Hôm nay,  
DAVEMIN.COM

Sợi Tơ Vắt Qua Hồ và Chiếc Lá Vàng Của Zen Master Bodhi

24/01/202210:57:00(Xem: 2882)

Truyện ngắn

japanese lake

 

 

Forest Park, khu công viên rừng gần ngàn ha cuối mùa đông như đắm chìm trong giá băng lạnh lẽo. Hơi nước như sương mờ mỗi buổi sáng trưa chiều tối. Cây sồi cổ thụ tuổi ngót nghét vài trăm tuổi, trơ những thân cành như những sợi dây leo khổng lồ, xoăn vặn chắc vào nhau thành những bắp cây như thừng chão, cổ quái những hình thù nghệ thuật với đủ các trường phái, bên cạnh những hang hốc của duy nhất loại sóc nâu, với những cái đuôi trông giống hệt những chùm bông lau di động, rượt đuổi bắt, cắn la chí chóe. Con đường mòn toàn cây phong hai bên như những hàng người tư lự, xếp hàng đi sâu vào xứ sở của nước, lá mục và vô số những nấm lạ, rải thảm đến tít tắp của màu xanh xám mờ mịt, ẩm ướt.

 

Tiếng quạ bỗng xao xác, quang quác phía rừng thông. Chợt vút cao tiếng kêu của loài chim lạ, lảnh lót, vang xa và trầm ấm. Tiếng bầy quạ im bặt. Cạnh khu hồ xanh, nước đã đóng băng từ hơn tháng trước, lấp lánh phản chiếu ánh dương quang buổi sáng, bóng dáng chiếc áo dài nâu thấp thoáng và dừng hẳn ở khu nhà lục giác, trông như cái ngó sen, chập chờn trên làn nước băng lạnh.

 

Tỳ kheo dáng dấp người Châu Á, nước da ngăm đen, đầu trọc nhẵn bóng, hàm râu quai nón xoăn tít ép sát vào hai bên quai hàm. Nhìn ông, khách có cảm giác như đứng trước một pho tượng đồng hun của thế kỷ thứ XV, XVI, khoác hờ lên trên tấm khăn màu nâu đất đã bợt bạt màu sương gió. Trong khi gió buốt từ khu rừng vẫn không ngừng len lỏi, lách qua rừng cây như mũi dao nhọn đang lách từ từ vào da thịt...

 

Tỳ kheo vẫn nghiêm trang, đứng nhìn chăm chú vào tia nắng lấp lánh phía mặt trời mọc, mặt lạnh giá như lớp băng mỏng ngài đứng dưới chân. Khách im lặng, quan sát. Dõi theo cái nhìn như có lửa ấm của Tỳ kheo, khác với toàn thân như có lớp băng bàng bạc phủ. Bất giác nụ cười như trẻ thơ mấp máy sau làn râu rậm, khách nghe như có tiếng người từ trong sâu thẳm vang vọng lại:

 

– Chào ông! Ông từ đâu đến? Tôi có thể giúp được gì cho ông?

 

– Thưa... Thưa...? –  Khách chợt ngập ngừng, lúng túng bởi chưa tìm được tên gọi để xưng hô.

 

– Không sao. Ta là Zen Master. Mọi người vẫn gọi ta là Bodhi!

 

– Vâng! Gọi ngài là Thiền sư, Zen Master... và tôi phải hiểu như thế nào về ý nghĩa “Bồ đề” hay “Giác ngộ” (Bodhi). Khách kính cẩn nghiêng người.

 

– Ha, ha... “Giác ngộ” ư? Lúc ta tỉnh thức, bỗng thấy vạn vật này, vũ trụ này dường như không có, chỉ mịt mù mưa gió, nắng lửa. Hỏi thấy được gì khi chính nó là không? Hãy cứ gọi ta như sự vốn có. Trong năm giới của Tỳ kheo, ta hành thiền và tu thiền, tên gọi là Zen Master thế thôi!

 

– Vâng! Zen Master! Tôi ở cách đây chừng một dặm, sáng sớm thường hay tập thể dục ngang đây... – Khách nhỏ nhẹ trả lời.

 

– Tập thể dục? Điều lợi cho sức khỏe, nên làm! Nhưng mỗi ngày ông ngang đây thấy gì? Sao hôm nay mới vào đây?

 

– Dạ, cám ơn Zen Master đã khen! Hằng ngày ngang đây, tôi vẫn hiểu là một khu rừng. Suốt mùa đông, cây rụng hết lá, chỉ có tuyết băng phủ trắng, đi sâu vào cảm thấy rất lạnh, nên tôi ngại vào. Hôm nay thời tiết ấm áp hơn, tôi muốn...

