Hôm nay,  

Từ học thuyết Nixon đến học thuyết Reagan: Chống Liên Xô

01/05/202210:39:00(Xem: 3661)
Chính luận

dao van


Thời gian trước  đây người viết đã gửi đến bạn đọc  nhiều bài viết  liên quan đến cuộc đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô  của thập niên 1960, thập 1970. Vào thập niên 1970 người viết đã trình bày về học thuyết Nixon (Nixon doctrine) chủ trương  cải thiện quan hệ với Trung quốc - improved practical relations with Peking (1971) để cùng  Trung quốc chống Liên xô.  «Việt Báo ngày 3.3.2021».  Bài viết này liên quan đến các sự kiện của thập niên 1980,  Tổng Thống Reagan  tiếp tục theo đuổi chủ trương chống Liên Xô như các  vị tổng thống Mỹ tiền nhiệm, đã đề ra học thuyết Reagan " ủng hộ những người đấu tranh cho tự do" (1981).


Năm 1982 TT Reagan đến Vatican gặp Giáo Hoàng John Paul  II  (sinh trưởng tại Ba Lan), hình thành "Liên Minh Thần Thánh - The Holy Alliance", vì Ba Lan là nơi đặt trụ sở của hiệp ước Varsova trong khối Đông Âu, và Ba Lan có biên giới chung với Liên Xô, Tiệp Khắc và Đông Đức.    Phần trình bày sau tóm lược trích đoạn dựa vào  tài liệu mật về chiến lược an ninh của Hoa kỳ được Cơ quan Nghiên cứu Phát triển Khoa học Tình báo - Federation Of American Scientists- Intelligence Resource Program - FAS/IRP phổ biến ngày 27.8.2009, và của  cơ quan CIA, giải mật phổ biến năm  2016 và năm 2019 liên quan đến chích sách chống Liên Xô thời chính phủ Reagan.


✪ HỌC THUYẾT REAGAN


Trong bài phát biểu Liên bang, Tổng thống Ronald Reagan trình bày một số khái niệm chính trong chính sách đối ngoại của mình, đề ra cái được gọi là “Học thuyết Reagan”. Học thuyết này xây dựng  nền móng cho việc  hậu thuẫn của chính quyền Reagan đối với “những người đấu tranh cho tự do” trên toàn cầu.


 Phần mở đầu Reagan nói về chính sách đối ngoại của mình với tuyên bố  rằng, “Tự do không phải là đặc quyền duy nhất của một số ít được chọn; đó là quyền phổ quát của tất cả các con cái của Đức Chúa Trời -  " "Sứ mệnh" của Mỹ là "nuôi dưỡng và bảo vệ tự do và dân chủ ". Cụ thể hơn, Reagan tuyên bố rằng, “Chúng ta phải đứng về phía các đồng minh dân chủ của chúng ta. Và chúng ta không được phá vỡ niềm tin của họ - trên mọi lục địa, từ Afghanistan đến Nicaragua - những người mạo hiểm mạng sống đang phải đối phó với cuộc xâm lược do Liên Xô hỗ trợ . " Ông kết luận, " trợ giúp những người đấu tranh cho tự do là hành động tự vệ".


Với những lời  lẽ trên, chính quyền Reagan đã đặt nền móng cho chương trình hỗ trợ quân sự cho những người đấu tranh vì tự do. Trên thực tế, chính sách này đã kín đáo hỗ trợ  Contras trong các cuộc tấn công của họ vào chính phủ cánh tả Sandinista ở Nicaragua; hỗ trợ quân nổi dậy Afghanistan trong cuộc chiến chống lại quân chiếm đóng của Liên Xô; và các lực lượng Angola chống cộng sản đã biến thành cuộc nội chiến tại quốc gia đó. Tổng thống Reagan tiếp tục bảo vệ học thuyết  của mình trong suốt hai nhiệm kỳ. Trong bài phát biểu chia tay năm tháng 1. năm 1989, ông tuyên bố đã thành công trong việc làm suy yếu chính phủ Sandinista, buộc Liên Xô rút khỏi Afghanistan và chấm dứt xung đột ở Angola. Theo trang mạng History  [1]

