Hôm nay,  
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”

Vai Trò Của Mỹ Về Cuộc Đảo Chánh Ngày 01.11.1963

18/10/202109:42:00(Xem: 1782)



TT Kennedy: Tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về chiến dịch này và hậu quả của nó- ĐS Lodge nói với các Tướng lãnh họ phải chứng minh có thể thực hiện  cuộc đảo chánh thành công.

* Đại sứ Lodge: Các tướng phe đảo chánh có thể loại bỏ Nhu, và để họ quyết định xem họ có muốn giữ Diệm hay không.

* Tướng Đôn gặp  TrT Conein : Ủy ban sẽ sẵn sàng trao cho Lodge xem tất cả các kế hoạch của họ, cả quân sự và chính trị, vào 2 ngày trước khi cuộc đảo chánh diễn ra.

* TT NĐ Diệm: Báo chí không loan tải những gì bà Nhu nói, toàn bộ câu chuyện dối trá  là do Bộ Ngoại giao dàn dựng.

* Tướng Đôn: Báo cáo Mỹ danh sách các đơn vị tham gia cuộc đảo chính.


Dao Van


Cuộc đảo chánh ngày 01.11.1963 tại Việt Nam đã gây ra nhiều tranh cãi, từ việc đưa quân đội Mỹ  vào Việt Nam tham chiến liệu chính phủ NĐ Diệm chống đối hay thuận thảo, cho đến  cuộc đảo chánh ngày 01.11.1963 rằng  liệu KHÔNG hay CÓ sự can thiệp của Mỹ vào cuộc đảo chính này. Sau đây là tóm lược các diễn tiến  trước và  sau ngày 01.11.1963 tại Việt Nam và tại Hoa Thịnh Đốn dựa vào tài liệu giải mật của thư viện Kennedy được công bố trên thư viện Bộ Ngoại giao online (tuy nhiên có một số dòng chữ, hay đoạn văn vẫn chưa được giải mật).

 

* TT Kennedy gửi điện văn cho ĐS Lodge

 

29.8.1963 - Tôi đã chấp thuận tất cả các đề nghị mà ông gửi đến  và tôi nhấn mạnh rằng mọi  điều trong điện văn đều có sự hỗ trợ đầy đủ của tôi - I emphasize that everything in these messages has my full support.. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để giúp ông  kết thúc chiến dịch này thành công - We will do all that we can to help you conclude this operation successfully. Tuy nhiên, có một điểm về trách nhiệm hiến định của tôi với tư cách là Tổng thống và Tổng tư lệnh mà tôi muốn nêu rõ với ông là điện văn này  hoàn toàn riêng tư, và không được phổ biến  rộng rãi  ngoại trừ  Bộ trưởng Ngoại giao - this entirely private message, which is not being circulated here beyond the Secretary of State.

   Cho đến thời điểm  phía các Tướng lãnh ra hiệu lệnh hành quân,  tôi phải có toàn quyền thay đổi cuộc diện  hoặc đảo ngược hướng dẫn trước đó - right to change course and reverse previous instructions. Trong khi hoàn toàn nhận thức được sự đánh giá của ông  về hậu quả của  cuộc đảo ngược như vậy, theo  kinh nghiệm cho biết sự  thất bại còn tệ hại hơn là sự thiếu quyết đoán - from experience that failure is more destructive than an appearance of indecision.    Tất nhiên, tôi phải  hoàn toàn chịu trách nhiệm về bất kỳ thay đổi nào, vì tôi cũng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về   chiến dịch  này và hậu quả của nó - I must bear also the full responsibility for this operation and its consequences. Chính vì lý do này mà tôi trông cậy vào ông nhằm đánh giá liên tục về triển vọng của sự thành công- I count on you for a continuing assessment of the prospects of success -  và đặc biệt mong muốn đưa ra lời cảnh báo thẳng thắn của ông  nếu cuộc diện  bắt đầu trở nên khó khăn. Đã tiến hành thì nhất định phải thắng, nhưng thà thay đổi đường hướng còn hơn thất bại - When we go, we must go to win, but it will be better to change our minds than fail.. Và nếu lợi ích quốc gia của chúng ta cần phải thay đổi tư duy, chúng ta không được phép sợ hãi về điều đó.

    Điện văn này không yêu cầu trả lời trực tiếp, nhưng nếu ông muốn trả lời, ông không nên đánh số văn thư, và viết nơi tiêu đề "Chỉ dành cho Tổng thống - For President Only...".[1]

Ghi chú của người viết, điện văn trên TT Kennedy  gửi ĐS Lodge  sau phiên họp của HĐANQG ngày 29.8.1963...TT Kennedy  muốn tái xác nhận  một số vấn đề liên quan đã nêu ra trong cuộc họp.  Tóm lược  nội dung về cuộc họp này của HĐANQG sẽ trình bày sau.

