Hôm nay,  

Trôi Về Đâu Đôi Mắt Thuyền Thuở Nọ

15/02/202210:27:00(Xem: 2851)

Truyện ngắn

mat thuyen 

1.

 

Thuở bé, nhà ở gần vùng sông nước, cái khúc sông nhỏ, mở rộng ra vịnh biển, là nơi ghe thuyền ghé lại, nghỉ ngơi hay sửa chữa, chuẩn bị cho chuyến ngược thương hồ, hoặc chuyến hải hành xa...

 

Ghe thuyền từ miền Tây xuôi về, mỗi chiếc thuyền là một gia đình nhỏ với đủ vợ chồng, con cái nên mọi sinh hoạt đều diễn ra trên ghe, thuyền. Ghe miền biển thì hội tụ những bạn chài lưới, cùng chung đi biển và thường là những chiếc ghe lớn, chạy bằng máy dầu với mã lực lớn. Những bạn chài, làn da nâu đen bóng, lực lưỡng với những bắp thịt săn chắc, cuồn cuộn, khi kéo dây neo, dây buồm hoặc giũ lưới. Phần đông đều hiền lành, chất phác và rất thích trẻ con, nên đám trẻ con trong xóm thường hay lân la ra làm quen, đổi giùm can nước, mua bao thuốc, lít dầu lửa... và thường được trả công hay cho không vài con cá nục, bạc má hay những con mực khô một nắng, để lên bờ xúm xít đốt lửa, nướng ăn rồi chia phe làm Dã Tượng, Yết Kiêu, khuấy ngầu đục một khúc sông quê.

 

2.

 

Mười mấy tuổi, mới lên học bậc trung học vài ba năm, tôi bỗng có ước mơ bay cao, đi xa, và thường hay lén ngắm nhìn những lưng áo bà ba, với mái tóc đen dài được vén qua một bên, khoe phía sau khoảng cổ trắng ngần, mà trong sách vở hay gọi là “trắng như bông bưởi” của những cô con gái miền sông nước, từ Nam Kỳ Lục Tỉnh ngược lên, hay ngồi ở cuối ghe thuyền, vo gạo, nấu cơm, hay làm một việc gì đó. Trong những chiếc ghe miền Tây, có một chiếc ghe của chú Năm Tài, vợ mất sớm, chú đi ghe cùng với đứa con gái, chắc cũng độ tuổi tôi, lại thích đọc chuyện tàu như Tam Quốc Chí, Tây Du Ký, Thủy Hử... bởi lý do đêm đêm, cô bé thường phải chong đèn đọc truyện cho... cha ngủ! Và tôi là người mang những quyển truyện dày mo, quăn queo mép góc ra đổi cho chú, hoặc đạp xe ra chợ thuê những quyển mới theo yêu cầu của chú Năm Tài. Lần nào ghe chú cặp bến, người đầu tiên cô bé con chú Năm Tài tìm gặp chắc chắn phải là tôi!

 

Một lần lên ghe chú Năm, không gặp Trâm, con chú. Thấy chú ngồi gần mũi thuyền, lui cui sửa soạn một bó cần câu, tôi mon men đến gần để hỏi chuyện. Cúi nhìn mũi thuyền ghếch lên gò cao, một bên hình con mắt tròn xoe, tròng đen tròn, che gần hết con mắt. Nhìn phía xa, gần cuối khúc sông, có một chiếc thuyền lớn lườn sơn màu đỏ, xanh. Mũi thuyền với đôi mắt dẹt, tròng đen kéo dài theo con mắt, như đang nháy mắt cho câu hỏi tò mò đang lóe trong đầu tôi. Đưa tay thòng xuống che con mắt ở ghe chú Năm Tài, tôi hỏi:

 

– Ủa, sao con mắt ghe chú Năm thì tròn xoe, còn con mắt ghe kia thì lại dẹt, lạ vậy chú?

 

Chú Năm nhìn tôi và khoát tay:

 

– Mày bỏ cái tay ra ngay! Đó là điều cấm kỵ đó nhen?”