 

✪  LIÊN XÔ VIỆN TRỢ CHO CÁC QUỐC GIA CỘNG SẢN


Theo Thư viện online CIA phổ biến ngày 16.12.2016 - Viện trợ cho Đông Âu là gánh nặng nhất và đã làm gia  tăng đáng kể về các khoản chi tiêu của Liên Xô. Vào năm 1971 chiếm 20% tổng chi phí , nhưng vào năm 1980 gia tăng đến gần 80% . Đông Âu  phụ thuộc nhiều vào Liên Xô trong việc cung cấp nhiên liệu chiếm phần lớn khoản gia tăng viện trợ. Chi phí viện trợ cho Cuba nhỏ hơn nhiều so với chi phí viện trợ cho Đông Âu, mặc dù vào năm 1980, chúng gấp 5 lần mức của năm 1971. Các chi phí này cũng phản ánh các khoản trợ cấp lớn - đối với xuất khẩu đường và niken và nhập khẩu xăng dầu. Sự giúp đỡ của Liên Xô dành cho Việt Nam bằng khoảng một phần ba sự giúp đỡ của Liên Xô dành cho Cuba trong cùng thời kỳ.


Viện trợ của Liên Xô cho các quốc gia trong khối  được chia thành bốn loại chính - trợ cấp thương mại, thặng dư thương mại, viện trợ kinh tế thông thường và viện trợ quân sự. Trợ cấp thương mại, chỉ chiếm 25% trong tổng số năm 1971, đã tăng lên 80% tổng chi phí vào năm 1980. Thặng dư thương mại của Liên Xô - do Đông Âu không có khả năng chi trả cho việc nhập khẩu nhiên liệu và nguyên liệu thô của Liên Xô vì giá cả ngày càng đắt đỏ - đã trở nên vấn đề  quan trọng. Viện trợ kinh tế và quân sự chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với  tổng số vào năm 1980 nhưng vẫn tăng 10% mỗi năm từ năm 1971 đến năm 1980. Chi phí  viện trợ cho các đồng minh Cộng sản của Moscow  vẫn ở mức cao trong nửa đầu những năm 1980. Việc viện trợ dự liệu sẽ giảm nhưng được bù đắp bằng việc gia tăng các hình thức viện trợ khác:


• Việc cung cấp nhiên liệu và nguyên liệu thô được trợ cấp sẽ tiếp tục đến Miền Đông Châu Âu nhưng sẽ suy giảm về số lượng. Tuy nhiên, thặng dư thương mại có thể sẽ tăng lên, đặc biệt là với Ba Lan.


•  Cuba vẫn phụ thuộc nhiều vào Moscow  vì triển vọng kinh tế ảm đạm nhưng  Liên Xô nhận thấy có  lợi ích chính trị trong mối quan hệ này.


• Viện trợ cho Việt Nam về cơ bản có thể tăng do kinh tế sút kém và cơ hội giúp đỡ từ các nhà tài trợ khác là rất thấp.


Mặc dù chi phí viện trợ các quốc gia trong khối của Liên Xô có thể sẽ không tiếp tục tăng nhanh như trong 5 năm qua, nhưng tác động của những chi phí này đối với nền kinh tế Liên Xô có thể tăng lên đáng kể. Xuất khẩu nhiên liệu và nguyên liệu thô của Liên Xô ngày càng trở nên tốn kém cả về sức lao động và nguồn đầu tư. Hơn nữa, các nước Đông Âu gặp khó khăn trong việc gia tăng xuất khẩu máy móc và hàng tiêu dùng, khiến Liên Xô sẽ phải  lấy hàng sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu với chi phí rất lớn.[2]


✪ TÌNH BÁO MỸ VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TẠI BA LAN 1980-1981


• Năm 1980 - Vào ngày 1 tháng 7 năm 1980, chính phủ Cộng sản Ba Lan, đột nhiên loan báo tăng giá thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng khác mà không thông báo trước. Giá thịt đã tăng lên tới 60 đến 90 phần trăm. Ngày hôm sau, các cuộc đình công đòi tăng lương đã nổ ra khắp Ba Lan. Đối với các nhà quan sát phương Tây,  sự kiện này dẫn đến xung đột  giữa công nhân Ba Lan và nhà cầm quyền, sự việc này họ đã phải đối diện hai lần trong thập kỷ qua.