 

* Điện văn Đại sứ Lodge gửi Bộ Ngoại Giao

 

30.8.1963 -Tôi đồng ý rằng việc loại  Nhu  là mục tiêu hàng đầu vì liên quan đến  “phần lớn của vấn đề ở Việt Nam, trong nội bộ, quốc tế và đối với dư luận Mỹ -“the greater part of the problem in Vietnam, internally, internationally and for American public opinion.”.  Điều này chắc chắn không thể được thực hiện bằng cách làm việc thông qua Diệm.  Nếu tôi kêu ông Diệm loại bỏ Nhu, chắc chắn ông ta sẽ không đồng ý. Nhưng trước khi từ chối tôi, Diệm  sẽ giả vờ cân nhắc và khiến bị trì hoãn, thời gian sẽ kéo dài. Điều này sẽ khiến các Tướng lãnh nghi ngờ chúng ta và thêm vào đó là lực bất tòng tâm. Một cuộc gọi như vậy của tôi sẽ xem Nhu như là một tối hậu thư, kết quả sẽ dẫn đến việc họ phải thực hiện các bước đề phòng hầu ngăn chặn bất kỳ hoạt động nào nhằm đối phó họ. Nếu hoạt động của các tướng lãnh  tiếp tục diễn ra, tôi sẽ không muốn dừng nó lại cho đến khi họ nắm toàn quyền kiểm soát. Sau đó, họ có thể loại bỏ Nhu, và để họ quyết định xem có muốn giữ Diệm hay không-They could then get rid of the Nhus and decide whether they wanted to keep Diem. -  [2]

* Điện văn của cơ quan CIA lưu trên thư viện BNG

 25.10.1963 - Theo bức điện của CIA [số tài liệu chưa được giải mật] từ Sài Gòn, ngày 25 tháng 10 năm 1963, Conein và Đôn gặp nhau vào đêm 24 tháng 10. Đôn nói rằng bây giờ ông  ta chưa  thể giao cho Lodge kế hoạch  về tổ chức chính trị của ủy ban đảo chính như ông ta đã hứa trước đó. Ủy ban đảo chính phản đối động thái như vậy vì lý do an ninh, nhưng Đôn tiếp tục, ủy ban sẽ sẵn sàng trao cho Lodge xem tất cả các kế hoạch của họ, cả quân sự và chính trị, vào 2 ngày trước khi cuộc đảo chính diễn ra. Conein nhắc Đôn rằng Chính phủ Hoa Kỳ không thể đưa ra cam kết nào với các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính cho đến khi nghiên cứu chi tiết về  kế hoạch của họ. Đôn trả lời rằng cuộc đảo chính được lên kế hoạch không muộn hơn ngày 2 tháng 11 và một lần nữa hứa sẽ thông báo trước ít nhất 2 ngày. Đôn đảm bảo với Conein rằng chính phủ mới của Việt Nam sẽ là dân sự, sẽ trả tự do cho các tù nhân chính trị không cộng sản, sẽ cho phép các cuộc bầu cử trung thực, và sẽ cho phép hoàn toàn tự do tôn giáo.[3]

 

Đại sứ Lodge gặp  TT  Diệm  -  October 27.

 

28.10.1963 - Sau bữa tối thịnh soạn kiểu Việt Nam, ông  Diệm đột nhiên ngừng nói về những sự kiện trong quá khứ và nói với giọng điệu bình thường khá hòa nhã, rằng ông ta muốn biết liệu chúng tôi sẽ tạm ngừng  hay ngừng luôn việc  nhập khẩu thương mại.

- Ông ta nói rằng các trường học đã dần dần được mở ra, tất cả đều mở ở Huế, các Phật tử đang được phóng thích và việc thay đổi Nghị định luật số 10 là rất phức tạp và  đưa ra Quốc hội, ông không có thẩm quyền. Sau đó ông ta tấn công và các hoạt động của Mỹ tại Việt Nam.

- Ông  Diệm đặc biệt nói về một người Mỹ [chưa giải mật khoảng 1 dòng] đã nói chuyện với người trong Chính phủ Việt Nam về những lời đe dọa ám sát ông ta và Hạm đội 7 sẽ vào cuộc. Ông ta nói rằng các tài liệu của Cộng sản cũng đã được tìm thấy viết về một cuộc đảo chính vào ngày 23 và 24 tháng 10, và  cũng có sự tham gia của Hạm đội 7. Ông ta nói rằng câu chuyện ám sát đã bắt đầu đầu độc tâm trí ông ta, rằng những tin đồn này liên tục được đưa ra cho ông ta.

- Tôi trả lời  rằng không có cuộc đảo chính nào vào ngày 23 và 24 tháng 10.

- Ông ta nói rằng Mecklin, người đứng đầu USIS, đang in các bản văn  chống lại chính phủ và  rằng CIA đang có âm mưu chống lại Chính phủ Việt Nam. Sau đó ông  ta nói về  Nhu, người mà ông  ta nói là rất tốt và  trầm tính, rất hòa nhã và dễ thỏa hiệp.

- Ông Diệm nói báo chí Hoa Kỳ đầy dối trá. Sau đó, ông ta chuyển chủ đề và nói về sự không phù hợp của việc cho phép cựu Đại sứ Chương được phát biểu.

 - Tôi nói tôi sẽ không tranh luận về điểm này và có thể ông Nhu đã bị đối xử bất công trên báo chí thế giới nhưng sự thật là sự thật và ông bà Nhu đã có những dư luận vô cùng bất lợi. Đây là lý do tại sao tôi đã khuyên cả hai người họ nên im lặng một khoảng thời gian. Tôi vẫn khó hiểu tại sao bà Nhu lại cảm thấy mình phải nói nhiều như vậy.

