Hôm nay,  

Viết Về Nước Mỹ 2021 – Giải Thưởng Ngàn Người Viết HỌP MẶT, RA MẮT SÁCH VÀ TRAO GIẢI THƯỞNG

10/12/202100:00:00(Xem: 4397)
hình-3-bốn-cột-trang-nhất
Hình trên/trái: Ba tác giả thắng giải chung kết VVNM 2021; 1. Tác giả Lê Xuân Mỹ, giải Vinh Danh Tác Phẩm, Tác giả Nguyễn Văn Tới, giải Vinh Danh Tác Giả-Tác Phẩm, và tác giả Châu Hà, giải Vinh Danh Tác Giả. Hình trên/phải: Tác Giả Anne Khánh Vân nhận Giải Trùng Quang từ nhà thơ Trần Dạ Từ. Hình dưới: Các tác giả, giám khảo, ban tiếp tân và ban biên tập Việt Báo trong Giải Viết Về Nước Mỹ 2021
 
Chiều Chủ Nhật, ngày 5 tháng 12 năm 2021, Lễ Trao Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ 22 đã được long trọng tổ chức tại Hội Trường Đài Truyền Hình SBTN ở thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ, với sự tham dự trực tiếp của khoảng 200 người, gồm các vị dân cử Việt-Mỹ, văn nghệ sĩ, các nhà bảo trợ, các tác giả VVNM, quý thân hữu, và đại gia đình Việt Báo.

Ngoài ra, năm nay vì tình hình đại dịch Covid-19 chưa hoàn toàn chấm dứt nên Việt Báo không thể tổ chức với số người tham dự tại chỗ đông đảo như những năm trước đại dịch, và cũng đã không thể tổ chức vào tháng 8 như mọi năm. Chính trong hoàn cảnh đại dịch nên Ban Tổ Chức Lễ Trao Giải VVNM đã mở ra chương trình chiếu trực tiếp trên băng tần SBTN và SBTN Utube, cũng như được livestream trên SBTN facebook và trên trang Việt Báo Facebook để cho nhiều người ở khắp mọi nơi có thể tham dự và chung vui trong sự kiện văn học có tuổi thọ lâu dài nhất từ trước tới nay tại hải ngoại.
 
Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo
 
Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ đã được khởi xướng bởi Việt Báo vào ngày 30 tháng 4 năm 2000.

Trong lời công bố để mời Viết Về Nước Mỹ, Cố Chủ Khảo nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh đã viết về mục đích của giải thưởng này như sau:

“Để câu chuyện của từng người, từng gia đình khi được viết lại, sẽ trở thành những gì quý giá nhất lưu lại trên trang giấy: một thứ di sản của những người Việt định cư ở Mỹ để lại cho những thế hệ kế tiếp.”

Lễ Trao Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ lần đầu tiên đã được tổ chức tại Thư Viện Tổng Thống Richard Nixon, thành phố Yorba Linda, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 29 tháng 11 năm 2000.

Quốc Hội Hoa Kỳ trong khoá họp ngày 28 tháng 7 năm 2010, đã chính thức tuyên dương Việt Báo về giá trị văn hoá, lịch sử mà chương trình Viết Về Nước Mỹ đạt được.

Bộ sách Viết Về Nước Mỹ 18 cuốn đã chính thức được đưa vào Thư Viện Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ, theo Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ Alan Lowenthal cho biết trong Lễ Trao Giải Viết Về Nước Mỹ năm 2015.

Phát biểu tại Lễ Trao Giải Viết Về Nước Mỹ năm 2015, Cựu Thượng Nghị Sĩ California Lou Correa, đã ca ngợi rằng “Viết Về Nước Mỹ là bộ sách lịch sử sống mà thế hệ cha ông người Việt để lại cho các thế hệ tương lai.”

Hàng năm, một ban tuyển chọn chung kết sẽ quyết định các giải bằng cách cho điểm dựa trên các tiêu chuẩn: Đề tài, nội dung gồm: cách viết, sức viết, và ý nghĩa thông điệp của bài viết. Ban Tuyển Chọn, gồm đại diện Việt Báo: Nhã Ca, Hòa Bình, Phạm Quyến; và các tác giả Viết Về Nước Mỹ từng nhận Giải Hoa Hậu  VVNM. Các Trưởng Ban Tuyển Chọn từ trước tới nay, gồm Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, Nguyễn Xuân Nghĩa và Trương Ngọc Bảo Xuân.

Năm 2013 Viết Về Nước Mỹ đã có thêm Giải Việt Bút Trùng Quang là tên của bà Trùng Quang, nhũ danh Lê Thị Tuyên, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1912 tại Việt Nam, mất ngày 6 tháng 9 năm 2012, hưởng đại thọ 101 tuổi. Sau khi bà Trùng Quang qua đời, trưởng nam của bà là ông Đỗ Doãn Quế chuyển cho Việt Báo $10,000 do bà tặng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ước muốn của bà Trùng Quang là muốn tặng số tiền cho những bài viết nói lên được “sức mạnh của tiếng Việt, chữ Việt, văn hóa Việt trong đời sống của người Việt hải ngoại.”