Thông báo tăng giá vào tháng 7 năm 1980 xảy ra vào thời điểm căng thẳng giữa các nhóm đối lập và chính phủ đang gia tăng. Hai tháng trước đó, một số thành viên của RMP và ROPCiO, Phong trào Bảo vệ Nhân quyền và Công dân đã bị bắt. Tổ chức của họ đã đáp lại bằng một chiến dịch phát truyền đơn phản đối, đòi hỏi nhà nước công nhận các quyền của công dân Ba Lan, và  cải thiện lại nền kinh tế  nhằm mục đích chấm dứt việc tăng giá và lạm phát. Các nhóm khác như Ủy ban bảo vệ công nhân  KOR( Komitet Obrony Robotników) đã ủng hộ những yêu cầu này. (Một người tham gia các chiến dịch này là một thợ điện tên là Lech Walesa, anh ta đã bị sa thải khỏi Xưởng đóng tàu Lenin tại Gdansk vào năm 1976 vì đã phát biểu chống đối tại một cuộc họp của công đoàn dù đã được chính phủ chấp thuận.)


Khi các cuộc đình công nổ ra vào tháng 7, diễn biến chính trị trong phong trào lao động nhanh chóng trở nên công khai khi Ủy ban bảo vệ công nhân KOR tuyên bố sẽ sử dụng các nguồn lực của mình để loan báo cho công chúng biết tiến trình về các cuộc đình công, trên thực tế, Ủy ban này trở thành cơ sở truyền thông. Việc công khai loan tải tin tức sẽ giúp ích đáng kể cho những người tham gia vào các cuộc đình công nhằm  chống lại những nỗ lực của chế độ muốn phá vỡ sự đoàn kết  của công nhân bằng cách cắt giảm các thỏa thuận riêng biệt với người lao động tại các xí nghiệp khác nhau. Nó cũng giúp báo chí phương Tây có thông tin về các sự kiện đang diễn ra.


Vào ngày 20 tháng 7, Cộng đồng Tình báo Hoa Kỳ đã soạn  Biên bản Ghi nhớ cảnh báo rằng các tranh chấp lao động ở Ba Lan có thể trở nên căng thẳng và lan rộng hơn nữa. Bản văn ghi rằng căng thẳng đang gia tăng trên toàn quốc và các thỏa thuận để giải quyết một số tranh chấp sắp không còn hiệu lực. Bản văn mô tả tình hình có khả năng biến thành một cuộc đối đầu bằng bạo lực giữa các công đoàn và chế độ. Bản ghi nhớ cho biết  các nhà lãnh đạo Liên Xô toan tính áp dụng biện pháp quân sự, và Moscow coi sự can thiệp quân sự như một hành động  cuối cùng nếu giới lãnh đạo Ba Lan tỏ ra không có khả năng khôi phục trật tự trong tình huống sắp bước vào một cuộc đối đầu bạo lực. Bản ghi nhớ cảnh báo cũng chỉ ra rằng cho đến nay không có hoạt động bất thường nào được nhìn thấy tại các đơn vị quân đội Liên Xô đóng trong hoặc gần Ba Lan.


Vào ngày 17 tháng 9, 35 công đoàn Ba Lan độc lập mới được thành lập tuyên bố ý định ghi danh là một Công đoàn tự quản độc lập duy nhất (NSZZ) ,  với tên Đoàn kết (Solidarnosc). Các đại biểu tại cuộc họp đã thông báo rằng khoảng 3 triệu công nhân từ 3.500 nhà máy đã tham gia hoặc đã ghi danh tham gia Công đoàn Đoàn kết. Nhằm trở thành một liên minh công đoàn quốc gia, một Ủy ban Điều phối Quốc gia (KKP) đã được thành lập với Walesa là chủ tịch của Ủy ban. Các “Ủy ban Sáng lập Liên nhà máy” (MKZ) được thành lập ở cấp khu vực và “Ủy ban Nhà máy” (KZ) được thành lập tại các doanh nghiệp riêng lẻ. Đến ngày 24 tháng 9, Ủy ban Điều phối Quốc gia KKP đã chấp thuận ngôn từ cho các quy chế của Solidarity và đệ trình lên Tòa án tỉnh Warsaw để ghi danh chính thức với tư cách là một tổ chức công đoàn độc lập. Điều này sẽ tạo tiền đề cho  các cuộc đối đầu tiếp theo.[3]


