về số phận người tỵ nạn Đông Dương đã quyết định: tất cả thuyền nhân tới các nước tạm trú Thailan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippine trước ngày 14/3/89 đều được công nhận là tỵ nạn và sẽ được các phái đoàn đệ tam quốc gia phỏng vấn, tiếp nhận cho định cư. Nhờ đó hơn 8,000 người chúng tôi ở trại Banthad được thoát nạn, trong lúc hàng ngàn người tới sau ngày 14/3/89 nửa khóc nửa cười, nhưng làn sóng vượt biên vẫn ào ào kéo tới ngày một đông. Hạ tuần tháng 7/89 chúng tôi chuyển trại về Panatnikhom, trại trước kia chia ra nhiều khu V, K, C và transit (chuyển tiếp) bây giờ còn lại khu C và transit. Nơi đây đủ các tiện nghi công cộng: trường học, các lớp dạy Anh, Pháp văn, dạy nghề... một sân bóng đá, bóng chuyền, hội trường, rạp chiếu phim, nhà thờ, chùa, bưu điện, bệnh xá, chợ bán đủ thứ thượng vàng hạ cám, các quán cà phê, quán ăn, văn phòng điều hành trại, cơ sở cao ủy tỵ nạn, các khu làm việc của các phái đoàn phỏng vấn. Tóm lại nếu không có hàng rào và lính gác bao quanh thì nơi đây đúng là một thành phố thu gọn.

Sáng nay vừa ở bưu điện về, Khâm và Châu rủ đi uống cà phê tôi từ chối vì bận viết thư cho Bell đại khái như sau: Ngày 17/8 vừa qua tôi được phái đoàn Hoa Kỳ gọi điền form và hỏi: "Anh thích đi nước nào"" Tôi không ngần ngại trả lời: "Tôi xin đi Úc vì có em trai bảo lãnh". Lời ca tiếng nhạc trong băng Bell gởi cho tôi hầu hết buồn, buồn vời vợi, chứa đựng tâm trạng của lớp người đã nằm xuống, hoặc đang quằn quại ở đất nước VN, hoặc đang chơi vơi trên vạn nẻo đường của trái đất. Họ đã một lần hy sinh, chịu đựng, lăn mình vào cuộc chiến cho lý tưởng tự do, nhưng đã chiến bại. Chiến tranh gây tang tóc hầu như mọi người đều chán ghét nó. Tuy nhiên đối với chúng tôi dù đã là kẻ chiến bại, nhưng giờ phút này nếu có một phép lạ nào đó làm tái diễn cuộc chiến, tôi vẫn dấn thân một lần nữa, không phải vì đặc quyền đặc lợi, cũng không phải vì nuối tiếc dĩ vãng, mà chính vì trách nhiệm bảo vệ tự do và phẩm giá con người.

Bước chân xuống phi trường Sydney vào đầu tháng 4/90, trời bắt đầu lạnh, Thỉnh thoảng vài làn gió nhẹ thoảng qua, giống như mùa thu ở quê hương thuở nào. Sydney là thủ phủ của tiểu bang NSW, là First State của Úc Đại Lợi, là thành phố đông dân cư và sầm uất nhất. Với hai bàn tay trắng đến đây, một đất nước xa lạ ở miền nam bán cầu, trước kia tôi chỉ biết sơ qua trên bản đồ thế giới. Cuộc đời kể từ nay dù muốn dù không tôi phải hòa mình thích nghi, hội nhập và gắn chặt với quê hương thứ hai này. Vì vậy tôi quyết tâm làm hai điều trước mắt: Học bổ túc Anh văn và kiếm job. Tôi đã lặn lội đi kiếm việc làm ở Tempe, St. Peter, Marrickville, Newtown, Campsie, Auburn... Tóm lại chỗ nào có hãng xưởng là tôi nhào vô xin việc. Tôi không ngại tốn công, không sợ bị từ chối, tôi hiểu thời điểm người nhiều việc ít, kinh tế đang xuống dốc, kiếm được job là cả một vấn đề khó khăn, phức tạp. Đồng thời tôi luôn tự nhủ mình hãy quên cái tôi, quên tất cả con người của mình có địa vị, có uy quyền trong quá khứ. Tuy nhiên nhiều lúc tôi không sao tránh khỏi tủi thân khi vào văn phòng hãng xưởng chào hỏi đến lần thứ 3 họ mới ngẩng đầu lên trả lời một câu cộc lốc: "Sorry no vacancy" rồi cúi xuống làm việc không cần để ý tới người đứng trước mặt còn đó hay đã bỏ đi. Cuối tháng 7/90, tôi xin được job rất khiêm nhường tại hãng sản xuất đồ điện gia dụng Sunbeam, cùng lúc đó tôi nhận được thư của Turrell Mail Centre gọi thi tuyển vô bưu điện, vừa mừng vừa lo...

Từ khi đến Úc, chưa có chiều thứ bảy nào đẹp bằng. Nhìn ra cửa sổ, bầu trời trong xanh, nhiều cặp chim sẻ ríu rít, nhảy nhót trên cành, tôi cảm thấy lâng lâng một niềm vui, sửa soạn đi lang thang để tự thưởng cho mình đã có việc làm vững chắc trên quê hương thứ hai tươi đẹp và hiền hòa.

Minh Anh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.