Hôm nay,  

Thầy Phước Tịnh Kể Chuyện Nhân Kỷ Niệm 20 Năm Ngày Giỗ Của Thầy Giác Thanh

25/10/202115:50:00(Xem: 5073)

thây giac thanh 2
Vào sáng ngày Chủ Nhật 24/10/2021, Tu Viện Lộc Uyển đã tổ chức lễ tưởng niệm 20 năm ngày giỗ của Thầy Giác Thanh, vị trụ trì đầu tiên khi tu viện này được thành lập. Cũng nhân dịp này, Thầy Phước Tịnh đã có buổi nói chuyện với đại chúng, kể lại những kỷ niệm của mình với Thầy Giác Thanh, với tư cách là một huynh đệ thân tình trong suốt cuộc đời  Đạo Pháp.

Thầy Phước Tịnh nói rằng Thầy Giác Thanh là một tu sĩ giản dị, nhân hậu, Thầy cũng là một nhà thơ. Thầy chỉ để lại một tập thơ duy nhất là Cát Bụi Thời Gian.  Đọc lại những bài thơ trong Cát Bụi Thời Gian, người đọc có thể cảm nhận được phần nào nhân sinh quan, những dấu ấn trong cuộc đời , nhân cách, mức độ thẩm thấu đạo lý của Thầy:

Lão nhân gầy hoa thắm

Vườn nhà mấy đóa khai

Du tăng ngồi ngắm mãi

Buổi chiều lên không hay…


Thầy Phước Tịnh nói nhiều năm sau khi Thầy Giác Thanh mất, thầy vẫn giữ thói quen rót 2 chén trà ngay cả khi độc ẩm. Có ai hỏi, Thầy trả lời ly còn lại là của Thầy Giác Thanh. Đối với Thầy Phước Tịnh, Thầy Giác Thanh là một huynh đệ thân thiết từ thuở Thầy còn rất trẻ, mới bắt đầu bước chân vào con đường Đạo ở tuổi chưa tới đôi mươi. Gần nửa thế kỷ thâm giao giúp cho Thầy có cái nhìn về Thầy Giác Thanh khá đầy đủ. Để minh chứng cho tính giản dị của Thầy Giác Thanh, Thầy kể lại vào khoảng năm 1998, trong một buổi trưa ở chùa Quan Âm Đà Lạt, Thấy thấy có một ông thầy nom rất “nhà quê”, đội nón lá, tay quẩy túi xách đi một mình vào sân chùa. Nhìn kỹ lại thì mới nhận ra đó là Thầy Giác Thanh từ Mỹ về! Thầy hỏi đùa: “Ủa, Thầy từ Mỹ về mà đi một mình vậy sao?”. Thầy Giác Thanh cười, trả lời rằng: “Chứ bộ Phước Tịnh tưởng tui về sẽ đi xe hơi, kéo theo một đoàn tùy tùng rình rang hay sao?...” Thầy Giác Thanh qua bao năm vẫn thế, cho dù Thầy đã sang Pháp ở Làng Mai, sang Mỹ khai sơn dựng tu viện Lộc Uyển, nhưng khi về lại Việt Nam thì vẫn là ông thầy dung dị của miệt vườn ngày xưa.


Cho dù xem nhau như huynh đệ, nhưng Thầy Phước Tịnh cho rằng Thầy Giác Thanh đáng là bậc thầy của mình trên con đường Đạo. Từ thuở Thầy chỉ  mới bắt đầu tu hành, Thầy Giác Thanh đã học qua nhiều kinh sách với các vị thầy lớn, trong đó có Sư Ông Thanh Từ. Chính Thầy Giác Thanh đã dắt Thầy lên tu viện Chơn Không giới thiệu với Sư Ông xin dự khoá thiền đầu tiên. Cho dù kiến thức Phật Pháp thâm sâu, nhưng Thầy Giác Thanh chưa bao giờ  “lên lớp” với Thầy về Phật Pháp, hay biểu lộ sự hiểu biết Phật học sâu rộng của mình.