Tính đến nay, năm thứ 22, sách “Viết Về Nước Mỹ” do Việt Báo ấn hành đã được 22 cuốn, hơn 14,650 trang. Ngoài các ấn bản chính thức của Việt Báo, hàng ngàn bài viết cũng liên tiếp được trích đăng lại trên các trang mạng và sách báo Việt ngữ trong ngoài nước, nhiều cuốn sách được in đi in lại. Trên 20,000 bài viết tham dự và hơn 7,000 bài viết của hàng ngàn tác giả Viết Về Nước Mỹ hiện được phổ biến trên vietbao.com. Không kể số lượng người đọc sách báo, chỉ riêng tổng số lượt đọc các bài Viết Về Nước Mỹ trên Việt Báo online hiện đã trên  800 triệu. Một số tác giả có bài viết đạt kỷ lục trên dưới 1 triệu lượt người đọc. Bạn đọc có thể vào "Danh Sách Tác Giả" gõ tên để đọc bài và xem thêm những bài khác do cùng một người viết.
 
Lễ Trao Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ 22
 
Sau gần 2 năm đại dịch với biết bao mất mát và đau thương cộng với những hạn chế sinh hoạt, Lễ Trao Giải VVNM năm nay trở thành cơ hội quý giá cho sự họp mặt, thăm hỏi, hàn huyên tâm sự trong không khí vui tươi, nhộn nhịp và thân tình.

Hai khuôn mặt quen thuộc của chương trình Lễ Trao Giải VVNM trong nhiều năm qua là xướng ngôn viên Thụy Trinh và luật sư Nguyễn Hoàng Dũng vẫn là MC cho Lễ Trao Giải VVNM năm nay.

Thuy-Trinh-Nguyen-Hoang-Dung
MC Thụy Trinh và MC Nguyễn Hoàng Dũng

Bị ảnh hưởng bởi đại dịch cho nên chương trình Lễ Trao Giải năm nay có khác với những năm trước. Cái khác thứ nhất là thay vì tổ chức như thường lệ mọi năm vào tháng 8 thì năm nay tổ chức vào tháng 12. Cái khác thứ hai là chương trình Lễ Trao Giải VVNM năm nay được chiếu trực tiếp trên băng tần SBTN và SBTN Utube, cũng như sẽ được livestream trên SBTN facebook và trên trang Việt Báo Facebook.

12 giờ trưa, bên ngoài trời nắng nhưng bên trong phòng hội của Đài SBTN không khí giống như một buổi dạ tiệc, với bầu trời đêm ngàn sao lắp lánh cùng với ánh đèn màu trên sân khấu lộng lẫy. Mọi người vừa ăn trưa vừa gặp gỡ thăm hỏi bạn bè.

Hình 1 top left_Nhã Ca Chủ Nhiệm Sáng Lập Việt Báo chào mừng quan khách
Nhà văn Nhã Ca, chủ nhiệm sáng lập Việt Báo chào mừng quan khách

Chương trình chính thứ bắt đầu lúc 1giờ rưỡi chiều, với lời phát biểu khai mạc của nhà văn Nhã Ca, sáng lập Việt Báo và Chương Trình Viết Về Nước Mỹ. Trong lời phát biểu, nhà văn Nhã Ca nói rằng hàng năm từ trước tới nay người phát biểu khai mạc là nữ tài tử Kiều Chinh, nhung năm nay người nữ tài tử này đã vắng mặt vì bận đi xa cho các buổi ra mắt cuốn Hồi Ký Kiều Chinh – Nghệ Sĩ Lưu Vong vừa ấn hành vào tháng 9 năm 2021. Nhà văn Nhã Ca đã nhắc lại lời nhà thơ Nguyên Sa nói rằng Viết Về Nước Mỹ là “bộ sách lịch sử ngàn người viết,” vì vậy, dù đại dịch hoành hành làm cho mọi sinh hoạt đều ngưng trệ, nhưng các bài Viết Về Nước Mỹ vẫn tiếp tục. Bà đã bày tỏ lòng biết ơn đến các bậc huynh trưởng, các nhà bảo trợ, các tác giả Viết Về Nước Mỹ, và văn nghệ sĩ bằng hữu đến tham dự trong buổi lễ trao giải hôm nay.

