Hôm nay,  

Một Nhà Kinh Tế Hoa Kỳ Đoạt Giải Nobel

22/10/202100:00:00(Xem: 2340)

Le Minh Hai
Lê Minh Hải


- Yêu cầu chích ngừa diện di dân, phi di dân và hôn phu thê
- Bộ Nội An thực thi việc cấp chiếu khán dựa trên mức độ ưu tiên

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International (RMI) đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh và đầu tư định cư.  Văn phòng RMI không phải luật sư, việc tín nhiệm các tin tức trong bài viết này hoàn toàn thuộc quyền tự do và trách nhiệm của quý vị.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc email: info@rmiodp.com

 (Robert Mullins International) Giáo sư David Card của trường Đại học Berkley, thuộc tiểu bang California, đã được trao một nửa giải thưởng Nobel cho nghiên cứu của ông về mức độ ảnh hưởng của mức lương tối thiểu, di dân và giáo dục đến thị trường lao động.

Nửa giải thưởng còn lại được trao cho Joshua Angrist của Viện Công nghệ Massachusetts và Guido Imbens sinh ra ở Hoà Lan của trường Đại học Stanford vì đã phát triển các cách nghiên cứu các loại vấn đề xã hội.

Giáo sư David Card đã được trao giải Nobel Kinh Tế cho nghiên cứu làm thay đổi những quan niệm phổ biến về lực lượng lao động. Ông đã chỉ ra rằng việc tăng lương tối thiểu không cản trở việc tuyển dụng lao động mới, và người di dân không làm cho người lao động sinh ra ở bản xứ bị trả lương thấp hơn.

Nghiên cứu của giáo sư Card cho thấy rằng sự xuất hiện của người di dân trong một thành phố không khiến người lao động bản xứ mất việc làm hoặc giảm thu nhập của họ. Giáo sư Card đã nghiên cứu thị trường lao động ở thành phố Miami, tiểu bang Florida, sau quyết định đầy toan tính của nhà nước cộng sản Cuba để cho 125.000 người di dân vượt biển đến Hoa Kỳ vào năm 1980. Điều này dẫn đến lực lượng lao động của thành phố Miami tăng 7%. Giáo sư Card nghiên cứu và đã cho thấy không có tác động tiêu cực nào cho người dân ở Miami. Nghiên cứu tiếp theo cho thấy di dân gia tăng có thể có tác động tích cực đến thu nhập của những người sinh ra ở Hoa Kỳ.

Người di dân không chịu trách nhiệm về đợt tăng đột biến COVID-19 mới nhất

Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nói rằng tỷ lệ chích ngừa thấp của người dân Hoa Kỳ, khả năng chống lại các biện pháp bảo vệ như đeo khẩu trang và biến thể của vi trùng Delta đang gây ra sự gia tăng số bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở Hoa Kỳ.

Nhưng nhiều đảng viên đảng Cộng Hòa đang chỉ trích chính quyền Biden vì sự gia tăng của người di dân. Nhiều người Mỹ, đặc biệt là những người không muốn chích ngừa và một số người thuộc đảng Cộng hòa, dường như tin rằng những người di dân là nguyên nhân gây ra sự gia tăng dịch COVID-19 ở Hoa Kỳ.

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy rằng 55% đảng viên đảng Đảng Cộng Hòa nói rằng “người di dân và khách du lịch mang theo COVID-19 vào Hoa Kỳ và họ là nguyên nhân chính dẫn đến số trường hợp bị COVID-19 gia tăng hiện nay ở Hoa Kỳ”. Và trong cuộc khảo sát, 40% người không muốn chích ngừa cũng nghĩ như những người thuộc Cộng Hòa.

Đã có một làn sóng di dân bất hợp pháp ở biên giới Tây Nam Hoa Kỳ, nhưng các chuyên gia cho rằng đó không phải là lý do khiến nhiều trường hợp bị Covid-19 gia tăng ở Hoa Kỳ. Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Quốc Gia về Dị Ứng và Bệnh Truyền Nhiễm, cho biết “Người di dân hoàn toàn không phải là lý do chính khiến COVID-19 lan rộng ở Hoa Kỳ. Khi qúy vị có 700.000 người Mỹ chết, và hàng triệu người Mỹ bị nhiễm, rõ ràng là vấn đề nằm trong chính đất nước của chúng ta. Chắc chắn, những người di dân có thể bị nhiễm bệnh, nhưng họ không phải là lực lượng chính của việc này". Các chuyên gia nói rằng các bằng chứng kể trên đã ủng hộ Bác sĩ  Fauci.