- Ông ta cho biết báo chí không loan tải những gì bà Nhu nói. Toàn bộ câu chuyện dối trá  do Bộ Ngoại giao dàn dựng - The whole concert of lies is orchestrated by the State Department.

Cuối cuộc trò chuyện, ông ta thở dài nói, nhận ra mình đã mắc sai lầm lớn khi tạo ra khoảng cách với  Washington, nghĩa là nếu ông ta có một loại Đại sứ khác, lẽ ra báo chí và các chính trị gia đã phải được trau dồi để Việt Nam không phải chịu những luồng dư luận bất lợi như vậy -  the press and the politicians could have been cultivated so that Vietnam would not now find itself with such unfavorable public opinion.[4]

 

Tướng Đôn gặp Trung Tá Conein  vào ngày 28 tháng 10.

 

29.10.1963 - Bằng sự sắp xếp trước và theo sáng kiến của Tướng Đôn, Trung Tá Conein đã gặp Tướng Đôn vào ngày 28 tháng 10.  [Đoạn văn được đánh số 2 (2 dòng) chưa được giải mật] Đôn nói rằng ông ta đã nói chuyện với ĐS Lodge và Lodge đã xác minh  với Conein.

- Đôn nhấn mạnh rằng ông ta đã nói với ĐS Lodge rằng ông ta và nhóm của ông ta không có tham vọng chính trị, rằng mong muốn duy nhất của họ là giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại VC và tái xây dựng uy tín của Việt Nam và Quân đội.

- Ông ta thẳng thắn tuyên bố cách duy nhất để giành chiến thắng trước khi người Mỹ phải rời đi vào năm 1965 là thay đổi chế độ hiện tại- He stated flatly the only way to win before the Americans leave in 1965 was to change the present regime. Đôn cho biết ông  ta hoàn toàn hài lòng với sự tự tin của Conein cũng như các thành viên khác trong ủy ban đảo chính của các Tướng lĩnh. Đôn nói thêm rằng ông ta và các tướng đồng đội của mình muốn làm mọi thứ có thể để tránh sự can dự của Mỹ vào cuộc đảo chính.     

- Ông ta nhấn mạnh rằng những người Mỹ khác nên ngừng nói chuyện với các cấp Đại tá và Thiếu tướng về cuộc đảo chính,  vì như vậy là chính người Mỹ  tham gia vào mà bất chấp mọi quyết định của các Tướng lĩnh. Conein yêu cầu chi tiết cụ thể về điểm này. Đôn chỉ trả lời rằng ông ta công nhận Conein là người liên lạc thích hợp với phía Mỹ và người Mỹ nên công nhận ông ta là người liên lạc thích hợp với phía Việt Nam.

- Conein cho Đôn biết rằng  vào ngày 31 tháng 10, đại sứ  sẽ về Mỹ trong thời gian ngắn, điều này chứng tỏ sự quan trọng đối với cả người Việt Nam và người Mỹ, nên Đại sứ Lodge cần nắm được đầy đủ kế hoạch cuộc đảo chánh của các Tướng lãnh trước khi ông ta ra đi. Đôn trả lời rằng ĐS Lodge sẽ có trước các kế hoạch về  cuộc đảo chính. Đôn hỏi Conein kỹ càng  ngày giờ đại sứ sẽ đi. Đôn nói thêm rằng ông ta hy vọng Đại sứ  sẽ không thay đổi lịch trình của ông ta, vì bất kỳ thay đổi nào có thể bị nghi ngờ. Đôn tuyên bố sẽ không có gì xảy ra trong vòng 48 giờ tới và rằng, nếu có lý do chính đáng để Đại sứ thay đổi kế hoạch của mình, Đại sứ sẽ được thông báo kịp thời để đưa ra quyết định của riêng mình- if there was a good reason for the Amb to change his planning, the Amb would be informed in time to make his own decision. Ông Đôn nói thêm rằng ông ta sẽ lên đường vào sáng ngày 29 tháng 10 để gặp Tướng Đỗ Cao Trí và Tướng Nguyễn Khánh. Thực ra, Đôn nói chuyện với Trí và Khánh để hoàn thiện kế hoạch. Đôn yêu cầu Conein ở nhà từ tối thứ Tư  trở đi.

- [Đoạn văn được đánh số 6 (6 dòng) chưa được giải mật]. Conein nhắc lại cho Đôn những lời đề cập trước đây của Trung tá Phạm Ngọc Thảo. Đôn nói hãy cẩn thận với Thảo vì Thảo là người được bảo trợ bởi Ngô Đình Thục và Nhu, và Thảo đang bị Đại tá Đỗ Mậu,  Chỉ huy  An Ninh Quân Đội nghi ngờ. Đôn nói thêm rằng ngay cả Tướng Khánh cũng bị Tổng thống nghi ngờ là không hoàn toàn trung thành.

- Tướng Đôn lại bị hỏi về sự tham gia của Tướng Tôn Thất Đính trong kế hoạch đảo chính. Đôn nhắc lại rằng Đính không tham gia vào kế hoạch, rằng Đính đang bị Ngô Đình Nhu nghi ngờ. Đôn nhắc lại rằng Tướng Đính liên tục bị bao vây bởi những người có cảm tình với ủy ban đảo chính, và những người này đã được lệnh loại bỏ Đính nếu ông ta có dấu hiệu thỏa hiệp về cuộc đảo chính.