✪  CHIẾN LƯỢC AN NINH QUỐC GIA CỦA HOA KỲ


• Năm 1982 - Tôi (TT Reagan) đã xem xét cẩn thận  bản nghiên cứu NSSD 1-82 , xem xét các khuyến nghị cuối cùng của Hội đồng An ninh Quốc gia/HĐANQG  và ban hành chỉ thị về bản nghiên cứu này nhằm đóng góp một vai trò quan trọng cho Chiến lược An ninh Quốc gia của Hoa Kỳ. An ninh quốc gia của chúng ta đòi hỏi sự phát triển và tập trung vào các chiến lược  về ngoại giao, thông tin, kinh tế, và chiến lược về chính trị và quân sự.    

    

 • Chính sách an ninh quốc gia của Hoa Kỳ sẽ  bao gồm các mục tiêu toàn cầu


- Để ngăn chặn cuộc tấn công quân sự của Liên Xô và các đồng minh của họ chống lại Hoa Kỳ,  và để đánh bại cuộc tấn công như vậy cần tránh  thất bại.
- Hoa Kỳ  cần tăng cường ảnh hưởng trên toàn thế giới bằng cách củng cố các liên minh hiện có, bằng cách cải thiện quan hệ với các quốc gia khác,  hình thành và hỗ trợ với các quốc gia thân thiện với Hoa Kỳ và thực hiện  đầy đủ quan hệ về ngoại giao, chính trị, kinh tế và thông tin.

- Để kiềm chế và đảo ngược việc mở rộng sự kiểm soát và sự hiện diện quân sự của Liên Xô trên khắp thế giới, đồng thời làm gia tăng chi phí cho  Liên Xô khi hỗ trợ và sử dụng các lực lượng ủy nhiệm về khủng bố và lật đổ.

- Vô hiệu hóa các nỗ lực của Liên Xô nhằm gia tăng ảnh hưởng của mình thông qua việc sử dụng ngoại giao, chuyển giao vũ khí, áp lực kinh tế, hành động chính trị, tuyên truyền và thông tin sai lệch.

- Để thúc đẩy, nếu có thể cùng với các đồng minh của Hoa Kỳ, kiềm chế 'chi tiêu quân sự của Liên Xô, không khuyến khích chủ nghĩa phiêu lưu của Liên Xô, và làm suy yếu hệ thống liên minh của Liên Xô bằng cách buộc Liên Xô phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng về sự  quản lý yếu kém kinh tế, đồng thời tại Liên Xô và các nước đồng minh, khuyến khích tự do hóa lâu dài và khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa

- Hạn chế khả năng quân sự của Liên Xô bằng cách tăng cường quân đội Hoa Kỳ, và bằng cách theo đuổi các thỏa thuận kiểm soát vũ khí công bằng và có thể kiểm chứng được, cũng như ngăn chặn sự tiếp cận các công nghệ và nguồn lực quân sự quan trọng đến Liên Xô.

- Đảm bảo Hoa Kỳ tiếp cận thị trường nước ngoài và đảm bảo Hoa Kỳ cùng các đồng minh cũng như bạn bè của Hoa Kỳ tiếp cận với các nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng nước ngoài.

- Đảm bảo Hoa Kỳ tiếp cận không gian và đại dương.

- Không khuyến khích gia tăng phổ biến vũ khí hạt nhân.

- Khuyến khích và hỗ trợ mạnh mẽ các chương trình viện trợ, thương mại và đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng trưởng về trật tự xã hội và chính trị nhân đạo trong Thế giới thứ ba.

