Hôm nay,  

Biến Đổi Khí Hậu: Từ Nguyên Nhân Tới Hệ Quả Và Giải Pháp

12/11/202100:00:00(Xem: 5053)
BIEN-DOI-KHI-HAU-01

Bão lụt ngày càng dữ dội và thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu. (nguồn: www.pixabay.com)

 
12 tháng 11 năm 2021 là ngày cuối cùng của Hội Nghị Biến Đổi Khí Hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 26 (COP26) được tổ chức tại Trung Tâm Triển Lãm và Hội Nghị Tô Cách Lan (SEC Center) tại thành phố Glasgow của Tô Cách Lan nằm trong Vương Quốc Anh, từ ngày 31 tháng 10 năm 2021 đến ngày 12 tháng 11 năm 2021. Hội Nghị này đúng ra được tổ chức một năm trước nhưng vì đại dịch Covid-19 nên hoãn lại cho đến năm nay.

Biến đổi khí hậu từ nhiều năm nay đã trở thành một nan đề và thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đương đầu và cần có giải pháp cụ thể và hữu hiệu để tránh khỏi những hậu quả tai hại do biến đổi khí hậu gây ra như nước biển ngày càng dâng cao gây ra tình trạng khủng hoảng di dân và mất đất sống, bão lụt và hạn hán ngày càng trầm trọng, bệnh tật và thiếu lương thực ngày càng lan rộng.

Nhưng bản chất, nguyên nhân và hậu quả của biến đổi là gì và làm sao để có thể giải quyết? Để cố gắng tìm hiểu tổng quát vấn đề biến đổi khí hậu, bài viết này thu thập thông tin và dữ liệu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, trong đó có bài nghiên cứu của khoa học gia kỳ cựu Betsy Weatherhead tại Trường Đại Học University of Colorado Boulder, bài phân tích của Phó Giáo Sư Sonja Klinsky tại Trường Đại Học Arizona State University được đăng trên trang mạng www.theconversation.com vào đầu tháng  11 năm 2021.
 
Điều gì dẫn tới biến đổi khí hậu

BIEN-DOI-KHI-HAU-02

Hạn hán ngày càng trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu. (nguồn: www.pixabay.com)

 
Việc tập trung khởi đầu của những thảo luận là khí carbon dioxide, khí nhà kiến đã được thải ra khi đốt nhiên liệu hóa thạch – gồm than đá, dầu hỏa và khí đốt thiên nhiên – cũng như bởi cháy rừng, những thay đổi việc sử dụng đất đai và các nguồn tự nhiên.

Cách Mạng Kỹ Nghệ của những năm sau 1800s đã bắt đầu sự gia tăng mạnh trong việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Nó cung cấp điện cho các ngôi nhà, các kỹ nghệ và mở rộng hành tinh cho việc đi lại. Cùng thế kỷ này, các nhà khoa học đã xác định khí carbon dioxide có khả năng gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu, cùng lúc được xem như là lợi ích khả dĩ cho hành tinh này. Những sự đo lường có hệ thống đã bắt đầu vào giữa những năm 1900s và đã cho thấy sự gia tăng đều khí carbon dioxide, với đa số dấu vết trực tiếp từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch.

Một khi ở trong bầu khí quyển, khí carbon dioxide có khuynh hướng ở đó một thời gia rất lâu. Một phần của khí carbon dioxide được thải ra qua các hoạt động của con người được hút lấy bởi cây cối, và một số được hấp thụ trực tiếp vào biển, nhưng một nửa của toàn bộ khí carbon dioxide được thải ra do các hoạt động của con người ngày nay ở trong bầu khí quyển – và nó có thể sẽ ở đó hàng trăm năm, ảnh hưởng tới khí hậu toàn cầu.