Nhìn bên ngoài, mọi người dễ thấy Thầy Giác Thanh là một con người hiền lành, nho nhã, yêu cái đẹp của thiên nhiên. Ít có người biết bên trong Thầy còn là một con người kiên cường, không khiếp sợ. Trong thời điểm chiến tranh Việt Nam leo thang, cướp đi sinh mạng của bao nhiêu người thân, Thầy đã từng tự chặt tay trái để phản đối chiến tranh. Cánh tay không đứt lìa, sau đó được nối lại, nên tay trái của Thầy vĩnh viễn thành thương tật.  Rồi khi đi vượt biên, tàu của Thầy bị cướp biển Thái Lan, Thầy đã đứng lên chống lại bọn cướp, nên đã bị quăng xuống biển. May sao có một tên cướp, có lẽ thấy Thầy là một tăng sĩ Phật Giáo nên đã vớt Thầy lên lại, để cho Thầy sống.


Thầy Giác Thanh không bao giờ quên lý tưởng trên hết của một người tu hành là sự nghiệp giải thoát. Thầy Phước Tịnh kể  trong những năm tháng sau biến cố 30/04/1975, cả nước chìm trong đói kém. Cả 2 Thầy lúc đó cùng tu ở Thiền Viện Chơn Không. Các thầy phải ngày ngày dầm mưa dãi nắng, làm rẫy trồng khoai sắn để sinh nhai. Trong hoàn cảnh cơ cực như vậy, vào một buổi trưa nắng như đổ lửa, Thầy Giác Thanh đã nói với các thầy khác rằng đã sinh ra làm kẻ trượng phu, không thể vì miếng khoai miếng sắn mà quên đi sự nghiệp lớn là sự nghiệp giác ngộ. Nếu sinh ra ở đời mà chỉ lo kiếm ăn, kiếm mặc, tìm danh tìm lợi thì không đáng sống với một người xuất gia. Thầy Phước Tịnh xem câu nói đó như một lời nhắc nhở chấn động tâm thức đối với tất cả chúng ta về ý nghĩa của cuộc sống.


Thầy Phước Tịnh cho rằng mình may mắn có cơ duyên là huynh đệ thân thiết với Thầy Giác Thanh, và đã hoàn thành việc viết tiểu sử của Thầy Giác Thanh lưu lại cho hậu thế. Cả đời, Thầy Giác Thanh xem mình như một du tăng, xem cuộc đời nhẹ như một áng mây trôi. Có lẽ vì vậy mà cốc Thầy ở tại Làng Mai có tên là Phù Vân, và ngôi tháp nơi Thầy an nghỉ nghìn thu ở Lộc Uyển cũng là tháp Phù Vân. Một kiếp tử sinh của đời người qua mau lắm. Sống cho trọn nghĩa tình, làm được điều đáng làm, thì sự ra đi sẽ thanh thản chỉ như một đám mây trời…

Tại tháp Phù Vân ở Lộc Uyển có bức di ảnh của Thầy Giác Thanh với nụ cười hiền hòa cố hữu, bên dưới là 4 câu thơ của Sư Ông Làng Mai đề tặng:


Trượng phu tiếng đã biết

Việc đáng làm đã làm

Tháp vừa dựng sườn núi

Tiếng cười trẻ đã vang

 thay giac thanh 1


Doãn Hưng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 4/1/2025, trong phòng House Press Gallery của Capitol Hill, giữa hàng trăm dân biểu chuẩn bị tuyên thệ nhậm chức, có một người đàn ông gốc Việt, nắm chặt tay cậu con trai nhỏ của ông, đứng trò chuyện với các dân biểu, thượng nghị sĩ khác. Vài tiếng sau đó, cùng với các dân biểu đắc cử trên khắp tiểu bang nước Mỹ, ông đưa tay tuyên thệ, chính thức trở thành dân biểu liên bang gốc Việt đầu tiên đại diện cho Little Saigon trong 50 năm qua.
Trong chuyên mục này, chúng tôi sẽ nâng cao nhận thức về bệnh loãng xương, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tầm soát sớm và chẩn đoán kịp thời, đặc biệt tập trung vào phụ nữ lớn tuổi trong cộng đồng người Mỹ gốc Á, người Hawaii bản địa và người dân đảo Thái Bình Dương.
Mời tham dự buổi thuyết trình Tư Tưởng Tích Cực Trong Bài Học Tứ Thánh Đế do gia đình Thiền Thực Nghiệm tổ chức vào ngày 4 tháng 5 năm 2025
Chương trình nhạc kịch 50 Nhật Ký Của Mẹ diễn ra vào lúc 6:30 PM ngày 26/04/2025 tại hội trường báo Người VIệt. Vào cửa miễn phí.
Liên tục trong tuần lễ vừa qua, tất cả các giáo xứ trên toàn thế giới đều đồng loạt cử hành Tam Nhật Thánh và cao điểm là Đại Lễ Chúa Phục Sinh. Tại Giáo phận Orange, hàng ngàn giáo dân giáo xứ Saint Barbara và Westminster đã hân hoan tham dự ba ngày thánh thiêng, quan trọng nhất của Giáo Hội Công Giáo:
Nhân kỷ niệm 50 năm kết thúc cuộc chiến ở Việt Nam, cũng là 50 năm xây dựng cộng đồng người Việt hải ngoại, Khoa Lịch sử trường Đại học California, Irvine tổ chức một chuỗi sự kiện trong 3-ngày: từ ngày 7 tới ngày 9 tháng Năm năm 2025.
Trong khuôn viên đại lý xe Carvana số 13950 Springdale ST, Thành Phố Westminster vào lúc 10 giờ sáng Thứ Sáu ngày 18 tháng 4 năm 2025, Dân Biểu Tiểu Bang Ông Tạ Đức Trí Địa Hạt 70 đã long trọng tổ chức lễ khánh thành bảng “Little Saigon Freeway” được dựng trên Xa Lộ 405 đoạn ngang qua Thành Phố Westminster. Buổi lễ diễn ra với sự tham dự rất đông đống hương, một số đại diện các Cộng Đồng, Hội Đoàn, Đoàn Thể, quý vị nhân sĩ, một số quý vị dân cử tại địa phương và San Jose, qúy cơ quan truyền thông.
Tại hội trường 14361 Beach Blvd Thành Phố Westminster vào lúc 11 giờ trưa Thứ Bảy ngày 19 tháng 4 năm 2025, Hội Dân Chủ Việt Mỹ (Vietnamese American Democratic Club-VADC) đã tổ chức lễ tưởng niệm 50 ngày Quốc Hận. Tham dự buổi tưởng niệm nhận thấy có: Bà Florice Hoffman, Chủ Tịch Đảng dân Chủ Quận Cam; Bà Libby Frolichman, Phó Chủ Tịch Đảng Dân Chủ Quận Cam; Jim Moreno Coast Community College Trustee; Phú Nguyễn Coast Community College Trustee; Ông Long Trần, Dân Biểu Tiểu Bang Georgia; Ông Carlos Manzo, Phó Thị Trưởng Thành Phố Westminster; BS. Lê Đình Phước, Giáo Sư Đại Học UCLA; BS. Ngô Bá Định, Kỹ Sư Phạm Ngọc Lân, Hội trưởng Tây Ninh Đồng Hương Hội, Phó Hội trưởng Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ; một số đại diện cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, quý vị nhân sĩ, quý cơ quan truyền thông và đồng hương.
Tại phòng họp nhật báo Người Việt vào lúc 11 giờ sáng Thứ Tư ngày 16 tháng 4 năm 2025, tổ chức ACoM America Community Media tổ chức họp báo để thông báo tình trạng Medi-Cal có thể bị cắt giảm tài trợ. Mục đích buổi họp báo là để thông báo tin tức đến các cộng đồng biết là “có thể với tình trạng nầy bảo hiểm Medicaid Quốc Hội có thể thay đổi ngân sách và cắt giảm số tiền $880 tỷ dành cho bảo hiểm Medicaid, làm hàng triệu người mất bảo hiểm.”
Trong gần nửa thế kỷ qua, phần lớn câu chuyện về chiến tranh Việt Nam được kể từ những người thuộc thế hệ có liên hệ trực tiếp với cuộc chiến. Nay đã đến lúc hiểu thêm về góc nhìn của thế hệ trẻ sinh ra sau 1975, lớn lên ở hải ngoại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.