- Thúc đẩy một hệ thống kinh tế quốc tế đang vận hành tốt với những sai lệch tối thiểu đối với lãnh vực thương mại và đầu tư,  nới rộng  các quy tắc hầu  thống nhất việc quản lý để giải quyết các khác biệt.


Ngoài những điều đã đề cập ở trên, chính sách an ninh quốc gia của Hoa Kỳ sẽ được hướng dẫn bởi các mục tiêu hoạt động ở các khu vực cụ thể như đã được xác định trong Phần I và III của bản nghiên cứu.


• Các mối đe dọa đối với An ninh Quốc gia Hoa Kỳ


Các mối đe dọa quân sự quan trọng đối với an ninh của Hoa Kỳ trong những năm 1980 sẽ tiếp tục được đặt ra, bởi Liên Xô và các đồng minh của họ. Bất chấp áp lực ngày càng tăng đối với nền kinh tế và những lỗ hổng ngày càng tăng của đế chế, quân đội Liên Xô sẽ tiếp tục mở rộng và hiện đại hóa.


Liên Xô  nhận thức được hậu quả nghiêm trọng  một khi  tiến hành các hành động quân sự trực tiếp chống lại Hoa Kỳ hoặc các đồng minh. Vì lý do này, một cuộc chiến với một đối tác của Liên Xô phát sinh từ căng thẳng khu vực có nhiều khả năng xảy ra hơn là một cuộc xung đột trực tiếp với Liên Xô. Tuy nhiên, trong  cuộc xung đột với một đối tác của Liên Xô, nguy cơ đối đầu trực tiếp với Liên Xô vẫn còn hiện hữu."..."


• Vai trò của Đồng minh và những nước  khác


Để giữ ưu thế chiến lược và sự phát triển của Hoa Kỳ luôn vượt trội về khả năng đối với  các lực lượng thông thường của Liên Xô, Hoa Kỳ cùng với sức mạnh chính trị và  phát triển kinh tế  các nền dân chủ công nghiệp và của các nguồn lực Thế giới thứ ba, thời Hoa Kỳ  càng cần phải thu hút các nguồn lực và sự hợp tác của đồng minh và những nước  khác để bảo vệ lợi ích của chúng ta và lợi ích của bạn bè của chúng ta. Không có lựa chọn nào khác. Để đáp ứng - sự thành công về những thách thức đối với lợi ích của chúng ta, Hoa Kỳ phải bố trí phòng thủ tập thể mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn. Chính sách quốc phòng của Hoa Kỳ sẽ điều nghiên  các thỏa thuận trong tiến trình lập kế hoạch.


Khối  NATO  không thể thiếu trong vai trò bảo vệ các lợi ích của phương Tây. Trong khi khuyến khích tất cả các Đồng minh NATO của chúng ta duy trì và tăng cường đóng góp của họ ở Châu Âu, chúng ta nên đặc biệt khuyến khích những Đồng minh có thể đóng góp bên ngoài Châu Âu phân bổ các nguồn lực quốc phòng của họ một cách ưu tiên cho khả năng  hỗ trợ cả các nhiệm vụ bên ngoài khu vực và Châu Âu.

Để bảo vệ thành công trong cuộc chiến toàn cầu chống  Liên Xô, Hoa Kỳ phải lập kế hoạch cẩn thận cùng với các đồng minh NATO.  Tuy nhiên, hiện tại chúng ta thiếu hụt lực lượng, việc đầu tiên chúng ta phải có kế hoạch tập trung các nỗ lực quân sự của mình vào các lĩnh vực quan trọng nhất, nhằm  thực hiện các hoạt động ít hơn ở những nơi khác. Khái niệm tuần tự này sẽ là đặc điểm cơ bản của chính sách triển khai lực lượng của chúng ta. Vì lợi ích của Hoa Kỳ nếu một khi  chiến tranh toàn cầu với Liên Xô xảy ra, các biện pháp đối phó sẽ được hướng vào những nơi mà Hoa Kỳ có thể chiếm ưu thế trong cuộc chiến. "..."  Tóm lược theo FAS Intelligence Resource Program về CHIẾN LƯỢC AN NINH QUỐC GIA HOA KỲ do  TT Reagan đề xuất.  [4]