 

– Khám phá, tìm hiểu chứ gì? Khu rừng vẫn là khu rừng. Hình thức thay đổi theo bốn mùa là thuận theo tự nhiên để sinh tồn và phát triển theo qui luật đào thải. Mùa đông qua, mùa xuân đến, ấm áp và sinh khí đang dần sinh sôi nẩy nở. Muôn loài sẽ ùa kéo về. Có điều là...

 

Một tiếng chim thánh thót, ấm áp vút rơi ngang trời, lay động những cành khô, rào rạt trút giá băng xuống lòng hồ xanh ngăn ngắt, cắt ngang lời nói của thiền sư.

 

– Ôi! Hồng hạc lại đến sớm trước ta, từ phương bắc quê hương của nữ thần Tuyết...

 

Thiền sư bỏ lửng câu nói. Câu chuyện chấm dứt, dang dở khi thiền sư ngồi xuống, lấy trong chiếc bình bát ra cái bánh bích qui nhỏ, ông bóp vụn ra và rải xuống mặt hồ và cả trên cái trụ hình hoa đăng ẩm ướt rêu xanh. Dường như có tiếng cá quẫy dưới lớp băng mỏng. Khách giật mình, sởn gai ốc khi thấy một con nhện hình thù như một nhúm rêu úa, đang đu đưa theo sợi tơ mỏng, bay lất phất trong không gian, bắt ánh sáng nắng, cứ loang loáng như có, như không. Con nhện đang lần theo sợi tơ tiến về phía những vụn vỡ của chiếc bánh, rải trên cái trụ hoa đăng. Thiền sư miệng lầm rầm đọc mật ngôn, khách nghe như có lời chào buổi sáng bằng tiếng Anh “Good morning! Good morning!” Thiền sư chào lũ cá, con nhện hay chào mình? Khách ngẩn ngơ tự hỏi!

 

oOo

 

Nắng rực rỡ, những chiếc lá còn đang là mầm, là nụ, xanh mỏng manh, tím nhàn nhạt như muốn phô bày hết sự sống và sinh sôi nẩy nở, lóng lánh muôn vàn hạt sương li ti, vốn là từ hơi nước, chuyển hóa qua mấy tầng lớp của sự sống, giống như con người, luôn chuyển hóa cùng với thời tiết, thích nghi mọi hoàn cảnh để sinh tồn, song sự an nhiên, bình yên thì mỗi loài đều có cách khác để mà xây dựng  cả với niềm tin cao cả.

 

Khách đang đứng giữa vắng lặng của khu hồ xanh Forest Park. Ba hôm rồi không thấy bóng Thiền sư, những vụn vỡ của chiếc bánh cũng không còn. Nhìn xa ra phía mắt hồ, dưới ánh nắng lấp loáng được lọc qua của muôn tàn xanh lá non, sợi tơ nhện mỏng tang như vẫn còn vắt ngang đâu đó, giữa cành cây phong sang đến ngọn tùng non hăm hở chọc thẳng lên bầu trời xanh, nối qua chiếc lá sẩm màu của cây sồi già trầm mặc. Nhưng tịnh không nhìn ra chú nhện màu rêu hôm trước.

 

– Ô! Thiện tai ! Thiện tại! Lại có duyên hội ngộ ông đây.

 

Khách giật mình, lời nói như mọc dưới đất vọng lên. Phía sau những bông hoa súng nước màu vàng nhạt, thiền sư xuất hiện, hai mắt nheo nheo, mặc dù phía ấy không hề có chói nắng!

 

– Ta sẽ chào nhau hôm nay. Ngày mai sẽ là quá khứ! Duyên hội ngộ còn tùy.

 

– Dạ thưa! Zen Master sẽ đi đâu ạ?

 

– Ta về nơi từ đó ta đến! Ông có nghe về một ngôi làng nghèo nàn, xa xăm chưa? Ngôi nhà ở Nat Purwa, xứ Ấn Độ của ta đó!

 

– Sau đó thiền sư sẽ làm gì?

 

– Như các ông cần phải lao động, làm lụng để có cái ăn, cái mặc, duy trì sự sống. Với ta ư? Chỉ cần cái đẹp, cái tịnh. Ta tìm viên mãn trong bộn bề và thay đổi của vạn vật.

 

– Ví như chiếc lá vàng này. Thiền sư xòe tay, trong lòng bàn tay là chiếc lá bồ đề, đúng hơn là gân của một chiếc lá bồ đề óng ánh như được kết lại bằng những sợi tơ mầu nhiệm.

 

– Đẹp quá! – Khách buột miệng khen!

 

– Chỉ là... bộ xương khô!

 

– Chắc phải qua hàng chục năm?

 

– Chiếc lá bồ đề, nơi Đức Phật nhập niết bàn, đem để dưới lớp băng của rặng Himalaya...

 

– Ôi, trên hai ngàn năm rồi ư?