- Đôn buộc phải tiết lộ thông tin chi tiết về các đơn vị tham gia cuộc đảo chính. Đôn nói rằng đây không phải là chức năng cụ thể của ông ta trong ủy ban đảo chính và do đó ông không thể trả lời câu hỏi một cách chính xác. Đôn đã vạch rõ chức năng của mình là người liên lạc với người Mỹ, với các tướng lĩnh khác và các tư lệnh sư đoàn. Tướng Lê Văn Kim đang soạn kế hoạch về chính trị và kế hoạch quân sự nằm trong tay người khác (Nhận xét: có lẽ là chính ông “ Big Minh ”). Trong số những đơn vị mà ông ta biết, ông ta  đã liệt kê:

-A. Một nửa của lữ đoàn Dù (đơn vị cụ thể ông ta không được biết)   

-B. Hai tiểu đoàn TQLC (không rõ đơn vị cụ thể). Đại Tá Nguyên Khang, sẽ dẫn toàn bộ Thủy Quân Lục Chiến vào cuộc đảo chính nếu ông có thể yên tâm [về] an ninh của gia đình trong trường hợp ông bị giết.

-C. Tất cả Lực lượng Không quân, ngoại trừ chỉ huy trưởng, Đại tá Nguyễn Hữu Hiền.

-D. Một số đơn vị của Lực lượng Bảo vệ Tổng thống cộng với ít nhất bốn xe tăng.

-E. Toàn bộ Sư đoàn 5.

-F. Sư đoàn 9 (Nhận xét: nay hiện vẫn còn ở Đồng bằng) sau khi cuộc đảo chính bắt đầu.

-G. Toàn bộ Sư đoàn 21.

-H. Một nửa của Sư đoàn 23 (không rõ các trung đoàn cụ thể).[5]

 

Ghi chú của người viết: 

a- Về lời tuyên bố của tướng Đôn ghi trên:cách duy nhất để giành chiến thắng trước khi người Mỹ phải rời đi vào năm 1965 là thay đổi chế độ hiện tại."  Nhưng tại sao "người Mỹ phải rời đi vào năm 1965", vấn đề đã gây nhiều tranh cãi trong quá khứ, để rộng đường dư luận người viết xin ghi lại như sau :

  -Theo bản văn  của CIA  thiết lập ngày 11 tháng 3 năm 1963 (phổ biến ngày 14.12.2016), về lời  tuyên bó của ông Nhu: "vì số lượng lớn người Mỹ ở miền Nam Việt Nam và đất nước lệ thuộc vào viện trợ của Mỹ-and the country's dependence on American aid đã tạo cho Cộng sản một lợi thế tuyên truyền-provided the Communists a propaganda advantage, cho nên tất cả những người Mỹ không cần thiết phải được rút đi -all Americans not absolutely essential should be withdrawn." < Việt Báo ngày 29.6.20213 >
   - Theo bản văn của  MACV ngày 12.04.63:" Về sự hiện diện của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, Nhu lặp lại quan điểm của mình rằng sẽ hữu ích nếu giảm số lượng người Mỹ  xuống khoảng từ 500 đến 3.000 hoặc 4.000". Việt Báo ngày 13.7.20213 >

  - Theo tài liệu Ngũ Giác Đài giải mật 2011,  lưu trên Văn Khố Quốc gia:"  MACV và Diệm xem xét những thay đổi cần thiết để ... vào năm 1965: rằng một chương trình huấn luyện được thiết lập để cho phép Quân Lực VNCH tiếp quản các chức năng quân sự từ Hoa Kỳ vào cuối năm 1965 khi phần lớn quân nhân Hoa Kỳ có thể được rút điMACV and Diem review changes necessary to...training program be established to enable RVNAF to take over military functions from the US by the end of 1965 when the bulk of US personnel could be withdrawn."   Đoạn văn này trích đoạn trong  The Pentagon Papers - Counterinsurgency: The Kennedy Commitments,1961-1963 (5 Vols.) 4.Phased Withdrawal of U.S.Forces  in  Vietnam,1962-64, Trang  d/65.

   Tuy nhiên theo sách báo hải ngoại:" Sự kiện trên đây cũng cho thấy ông Diệm đã hoảng sợ, phải yêu cầu Mỹ tăng viện, kể cả việc đem quân chiến đấu ngoại quốc vào miền Nam (sự thật lịch sử này đã bị nhóm Công Giáo Cần Lao bóp méo với luận điệu cho rằng ông Diệm bị Mỹ giết vì không chịu cho quân đội ngoại quốc đóng trên đất nước mình)". Trích đoạn theo :  VNMLQHT- Chương 16-Từ Đồng Minh Với Mỹ-Đến Thỏa Hiệp Với Cộng <Sách Hiếm net>.

 

b- Về phân đoạn F " The 9th Division (Comment: now in the Delta) after the coup begins." Lý do về việc " now in the Delta" sẽ trình bày sau.

 

* Viên chức tình báo cơ quan CAS gặp ông Trần Trung Dung

 

29.10.1963 - Tối 25/10, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trần Trung Dung, nói với sĩ quan tình báo CAS rằng ông ta đã biết các tướng lãnh lên kế hoạch tiến hành cuộc đảo chính trong vòng mười ngày. Cuộc đảo chính do Tướng Đôn, “Big Minh”, và Tướng Lê Văn Kim đã tham gia ở cấp cao nhất. Dung nói rõ ràng các Tướng lãnh đã lên kế hoạch nhằm xóa bỏ hoàn toàn gia đình họ Ngô.