 

Nhìn thấy tôi rụt tay ngơ ngác, chú Năm cười hề hề, giải thích:

 

– Phàm bất cứ chủ ghe thuyền nào cũng không thích người lạ, lấy tay rờ vào hoặc che con mắt thuyền của mình, vì sợ người ta thuê ếm thuyền, vì con mắt là nơi linh thiêng của ghe thuyền, nhờ nó mà không sợ thủy quái làm hại, hay chạy được an toàn, bình yên. Chắc mày hiểu chớ? –  Tôi gục gặc đầu với giải thích của chú. – Còn con mắt thuyền, thì tùy theo tín ngưỡng, phong tục tập quán, mà có những hình dạng khác nhau. Người có kinh nghiệm đi biển hay sông nước, chỉ nhìn hình hai con mắt ghe thuyền mà biết được chủ nhân của nó ở vùng miền nào, ví dụ ghe lưới vùng Phước Hải, Bà Rịa, Vũng Tàu, mắt tròn, hơi dẹt, có vẽ hình âm dương giữa thân ghe. Mắt ghe ở Phước Hải, Phước Tỉnh cũng giống như vậy. Ghe bầu Mũi Né, Bình Thuận, mắt dẹt, dài, đuôi tròng nhọn về phía sau. Ghe câu Bình Thuận mắt rất dẹt, bầu, hơi cong và nổi bật. Mắt ghe đua vùng Phan Thiết giống hình mắt phượng đuôi dài, tròng tròn, viền vàng, tạo cho ghe cái vẻ sắc sảo, tự tin, chiến thắng. Ghe câu Phan Rang mắt dẹt, dài và lớn hơn mắt ghe ở Bình Thuận... Ghe thuyền miền Tây, phần lớn cùng chung đặc điểm là mắt tròn, tròng đen, nhãn trắng, mang ghe được trang trí nhiều kiểu khác nhau với đường viền trắng chạy xung quanh. Như mày thấy ở ghe của tao đó! Có khi cũng khác nhau chút đỉnh như ghe của vùng Trà Vinh mắt có độ lớn vừa phải, tròng đen với hình ôval nằm ngay tâm mắt. Mắt ghe vùng An Giang có hình elip, tròng rất nhỏ, nằm gần về đầu mắt, mang ghe sơn màu xanh dương. Ghe vùng Rạch Giá, Phú Quốc, Kiên Giang, vịnh Thái Lan thường có mắt tròn, sơn đen và đỏ trên nền xanh, nhưng lại nhìn cúi xuống như ghe câu Phú Quốc chẳng hạn. Các loại ghe hàng, thường gọi là “ghe Kiên Giang” gốc Rạch Giá, hoạt động từ Rạch Giá đến Vũng Tàu, mắt tròn lớn và gần nhau, nằm sát lô mũi. Ghe của miền Tây có mũi nhọn, mắt tròn to, có ghe vẽ hình âm dương nơi vị trí mắt thuyền. Ghe vùng Mỹ Tho,Tiền Giang, hai con mắt chạy sát về trước mũi thuyền, v.v...

 

Tôi ngồi chăm chú lắng nghe, như nuốt từng lời của chú Năm Tài, không ngờ ông chủ thuyền mê truyện tàu này lại có vốn kiến thức về ghe thuyền phong phú quá vậy. Buột miệng tôi khen chú:

 

– Chú Năm nói như thầy giáo giảng bài vậy!

 

– Ối, thì tao cũng chỉ đọc lóm trên sách báo vậy mà! –  Chú Năm Tài húng hắng nói.

 

Mặt trời chếch bóng về phía tây, như giăng mắc một mẻ lưới màu nắng quái, đỏ hồng phía cuối vịnh biển, tôi xuống ghe chia tay chú Năm về nhà. Gần tới khúc cua, ngang những bụi dứa gai, tôi ngoái đầu nhìn lại đôi mắt trên ghe của chú Năm. Một đôi mắt tròn xoe, long lanh. Bất ngờ một vật gì đó đâm mạnh vào người tôi. Tôi chỉ kịp thấy đôi mắt to đen tròn của cô bé Trâm và chiếc xe đạp mi-ni, ủi thẳng vào tôi. Người Trâm lao theo tốc độ của chiếc xe chạy xuống dốc, cả khuôn mặt và đôi môi mềm mại, rát mặn đập vào mặt tôi. Cả bầu trời hoàng hôn ráng đỏ như xập xuống, đè cả hai đứa.

 

Không biết đến bao lâu, tôi lồm cồm gượng ngồi dậy, còn Trâm thì ngất lịm, bên chiếc xe đạp vênh vao, cong vành, thảm hại.

 

3.