Cảnh báo di dân của cựu Tổng Thống Obama tới Tổng Thống Biden

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, cựu Tổng thống Barack Obama đã gửi một thông điệp cảnh báo rõ ràng tới Tổng thống Joe Biden. Ông Obama nói rằng biên giới mở không phải là một ý kiến ​​hay.

Trong 8 năm ở Tòa Bạch Ốc, ông Obama đã học được nhiều điều về ý kiến di dân của người dân Hoa Kỳ. Năm 2013, có một dự luật cải tổ di trú được đề nghị nhưng không thành công. Dự luật này hứa sẽ ân xá ngay bây giờ và có thể sẽ thi hành sau.

Các phương tiện truyền thông ủng hộ dự luật nhưng đa số các Dân biểu Hoa Kỳ biết dự luật di dân không được lòng các cử tri của họ ra sao, và các nghị sĩ Đảng Cộng Hòa biết rằng cuộc tái bầu cử của họ không còn xa.

Nếu luật di trú đang chờ giải quyết khiến cử tri tức giận vào năm 2014, hãy tưởng tượng tâm lý của họ sẽ như thế nào vào tháng 11 năm 2022, sau khi hơn 2 triệu người di dân bất hợp pháp, bao gồm hàng nghìn người ở Haiti, sẽ tràn vào lãnh thổ Hoa Kỳ.

Một số người thuộc đảng Cộng Hòa cho rằng Bộ trưởng Bộ Nội An Alejandro Mayorkas muốn thu hút nhiều di dân bất hợp pháp và khiến cử tri tức giận hơn khi ông nói rằng sự hiện diện bất hợp pháp ở Hoa Kỳ không còn là lý do đủ để trục xuất.

Hy vọng của Tổng thống Biden là trong một năm nữa, hình ảnh những người Haiti nghèo khổ tụ tập dưới cây cầu Del Rio và những đoàn lữ hành di cư lũ lượt vào Hoa Kỳ sẽ là thời lịch sử xa xưa.

Yêu cầu chích ngừa đối với người xin chiếu khán di dân, phi di dân và hôn phu thê

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nhắc nhở rằng bắt đầu từ ngày 1 tháng 10 năm 2021, tất cả những người xin chiếu khán (visa) di dân và hông phu thê (fiancée) sẽ cần phải chích ngừa Covid-19 đầy đủ. Một số người xin chiếu khán phi di dân khác cũng sẽ có yêu cầu tương tự.

Bộ Nội An phổ biến các hướng dẫn thực thi việc cấp chiếu khán dựa trên mức độ ưu tiên

Vào ngày 30 tháng 9 vừa qua, Bộ Nội An đã công bố hướng dẫn về những người được ưu tiên cấp chiếu khán di dân. Bộ đang quay trở lại với các biện pháp cấp chiếu khán di dân theo kiểu dưới thời Tổng Thống Obama dựa trên một hệ thống ưu tiên thay vì cách khắt khe hơn được thực hiện dưới thời chính quyền Tổng Thống Trump. Cách tiến hành của hành pháp Obama dựa vào  nguồn lực giới hạn của bộ và thực tế là một người không nên bị trục xuất chỉ vì người đó ở Hoa Kỳ bất hợp pháp. Các hướng dẫn mới của Bộ Nội An nhấn mạnh nhiều hơn vào quyết định của viên chức di trú.

Bộ sẽ nhắm ưu tiên vào một số người di dân không có giấy tờ bị bắt và bị trục xuất, bao gồm các nghi phạm khủng bố, những người có hành vi phạm tội nghiêm trọng hoặc những người vượt biên trái pháp luật nhiều lần.

Giám đốc Bộ Nội An cho biết “Những hướng dẫn này đòi hỏi sự quyết tâm của từng cá nhân trong từng trường hợp. Đánh giá cá nhân, điều tra các sự kiện, hiểu tổng thể của các sự kiện và hoàn cảnh và sau đó đưa ra quyết định liệu cá nhân đó có thực sự gây ra mối đe dọa toàn xã hội hay không".

Trong bản ghi nhớ của mình, Giám đốc Mayorkas viết rằng ước tính có khoảng 11 triệu người không có giấy tờ ở Hoa Kỳ và ông nói rằng "chúng tôi không có đủ nguồn lực để bắt và loại bỏ từng người trong số những người không phải là công dân này".

