Dòng Thơ Nguyên Yên

04/02/202200:00:00(Xem: 1843)
Minh họa_Ann Phong_for tho Nguyen Yen
Minh họa Ann Phong

  

Một nhà phê bình văn học ngoại quốc đã nói đại ý: Nếu các nhà thơ hiện đại không có độc giả, họ có thể tạo ra độc giả. Đây thuộc vào phần lớn thi tài của nhà thơ. Để có được một bài thơ ra thơ, nghĩa là, được sinh ra từ cảm xúc thực, có sự mới lạ của chữ và nghĩa, và ít nhất là có nhạc thơ. Thơ hiện đại có khi nghiêng về lý sự mà coi nhẹ cảm xúc. Làm thế nào để một bài thơ triết lý, suy tư, gây được rung động Thơ nơi người đọc?
 
Thơ Nguyên Yên có một gợi mở như thế. Thơ của cô trầm tĩnh, đầy những suy tư triết lý, và táo bạo một cách sáng suốt để không phá đi thẩm mỹ từ của thi ngữ. Cô tôn trọng thi ngữ, cô triết lý bằng cảm xúc thơ (là khi trái tim phỉnh cái đầu… ), và vì vậy dòng thơ hiện đại của cô bật lên được nhạc chữ rất riêng của thơ tự do, đọc lên, có được cảm xúc đọc một bài thơ, cảm được cái mới lạ của chữ, nghĩa, hình ảnh. Suy tư mà vẫn ánh lên nét thơ mộng, lãng mạn, đặc biệt là những bất ngờ ở cuối bài thơ. Đó là những yếu tố mà thơ Nguyên Yên đã chinh phục được người đọc, để tạo ra một lớp độc giả cho mình. Một hình ảnh lãng mạn thơ ngây: miễn trái tim còn đập/ ngọn lửa còn âm ỉ/ chỉ cần lóe lên một tín hiệu/ người ta có thể chờ hàng thế kỷ.
 
Mời đọc một số bài thơ Nguyên Yên (lấy từ các trang web và blog):
 

khoảng trống
 
người ta không thể nhìn thấy nó
không biết gì về hình dáng, thể chất của nó
cũng không có khái niệm về độ sâu hay chiều cỡ của nó
liệu nó phi hạn hay giới hạn
người ta chỉ biết mình có nhu cầu,
chắc nịch như niềm tin tôn giáo
như người đàn bà trong cơn lên đồng
khăng khăng đòi lắp đầy thiếu vắng
bằng tình yêu căng phồng.


cô độc
 
tôi không một mình
thật ra có nhiều người quanh tôi
thậm chí có người luôn bên cạnh săn sóc tôi
nhưng tôi nghĩ đến anh, trong giấc mơ
và khi thức tỉnh
mở mắt thấy mình như đứa trẻ thất lạc bị bỏ rơi
mím môi dặn lòng
từ nay nó sẽ chẳng bao giờ cho mình
quyền nghĩ tới ai nữa.


an toàn
 
miễn biết tránh xa tiếng chim hót, bông hoa lạ
miễn cứ đi đường thẳng không quay phải quay trái
miễn đừng nghe cũng đừng có nhu cầu kể với ai chuyện gì
đừng cười, đừng khóc, quan trọng nhất
đừng mong chờ
không mở sẽ không đóng
không nở sẽ không tàn
cuộc đời như cơn đại dịch
một khi có chủng ngừa,
không cần sợ.
 

tin
 
là khi trái tim phỉnh cái đầu
mở ra bầu trời
mời gọi giấc mơ
là khi chênh vênh trên miệng vực
ảo tưởng một bàn tay
chìa ra hy vọng
là những phút giây hứng khởi bay
ngực căng dưỡng khí
no say sung mãn
là bước vào những mẩu đối thoại hai chiều
mở cánh cửa ký ức nhìn thấy tương lai
mặc kệ vết thương sâu hoắm
là đầu tư vào ngôi nhà có khu vườn đất màu
cấy vào đó khát khao
chờ phép lạ mọc
nhằm nhò gì những chương sách
nhằm nhò gì những tiên đoán chiêm nghiệm
chúng ta thừa khả năng viết lại câu chuyện giả tưởng
nơi con người ai cũng tìm được đối tượng
và một kết cục có hậu.
 