 

Tôi xa bến sông, xa cả vùng sông nước và biển cả bao la, dạt dào con sóng của thời mới lớn vì sự học và đường công danh. Tôi đã gặp và nhìn ngắm nhiều đôi mắt, song đôi mắt tròn to, tròng đen gần chiếm đôi mắt thì lâu lắm rồi không gặp lại. Cô bé Trâm ngày ấy, chắc giờ đã trở thành bà nội, bà ngoại. Chiếc ghe của chú Năm Tài, giờ chắc cũng đã cũ kỹ, già nua lắm rồi. Có khi đã lên bờ làm bạn cùng với cát bụi. Chiều nay, trên bến thuyền xưa cũ, giờ đã trở thành một cảng cá, đông vui, tấp nập. Hàng chục chiếc thuyền neo đậu vào nhau san sát, dập dềnh trên sóng nước. Những con mắt hình oval, hình elip, dài dẹt... nhìn tôi như mỉm cười. Song đôi mắt thuyền xưa, tròn to, lay láy đôi tròng đen, thăm thẳm đã không còn. Biết trôi về đâu một đôi mắt thuyền lung linh kỷ niệm?

– Trần Hoàng Vy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
1)Tưởng niệm MC Phạm Phú Nam 2)Nhớ về cuộc di cư 1954. 3)Chiếu Phim Sài gòn trước 75 4)Chào đón minh tinh Kiều Chinh đến San Jose. Chiều ngày thứ bẩy 27 tháng 7 năm 2024 vừa qua chúng tôi đã có dịp nhân danh Viet Museum kịp thời trả những món nợ cho lịch sử. Số là anh chị em chúng tôi vẫn còn nhớ về chuyến di cư 1 triệu người từ Bắc vào Nam 70 năm xưa.
Anh Cao Huy Thuần vừa qua đời lúc 23giờ 26 ngày 7-7-1924 tại Paris. Được tin anh qua đời tôi không khỏi ngậm ngùi, nhớ lại những kỷ niệm cùng anh suốt gần 60 năm, từ Việt Nam đến Paris. Anh sinh tại Huế, học Đại Học Luật Khoa Sài Gòn (1955-1960) và dạy đại học Huế (1962-1964). Năm 1964 anh sang Pháp du học. Năm 1969 anh bảo vệ Luận án Tiến sĩ Quốc Gia tại Đại Học Paris, và giảng dạy tại Viện Đại Học Picardie cho đến khi về hưu.
Khi lần đầu tiên gặp một họa sĩ, tôi thường có khuynh hướng tìm vài nét tương đồng để liên tưởng đến một họa sĩ nổi tiếng nào đó thuộc những thế hệ trước. Với Nguyễn Trọng Khôi, tôi cũng làm như vậy nhưng trừ vài nét chung chung như được đào tạo ở trường ốc hay năng khiếu, tôi không tìm được gì đậc biệt. Nguyễn Trọng Khôi (NTK) không giống một họa sĩ nào khác.
Hồ Hữu Thủ cùng với Nguyễn Lâm, Nguyễn Trung của Hội Họa sĩ Trẻ trước 1975 còn sót lại ở Sài Gòn, họ vẫn sung sức lao động nghệ thuật và tranh của họ vẫn thuộc loại đẳng cấp để sưu tập. Họ thuộc về một thế hệ vàng của nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Bất kể ở Mỹ như Trịnh Cung, Nguyên Khai, Đinh Cường… hay còn lại trong nước, còn sống hay đã chết, tranh của nhóm Hội Họa sĩ Trẻ vẫn có những giá trị mang dấu ấn lịch sử. Cho dù tranh của họ rất ít tính thời sự, nhưng cái đẹp được tìm thấy trong tác phẩm của họ lại rất biểu trưng cho tính thời đại mà họ sống. Đó là cái đẹp phía sau của chết chóc, của chiến tranh. Cái đẹp của hòa bình, của sự chan hòa trong vũ trụ. Cái mà con người ngưỡng vọng như ý nghĩa nhân sinh.
Westminster, CA – Học Khu Westminster hân hoan tổ chức mừng lễ tốt nghiệp của các học sinh đầu tiên trong chương trình Song Ngữ Tiếng Việt (VDLI) tiên phong của học khu. Đây là khóa học sinh đầu tiên ra trường và các em sẽ được ghi nhận tại buổi lễ tốt nghiệp đặc biệt được tổ chức vào thứ Ba, ngày 28 tháng Năm, lúc 6:00 giờ chiều tại phòng Gymnasium của Trường Trung Cấp Warner (14171 Newland St, Westminster, CA 92683).