Ông Dung nói rằng theo hiểu biết của mình, các tướng lãnh vẫn chưa tiếp cận được với các lãnh đạo dân sự. Như đã nói trước đó, ông Dung bày tỏ một số băn khoăn về khả năng và ý định của các Tướng. Ông ta  đưa ra nhận xét về đa số các Tướng lãnh rằng khả năng không khá hơn các trung sĩ được đào tạo của Pháp trong bộ quân phục của  hàng  Tướng lãnh- He considers majority of Generals no more than French trained sergeants in Generals’ uniforms . Ông Dung lưu ý ba trường hợp ngoại lệ trong đánh giá này: “Big Minh”, Kim, và Phạm Xuân Chiểu. Ông Dung cho biết mối quan tâm của ông đối với các tướng lãnh là phát triển quân đội và mặc dù phải thay thế chế độ, các tướng lãnh thiếu kinh nghiệm chính trị cần thiết để điều hành chính phủ.

    Bản thân Dung cho biết sẽ không từ chối phục vụ trong chính quyền mới, nhưng thực tế ông  ta kết hôn với cháu gái Diệm có thể gây thiệt hại cho nhóm mới. Trong suốt buổi tối, Dung chỉ trích nhiều hơn so với trước đây đối với Diệm, Nhu, Bà Nhu, và toàn bộ tùy tùng của Ngô và các cấp trong chính phủ.

   Bất chấp tuyên bố từ chối trái ngược, có thể Dung liên quan đến kế hoạch đảo chính hiện tại thuộc phe dân sự. Điều này dựa trên cơ sở sau: Tuyên bố ban đầu của Dung là Đôn và “Big Minh” lập kế hoạch đảo chính, dường như không chắc chắn với vai trò của Kim, cùng với tuyên bố sau đó khi ông đưa  nhận xét về “Big Minh”, Kim và Chiểu vào hàng tướng lãnh có khả năng. Mặt khác, Dung không có gì  chứng minh rằng cá nhân ông ta có liên quan hoặc đã được tiếp cận, đặc biệt về những gì anh ta nói khi chia sẻ  các gợi ý.[6]

 

*  HĐANQG đề xuất các phương án dự phòng về cuộc đảo chánh tại Việt Nam 

 

29.10.1963 - Các vấn đề cần xem xét  tại cuộc họp ngày 29.10.1963

1. Lodge có nên tiếp tục kế hoạch trở về Hoa Kỳ không?

    - Khuyến nghị: Có, trừ khi cuộc đảo chính xảy ra trước khi anh ta khởi hành theo lịch trình.

2. Những quan chức Mỹ nào khác ở Sài Gòn sẽ  giữ bí mật về thông tin đảo chính để giúp họ có thể hành động khi Lodge vắng mặt?  

     - Khuyến nghị: a- Ông Trueheart, Phó Đặc Vụ, người sẽ trở thành người phụ trách thay thế và do đó là đại diện cấp cao của Hoa Kỳ tại Việt Nam.

      b- Tướng Harkins, người sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người Mỹ tại Việt Nam.

      c- Quyền trưởng Trạm tình báo  CAS [khoảng 1 dòng chưa được giải mật] cần biết trước thông tin đảo chính.

3. Hoa Kỳ có nên ngăn chặn cuộc đảo chính của các Tướng lãnh không?

    - Khuyến nghị: Vì Hoa Kỳ có thể không nhận được kế hoạch đảo chánh cho đến 4 giờ trước khi sự kiện diễn ra, nên có thể không có đủ thời gian để Hoa Kỳ đưa ra quyết định. Trong mọi trường hợp, chúng tôi không tin rằng Hoa Kỳ nên cố gắng ngăn chặn một cuộc đảo chính ở giai đoạn cuối này vì những lý do sau:

     a- Lodge đã nhiều lần nói với nhóm đảo chính, trực tiếp hoặc thông qua Conein, rằng chúng tôi sẽ không ngăn cản một cuộc đảo chính.

     b- Đây là cơ hội tốt nhất cho một cuộc đảo chính thành công mà chúng tôi có thể có được.

     c- Bất kỳ nỗ lực nào nhằm ngăn cản  sẽ để lại một di sản lớn là sự cay đắng và mất lòng tin của các Tướng lĩnh đối với Hoa Kỳ.

     d- Tất nhiên, mặc dù có rủi ro đáng kể liên quan đến một cuộc đảo chính và không có đảm bảo tuyệt đối cho sự thành công, bất kỳ hành động hoặc không hành động nào khác đều có rủi ro tương đương hoặc lớn hơn.

4. Có nên di chuyển các đơn vị quân đội Hoa Kỳ ở Biển Đông và Okinawa vào vị trí sẵn sàng như họ đã làm vào tháng 8?

   Đề xuất: Nên  tìm kiếm quan điểm của Lodge. Có thể cần sử dụng các lực lượng Hoa Kỳ từ bên ngoài Việt Nam để bảo vệ người Mỹ trong tiến trình di tản. Mặt khác, sự di chuyển của các lực lượng này sẽ cho thấy có sự chuẩn bị trước của Hoa Kỳ về kế hoạch đảo chính.