✪ CƠ QUAN LẬP PHÁP CỦA BA LAN  THÔNG QUA ĐẠO LUẬT CÔNG NHẬN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO


Theo bản văn của CIA phổ biến ngày 10.12.2019 (bản văn ghi nhận tình hình tại Ba Lan ngày 18.5.1989) rằng Cơ quan Lập pháp của Ba Lan hôm qua (17.5.1989) đã thông qua đạo luật công nhận Giáo Hội Công giáo [xóa 2 dòng] trao cho Giáo hoàng quyền bổ nhiệm tất cả các giám mục, giáo hội  có quyền sở hữu tài sản dưới danh nghĩa của  giáo hội và báo chí Công giáo tự do hoạt động [xóa 3 dòng] Một cuộc trao đổi chính thức các đại sứ giữa Warsaw và Vatican [xóa 1 dòng] dự trù diễn ra vào cuối năm nay. Nhận xét của CIA: Việc trao cho giáo hội quyền hoạt động hợp pháp là  chỉ dấu cho thấy sự tuyệt vọng  của  quần chúng  đối với chế độ, dẫn đến  triển vọng thắng lợi của quần chúng trong  cuộc bầu cử lập pháp vào tháng tới. Qua hành động này, nhà nước  Ba Lan hy vọng sẽ lôi kéo được giáo hội giữ vai trò trung lập hơn vốn từ lâu đã ủng hộ  Công đoàn Đoàn kết. Warsaw, còn công nhận phe đối lập chính trị theo thỏa thuận được phục hồi, và với việc hợp pháp hóa giáo hội, đã từ bỏ quyền thống trị theo ý thức hệ lâu đời của mình. Nhà nước  cũng đã xác nhận địa vị của giáo hội là lực lượng chính trị tinh thần  hàng đầu của Ba Lan. [5]


Xem ra  trước đây hai  tổng thống Nixon và Reagan cùng chống Liên Xô, trái ngược với thời tổng thống Trump: «Trump không có hành động phản  đối công khai nào với Putin...ngoài mong muốn mang tính trừu tượng về sự “thân thiện” - Trump had no counteroffers to openly make to Putin...other than an abstract desire to “get along",» ( chữ get along được Carnegie Moscow Org. viết trong ngoặc kép ) - «Việt báo 18.4.2022» -   qua cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine đã bị  khối   NATO chống lại, phải chăng vì sự “thân thiện” này nên cựu TT Trump phê bình  NATO là "con cọp giấy "? (khi trả lời Hannity của Fox News 13.4.2022) «Việt báo 18.4.2022» - Trong qúa khứ, theo TT Reagan viết trên: " Hoa Kỳ  cần tăng cường ảnh hưởng trên toàn thế giới bằng cách củng cố các liên minh hiện có” - “ Để bảo vệ thành công trong một cuộc chiến toàn cầu chống  Liên Xô, Hoa Kỳ phải lập kế hoạch cẩn thận cùng với các đồng minh NATO". Còn trong hiện tại, phải chăng mặt trận Ukraine là cuộc chiến giữa Mỹ và Nga do chính phủ Biden chủ trương hay là do " Nhóm siêu quyền lực Washington" can thiệp, thúc đẩy? (chữ trong ngoặc kép là của cựu TT Trump khi trả lời phóng viên BBC Tara McKelvey rằng: "  ngày tàn của Nhóm siêu quyền lực Washington đã đến" ) - «Việt báo 19.1.2021».

(Còn tiếp)


-- Đào Văn


Nguồn:


[1] Web History : 
The Reagan Doctrime
[2] Thư viện CIA 20.12.2016: USSR: THE COST OF AID TO COMMUNIST STATES pdf

[3] Thư viện CIA:US INTELLIGENCE and THE POLISH CRISIS 1980 – 1981 pdf

[4] FAS Intelligence Resource Program: National Security Decision Directive 32;.pdf

[5] Thư viện CIA, 10.12.2019:POLAND: Catholic Church Legalized.pdf

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.