Năm nay, Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal đại diện địa hạt 47 không về được để dự Lễ Trao Giải Viết Về Nước Mỹ, nhưng ông đã có gửi video phát biểu và Ban Tổ Chức đã chiếu lên cho mọi người cùng nghe lời phát biểu chúc mừng của ông. Trong lời phát biểu Dân Biểu Alan Lowenthal nói rằng ông đã có mặt với Việt Báo và chương trình Viết Về Nước Mỹ 9 năm và ông bày tỏ niềm vinh dự để hỗ trợ cho chương trình Viết Về Nước Mỹ mỗi năm mà ông cho là chương trình này đã gây cảm hứng và khích lệ cho người Việt viết về lịch sử và kinh nghiệm của người Việt ở Mỹ.

hình 2  Top right_ Harley Rouda chúc mừng tác giả thắng giải 2021

Cựu dân biểu Harley Rouda chúc mừng tác giả VVNM 2021


Một vị dân cử người Mỹ khác cũng đã gắn bó với Giải VVNM trong nhiều năm qua mà hiện ông đang vận động tái tranh cử dân biểu liên bang địa hạt 48 là cựu Dân Biểu Harley Rouda và phu nhân là nhà văn Kaira Rouda đã đến tham dự Lễ Trao Giải VVNM năm nay. Phát biểu tại buổi lễ, cựu DB Harley Rouda nói rằng ông vinh dự có mặt và ủng hộ Giải VVNM. Ông nhấn mạnh rằng các tác phẩm của Giải VVNM thật là giá trị vì nó giúp cộng đồng người Việt tiếp tục gìn giữ văn hóa và tiếng Việt trên đất nước này. Ông nói ông hiểu được các nỗ lực và giá trị văn chương vì ông là chồng của một nhà văn có sách bán chạy nhất.

Hình 5 Chủ Tịch Học Khu Garden Grove Nguyễn Quốc Lân chúc mừng Tác Giả Thắng Giải VVNM 2021
Chủ Tịch Học Khu Garden Grove Nguyễn Quốc Lân chúc mừng Tác Giả Thắng Giải VVNM 2021

Phát biểu trong lúc trao giải cho các tác giả thắng giải VVNM năm thứ 22, luật sư Nguyễn Quốc Lân, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove nói rằng Viết Về Nước Mỹ là kỳ quan quan trọng về văn chương, lịch sử và nguồn cội của người Việt. Đây là tác phẩm giá trị hơn tác phẩm của một người viết. Ông nói ông đọc các tác phẩm VVNM để nhìn lại con người Việt Nam của mình.

Hình-6-Danny-Trần_-Branch-Manager-Union-Bank-trao-giải-cho-con-gái-tác-giả-Nguyên-Ngọc
Danny Trần_ Branch Manager Union Bank trao giải cho con gái tác giả Nguyên Ngọc

Anh Danny Trần của Union Bank bày tỏ lòng biết ơn Gia Đình Việt Báo đã tạo sân chơi Viết Về Nước Mỹ cho các tác giả trổ tài để viết ra nhiều câu chuyện ý nghĩa và đa dạng.
 
16 Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ 22
 
Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ 22 tổng cộng 16 giải, gồm 7 Giải Đặc Biệt, 5 Giải Danh Dự, 1 Giải Trùng Quang, 3 Giải Chung Kết (gồm 1 Giải Vinh Danh Tác Phẩm, 1 Giải Vinh Danh Tác Giả và 1 Giải Vinh Danh Tác Phẩm và Tác Giả).

Hinh-4_MC_Giai-Dac-Biet_Giai-Danh-Du
Hình trái/dưới: MC Thụy Trinh và MC Nguyễn Hoàng Dũng; Hình phải/dưới: Năm Tác Giả lãnh Giải Danh Dự Hình trên: Bảy tác giả lãnh Giải Đặc Biệt.
 
Bảy Giải Đặc Biệt
 
1-    Tác giả Nguyễn Hùng Cường, với bài viết “Meals-On-Wheels,” do cựu Chủ Bút Việt Báo Phan Tấn Hải trao giải;

Hình-extra-1-_-Cựu-Chủ-Bút-Việt-Báo-Phan-Tấn-Hải-trao-giải-cho-tác-giả-Nguyễn-Hùng-Cường
Cựu Chủ Bút Việt Báo Phan Tấn Hải trao giải cho tác giả Nguyễn Hùng Cường

2-    Tác giả Phạm Thị Kim Dung, với bài viết “Chuyện Gia Đình Tôi và Việc Hậu Sự Ở Mỹ,” do luật sư Nguyễn Quốc Lân trao giải cho chị Kim Cúc đại diện tác giả nhận giải;
3-    Tác giả Kho Quẹt, với bài viết “Má Chồng Tôi,” do Nghị Viên Garden Grove Thu Hà Nguyễn trao giải;
4-    Tác giả Nguyên Ngọc, với bài viết “Đôi Bờ Sông Tương,” do Danny Trần của Union Bank trao giải;
5-    Tác giả Thảo Lan, với bài viết “Về Miền Quá Khứ,” do tác giả Đoàn Thị trao giải;

Hình-extra-9_Tác-Giả-Á-Hậu-Đoàn-Thị-trao-giải-cho-tác-giả-Thảo-Lan
Tác Giả Á Hậu Đoàn Thị trao giải cho tác giả Thảo Lan

6-    Tác giả Nguyễn Bích Thủy, với bài viết “Nao Nao Tình Người Mùa Đại Dịch,” do cựu tác giả Khôi Nguyên Nguyễn Văn Hưởng trao giải;
7-    Tác giả Kim Loan, với bài viết “Lời Tạ Ơn Thay Cho Một Người,” do nhà văn Mỹ Kaira Rouda trao giải.
 
