Nhạc Sĩ Cung Tiến: 1938-2022

10/06/202200:00:00(Xem: 649)
 
received_412747624047885

Cung Tiến với ban hợp xướng Ngàn Khơi, 2007.


Nhạc sĩ Cung Tiến sinh ngày 2.11.1938, tên thật là Cung Thúc Tiến. Ông sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Cụ thân sinh của Cung Tiến là một nhà thơ, một nhà cách mạng của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Trong gia đình Cung Tiến không có ai theo con đường âm nhạc, nhưng ông lại đam mê âm nhạc từ nhỏ. Cung Tiến bắt đầu sinh hoạt văn nghệ từ thời còn là học sinh tiểu học, đi học hát trong nhà thờ, hát trong các ca đoàn Công giáo và được giao điều khiển ban hợp ca của các trường khi lên tới trung học.

Ngay từ thời niên thiếu, Cung Tiến đã được học nhạc tại trường trung học Nguyễn Trãi khi còn ở Hà Nội. Năm 1952, ông cùng gia đình di cư vào Sài Gòn và học các lớp ký âm, xướng âm do hai nhạc sư nổi tiếng là Thẩm Oánh và Chung Quân hướng dẫn.

Paris July 2018
Nhạc Sĩ Cung Tiến và Vợ tại Paris, tháng Bảy, 2018. 
Đến năm 1957, Cung Tiến tiếp tục cho ra đời thêm một ca khúc để đời “Hương xưa”, đề tặng người bạn thân của ông là Khuất Duy Trác (danh ca Duy Trác), Duy Trác cũng là người trình bày thành công nhất ca khúc này. Ông kể:

“Hồi đó tôi học đệ nhất, bắt đầu mê nhạc cổ điển Tây phương lắm. Tôi nhớ thời hoàng kim, thời xưa của Việt Nam hãy còn hòa bình, nhớ lại cảnh hòa bình xưa của Việt

Nam đẹp như thế nào, so với cảnh chiến tranh, lúc đó vào khoảng năm 1957-1958, so sánh hai trường hợp cảnh chiến tranh hiện đại và cảnh thanh bình hồi xưa của Việt Nam mà thành lời ca của bản Hương xưa”.

Leaving Roseville, Minnesota to move to Los Angeles, October 2019

Rời Roseville, Minnesota dọn về Los Angeles, tháng Mười 2019. Từ trái: Cung Tiến cùng Vợ (Josee) và Con (Cung Thúc Đăng Quang).


Sau khi học xong trung học, năm 1956, Cung Tiến nhận được học bổng sang Úc học về kinh tế. Từ giai đoạn từ năm 1957 đến 1963, ông đi du học ở Úc. Ngoài học ngành kinh tế, Cung Tiến đi học thêm âm nhạc như hoà âm, đối điểm, tổ khúc, phối âm… tại Nhạc viện Sydney. Lúc ấy, ông mới khám phá ra những khía cạnh khác của âm nhạc, không phải chỉ một giai điệu, một làn điệu mà còn nhiều yếu tố khác tạo nên âm nhạc. Từ đó trở đi, Cung Tiến rất ý thức việc phổ thơ, phổ nhạc vào thơ. Ông cho rằng “vì thơ đứng một mình đọc cũng được, nhưng nếu có nhạc đi kèm vào, phụ họa vào thì nó có một chiều kích (dimension) khác, một kích thước khác, gọi là ca khúc nghệ thuật, “art song”, tức là lấy một văn bản có giá trị như thơ viết thành nhạc và cho vào bối cảnh hòa âm hoặc là bằng piano, hoặc bằng một đàn ghita hoặc một ban nhạc”.

Năm 1965, Cung Tiến kết hôn cùng với một người con gái Việt xuất thân từ trường nữ Marie Curie ở Sài Gòn là bà Josee Nguyễn Thụy Hữu, hai người quen biết nhau khi ông còn du học ở Úc. Ông ra đi trong vòng tay của Bà ngày 10 tháng Năm, 2022 tại tư gia ở Los Angeles, California.