bất hạnh

giả sử hôm nay như mọi ngày
con chim cu vẫn đến gõ vào cửa kiếng
căn phòng vừa sáng đủ
để cặp mắt trong tối tìm ra
điểm dừng

giả như bình minh vẫn mọc mỗi sớm mai
mùi cà-phê điểm tâm vẫn khuấy lên
thứ ma lực xỏ đôi chân
vào thế giới mở – khua
thức dục vọng

giả như cuộc sống vẫn tràn đầy
mùi hoa nhài đầu ngọn gió vẫn tỏa hương
nồi cơm sôi thơm ngát xới vun bát
bên nhau xùm xụp húp
chén say đầy mãn

giả như cuộc đời vẫn là
những cuộc săn đuổi tất bật
mắt mở say mê
đầu hùng hục húc
tim không sợ

giả sử niềm tin vẫn sáng soi
xác tín như bàn thờ trang nghiêm trong nhà
khói hương xì xụp vái
cầu người đã bỏ ta đi
đừng bỏ ta đi

giả như giấc mơ vẫn trở về
người khách lạ hàng đêm vẫn ghé vào
góc xó hiu quạnh của tâm hồn
nỉ non âm điệu
rù quến

giả như tình yêu không xảy ra
mọi thứ chân xác còn nguyên vẹn
như quê hương chưa từng chiến tranh
lịch sử chưa tranh lấn
chúng ta chưa hề khai quật

và con người lại được sinh ra
tinh khiết như bản năng
trí khôn nhắc trái tim tránh
lập lại tai họa

phải làm thế nào
người ta nói điều gì xảy ra
sẽ phải xảy ra
một ngàn đời nữa

bao giờ trần gian còn lỗi lầm
con người còn bị trừng phạt
mình còn phải
gặp nhau.