Năm Giải Danh Dự
 
1-    Tác giả Trần Ngọc Ánh, với bài viết “Mong Ngày Qua Đi,” do Giám Khảo Nguyễn Viết Tân trao giải;

Hình-extra-3-_-Giám-Khảo-Nguyễn-Viết-Tân-trao-giải-cho-Tác-Giả-Trần-Ngọc-Ánh

Giám Khảo Nguyễn Viết Tân trao giải cho Tác Giả Trần Ngọc Ánh


2-    Tác giả Võ Phú, với bài viết “Có Chí Thì Nên,” do tác giả Hoa Hậu 2017 Iris Đinh trao giải cho tác giả Thái NC đại diện nhận giải;
3-    Tác giả Đỗ Dung, với 2 bài viết “Như Áng Mây Trời” và “Thập Tử Nhất  Sinh,” do tác giả Hoa Hậu 2011 Phương Dung trao giải;
4-    Tác giả Pha Lê, với bài viết “Có Những Khoảnh Khắc Không Thể Nào Quên,” do tác giả Hoa Hậu 2015 Orchid Thanh Lê trao giải;
5-    Tác giả Nguyệt Mị, với bài viết “Bà Tám Đi Mỹ,” do nhà thơ Trịnh Y Thư trao giải.

Hình-extra-6_-Tân-Chủ-Bút-Việt-Báo-Trịnh-Y-Thư-trao-giải-danh-dự-cho-tác-giả-Nguyệt-Mị

Tân Chủ Bút Việt Báo Trịnh Y Thư trao giải danh dự cho tác giả Nguyệt Mị

 
Giải Trùng Quang thuộc về tác giả Anne Khánh Vân, với bài viết "Thiên Lý Năng Tương Ngộ," do nhà thơ Trần Dạ Từ trao giải.
Phát biểu sau khi nhận giải, tác giả Anne Khánh Vân nói rằng nhận Giải Trùng Quang đối với cô có một giá trị tinh thần đặc biệt. Cô đã kể lại sự xúc động lúc đọc bài “Tôi Đi Tìm Tự Do” của tác giả Trùng Quang viết cho Viết Về Nước Mỹ vào năm 2001. Theo thể lệ, người nhận giải Việt Bút Trùng Quang sẽ trở thành giám khảo Viết Về Nước mỹ trong tương lai.

Hình-7-Tác-Giả-Anne-Khánh-Vân-nhận-giải-Trùng-Quang-từ-nhà-thơ-Trần-Dạ-Từ-và-chủ-khảo-Trương-Ngọc-Bảo-Xuân
Tác Giả Anne Khánh Vân nhận giải Trùng Quang từ nhà thơ Trần Dạ Từ và chủ khảo Trương Ngọc Bảo Xuân
 
Ba Giải Chung Kết
 
Trước khi bắt đầu phần trao 3 Giải Chung Kết, Ban Tổ Chức đã cho nghe 3 trích đoạn các tác phẩm của 3 tác giả thắng Giải Chung Kết là Lê Xuân Mỹ, Châu Hà và Nguyễn Văn Tới.

Hình-extra-8_Ba-tác-giả-thắng-giải-chung-kết-VVNM-2021-Lê-Xuân-Mỹ_Nguyễn-Văn-Tới-_Châu-Hà
 Ba tác giả thắng giải chung kết VVNM 2021 Lê Xuân Mỹ-Nguyễn Văn Tới-Châu Hà

Hình-8_-Ba-tác-giả-thắng-giải-Chung-Kết-cùng-cắt-bánh-VVNM-2021-với-chủ-khảo-Bảo-Xuân-và-Trần-Dạ-Từ_Nhã-Ca-
Ba tác giả thắng giải Chung Kết Lê Xuân Mỹ, Nguyễn Văn Tới và Châu Hà cùng cắt bánh VVNM 2021 với chủ khảo Trương Ngọc Bảo Xuân và Trần Dạ Từ-Nhã Ca
 
1-    Giải Vinh Danh Tác Phẩm thuộc về tác giả Lê Xuân Mỹ, với 2 bài viết “Tản Mạn Thời Dịch Bệnh” và “Ngày Đầu Đi Học Thời Covid,” do Giám Khảo Lê Tường Vy trao giải. Phát biểu sau khi nhận giải, tác giả Lê Xuân Mỹ kêu gọi mọi người cùng với Việt Báo chia xẻ tình cảm mà chúng ta đã trải qua bằng cách tham gia Viết Về Nước Mỹ.