Trong năm đầu của đại dịch vào năm 2020, khi có ít người lái xe và một số kỹ nghệ đã tạm ngưng, khí thải carbon dioxide từ nhiên liệu đã giảm xuống 6%. Nhưng đã không ngừng gia tăng sự dày đặc của khí carbon dioxide bởi vì số khí thải vào bầu khí quyển do các hoạt động của con người đã vượt quá mức mà thiên nhiên có thể hấp thụ.

Nếu nền văn minh dừng các hoạt động thải khí carbon dioxide ngay bây giờ thì vẫn mất nhiều trăm năm để sự dày đặc của khi carbon dioxide trong bầu khí quyển giảm xuống một cách tự nhiên đủ để mang vòng carbon của hành tinh này trở lại mức quân bình bởi vì sự tồn tại lâu của khí carbon dioxide trong bầu khí quyển.
 
Làm sao chúng ta biết khí nhà kinh có thể làm thay đổi khí hậu

BIEN-DOI-KHI-HAU-03

Cháy rừng ngày càng khốc liệt hơn do biến đổi khí hậu. (nguồn: www.pixabay.com)

 
Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy sự gia tăng trong thải khí nhà kính trong một thế kỷ rưỡi qua đã tạo ra biến đổi khí hậu lâu dài trên khắp thế giới. Sau đây là những thí dụ.

Các đo lường trong phòng thí nghiệm kể từ những năm 1800s đã liên tục xác nhận và định lượng các đặc tính hấp thụ của carbon dioxide mà cho phép nó giữ nhiệt trong bầu khí quyển.

Các mẫu đơn giản dựa vào ảnh hưởng hâm nóng của carbon dioxide trong bầu khí quyển phù hợp với những thay đổi trong lịch sử trong nhiệt độ.

Những mẫu khí hậu phức tạp, được thừa nhận gần đây trong Giải Nobel Vật Lý, không chỉ cho thấy sự hâm nóng của Trái Đất vì sự gia tăng khí carbon dioxide mà còn cung cấp các chi tiết về những khu vực hâm nóng lớn nhất.

Các hồ sơ lâu dài từ các lõi băng đá, các vòng của cây và những rặng san hô cho thấy rằng khi những mức độ của carbon dioxide lên cao, thì nhiệt độ cũng tăng lên cao.

Những hành tinh láng giềng của chúng ta cũng cung cấp chứng cứ. Bầu khí quyển của Sao Kim có khí carbon dioxide dày đặc, và kết quả nó là hành tinh nóng nhất trong thái dương hệ của chúng ta, ngay dù Sao Thủy thì gần mặt trời hơn.
 
Nhiệt độ đang gia tăng trên mọi lục địa
 
Nhiệt độ đang gia tăng là bằng chứng trong các hồ sơ từ mọi lục địa và trong các đại dương.

Tuy nhiên, nhiệt độ không gia tăng cùng tỉ lệ ở mọi nơi. Sự khác nhau của nhiều yếu tổ ảnh hưởng đến nhiệt độ từng địa phương, gồm việc sử dụng đất đai ảnh hưởng đến lượng năng lượng mặt trời được hấp thụ hay phản chiếu, các nguồn nhiệt lượng địa phương như các đảo nhiệt lượng đô thị và ô nhiễm.

Thí dụ, Bắc Cực đang nóng lên nhanh hơn gấp ba lần mức trung bình trên toàn cầu một phần bởi vì khi hành tinh nóng lên, tuyết và băng tan chảy làm cho bề mặt dễ hấp thụ, hơn là phản chiếu, tia phóng xạ của mặt trời. Kết quả là lớp tuyết phủ và băng trên biển tan nhanh hơn.
 
Biến đổi khí hậu đang làm gì với hành tinh này
 
Hệ thống khí hậu của Trái Đất liên kết với nhau và phức tạp, và ngay cả những thay đổi nhiệt độ nhỏ cũng có thể có nhiều ảnh hưởng lớn – thí dụ, với lớp tuyết phủ và mực nước biển.