Khi thực hiện quyền quyết định đối với việc bắt giữ và trục xuất người di dân, ông Mayorkas nói rằng trên thực tế,  phần lớn những người di dân không có giấy tờ ở Hoa Kỳ đã đóng góp rất nhiều cho cộng đồng trong nhiều năm, bao gồm cả những người ở tuyến đầu chiến đấu với dịch Covid-19. Các hướng dẫn mới kêu gọi việc thi hành luật di trú nhắm vào những trường hợp "đáng quan tâm", tập trung vào việc trục xuất người ngọai quốc bất hợp pháp nếu những người này là mối đe dọa an ninh quốc gia hoặc an toàn công cộng. Nếu chỉ ở Hoa Kỳ bất hợp pháp sẽ không dẫn đến việc trục xuất.

Ngày Đáo Hạn Chiếu Khán Không Thay Đổi Trong Tháng 11

Thông thường, các ngày đáo hạn chiếu khán (visa) di dân cho thấy một số tiến bộ trong tháng 11, tháng thứ hai của tài khóa mới. Tuy nhiên, năm nay, điều này đã không xảy ra. Lý do rất rõ ràng: Hầu hết các Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ đã bị đóng cửa vì đại dịch, vì vậy hầu hết các lọai chiếu khán di dân đã không được cấp kể từ năm ngoái. Tại Hoa Kỳ, đại dịch cũng đã ảnh hưởng đến tiến trình giải quyết hồ sơ tại Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC). Hơn nữa, những người nộp đơn xin thẻ xanh ở Hoa Kỳ đã bị ảnh hưởng bởi các hạn chế của dịch Covid và Sở di trú USCIS hiến có một lượng hồ sơ rất lớn bị tồn đọng đang chờ giải quyết. Cuối cùng, số chiếu khán di dân không được sử dụng trong một năm không thể được thêm vào chiếu khán di dân  hiện có cho năm tiếp theo.