5. Những hành động nào khác có thể được thực hiện vì sự an toàn của nhân viên Hoa Kỳ tại Việt Nam?

   Khuyến nghị: Không có hành động nào khác có vẻ cần thiết hoặc khả thi. Xem xét kế hoạch di tản cho thấy rằng kế hoạch đã sẵn sàng hành động, nhưng hoạt động của nó có thể bị cản trở bởi bất kỳ động thái chống đối nào từ phía chính phủ.

6. Chúng tôi nên thực hiện hành động gì khi một trong hai bên yêu cầu hỗ trợ sau khi cuộc đảo chính bắt đầu?

   Khuyến nghị: Vì chúng ta đã nói với nhóm đảo chính rằng chúng ta sẽ không ngăn cản một cuộc đảo chính, chúng ta nên từ chối bất kỳ yêu cầu nào của Chính phủ Việt Nam về sự hỗ trợ của chúng ta.  Nếu nhóm đảo chính đưa ra yêu cầu hỗ trợ, chúng ta nên chuẩn bị sẵn sàng nếu có đề xuất vào thời điểm đó.

7. Sự cân bằng của các lực lượng đối với cuộc đảo chính là gì?   

    Trả lời: Bối cảnh không rõ ràng lắm vì có nhiều lỗ hổng trong thông tin của chúng ta. Lodge giải thích những lỗ hổng này trên cơ sở an ninh. Tuy nhiên, trên cơ sở các đơn vị được báo cáo để hình thành cuộc đảo chính, nhóm đảo chính dường như có ưu thế hơn về lực lượng. Vì không nhất thiết tất cả các đơn vị khác đều chống đảo chính, nhóm đảo chính có thể có ưu thế lớn về lực lượng.

8. Chúng ta áp dụng tư thế công khai nào ngay sau khi biết rằng cuộc đảo chính đang diễn ra?

   Khuyến nghị: Chúng tôi tuyên bố, cả ở đây và tại hiện trường, rằng chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ các báo cáo và theo dõi diễn biến. Nếu được hỏi về việc liệu đã biết trước cuộc đảo chánh, chúng tôi trả lời rằng chúng tôi không biết trước - If asked about foreknowledge, we reply we had none. Nếu được hỏi liệu chúng tôi có tiếp tục công nhận Chính phủ Diệm hay không, chúng tôi nên trả lời rằng không có hành động nào được thực hiện về vấn đề này. Nếu được hỏi liệu chúng tôi có tiếp tục viện trợ cho Chính phủ Diệm hay không, chúng tôi nên trả lời rằng chúng tôi tiếp tục hỗ trợ nhân dân Việt Nam trong nỗ lực đánh bại kẻ thù Cộng sản và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Qua đây, chúng tôi xin chúc tất cả  mọi người thành công - In this, we wish them all success. [7]

 

TT Kennedy lo  ngại nếu đảo chánh thất bại thời sẽ mất toàn bộ vị thế của Mỹ tại vùng Đông Nam Á

 

29.10.1963 - Khi duyệt  xét yêu cầu đánh giá  về tình hình của nhóm đảo chính, Tổng thống yêu cầu chúng tôi nói rõ với Lodge những quan tâm có liên quan đến khả năng quân sự của các Tướng phe đảo chánh, và yêu cầu đại sứ  hỏi các Tướng phe đảo chánh kế hoạch đối phó với tình hình một khi sức mạnh quân sự của họ thua kém chế độ Diệm. Tổng thống nhắc lại đề nghị rằng, Lodge nên nói với các Tướng lãnh là  họ phải chứng minh có thể thực hiện  cuộc đảo chánh thành công - Lodge should tell the Generals that they must prove they can pull off a successful coup. Nếu tính toán sai, chúng ta có thể mất toàn bộ vị thế của mình ở Đông Nam Á trong một sớm một chiều - if we miscalculated, we could lose our entire position in Southeast Asia overnight.[8]

 

* Điện tín về cuộc đảo chánh bắt đầu hồi  13 giờ 45.

 

 01.11.1963 - Được báo cáo thông qua các băng tần riêng biệt,  cuộc đảo chính bắt đầu vào khoảng 13 giờ 45. Các diễn biến nổi bật tính đến  1500 giờ như sau:

1. Tướng Đôn đã xác nhận trong hai thông điệp riêng biệt với chúng tôi rằng cuộc đảo chính đang được tiến hành.

2. Trung tâm viễn thông của Bộ Nội vụ bị lực lượng đảo chính chiếm giữ bởi  Thủy quân lục chiến.

3. Ít bắn nhau trên đường phố.

4. Đại tá Tung Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt Việt Nam bị bắt

5. Lực lượng Bảo vệ Tổng thống được triển khai đầy đủ xung quanh Dinh nhưng không nổ súng khu vực này.

6. Bộ trưởng Thuần, Bộ trưởng Kinh tế Thanh, Bộ trưởng Bộ Tài chính Lương đều tá túc tại  nhà của Đại sứ Ý.

7. 103 xe vận tải chở quân nhân từ Biên Hòa tiến vào cầu vượt Sài Gòn.