Nhiều thay đổi đã xảy ra. Các nghiên cứu cho thấy rằng sự gia tăng nhiệt độ đã ảnh hưởng lượng mưa, các sông băng, các kiểu thời tiết, gió bão nhiệt đới và những trận bão lớn. Chẳng hạn, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng sự gia tăng thường xuyên, sự nghiêm trọng và thời gian của những đợt nóng ảnh hưởng đến các hệ sinh thái, cuộc sống của con người, thương mại và nông nghiệp.

Các dữ liệu lịch sử của mực nước biển hầu hết đã cho thấy sự gia tăng liên tục trong vòng 150 năm qua khi sông băng tan chảy và sự gia tăng nhiệt độ làm tăng nước biển, với một số đổi chiều tại địa phương do sự giảm hay tăng đất đai.

Trong khi những sự kiện thái quá thường do hàng loạt nguyên nhân phức tạp, một số bị nặng nề hơn do biến đổi khí hậu. Ngay như việc lũ lụt ven biển có thể tạo ra sự tồi tệ hơn qua việc gia tăng mực nước biển, các đợt nóng làm thiệt hại nhiều hơn với nhiệt độ cơ bản cao hơn.

Các nhà khoa học về khí hậu làm việc cực nhọc để phỏng đoán những thay đổi trong tương lai như là kết quả của khí carbon dioxide gia tăng và những thay đổi được dự đoán khác, như sự ô nhiễm thế giới. Rõ ràng là nhiệt độ sẽ gia tăng và lượng mưa sẽ thay đổi. Mức độ thay đổi chính xác dựa vào nhiều yếu tố tương tác.
 
Một ít lý do để hy vọng

BIEN-DOI-KHI-HAU-04

Các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch góp phần làm tăng khí thải nhà kính đưa tới biến đổi khí hậu. (nguồn: www.pixabay.com

 
Trong ghi chú hy vọng, nghiên cứu khoa học đang cải thiện sự hiểu biết của chúng ta về khí hậu và hệ thống Trái Đất phức tạp, sự xác định các khu vực dễ bị tổn thương nhất và sự hướng dẫn các nỗ lực để làm giảm các nguyên nhân của biến đổi khí hậu. Nghiên cứu về năng lượng tái tạo và các nguồn năng lượng thay thế, cũng như các phương cách để nắm bắt khí carbon từ các kỹ nghệ hay từ không khí, đang tạo ra thêm các chọn lựa cho một xã hội hội được chuẩn bị tốt hơn.

Cùng lúc, con người đang học cách họ có thể giảm tác động của chính họ, với sự gia tăng hiểu biết rằng một nỗ lực có phối hợp toàn cầu được đòi hỏi để có tác động đáng kể. Các xe hơi chạy bằng điện, cũng như điện bằng mặt trời và bằng gió, đang gia tăng ở tỉ lệ không thể suy nghĩ tới trước đây. Ngày càng có nhiều người đang bày tỏ sự ước muốn thích ứng với các chiến lược mới để sử dụng năng lượng có hiệu quả hơn, tiêu thụ điều độ hơn và chọn năng lượng tái tạo.

Các nhà khoa học ngày càng nhận ra rằng sự thay đổi khỏi năng lượng hóa thạch có thêm nhiều lợi ích, gồm phẩm chất không khí được cải thiện cho sức khỏe con người và cho các hệ sinh thái.
 
Thải khí đến từ đâu
 
Một cách bình thường để nghĩ về trách nhiệm của một quốc gia đối với biến đổi khí hậu là nhìn vào những khí thải nhà kính của nước đó tính theo đầu người.

Thí dụ, Trung Quốc hiện là quốc gia thải khí nhà kính lớn nhất hiện nay. Tuy nhiên, Ả Rập Saudi, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Hoa Kỳ, Úc và Canada tất cả đều có lượng khí thải gấp đôi TQ tính theo đầu người. Và mỗi nước có lượng thải khí bình quân đầu người gấp 100 lần các nước tại Phi Châu.