Tháng Năm là tháng vinh danh những đóng góp của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương cho đất nước Hoa Kỳ mà trong đó tất nhiên có người Mỹ gốc Việt. Những đóng góp của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương cho Hoa Kỳ bao gồm rất nhiều lãnh vực, từ kinh tế, chính trị đến văn học nghệ thuật, v.v… Nhưng nơi đây chỉ xin đề cập một cách khái quát những đóng góp trong lãnh vực văn học của người Mỹ gốc Việt. Bài viết này cũng tự giới hạn phạm vi chỉ để nói đến các tác phẩm văn học viết bằng tiếng Anh của người Mỹ gốc Việt như là những đóng góp nổi bật vào dòng chính văn học của nước Mỹ. Điều này không hề là sự phủ nhận đối với những đóng góp không kém phần quan trọng trong lãnh vực văn học của Hoa Kỳ qua hàng trăm tác phẩm văn học được viết bằng tiếng Việt trong suốt gần năm mươi năm qua.
Vì hình ảnh ảm đạm, buồn sầu, như tiếng kêu đòi tắt nghẹn. Tôi, tác giả, đi giữa lòng thủ đô Hà Nội mà không thấy gì cả, không thấy phố không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ. Cờ đỏ là quốc kỳ. Mưa sa làm cho những lá quốc kỳ sũng nước, bèo nhèo, nhếch nhác, úng rữa. Một hình ảnh thảm hại. Hình ảnh thảm hại là dự phóng cho tương lai thảm hại. Và thất bại. Lạ một điều, người ta chỉ trích dẫn năm dòng thơ này, tổng cộng 14 chữ, mà không ai trích dẫn cả bài thơ, và hẳn là hơn 90% những người biết năm dòng này thì không từng biết, chưa bao giờ đọc, cả bài thơ, và tin rằng đó là những lời tâm huyết của nhà thơ Trần Dần nói về thời cuộc mà ông nhận thức được vào thời điểm 1955.
Viet Book Fest cho thấy thế hệ trẻ gốc Việt nay đã vượt qua được những ràng buộc cơm áo gạo tiền của thế hệ đi trước, để cộng đồng Việt nay có thể vươn lên với giấc mơ văn học nghệ thuật trên đất nước Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Hư vỡ là đặc tính bất biến của cuộc đời, của tất cả những gì có mặt trong vũ trụ này. Nghĩa là những gì hợp lại, thì sẽ tan; những gì sinh ra, rồi sẽ biến mất. Không có gì kiên cố, bất biến trên đời. Đức Phật đã chỉ ra sự thật đó, và biến những thái độ sống không vui thành sự kham nhẫn mỹ học: cái đẹp chính là vô thường. Bởi vì vô thường, nên có hoa mùa xuân nở, có những dòng suối chảy từ tuyết tan mùa hè, có những trận lá mùa thu lìa cành, và có những trận mưa tuyết mùa đông vương vào gót giày. Bởi vì sống hoan hỷ với hư vỡ là tự hoàn thiện chính mình, hòa hài làm bạn với hư vỡ là sống với sự thật, và cảm nhận toàn thân tâm trong hư vỡ từng khoảnh khắc là hòa lẫn vào cái đẹp của vũ trụ. Và sống với chân, thiện, mỹ như thế tất nhiên sẽ đón nhận được cái chết bình an.
Mỗi 30 tháng 4 là mỗi năm xa hơn ngày đó, 1975, thêm một bước nữa xa hơn, đi vào dĩ vãng. Hầu hết những người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến trước 75, nay đã vắng mặt. Non nửa thế kỷ rồi còn gì. Khi không còn ai nữa, không hiểu những thế hệ trẻ tha hương sẽ nhớ gì? Một thoáng hơi cay? Có khi nào bạn đọc ngồi một mình chợt hát lên bài quốc ca, rồi đứng dậy, nghiêm chỉnh chào bức tường, thằng cháu nhỏ thấy được, cười hí hí. Ông ngoại mát rồi. Trí tưởng tượng của người thật kỳ diệu. Rượu cũng kỳ diệu không kém. Nửa chai vơi đi, lơ mơ chiến sĩ trở về thời đó. Lạ lùng thay, quá khứ dù kinh hoàng, khốn khổ cách mấy, khi nhớ lại, có gì đó đã đổi thay, dường như một cảm giác đẹp phủ lên như tấm màn mỏng, che phía sau một thiếu phụ trẻ đang khóc chồng. Cô có mái tóc màu nâu đậm, kiểu Sylvie Vartan, rủ xuống che nửa mặt. Nhưng thôi, đừng khóc nữa. Chỉ làm đất trời thêm chán nản. Để tôi hát cho em nghe, ngày đó, chúng tôi, những người lính rất trẻ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.