Hình-extra-4_Giám-Khảo-Lê-Tường-Vi-phát-giải-á-hậu-vinh-danh-tác-phẩm-cho-tác-giả-Lê-Xuân-Mỹ
Giám Khảo Lê Tường Vi phát giải á hậu vinh danh tác phẩm cho tác giả Lê Xuân Mỹ

2-    Giải Vinh Danh Tác Giả thuộc về tác giả Châu Hà, với bài viết “Nâng Bước Tuổi Bóng Xế,” do Giám Khảo Khôi An trao giải. Tác giả Châu Hà đã kể chuyện về nghề giữ người già ở Mỹ trong lời phát biểu cảm tưởng sau khi nhận giải. Bà nói nghề này không có đối thủ, không sợ bị layoff, vì rất ít người làm nghề này.

Hình-extra-2_-Giám-Khảo-Khôi-An-phát-giải-Vinh-Danh-Tác-Giả-cho-tác-giả-á-hậu-Châu-Hà

Giám Khảo Khôi An phát giải Vinh Danh Tác Giả cho tác giả á hậu Châu Hà


3-    Giải Vinh Danh Tác Phẩm và Tác Giả, hay còn gọi là Giải Hoa Hậu VVNM thuộc về tác giả Nguyễn Văn Tới, với 2 bài viết “Chiến Tranh, Người Lính và PTSD” và “Bà Hàng Xóm,” do tác giả Khôi Nguyên 2019 Vĩnh Chánh trao giải. Phát biểu trong lúc nhận giải, tác giả Nguyễn Văn Tới nói rằng ông đã nghe danh nhà văn Nhã Ca và nhà thơ Trần Dạ Từ lúc còn ở Việt Nam nhưng đây là lần đầu tiên ông gặp mặt. Ông kể đã nghe nhiều người nói rằng nhà văn Nhã Ca và nhà thơ Trần Dạ Từ là hai người can đảm nhất trong các nhà tù cộng sản ở VN. Ông cho biết ông đã làm nhân viên kỹ thuật điểu khiển máy bay không người lái của Mỹ tại Iraq. Ông cho rằng nhà văn Nhã Ca và nhà thơ Trần Dạ Từ lúc lập ra chương trình Viết Về Nước Mỹ là đã tạo ra khu vườn và những người tham gia VVNM là những người làm vườn chăm sóc cho khu vườn ngày càng đẹp đẽ.
Hình-extra-7_-Tác-Giả-Khôi-Nguyên-Nguyễn-Văn-Tới-nhận-giải-Vinh-Danh-Tác-Giả-Tác-Phẩm-VVNM-2021-từ-cựu-khôi-nguyên-Vĩnh-
Tác Giả Khôi Nguyên Nguyễn Văn Tới nhận giải Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm VVNM 2021 từ cựu khôi nguyên Vĩnh Chánh
 
Các tiết mục văn nghệ đặc sắc
 
Làm cho chương trình Lễ Trao Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ năm 2021 thêm phần thanh âm thú vị và đặc sắc là các tiết mục trình diễn văn nghệ xen kẽ trong chương trình, với giọng ca của nữ hoàng chân đất Khánh Ly, ca sĩ Thu Vàng, ca sĩ Bích Liên, ca sĩ Thương Linh và ca sĩ Mê Linh.

Người trình diễn đầu tiên trong chương trình trao giải VVNM năm nay là nữ ca sĩ Mê Linh, mà theo lời giới thiệu của MC Thụy Trinh là một giọng hát trẻ, một khuôn mặt trẻ sinh hoạt thường trong các chương trình văn hóa nghệ thuật VN. Mê Linh trình bày nhạc phẩm “Sớm Mai Của Chúng Ta” của nhạc sĩ, thi sĩ Trần Dạ Từ.

Hình-9_Mê-Linh-hát-Sớm-Mai-của-Chúng-Ta-và-Thu-Vàng-hát-Lệ-Đá-Xanh
Mê Linh hát Sớm Mai của Chúng Ta và Thu Vàng hát Lệ Đá Xanh

Có lẽ không phải chỉ có mình tôi mà nhiều người có mặt trong hội trường đều yêu thích giọng rền vang và có lúc thánh thót của người nữ ca sĩ trẻ Mê Linh hòa theo tiếng đàn của nhạc sĩ Hoàng Công Luận:

“Sớm Mai của chúng ta vẫn xinh tươi như ngày nào
Sớm Mai của chúng ta vẫn ung dung bao giông bão…”

Dường như mỗi lần nghe chị hát tôi đều phát hiện một cảm nhận thích thú nào đó khác với lần nghe trước. Phải chăng vì mỗi bài hát là một thế giới riêng mà chị là người chuyển tải trọn vẹn. Đó là tiếng hát của ca sĩ Thu Vàng trong nhạc phẩm “Lệ Đá Xanh” của nhạc sĩ Cung Tiến phổ thơ của Thanh Tâm Tuyền qua tiếng vĩ cầm của Hoàng Công Luận và dương cầm của Quốc Vũ.