8. Đại tá Tung, Ủy viên Cảnh sát, Chỉ huy trưởng Không quân, Tư lệnh Lực lượng Không quân, Tư lệnh Cảnh vệ Dân sự, tất cả những người này đều bị giam giữ tại Bộ Tổng tham mưu. Tư lệnh Hải quân báo cáo đã thiệt mạng trong cuộc xung đột  sáng nay.

9. Các Tướng đảo chính đã  đến Phủ Tổng Thống để trao  tối hậu thư cho ông Diệm, bảo đảm việc di cư ra khỏi đất nước an toàn cho ông Diệm và ông Nhu, nếu họ đầu hàng trong vòng một giờ. Nếu không, tướng Đôn nói rằng, ông ta sẽ đưa ra tuyên bố liên quan đến cuộc đảo chính qua đài phát thanh trong vòng một giờ tới.

10. Tình hình màu xám được báo động và người Mỹ được cảnh báo qua radio AFRS được yêu cầu ở trong nhà. [9]

 

Về vấn đề người Mỹ KHÔNG  hay CÓ tham gia vào cuộc đảo chánh năm 1963 đã là đề tài gây nhiều tranh cãi, thí dụ:

     "Quy luật chính trị và những đòi hỏi của tình thế rõ ràng như thế, nhưng những kẻ muốn bôi nhọ ý nghĩa lịch sử và giá trị cách mạng của ngày 1/11/63 sau này đã cố tình bóp méo lịch sử bằng hai sự kiện hoàn toàn không có thậtthứ nhất là họ cho rằng nếu Mỹ không “bật đèn xanh” thì quân đội và nhân dân miền Nam không đủ sức và không dám làm cuộc cách mạng lật đổ chế độ Diệm, thứ hai là họ cho rằng chính chính quyền Kennedy là kẻ chủ xướng và điều động cuộc cách mạng 1/11/63."  Trích đoạn theo  VNMLQHT, Chương 17-Cuộc cách mạng 1-11-63. < Sách Hiếm net>

     Tuy nhiên, theo tài liệu Ngũ Giác Đài -The Pentagon Papers phổ biến năm 2011 trên Văn Khố Quốc Gia online:

" Về  cuộc  đảo  chánh  lật  đổ  Ngô  Đình  Diệm,  chính phủ  Mỹ phải  hoàn  toàn chịu  trách nhiệm- For  the military  coup d'etat  against  Ngo  Dinh  Diem,  the   U.S.  must  accept  its  full  share  of  responsibility."
 
Câu văn trên người viết trích  trong Tài Liệu Ngũ Giác Đài, phần "Tóm tắt và phân tích- Summary and Analysis <The Pentagon Papers> " về cuộc đảo chánh 01.11.1963,  toàn đoạn văn tóm lược như sau:

 " Về  cuộc  đảo  chánh  lật  đổ  Ngô  Đình  Diệm,  chính phủ  Mỹ phải  hoàn  toàn chịu  trách nhiệm... Chúng  ta  kín đáo  duy  trì  liên lạc  với  phe  đảo  chánh  xuyên  suốt quá  trình  từ  lúc  lên  kế hoạch  cho đến khi  tiến  hành  cuộc  đảo  chánh,  chúng  ta  đã  duyệt  kế  hoạch  hành  động  của  họ  và  đề  ra  thành  phần tân  chính  phủ- We maintained  clandestine  contact  with  them  throughout the  planning and  execution  of  the  coup  and  sought  to  review  their  operational plans  and  proposed  new government. .  Cho  nên,  sau  9  năm  cầm quyền  của  Chính phủ  Diệm  đã  bị chấm  dứt bằng  sự  đổ  máu-Thus,  as the  nine­ year rule  of Diem  came  to a bloody end. Vì thế, sự đồng  lõa  của  chúng  ta  trong  việc  lật  đổ  Chính  phủ  Diệm  đã  làm  tăng trách  nhiệm  của  chúng  ta  là  đã  can  dự  vào  sự hình  thành nên một nước Việt   Nam  mà  thực  chất  là  không  có  người  lãnh  đạo our  complicity in  his  overthrow  heightened  our  responsibilities  and  our  commitment  in  an  essentially leaderless  Vietnam.”  Theo  tài liệu Ngũ Giác Đài < Declassified per Executive  Order 13526, By: NWD Date: 2011- Pentagon papers- Part IV.B-Counter-Insurgency: The Kennedy Commitments,1961-1963 (5 Vols.)-5.The Overthrow of Ngo Dinh Diem>.[10]

 

Phần trên theo điện tín của TT Kennedy gửi ĐS Lodge ngày 29.8.1963:" Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để giúp ông  kết thúc chiến dịch này thành công ...tôi cũng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về chiến dịch  này và hậu quả của nó ... Đã tiến hành thì nhất định phải thắng,.."  Còn theo VNMLQHT phủ   nhận việc:" chính quyền Kennedy là kẻ chủ xướng và điều động cuộc cách mạng 1/11/63".  Như thường lệ, người viết lại xin nhường bạn đọc tự đưa ra nhận xét và phê bình về vấn đề này .

 Còn tiếp.

Đào Văn

Về quyết  định của  HĐANQG họp  sáng ngày 29.8.1963, và về hàng chữ chú thích liên quan đến " mệnh lệnh..." -"Diem's handwritten proclamation to the Army on the day of the coup, November 1, 1963 " có đúng là " mệnh lệnh viết  tay của TT Diệm - Diem's handwritten proclamation..." ? Sẽ trình bày tại bài viết sau.