cuối cùng
 
sẽ có một ngày
bài thơ không còn chữ
ký ức là trang giấy trắng
một ngày khi khuôn mặt của giấc mơ không còn
chúng ta không tồn tại
chỉ còn lại
một ngày của mọi sự vắng mặt
và tình yêu như cơn đau
thoát kiếp luân hồi.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi đã xưa. cơn gió ngàn lau lách. dưới mỗi gốc cây, xương máu con người đổ xuống. tình yêu và hận thù đều xanh màu lá. / Dưới bàn chân tôi, đá sỏi mỏi mòn. Đôi khi tôi muốn nằm xuống dưới chân em. đôi khi tôi muốn chết. / Sự bất động của thân tâm là chân như của hạnh phúc. nhưng sự im lặng của em là âm ti địa ngục. /Dưới bầu trời này, màu xanh lừa đảo.
Mắt tháng Tư không còn hạt lệ. Mắt tháng Tư chiêu niệm màu cờ. Mắt tháng Tư chập chờn bia mộ hồn tử sĩ từ cổ kim thao thức. / Mắt tháng Tư rưng màu huyết phượng. Mắt tháng Tư ngào cơn huyết biển. Thân giạt cỏ bồng hồn khua nước bao lâu rồi thủy mộ. / Trái tim người đi rơi dần từng mảnh, buồng ngực khô nhớ gió phương nam máu đỗ quyên khắc khoải quê nhà. / Mắt tháng Tư nở bông hoa trên cành hy vọng mỗi đóa hoa như một giọt nước mắt hồng rơi xuống trái tim tôi. / Mắt tháng Tư dẫu ngàn năm vô tự, mảnh lao đao lịch sử. Lật từng chương… / Giấy mực đời chép ra, ví thiếu. / Lấy da này viết để tạ nhau…
tháng tư đưa tay nhặt / vỡ nát của ngày xưa / còn đây, chồng sách cũ / những quả chín trái mùa / còn đây, chiều gió nổi / những ngôi mộ rạp mình / bia gỗ nào run rẩy / hồn linh nào tủi thân / chiến trường lâu đã nguội / hơi sắt và hơi đồng / mấy chục mùa hoa rụng / hư không tìm hư không
Cõi thơ Viên Linh là cõi nhân sinh đầy hệ lụy của định mệnh. Định mệnh của một dân tộc điêu linh, lưu lạc. Định mệnh của con người bé nhỏ và yếu ớt trong dòng chảy cuồng lưu của kiếp sống. Định mệnh của tình yêu mệt mỏi, chán chường và bất trắc. Thơ Viên Linh là một biểu hiệu cho Con Người như là một hữu-thể-tại-thế với tất cả những khổ đau và hoan lạc. Ông vừa tạ thế hôm cuối tháng Ba vừa rồi, Việt Báo trân trọng đăng lại một số ít thơ của ông như một nén tâm hương gửi đến người Thi Sĩ quá cố.
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ là một vị học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và là một người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền và đã bị cầm tù trong nhiều năm. Năm 1998, Hòa Thượng được tổ chức Human Rights Watch tặng giải thưởng về nhân quyền Hellmann-Hamett Awards. Hòa Thượng là Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Hòa Thượng thông thạo tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Hòa Thượng được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật, được coi là nhà sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam, đã soạn thảo quyển Bách Khoa Phật Học Đại Tự Điển.
Đó là tựa đề một bài viết của nhà thơ Phan Tấn Hải, và đây là kết của bài: “Chữ nghĩa không vô ích. Chúng ta trong cõi này hãy rủ nhau làm thơ, đọc thơ, ngâm thơ, in thơ, hát thơ… Nếu chúng ta không đủ sức nương vào thơ để ngộ nhập tri kiến Phật, và nếu chúng ta cũng không có đủ sức mạnh của hát thơ để chữa sản nạn như thời Vua Hùng Vương, ít nhất thơ cũng giúp chúng ta giảm được những đau đớn của trần gian này, kể cả khi buộc phải nghe tới bốn dòng thơ ly biệt tương tự của Cha Rồng và Mẹ Tiên thời lập quốc dân tộc Việt Nam (Ta là giống Rồng / Mình là giống Tiên / Thủy thổ khắc nhau / Không ở cùng được.) Nàng thơ ơi, hãy cứu lấy trần gian này. Hãy biến tất cả những trận mưa bom trên trần gian này thành các trận mưa thơ…” (Phan Tấn Hải, Thơ sẽ chữa lành thế giới
Ta về một cõi tâm không / Vẫn nghe quá khứ ngập trong nắng tàn / Còn yêu một thuở đi hoang / Thu trong đáy mắt sao ngàn nửa khuya / Ta đi dẫm nắng bên đèo / Nghe đau hồn cỏ rủ theo bóng chiều / Nguyên sơ là dáng yêu kiều / Bỗng đâu đảo lộn tịch liêu bến bờ / Còn đây góc núi trơ vơ / Nghìn năm ta mãi đứng chờ đỉnh cao
Nhà văn Jon Fosse vừa đoạt giải Nobel Văn chương về kịch nghệ năm nay, 2023. Ngoài ra, ông cũng nổi tiếng trong lãnh vực thơ và truyện. Tác phẩm của ông được dịch ra khoảng 50 ngôn ngữ. Tìm hiểu về mục đích sáng tác, ông cho biết, “I hope they can find a kind of peace in, or from, my writing.” (Tôi hy vọng người đọc có thể tìm thấy sự bình an trong các tác phẩm của tôi.) Tác phẩm nổi tiếng với nội dung sâu đậm của ông là dãy “Septology”. Đây là một từ vựng mới, có ý nghĩa là một loạt bảy cuốn sách. Có lẽ, Septology phát xuất từ “Heptalogy” mà ví dụ rõ rệt nhất là dãy tác phẩm Harry Potter.
Mùa thứ ba trong năm đã chớm về. Autumn ngoài nghĩa mùa thu, còn mang nghĩa ẩn dụ là chỉ lúc xế chiều, lúc ngày sắp tàn, là mùa mà ban ngày ngắn và dần lạnh hơn. Bên cạnh hình ảnh biểu tượng là mùa lá rụng, lại cũng là mùa phần lớn trái cây được thu hoạch, vì gắn với đời sống thiên nhiên này mà từ rất lâu văn hóa Tây phương đã nhân cách hóa mùa thu là người phụ nữ trẻ đẹp đầy sức sống với mái tóc gắn đầy lá hoa quả chín, là hình ảnh vừa nên thơ vừa chứa đựng sức sống diệu kỳ của mùa gặt hái.
Nhà phê bình văn học Trung Quốc đời nhà Thanh, Viên Mai, có nói, “Làm người không nên có cái tôi, nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi”. Thi hào Tagore cho rằng, “Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ảnh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong”. Cả hai nhận định này đều đề cao cái Tôi-làm-Thơ, và cách biểu hiện những thuộc tính về Tôi ấy như thế nào trên ngôn từ thơ. Có hai yếu tố không ai phủ nhận được là cảm xúc và sáng tạo, chính hai yếu tố này định hình phong cách của nhà thơ. Cảm xúc thực được chuyển tải qua thi ngữ, thi ảnh mới mẻ, cá biệt, thì thơ càng có sắc thái nổi bật để lại dấu ấn riêng trong lòng người đọc, dường như không quá để nói rằng điều này định đoạt sinh mệnh một bài thơ. Thơ chỉ thực sự sống khi nó phản ảnh được bản ngã độc đáo của nhà thơ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.