Những khác nhau này thì rất quan trọng từ quan điểm công bằng.

Đại đa số khí thải nhà kính đến từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch để tạo ra điện lực cho các kỹ nghệ, nhà kho, nhà ở và trường học và sản xuất hàng hóa và dịch vụ, gồm thực phẩm, chuyên chở và hạ tầng cơ sở, ở đây chỉ nêu ra một số.

Khi lượng khí thải của một quốc gia ngày càng cao, chúng ít gắn liền với các yếu tố quan trọng cho cuộc sống khỏe mạnh của con người. Những đo lường về cuộc sống khỏe mạnh của con người gia tăng rất nhanh với sự gia tăng tương đối nhỏ trong lượng khí thải, nhưng rồi ngang bằng. Điều đó có nghĩa là những nước thải khí cao có thể giảm lượng khí thải của họ đáng để mà không giảm cuộc sống khỏe mạnh của dân chúng của họ, trong khi những nước có thu nhập thấp hơn, thải khí thấp hơn thì không thể.

Những nước nghèo đã tranh cãi nhiều năm rằng, trong bối cảnh mà trong đó lượng khí thải toàn cầu phải được giảm mạnh trong nửa thế kỷ tới, thật là không công bằng để đòi hỏi họ cắt giảm các đầu tư quan trọng trong các lãnh vực mà những nước giàu đã đầu tư vào, nhưng việc tiếp cận với điện, giáo dục và chăm sóc sức khỏe cơ bản, trong khi những nước giàu tiếp tục hưởng thụ lối sống với mức tiêu thụ cao về điện và hàng hóa.
 
Trách nhiệm của việc thải khí qua nhiều thập niên
 
Nhìn vào lượng khí thải hiện nay không thôi sẽ bỏ mất khía cạnh quan trọng khác của sự bất công khí hậu: Khí thải nhà kính tích tụ qua thời gian.

Carbon dioxide tồn tại trong bầu khí quyển hàng trăm năm, và sự tích tụ này đưa tới biến đổi khí hậu. Carbon dioxide giữ nhiệt, làm nóng hành tinh. Một số nước và khu vực phải gánh trách nhiệm nhiều đối với lượng khí thải tích tụ hơn các nước khác.

Thí dụ, Hoa Kỳ đã thải hơn ¼ tất cả lượng khí thải nhà kính kể từ thập niên 1750s, trong khi toàn lục địa Phi Châu chỉ thải ra khoảng 3%.

Con người ngày nay tiếp tục hưởng lợi ích từ sự giàu có và hạ tầng cơ sở mà đã được tạo ra với năng lượng liên kết với lượng khí thải này qua nhiều thập niên trước.
 
Lượng khí thải khác nhau trong các quốc gia

BIEN DOI KHI HAU 05

Nhiệt độ và lượng mưa trong một thế giới đang thay đổi. (nguồn: www.theconversation.com)

 
Các lợi ích của nhiên liệu hóa thạch cũng đã không đồng đều trong các quốc gia.

Từ quan điểm này, suy nghĩ về sự công bằng khí hậu đòi hỏi sự chú tâm vào các mẫu của sự giàu có. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Môi Trường Stockholm và Oxfam cho thấy rằng 5% dân số thế giới chịu trách nhiệm 36% khí thải nhà kính từ năm 1990 tới 2015. Nửa nghèo nhất của dân số chịu trách nhiệm chưa tới 6%.

Những mẫu này được nối kết trực tiếp với sự thiếu tiếp cận năng lượng bởi một nửa nghèo nhất của dân số thế giới và sự tiêu thụ cao của những người giàu nhất qua các thứ như du lịch máy bay xa xỉ, mua căn nhà thứ hai và phương tiện giao thông cá nhân. Chúng cũng cho thấy cách những hành động bởi vài nhà thải khí cao có thể giảm ảnh hưởng khí hậu của khu vực.