 

– Ta chỉ mới lấy lên từ hơn tháng trước! Đem so những gân lá với sợi tơ nhện cũng chỉ là cái có. Không bằng! Không bằng!

 

Khách đưa mắt tìm kiếm sợi tơ nhện, chỉ thấy những sợi nắng xuyên qua tầng tầng kẻ lá, nhảy múa trên dòng nước mặt hồ yên tĩnh.

 

– Lũ quạ đã đi xa từ khi bầy hồng hạc trở về. Thường cái thô thiển hay biến mất trước cái tinh tế, vô nhiễm. – Thiền sư chuyển đề tài và quay lưng bỏ đi.

 

Tia nắng buổi sớm như rẻ quạt, lóng lánh sắc màu kỳ bí của thiên nhiên. Chiếc lá bồ đề do con người chế tác đã trở thành tơ, kim cương bất hoại nhưng so với sợi tơ nhện kia vẫn không sắc sảo tinh tế hơn.

 

Bàn tay thiên nhiên thì bề bộn, ngồn ngộn sinh sôi từ cuộc sống. Con người với trí huệ tài hoa chỉ góp phần xếp đặt cho ngăn nắp và đúng vị trí của sự vật.

 

Thiền sư đã rẽ vào khu trồng hoa vô ưu, ngài lại đọc mật ngôn, nghe như có tiếng “All or Nothing” rền rền dưới màu xanh ngổn ngang của cỏ dại...

 