“Tôi biết những người sống lẻ loi, hồn không nguôi, sầu không nguôi, đời quên yên bình cho người.
“Đời không yên vui là đó: lệ khóc không rơi ngoài hồn, lệ khóc không rơi ngoài hồn, hồn cô đơn...
“Nghẹn ngào không nói là những đêm nao, người ngắm trăng sao bềnh bồng. là những đêm mắt lệ, là những đêm mắt dâng lệ đá xanh...”

Tôi thích nhất là câu “lệ khóc không rơi ngoài hồn.” Một lối diễn ngôn độc đáo của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền.

Hình-10_Bích-Liên-hát-Người-Ở-Với-Người-và-Thương-Linh-hát-Ở-Lại-Yêu-Anh
Bích Liên hát Người Ở Với Người và Thương Linh hát Ở Lại Yêu Anh

Ở Việt Báo tôi đã nhiều lần nghe ca sĩ Bích Liên trình bày nhiều bản nhạc với tông khá cao, nhưng lần này trên sân khấu của Đài SBTN giọng của chị dường như “rồng gặp mây” nên càng cao vút hơn trong ca khúc “Người Ở Với Người” của nhạc sĩ, thi sĩ Trần Dạ Từ.

Người thương ơi, rồi mai đây người sẽ ở với người…
Lòng ta ơi, bay bay xa mãi một thời…
Người yêu thương trao nhau ôi nước mắt nụ cười…

Hình 11_Khánh Ly hát Gia Tài của Mẹ với Jimmy Hà Nhựt và tiếng đàn của Nguyễn Hoàng Hà
Khánh Ly hát Gia Tài của Mẹ với Jimmy Hà Nhựt và tiếng đàn của Nguyễn Hoàng Hà

Thì ra tôi mới vừa phát hiện nữ hoàng chân đất Khánh Ly không phải chỉ là một danh ca lẫy lừng tên tuổi trong âm nhạc mà bà còn có duyên nói chuyện nữa. Khi mới bước lên sân khấu trong buổi trao giải VVNM năm thứ 22, ca sĩ Khánh Ly làm mọi người cười ầm lên khi bà nói bà “phải nói thì mới hết run để hát.” Cái duyên là ở chỗ này, bởi vì ai cũng biết bà có run đâu, bà đã từng lên sân khấu cả ngàn lần thì run sao được. Đêm nay ca sĩ Khánh Ly đã trình diễn luôn bốn bản nhạc, dù chương trình bà chỉ hát có ba, nhưng theo lời yêu cầu của mọi người bà hát bản thứ tư. Bản nhạc thứ nhất mà ca sĩ Khánh Ly hát là bản “Sài Gòn Blue” của nhạc sĩ và thi sĩ Trần Dạ Từ làm mọi người không khỏi nhớ về thành phố Sài Gòn năm xưa:

Thành phố oan trái
ngọn lửa đỏ cháy mãi…
Em yêu, em có nghe
thành phố ấy vẫn gọi
thành phố ấy vẫn thở
thành phố ấy vẫn thầm thì
những hẹn hò trong ta…

Bản nhạc thứ hai mà ca sĩ Khánh Ly trình bày là “Tôi Làm Con Gái” trong “Nhã Ca Thứ Nhất,” thơ của nhà văn Nhã Ca do Trầm Tử Thiêng phổ nhạc.

Tôi làm con gái
Buồn như lá cây
Chút hồn thơ dại
Xanh xao tháng ngày
Một lần qua đây
Rồi không trở lại
Ôi mùa xuân này

“Gia Tài Của Mẹ” (nhạc của Trịnh Công Sơn) là bản nhạc thứ ba mà ca sĩ Khánh Ly trình bày cùng Jimmy Nhựt và Nguyễn Hoàng Hà. Nhưng vì đây là một trong những bản nhạc rất nổi tiếng trong cộng đồng nên ai cũng thuộc và vì vậy mọi người trong hội trường đã hát theo. Không khí trong hội trường bỗng tưng bừng hẳn lên.

Dạy cho con tiếng nói thật thà
mẹ mong con chớ quên màu da
con chớ quên màu da, nước Việt xưa
mẹ mong con mau bước về nhà
mẹ mong con lũ con đường xa
ôi lũ con cùng cha, quên hận thù…

Một tiết mục trình diễn văn nghệ bất ngờ là sự đóng góp của ca sĩ Thương Linh trong buổi lễ trao giải VVNM năm 2021, với nhạc phẩm “Ở Lại Yêu Anh,” thơ của Nhã Ca, nhạc của Trần Dạ Từ. Ca sĩ Thương Linh trình bày bản nhạc này với đầy cảm xúc và có lúc như cô đã nghẹn ngào trong tiếng hát.

