Theo Tạp Chí The Economist, Chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên Bang, Jerome powell, đã từng so sánh việc đặt lãi suất như việc định hướng trong vũ trụ. Ngày nay, khi lạm phát tăng một cách khác thường, ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng Fed đã lạc bước. Dường như Fed muốn điều chỉnh lại bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ một cách mạnh mẽ và gấp rút. Viễn cảnh đó đã gây biến động vào thị trường chứng khoán và khiến nhiều công ty và các nhà địa ốc tự hỏi liệu kỷ nguyên lãi suất thấp có phải đã đến hồi kết.
Việc tăng lãi suất đang gây khó khăn vì phần lớn thế giới đã quen với kỷ nguyên lãi suất gần như miễn phí. Không có ngân hàng trung ương G7 nào đặt lãi suất trên 2,5% trong hơn một thập kỷ qua. Nhìn lại năm 1990, tất cả đều trên 5%. Nền tài chính với lãi suất thấp dường như trở thành một đặc điểm không thể xóa nhòa của các nền kinh tế tư bản, để lại các thâm hụt bất thường cho cho chính phủ, đẩy giá tài sản lên cao vọt và buộc các nhà hoạch định chính sách phải sử dụng các công cụ khác, chẳng hạn như mua trái phiếu để hỗ trợ nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái.
Đó là lý do tại sao sự tăng vọt giá cả trong 18 tháng qua là một bất ngờ đối với Fed và các ngân hàng trung ương khác. Ở Mỹ, lạm phát đã lên tới 7% và không phải tình trạng tạm thời, giá cả leo thang đang ăn mòn tiền lương, gia tăng mức chi tiêu trong gia đình và các công ty. Tiền lương và tiền công của khu vực tư nhân ở Mỹ tăng 5% trong một năm. Vào tháng 12, mức chi tiêu của một gia đình Mỹ trung lưu sẽ tăng khoảng 6% trong 12 tháng. Chiều hướng này cũng được nhìn thấy khắp thế giới: lạm phát toàn cầu hiện đã lên tới 6%.
Kết quả khiến các ngân hàng trung ương đang bị khuấy động. Ngân hàng trung ương Anh (BoE) ngày 3/2 đã nâng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm lên 0,5%. Các nhà đầu tư nghĩ rằng ngay cả Ngân hàng Trung ương Châu Âu, vốn đã không tăng lãi suất trong hơn một thập kỷ, sẽ làm như vậy hai lần trong năm nay. Tuy nhiên, mọi con mắt đang đổ dồn về nước Mỹ và ông Powell, một phần là do họ có vai trò chi phối trong hệ thống tài chính thế giới, nhưng cũng là do lạm phát của Mỹ cao.
Fed cho biết họ có kế hoạch đưa lãi suất trở lại khoảng 2% vào năm 2024, không khác biệt quá so với tình trạng thường, về lý thuyết, điều này không kích thích nền kinh tế cũng như không kìm hãm nó. Nhưng một khi Fed đã bắt đầu, nguy cơ lạm phát sẽ có thể cao hơn và sự gia tăng giá cả khó có thể xóa bỏ. Do đó, khả năng có thể xảy ra trong một hay nhiều năm nữa là lãi suất ở Mỹ tăng mạnh hơn mức Fed đã chỉ ra cho đến nay, có lẽ đến tỷ lệ 1.75% vào năm 2022 theo một số dự đoán, đây là mức tăng trưởng nhiều hơn bất kỳ năm nào kể từ năm 2005.
Còn về thời gian thì sao? Hầu hết các chủ nhà và các công ty đều tìm cách vay trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ qua. Để có câu trả lời, bạn phải nhìn xa hơn ông Powell về những động lực thúc đẩy nền kinh tế. Chính sách tiền tệ được neo xung quanh tỷ lệ lãi suất, giá trị tiền tệ cần cân bằng nhu cầu tiết kiệm toàn cầu trong việc đầu tư. Đây là một sự biến đổi căn bản mà các ngân hàng trung ương có rất ít quyền kiểm soát.
Trong 20 năm qua, tỷ lệ căn bản này đã giảm đều đặn khi tiết kiệm và đầu tư đã thoát khỏi tình trạng sụt giảm. Tiết kiệm toàn cầu gia tăng, ban đầu là do sự dự trữ ở các nền kinh tế châu Á, có nghĩa là một lượng lớn tiền sẽ được đầu tư để có được bất kỳ lợi nhuận nào, dù ít hay nhiều rủi ro. Trong khi đó, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-09 các công ty lại miễn cưỡng đầu tư.
Đầu tư kinh doanh có thể đang bước sang một giai đoạn mới. Kể từ sau đại dịch, lãnh vực này đã phục hồi nhanh hơn so với sau cuộc khủng hoảng tài chính. Điều đó một phần là nhờ những biện pháp giải quyết đại dịch, hiện đang được rút lại. Nhưng điều này cũng phản ánh sự lạc quan về tiến bộ công nghệ đang thúc đẩy chi tiêu. Số tiền này hiện chiếm hơn hai phần năm đầu tư kinh doanh của Mỹ. Đồng thời, quá trình chuyển sang năng lượng sạch đang tạo ra nhu cầu đầu tư có lẽ lên tới 60% gdp ở thế giới tư bản. Nếu sự lạc quan về công nghệ kéo dài và thế giới nghiêm túc trong việc chống biến đổi khí hậu, đầu tư vào những năm 2020 có thể sẽ mạnh hơn so với những năm 2010.
Tuy vậy về mặt khác, khả năng và nhu cầu tiết kiệm của thế giới không suy yếu. Tỷ lệ cư dân trên 50 tuổi trên thế giới được dự đoán sẽ tăng từ 25% lên 40% vào năm 2100 và có thể vẫn tiếp tục tăng cao hơn do mức giảm sinh sản gần đây ở Ấn Độ và Trung Quốc. Kinh nghiệm cho thấy rằng già đi dẫn đến tiết kiệm nhiều hơn, vì tuổi thọ tăng khiến các gia đình phải dành nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ hưu, và những người về hưu có xu hướng giảm dần tài sản của họ.
Những yếu tố này tạo ra một bản đồ cho lãi suất. Về lâu dài, bất kỳ sự chuyển hướng đi lên nào cũng sẽ chỉ là rất ngắn, và trong tình trạng này bất cứ sự tăng trưởng đầu tư nào cũng đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, từ bây giờ đến khi đó, tỷ giá có thể sẽ tăng mạnh. Các khoản nợ của thế giới đã lên tới 355% tổng sản lượng quốc gia, khiến các công ty và gia đình bị ảnh hưởng nhiều hơn với những đợt tăng lãi suất dù là rất thấp. Có rất ít ví dụ về việc các ngân hàng trung ương kiềm chế lạm phát mà nền kinh tế không bị suy thoái. Lần cuối cùng lạm phát của Mỹ giảm từ hơn 5% mà không có suy thoái là hơn 70 năm trước. Chống lạm phát có thể khiến thế giới rơi vào tình trạng lao dốc. Nếu vậy, viễn cảnh một ngày nào đó tỷ giá giảm trở lại sẽ chỉ là hy vọng.