Từ năm 1970 đến 1973, Cung Tiến được học bổng cao học của Hội đồng Anh (Bristish Council) để nghiên cứu về kinh tế phát triển tại trường đại học Cambridge. Trong thời gian đó, ông trau dồi thêm về âm nhạc bằng cách tham dự các lớp về nhạc sử, nhạc học và nhạc lý hiện đại. Cũng kể từ đó, phong cách sáng tác của Cung Tiến cũng thay đổi hẳn.

Bangkok November 2018
Bangkok, tháng Mười Một 2018

Sau 1975, khi đang ở hải ngoại, Cung Tiến cho ra đời nhạc tấu khúc “Chinh phụ ngâm” vào năm 1987, soạn cho 21 nhạc khí, được trình diễn lần đầu vào ngày 27.3.1988 tại San Jose, California với dàn nhạc thính phòng San Jose và đã đạt được giải thưởng Văn học Nghệ thuật Quốc khánh năm 1988.

Năm 1992, Cung Tiến hoàn thành tập “Ta Về”, thơ Tô Thuỳ Yên cho giọng hát, dẫn đọc, ngâm thơ và một đội nhạc cụ thính phòng.

Năm 1993, Cung Tiến đã soạn “Tổ khúc Bắc Ninh” cho dàn nhạc giao hưởng với sự tài trợ của The Saint Paul Companies để nghiên cứu nhạc quan họ Bắc Ninh và các thể loại dân ca Việt Nam khác.

Năm 1997, với sự chuyên nghiệp và dày dạn kinh nghiệm trong âm nhạc của mình Cung Tiến đã viết bản hợp ca cho ca đoàn Dale Warland Singers nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập ca đoàn nổi tiếng quốc tế này.

Năm 2003, Cung Tiến ra mắt sáng tác nhạc đương đại “Lơ thơ tơ liễu buông mành” dựa trên một điệu dân ca Quan họ. Đồng thời ông cũng là hội viên của hội nhạc sĩ sáng tác ở Minneapolis, Minnesota, Hoa Kỳ.

Condo in Los Angeles, CA May 2021
Tại tư gia ở Los Angeles, tháng Năm 2022

Nhạc sĩ Cung Tiến là một trong số những nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng theo dòng nhạc tiền chiến. Ông được xem là nhạc sĩ trẻ tuổi nhất có sáng tác được phổ biến rộng với ca khúc “Hoài Cảm”, “Thu Vàng” khi chỉ mới 14-15 tuổi. Thật không thể tưởng tượng dù chỉ mới 14, 15 tuổi mà ông lại có một nỗi khắc khoải như thế, về nỗi nhớ, về cố nhân. Ngoài sáng tác, nhạc sĩ Cung Tiến còn đóng góp rất nhiều khảo luận cũng như là những nhận định về nhạc dân gian Việt Nam và nhạc Hiện đại Tây Phương.

Trong văn học, Cung Tiến đã từng đóng góp những sáng tác, nhận định và phê bình văn học hay như dịch thuật, cho các tạp chí: Sáng tạo, Quan điểm, Văn… vào những thập niên 1950 và 1960, với bút hiệu Thạch Chương. Hai trong số các truyện ngắn mà ông đã dịch và xuất bản ở Việt Nam, đó là cuốn Hồi Ký viết dưới hầm của Dostoievsky và Một ngày trong đời Ivan Denisovitch của Solzhenitsyn. Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông tiếp tục viết cho một số báo với bút danh Đăng Hoàng.