Khi những nàng tiên từ bỏ trần gian
Em là nàng tiên ở lại yêu anh…

Hình-extra-5_Xổ-Số-với-quà-tặng-từ-công-ty-bảo-trợ-Zojirushi
Xổ Số với quà tặng từ công ty bảo trợ Zojirushi
 
Kết thúc chương trình
 
Một sự thật rất thật là giải thưởng không thể tiếp tục lớn mạnh suốt 22 năm nếu không có sự bảo trợ tài chánh bền bỉ của các cá nhân và cơ sở thương mại sau đây, theo Ban Tổ Chức cho biết:
-- Anh Phạm Hùng Tuấn từ công ty Pharmatec, San Diego
-- Anh Danny Tran, branch manager of Union Bank, Brookhurst branch
-- Nhà Thơ Trịnh Y Thư, nhà xuất bản Văn Học
-- Anh Nguyễn Hoàng Linh, công ty Xe Đò Hoàng
-- Cô Diệu Phú, Jean Jewerly
-- Tommy Le, State Farm Insurance
-- Chị Quyên Trần, từ văn phòng thượng nghị sĩ Tom Umberg
-- Cô Orchid Lâm Quỳnh, từ Orchid LQ Academy
-- MC Thụy Trinh, từ công ty Trẻ Khỏe Đẹp
-- Ông Bà Thân Nguyễn-Bích Liên
-- Anh Đồng Nguyễn từ Nhà Sách Tự Lực
-- Tác giả Nguyễn Văn Hưởng
-- Tác giả Phùng Annie Kim
-- Tác giả, giám khảo Trương Ngọc Bảo Xuân
-- Anh Trúc Hồ, SBTN
-- Anh Đinh Xuân Thái, Little Saigon TV.
Và nhiều, nhiều người đã thầm lặng ủng hộ cho Giải Thưởng VVNM trong nhiều năm qua.
Chương trình trao Giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ 22 kết thúc với phần xổ số, cắt bánh chúc mừng sự thành công và trưởng thành của Giải Viết Về Nước Mỹ, và chụp hình lưu niệm.
 