Tương tự, hơn 1/3 lượng khí thải carbon trên toàn cầu từ nhiên liệu hóa thạch và xi măng trong nửa thế kỷ qua có thể được theo dõi trực tiếp với 20 công ty, chủ yếu là những nhà sản xuất dầu và khí. Điều này thu hút sự chú ý đối với sự cần thiết phát triển các chính sách có khả năng buộc các công ty lớn chịu trách nhiệm đối với vai trò của họ trong biến đổi khí hậu.
 
Ai bị hại bởi biến đổi khí hậu?
 
Việc hiểu biết khí thải đến từ đâu chỉ là một phần của sự tiến thoái lưỡng nan của công bằng khí hậu. Các nước và khu vực nghèo cũng thường đối diện các nguy cơ lớn hơn từ biến đổi khí hậu.

Một số đảo quốc nhỏ, như Tuvalu và Quần Đảo Marshall, đang đối diện các đe dọa đối với sự sống còn của họ khi mực nước biển dâng cao. Nhiều vùng lân cận sa mạc Sahara của Phi Châu, Bắc Cực và các vùng núi đang đối diện biến đổi khí hậu quá nhanh hơn các vùng khác của thế giới. Tại nhiều vùng của Phi Châu, nhiều thay đổi nhiệt độ và lượng mưa góp phần vào những quan tâm đến sự an toàn thực phẩm.

Nhiều nước trong số những quốc gia và cộng đồng này gánh trách nhiệm nhẹ đối với khí thải nhà kính tích tụ gây ra biến đổi khí hậu. Cùng lúc, họ có ít nguồn lực sẵn có nhất để tự bảo vệ.

Những tác động của khí hậu – như hạn hán, lũ lụt hay mưa bão -- ảnh hưởng đến con người khác nhau tùy theo sự giàu có và sự tiếp cận với các nguồn lực và với sự tham gia của họ trong việc quyết định. Các quá trình làm cho con người bị gạt ra ngoài lề xã hội, như sự bất công chủng tộc và chủ nghĩa thực dân, có nghĩa là một số người trong một quốc gia hay cộng đồng có khả năng hơn những người khác để có thể tự bảo vệ họ khỏi bị thiệt hại vì khí hậu.
 
Các chiến lược cho một thỏa thuận khí hậu công bằng
 
Tất cả vấn đề công bằng ở đây là trung tâm cho các cuộc thương lượng tại hội nghị biến đổi khí hậu và xa hơn tại Glasgow của Liên Hiệp Quốc.

Nhiều thảo luận tập trung vào ai nên giảm khí thải và việc giảm khí thải của các nước nghèo nên được hỗ trợ như thế nào. Việc đầu tư vào năng lượng tái tạo, chẳng hạn, có thể tránh những thải khí trong tương lai, nhưng các quốc gia nghèo cần sự giúp đỡ tài chánh.

Những nước giàu đã chậm chạp trong việc đáp ứng cam kết của họ để tài trợ 100 tỉ đô la một năm để giúp các quốc gia đang phát triển thích ứng với việc thay đổi khí hậu, và các phí tổn của việc thích ứng tiếp tục gia tăng.

Một số nhà lãnh đạo cũng bị đặt những câu hỏi khó về việc làm gì để đương đầu với những mất mát không thể gỡ lại được. Cộng đồng quốc tế làm sao để hỗ trợ những người mất đất nhà ở và phương cách sống?

Một số trong những vấn đề quan trọng nhất từ quan điểm công bằng phải được giải quyết tại địa phương và trong các quốc gia. Chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc có hệ thống không thể được giải quyết ở cấp quốc tế. Việc tạo ra các kế hoạch địa phương và quốc gia để bảo vệ những người dễ bị tổn hại nhất, và luật lệ và các phương tiện khác để buộc các công ty gánh trách nhiệm, cũng sẽ cần diễn ra trong các quốc gia. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.