Trần Hoàng Vy

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong lãnh vực sáng tác từ ngôn ngữ cho đến tác phẩm trực quan, các chuyên gia và các tác giả đang quan tâm đến khả năng sáng tạo của AI, sự hiện diện và tác dụng của trí thông minh nhân tạo sẽ làm thay đổi quan niệm và phương pháp, kỹ thuật và nghệ thuật truyền thống. Các chuyên gia về máy học dự đoán rằng AI sẽ "viết" một cuốn sách bán chạy nhất của tờ New York Times vào năm 2049 (Grace và cộng sự, 2018; Hall, 2018). Lãnh vực sáng tạo tính toán đã được xác định là biên giới tiếp theo trong nghiên cứu AI (Colton & Wiggins, 2012) và có ý nghĩa hấp dẫn đối với ngành công nghiệp văn học. Các thuật toán có khả năng tạo ra ngôn ngữ tự nhiên (Gatt & Krahmer, 2018) Các nghiên cứu về sáng tạo tính toán tập trung vào việc xác định các yếu tố cốt lõi của các hình thức sáng tạo (như văn học, nghệ thuật thị giác và âm nhạc) theo góc nhìn thuật toán, với mục đích sao chép hoặc kích thích sự sáng tạo của con người (Turner, 2014; Besold và cộng sự, 2015; Veale và cộng sự, 2019).
1)Tưởng niệm MC Phạm Phú Nam 2)Nhớ về cuộc di cư 1954. 3)Chiếu Phim Sài gòn trước 75 4)Chào đón minh tinh Kiều Chinh đến San Jose. Chiều ngày thứ bẩy 27 tháng 7 năm 2024 vừa qua chúng tôi đã có dịp nhân danh Viet Museum kịp thời trả những món nợ cho lịch sử. Số là anh chị em chúng tôi vẫn còn nhớ về chuyến di cư 1 triệu người từ Bắc vào Nam 70 năm xưa.
Anh Cao Huy Thuần vừa qua đời lúc 23giờ 26 ngày 7-7-1924 tại Paris. Được tin anh qua đời tôi không khỏi ngậm ngùi, nhớ lại những kỷ niệm cùng anh suốt gần 60 năm, từ Việt Nam đến Paris. Anh sinh tại Huế, học Đại Học Luật Khoa Sài Gòn (1955-1960) và dạy đại học Huế (1962-1964). Năm 1964 anh sang Pháp du học. Năm 1969 anh bảo vệ Luận án Tiến sĩ Quốc Gia tại Đại Học Paris, và giảng dạy tại Viện Đại Học Picardie cho đến khi về hưu.
Khi lần đầu tiên gặp một họa sĩ, tôi thường có khuynh hướng tìm vài nét tương đồng để liên tưởng đến một họa sĩ nổi tiếng nào đó thuộc những thế hệ trước. Với Nguyễn Trọng Khôi, tôi cũng làm như vậy nhưng trừ vài nét chung chung như được đào tạo ở trường ốc hay năng khiếu, tôi không tìm được gì đậc biệt. Nguyễn Trọng Khôi (NTK) không giống một họa sĩ nào khác.
Hồ Hữu Thủ cùng với Nguyễn Lâm, Nguyễn Trung của Hội Họa sĩ Trẻ trước 1975 còn sót lại ở Sài Gòn, họ vẫn sung sức lao động nghệ thuật và tranh của họ vẫn thuộc loại đẳng cấp để sưu tập. Họ thuộc về một thế hệ vàng của nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Bất kể ở Mỹ như Trịnh Cung, Nguyên Khai, Đinh Cường… hay còn lại trong nước, còn sống hay đã chết, tranh của nhóm Hội Họa sĩ Trẻ vẫn có những giá trị mang dấu ấn lịch sử. Cho dù tranh của họ rất ít tính thời sự, nhưng cái đẹp được tìm thấy trong tác phẩm của họ lại rất biểu trưng cho tính thời đại mà họ sống. Đó là cái đẹp phía sau của chết chóc, của chiến tranh. Cái đẹp của hòa bình, của sự chan hòa trong vũ trụ. Cái mà con người ngưỡng vọng như ý nghĩa nhân sinh.
Westminster, CA – Học Khu Westminster hân hoan tổ chức mừng lễ tốt nghiệp của các học sinh đầu tiên trong chương trình Song Ngữ Tiếng Việt (VDLI) tiên phong của học khu. Đây là khóa học sinh đầu tiên ra trường và các em sẽ được ghi nhận tại buổi lễ tốt nghiệp đặc biệt được tổ chức vào thứ Ba, ngày 28 tháng Năm, lúc 6:00 giờ chiều tại phòng Gymnasium của Trường Trung Cấp Warner (14171 Newland St, Westminster, CA 92683).
Tháng Năm là tháng vinh danh những đóng góp của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương cho đất nước Hoa Kỳ mà trong đó tất nhiên có người Mỹ gốc Việt. Những đóng góp của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương cho Hoa Kỳ bao gồm rất nhiều lãnh vực, từ kinh tế, chính trị đến văn học nghệ thuật, v.v… Nhưng nơi đây chỉ xin đề cập một cách khái quát những đóng góp trong lãnh vực văn học của người Mỹ gốc Việt. Bài viết này cũng tự giới hạn phạm vi chỉ để nói đến các tác phẩm văn học viết bằng tiếng Anh của người Mỹ gốc Việt như là những đóng góp nổi bật vào dòng chính văn học của nước Mỹ. Điều này không hề là sự phủ nhận đối với những đóng góp không kém phần quan trọng trong lãnh vực văn học của Hoa Kỳ qua hàng trăm tác phẩm văn học được viết bằng tiếng Việt trong suốt gần năm mươi năm qua.
Vì hình ảnh ảm đạm, buồn sầu, như tiếng kêu đòi tắt nghẹn. Tôi, tác giả, đi giữa lòng thủ đô Hà Nội mà không thấy gì cả, không thấy phố không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ. Cờ đỏ là quốc kỳ. Mưa sa làm cho những lá quốc kỳ sũng nước, bèo nhèo, nhếch nhác, úng rữa. Một hình ảnh thảm hại. Hình ảnh thảm hại là dự phóng cho tương lai thảm hại. Và thất bại. Lạ một điều, người ta chỉ trích dẫn năm dòng thơ này, tổng cộng 14 chữ, mà không ai trích dẫn cả bài thơ, và hẳn là hơn 90% những người biết năm dòng này thì không từng biết, chưa bao giờ đọc, cả bài thơ, và tin rằng đó là những lời tâm huyết của nhà thơ Trần Dần nói về thời cuộc mà ông nhận thức được vào thời điểm 1955.
Viet Book Fest cho thấy thế hệ trẻ gốc Việt nay đã vượt qua được những ràng buộc cơm áo gạo tiền của thế hệ đi trước, để cộng đồng Việt nay có thể vươn lên với giấc mơ văn học nghệ thuật trên đất nước Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Hư vỡ là đặc tính bất biến của cuộc đời, của tất cả những gì có mặt trong vũ trụ này. Nghĩa là những gì hợp lại, thì sẽ tan; những gì sinh ra, rồi sẽ biến mất. Không có gì kiên cố, bất biến trên đời. Đức Phật đã chỉ ra sự thật đó, và biến những thái độ sống không vui thành sự kham nhẫn mỹ học: cái đẹp chính là vô thường. Bởi vì vô thường, nên có hoa mùa xuân nở, có những dòng suối chảy từ tuyết tan mùa hè, có những trận lá mùa thu lìa cành, và có những trận mưa tuyết mùa đông vương vào gót giày. Bởi vì sống hoan hỷ với hư vỡ là tự hoàn thiện chính mình, hòa hài làm bạn với hư vỡ là sống với sự thật, và cảm nhận toàn thân tâm trong hư vỡ từng khoảnh khắc là hòa lẫn vào cái đẹp của vũ trụ. Và sống với chân, thiện, mỹ như thế tất nhiên sẽ đón nhận được cái chết bình an.
DAVEMIN.COM
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.