Ông Charles Oppenheim, viên chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, người tính toán những ngày đáo hạn, đã thảo luận về tình hình này. Ông không mong đợi nhiều về những chuyển động về những ngày đáo hạn chiếu khán trong vài tháng tới vì ngay bây giờ đã có đủ người nộp đơn xin chiếu khán và thẻ xanh có thể sử dụng tất cả các chiếu khán hiện có.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sở Di Trú muốn thu thập thông tin tài khoản mạng xã hội của đương đơn vì mục đích an ninh quốc gia. Việc này sẽ bắt đầu vào tháng 5 năm 2025. Các mẫu đơn xin thẻ xanh và quốc tịch sẽ yêu cầu tên đăng nhập trên mạng xã hội, nhưng không yêu cầu mật khẩu. Việc thu thập thêm thông tin cá nhân của người di dân có thể rất quan trọng trong việc xác định các rủi ro về an ninh quốc gia. Nhưng một số người lo lắng về việc mất quyền riêng tư và Quyền tự do ngôn luận. Ngoài ra, nếu Sở Di Trú hiểu sai thông tin nào đó trên phương tiện truyền thông xã hội, điều đó có thể dẫn đến việc bắt giữ hoặc từ chối đơn xin một cách bất công.
Mahmoud Khalil là một nhà hoạt động ủng hộ Palestine và là thường trú nhân hợp pháp của Hoa Kỳ. Anh đã bị Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) bắt giữ vào đầu tháng 3 năm nay. Anh có phạm tội không? Không, nhưng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã quyết định rằng anh phải bị trục xuất. Sau khi Hamas tấn công Israel vào tháng 10 năm 2023, Khalil là người lãnh đạo các cuộc biểu tình ủng hộ Hamas tại Đại học Columbia ở New York. Bây giờ những người ủng hộ anh nói rằng anh có quyền biểu tình và có quyền lên tiếng ủng hộ Hamas.
Sở Di Trú muốn thu thập thông tin tài khoản mạng xã hội của đương đơn vì mục đích an ninh quốc gia. Việc này sẽ bắt đầu vào tháng 5 năm 2025. Các mẫu đơn xin thẻ xanh và quốc tịch sẽ yêu cầu tên đăng nhập trên mạng xã hội, nhưng không yêu cầu mật khẩu. Việc thu thập thêm thông tin cá nhân của người di dân có thể rất quan trọng trong việc xác định các rủi ro về an ninh quốc gia. Nhưng một số người lo lắng về việc mất quyền riêng tư và Quyền tự do ngôn luận. Ngoài ra, nếu Sở Di Trú hiểu sai thông tin nào đó trên phương tiện truyền thông xã hội, điều đó có thể dẫn đến việc bắt giữ hoặc từ chối đơn xin một cách bất công.
Một luật sư di trú rất giàu kinh nghiệm đã trả lời câu hỏi này. Bà cho biết,· Ông Trump không thực sự hiểu biết về chương trình EB-5 và những lợi thế mà chương trình này vẫn tiếp tục mang lại cho Hoa Kỳ.· "Thẻ vàng" do Trump đề xuất có thể sẽ không khả thi, hoặc không phải là giải pháp thay thế thực tế cho EB-5. Liệu Chương trình EB-5 có bị ngừng triển khai không, và Tuyên bố của Tổng thống Trump sẽ có tác động như thế nào đến các Nhà đầu tư hiện hữu? Điều I, Mục 8 của Hiến pháp Hoa Kỳ nêu rõ rằng Luật Di trú và chương trình EB-5 là do Quốc hội kiểm soát. Do đó, bất kỳ quyết định nào về việc ngừng chương trình EB-5 đều cần có hành động lập pháp của Quốc hội, chứ không chỉ là hành động hành pháp của cá nhân. Tổng thống Trump không có thẩm quyền để "hủy bỏ" chương trình EB-5.
Các nhà lập pháp tiểu bang đỏ ủng hộ các kế hoạch trục xuất hàng loạt, đang đề xuất các điều luật hạn chế nghiêm ngặt bổ túc mà có thể làm thay đổi việc thực thi di trú. Các nhà lập pháp Missouri và Mississippi đã đề xuất cho phép các thợ săn tiền thưởng bắt giữ những người di dân bất hợp pháp. Các tiểu bang sẽ thưởng 1,000 Mỹ kim cho thông tin dẫn đến việc bắt giữ.
Nhiều người đang chờ Thẻ xanh và những người có tình trạng DACA, nộp đơn xin giấy phép ân xá tái nhập cảnh (Advance Parole travel document). Sắc lệnh hành pháp gần đây đã ngưng các chương trình ân xá nhân đạo không áp dụng đối với các giấy ân xá tái nhập cảnh, vì vậy những người đã có giấy ân xá tái nhập cảnh sẽ không gặp bất kỳ vấn đề nào. NHƯNG, liệu tất cả các viên chức Hải quan và Biên phòng có biết chính xác chương trình ân xá nào đã kết thúc và chương trình nào vẫn còn hiệu lực không? Có thể có. Hoặc có thể không. Có thể có sự nhầm lẫn về việc giấy tờ ân xá nào vẫn còn hiệu lực và một số nhân viên có thể nhầm lẫn giữa giấy ân xá tái nhập cảnh với một số chương trình ân xá đã bị hủy.
Ngay sau khi trở về Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố rằng chỉ có hai giới tính được chính phủ liên bang công nhận - nam hoặc nữ và hai nhận dạng giới tính này được xác định khi sinh ra. Điều này đã gây ra sự lo lắng và bất an trong số những người chuyển giới tự nhận mình là một giới tính khác ngoài giới tính khi sinh ra. Không rõ điều gì sẽ xảy ra cho những người có một ký hiệu giới tính được đánh dấu trên giấy tờ liên bang, và một ký hiệu (giới tính) khác được đánh dấu trên giấy khai sinh của họ.
Vào đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ hai, ông Trump đã ký hàng trăm sắc lệnh hành pháp (EO-executive orders). Một số sắc lệnh hành pháp có liên quan đến di trú, nhưng không có sắc lệnh nào làm giảm hoặc hạn chế di trú diện gia đình bảo lãnh. Có một sắc lệnh được áp dụng cho tất cả những người xin chiếu khán hoặc lợi ích di trú theo bất kỳ diện nào. Sắc lệnh đó là "thẩm tra và sàng lọc nâng cao".
Gần đây, ông Tom Homan, quan chức cấp cao biên giới mới, cho biết ông có một ý tưởng mới. Đó là thiết lập một đường dây nóng (qua thư hoặc số điện thoại miễn phí) để mọi người báo cáo những người di dân mà họ tin là đang ở Hoa Kỳ bất hợp pháp và đã phạm tội.
Trong số nhiều sắc lệnh hành pháp mà ông Trump ký vào Ngày đầu tiên, không có điều gì làm hạn chế hoặc giảm di dân diện gia đình bảo lãnh. Ngay cả chiếu khán làm việc H1-B cũng không được đề cập trong các sắc lệnh hành pháp. Chỉ có một lệnh là "tăng cường thẩm tra và sàng lọc" những người di dân nộp đơn xin thường trú. Nhiều chuyên gia tin rằng nếu chính quyền mới lo tập trung vào việc trục xuất hàng loạt và vấn đề biên giới phía nam, thì sẽ còn rất lâu nữa mới có bất kỳ thay đổi nào đối với di dân diện gia đình bảo lãnh. Các bài phát biểu chống di dân của ông Trump trong chiến dịch tranh cử chủ yếu tập trung vào những người di dân bất hợp pháp, không phải những người nhập cảnh hợp pháp vào nước này.

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.



Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.