Ngoài lãnh vực văn học nghệ thuật, Cung Tiến nguyên là Tổng Giám Đốc Kế Hoạch và Dự Án chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Sang Mỹ, ông là Kinh Tế Gia làm việc tại Bộ Tài Nguyên Thiên Nhiên Bang Minnesota cho đến khi nghỉ hưu.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
Ngày 12 tháng 3 vừa qua, tác giả Trần Viết Ngạc vừa ra mắt cuốn sách "Bùi Huy Tín với Thực nghiệp Dân báo và Tràng An báo” tại Vườn Ý Thảo (số 3 Thạch Hãn, TP. Huế).
Thơ của các nhà thơ Nguyễn Quốc Thái, Nguyễn Thị Khánh Minh, Lưu Diệu Vân, Trần Hạ Vi, Trần Hoàng Vy.
Thuở xưa, theo lệ thường, những cô gái được tuyển vào cung bao giờ cũng phải được các vị nữ quan hoặc các viên thái giám dạy dỗ qua một hai khóa về lễ nghi để biết phép tắc cư xử trong cung, để ôn lại bổn phận người đàn bà, v.v... Một phụ nữ từ dân giả được tuyển vào cung, dần leo lên tới địa vị quốc mẫu lẽ nào lại không trải qua những khóa giáo dục đó? Khi đã được giáo dục mà không chịu theo phép tắc, hành động vượt lễ nghi đến nỗi gây tai tiếng trong dân gian thì khó ai chấp nhận được. Những động lực thúc đẩy mấy người “đàn bà yếu đuối” ấy dám đạp đổ cả lễ nghi của triều đình thường là tình yêu, tình dục, lòng tham... Liệt kê những phụ nữ này vào hạng “lộng hành phép nước” chắc hẳn không oan!
Luật sư biện hộ cho đây là do bệnh tâm thần gây nên. Có cách nào khác để giải thích cuộc mưu sát kỳ lạ này không?
Ông Bà Ly là tên mà gia đình chúng tôi nhắc đến người bảo trợ ở thành phố Perth khi nói chuyện với nhau, gọi bằng tiếng Việt cho dễ và thân mật. Tên thật của ông bà là Colin Russell và Meg Leith. Gia đình chúng tôi được chấp nhận cho đi định cư ở Úc và đến Perth, thủ phủ của tiểu bang Tây Úc vào mùa đông năm 1980...
Thơ của Quảng Tánh Trần Cầm & Nguyễn Hàn Chung
Buổi sáng cuối tuần, tôi vừa mở facebook thấy liền mấy cái friend requests trong đó có một tên khiến tôi phải dừng lại: BS Hoàng Hùng. Cái tên rất đặc biệt khó quên cho dù bao nhiêu năm đã trôi qua. Tôi liền vào xem profile, và đúng như trí nhớ của tôi, đó chính là người đã từng “thoáng qua đời tôi”...
Thuở xưa, theo lệ thường, những cô gái được tuyển vào cung bao giờ cũng phải được các vị nữ quan hoặc các viên thái giám dạy dỗ qua một hai khóa về lễ nghi để biết phép tắc cư xử trong cung, để ôn lại bổn phận người đàn bà, v.v... Một phụ nữ từ dân giả được tuyển vào cung, dần leo lên tới địa vị quốc mẫu lẽ nào lại không trải qua những khóa giáo dục đó? Khi đã được giáo dục mà không chịu theo phép tắc, hành động vượt lễ nghi đến nỗi gây tai tiếng trong dân gian thì khó ai chấp nhận được. Những động lực thúc đẩy mấy người “đàn bà yếu đuối” ấy dám đạp đổ cả lễ nghi của triều đình thường là tình yêu, tình dục, lòng tham... Liệt kê những phụ nữ này vào hạng “lộng hành phép nước” chắc hẳn không oan!
Anh - một tình yêu khái niệm | Chiều nhuốm chiều | Em nhuốm anh...
Mẹ tôi kể rằng ngày mẹ tôi còn thơ ấu, ở tận miền quê xa xôi, huyện Đông Anh hay Đông An gì đó thuộc tỉnh Thái Bình của bà, có một cây nhãn cổ thụ, cành lá sum suê râm mát, cây nhãn ngự trị nguyên một góc vườn lớn, độc lập, thoải mái, không chung đụng với một cây nào khác...
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.