Bài của Huỳnh Kim Quang
Hình của Thanh Huy, Việt Phạm, Mark Legend 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Cơn mưa di tản trở về giữa quá khứ và hiện tại, giữa người chết và người sống. Đó là lăng kính mà mọi thứ đã được chắt lọc qua. Những năm tháng trở nên trong suốt như nước. Những gì chúng ta thấy là những hình dạng mờ nhạt đang trôi về nguồn. Tất cả những viễn cảnh và cách diễn giải của chúng ta khi chúng ta quay trở về là đường nét chuyển động của người khác. Để tồn tại, chúng ta đã di tản qua thời gian, và để nói, chúng ta học ngôn ngữ của mưa.”
Bạn tắt hết điện thoại, truyền hình, bạn gập lại các quyển sách đang đọc. Bạn ngồi một mình trong căn phòng nhỏ, khóa kín cửa, hay bạn ngồi trên một tảng đá trong rừng, hay bạn ngồi giữa chợ, điều ấy không quan trọng. Bạn không cần phải thực hành bất kì một lễ nghi tôn giáo, yoga hay thiền nào cả.
Một trong những thành tựu quan trọng đáng tự hào của cộng đồng người Việt là sự thành công của những cây bút người Mỹ gốc Việt, kể câu chuyện Việt góp phần vào nền văn học lưu vong Việt Nam cũng như góp mặt vào dòng văn học chính Hoa Kỳ. Bài giới thiệu sách này thuộc loạt bài giới thiệu các tác giả, tác phẩm thuộc dòng văn học thế hệ thứ nhất-thứ hai, trong thời điểm 50 Năm Nhìn Lại, từ biến cố tháng Tư, 1975.
Bạn có thích đọc thơ không? Người ta nói, mỗi người Việt là mỗi nhà thơ. Nhà thơ sao lại không đọc thơ? À, như vậy, bạn có đọc thơ. Dĩ nhiên bạn thích đọc thơ hay. Nhưng làm thế nào để biết bài thơ hay? Có bài thơ được nhiều người khen hay quá trời, sao bạn lại nghĩ là dở. Hoặc bạn hí hửng khoe bài thơ hay vừa đọc được, người bạn đọc xong, lắc đầu. Sao vậy? Thơ hay không bảo đảm người đọc đồng ý với nhau. Hãy hỏi bạn Trí Thông Minh Nhân Tạo (A.I.), trông cậy anh ta biết nhiều, hiểu rộng, có thể cho đôi lời vắn tắt.
Tôi có một thói quen xấu khi đọc sách – luôn bắt đầu bằng cách mở trang cuối và đọc hàng cuối rồi gấp sách lại xem đầu óc mình nghĩ gì. Hôm nay, mở cuốn “Stories from the Edge of The Sea”, cuốn sách dày 216 trang với 14 truyện ngắn của tác giả người Mỹ gốc Việt Andrew Lâm, tôi lẩm nhẩm: “Hãy đứng đến giây phút cuối cùng, và bạn sẽ không bao giờ, không bao giờ phải đứng một mình.“* “Giây phút cuối cùng”? Không hiểu sao hình ảnh Việt Nam những ngày cuối tháng Tư, 1975 hiện về. Dẫu chỉ là một đứa bé con 6 tuổi vào thời điểm này, nhưng lớn lên và sống với những hệ lụy lịch sử kéo dài từ cái ngày định mệnh đó, ngay trên mảnh đất quê hương bị đánh mất, những mảng đời, những câu chuyện, những ám ảnh, những mất mát luôn là những gì mà chính tôi, bạn bè tôi, gia đình tôi, quê hương, dân tộc tôi, vẫn gồng mình hứng chịu… dẫu nửa thế kỷ đã trôi qua. Tôi hiểu mình sẽ bắt đầu đọc cuốn sách này bằng một sự “khó ở” trong lòng của một độc giả người Việt sống xa quê hương, trong tâm trạng u uẩn
Cô lớn lên như một đứa con gái tomboy, đánh gậy bóng chày giỏi hơn thằng em trai mình, có thể đá văng cặp kính ra khỏi mặt một thằng con trai, và vì thế cô không gần với mẹ lắm. Cô chẳng thấy mẹ mình có gì đáng yêu kính. Bà là người với một thân hình đẫy đà, có tật ngồi lê đôi mách, luôn tay luôn chân công việc nhà cửa, lại nợ nần cờ bạc, chẳng bao giờ thích hoạt động ngoài trời, vì quá quan tâm đến những chuyện trong gia đình nên bà chẳng hề đi đâu thăm thú thế giới, đại dương này nọ, ví dụ, bầu trời xanh chẳng có gì cho bà quan tâm, thấy thú vị.
Hôm nay 17 tháng 3, 2025, dân chúng Canada tạm biệt Justin Trudeau. Tôi yêu mến thủ tướng và tự hào về ông. Trudeau nói: Dân chủ không phải được ban cho, tự do không phải được ban cho, Canada cũng không phải được ban cho. Bạn phải giành lấy chúng bằng tất cả lòng can đảm, sự hy sinh và công việc cần mẫn mỗi ngày.
Vào đầu tháng 3, 2025 xem chương trình The Jimmy TV trên YouTube trò chuyện với nhà văn Nguyễn Thị Hoàng, cụ bà năm nay 86 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn trò chuyện với nhau. Gần sáu thập niên qua, Hè năm 1967, sau bốn tháng học Quân Sự trong giai đoạn I cùng với Khóa 24 ở Truồng Bộ Binh Thủ Đức, Khóa Nguyễn Trãi I thuyên chuyển về Trường ĐH. CTCT ở Đà Lạt. Vào thời điểm đó Vòng Tay Học Trò của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng đã tái bản nhiều lần gây xôn xao trong dư luận và dĩ nhiên thu hút độc giả nơi nầy vì nhân vật và bối cảnh xảy ra trên mảnh đất nầy.
Một buổi chiều, từ rất lâu rồi, tôi thấy mình đơn độc trên bãi biển Vũng Tàu, Việt Nam, một thành phố biển gần Sài Gòn, đứng nhìn ra khơi. Chiến tranh ngày một tệ hơn. Huế và Đà Nẵng đã thất thủ. Tiếp theo là cao nguyên Trung Phần. Sài Gòn đang hoảng loạn. Quân đội cộng sản đang tiến quân mà không bị cản trở. Tôi mới mười một tuổi và khá nhỏ con so với tuổi của mình. Bãi biển gần như vắng tanh. Gió và sóng như thét gào bên tai tôi. Với hai cánh tay dang rộng, tạo thành những hình thù kỳ lạ trên không, tôi lớn tiếng tụng niệm những câu thần chú.
Nhật Bản là một nước Phật giáo, mà cách đây một thời gian theo thống kê của Bộ Giáo dục Nhật, những người theo Phật giáo chiếm đại đa số và đúng theo lịch sử truyền bá và phát triển, Phật giáo đến nước nào thì mang sắc thái văn hóa của nước đó. Cho nên, Phật giáo khi vào Nhật Bản cũng mang một số sắc thái riêng. Nay có tác phẩm Bồ-tát Quan Âm - Tín Ngưỡng & 50 Tượng Tuyến ở Nhật Bản của nhà nghiên cứu Bùi Chí Trung, người đã sống và làm việc lâu năm tại quốc gia này sẽ cung cấp cho chúng ta một số thông tin quý báu về những nét rất riêng của Phật giáo Nhật Bản...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.