Nguồn:

 [1]- Thư viện BNG 29.8.63: Message From the President to the Ambassador in Vietnam (Lodge).....

[2]- Thư v. BNG     30.8.63: Telegram From the Embassy in Vietnam to the Department of State  

[3]- Thư v. BNG    25.10.63:CIA telegram  from Saigon,   

[4]- Thư v. BNG    28.10.63:Telegram From the Embassy in Vietnam to the Department of State
[5]- Thư v. BNG 29.10.63:Telegram From the Ambassador in Vietnam (Lodge) to the Department of State
[6]- Thư v. BNG - SG,19:38pm  29.10.63:Telegram From the Ambassador in Vietnam (Lodge) to the Department of State
[7]- Thư v. BNG, US time -   29.10.63: Briefing Paper in Washington,
[8]- Thư v. BNG, US time-18pm 29.10.63: Memorandum of a Conference With President Kennedy
[9]- Thư v. BNG, SaiGon 3pm  01.11.63: Telegram From the Embassy in Vietnam to the Department of State  [Department of State 
[10]-Văn Khố Quốc Gia,The Pentagon Papers,Part-IV-B-5 -The Overthrow of Ngo Dinh Diem.pdf

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
14/04/202417:09:00
Có một bạn trẻ, trí thức, mặt mũi sáng sủa mộ đạo tới hỏi một thiền sư như thế này: Thưa thầy, con đọc kinh điển thấy Đức Phật nói, “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” như vậy chúng sinh có thể tu thành Phật. Con rất muốn tu thành Phật. Xin thầy chỉ cho làm thế nào để thành Phật?
12/04/202400:00:00
Còn khoảng bảy tháng nữa sẽ đến ngày thực sự bầu phiếu vào đầu tháng 11. Thời gian không dài lắm nhưng đủ để sóng gió thăng trầm. Nếu bạn đọc tò mò hỏi tôi, ai sẽ là người chiến thắng? Tôi chưa có câu trả lời dứt khoát, nhưng tôi sẽ lý luận với các bạn và dựa lên câu trả lời của câu hỏi then chốt: Đa số người Mỹ hoặc sống ở mỹ đi bầu phiếu, có phải là những kẻ ngây thơ? Ông Biden và ông Trump, cả hai đều có ưu và khuyết điểm, có kẻ khôn theo phò và có kẻ khờ hùa theo. Nhưng điểm then chốt mà bạn đọc muốn biết, hơn cả ai sẽ thắng, đó là, bạn là người khôn hay kẻ khờ, dù là bạn bỏ phiếu cho ai? Có khi nào bạn tự hỏi, mình khôn hay khờ khi sử dụng lá phiếu? Sự khôn hay khờ này không mắc mớ đến bằng cấp, giàu nghèo, màu da, địa vị, vân vân, mà chỉ mắc mớ đến khả năng lý luận và phẩm chất đạo lý, không phải đạo đức, mà bạn đang có
12/04/202400:00:00
Sức mạnh răn đe hạt nhân là thứ hữu dụng – ít nhất là cho đến nay. Muốn hiểu rõ hơn, chỉ cần nhìn vào cuộc chiến ở Ukraine. Hoa Kỳ và Châu Âu trang bị vũ khí cho các đồng minh nhưng không dám triển khai quân đội đối đầu trực tiếp với Nga. Tương tự, Nga cũng không có gan gây hấn trực tiếp với các quốc gia phương Tây. Nỗi sợ hãi và kiêng dè lẫn nhau khiến các cường quốc hạt nhân không công khai gây chiến trực tiếp; như đã từng ngăn Chiến Tranh Lạnh trở nên nảy lửa, dù đã có rất nhiều xung đột gián tiếp nổ ra. Răn đe hạt nhân cũng giúp hạn chế số lượng quốc gia phát triển và sở hữu vũ khí hạt nhân – hiện nay chỉ có 9 quốc gia trên thế giới có vũ khí hạt nhân, và số quốc gia có có khả năng phát triển các loại vũ khí hủy diệt này còn ít hơn thế.
10/04/202407:58:00
Cha và mẹ của học sinh 15 tuổi ở Michigan đã bị tòa tuyên án từ 10 tới 15 năm tù vì tội đã mua súng cho con trai và cậu bé này đã dùng nó để thảm sát bốn học sinh tại Oxford High School. Còn cậu bé bị án tù chung thân không ân xá. Công tố viên đã buộc tội cặp vợ chồng này đã không để súng tại một nơi có khóa an toàn và không có hành động ngăn cản khi có biểu hiện con mình sẽ có hành động điên cuồng...
05/04/202400:00:00
Trái với những lời đàm tiếu hay tiếng cười khẩy trước hình ảnh thất thểu của ông thạc sĩ triết học khi từ chủ tịch… chuyển sang cựu chủ tịch, tôi lại hình dung ra cả một tương lai học thuật huy hoàng. Được làm vua, thua làm nhà nghiên cứu, nếu mất một Chủ tịch Võ Văn Thưởng chán phèo mà được một triết gia họ Võ với tầm cỡ thế giới thì, xét ra, nước nhà cũng có phần khá hơn, không có miếng cũng có tiếng. Nhìn lại lịch sử theo hướng này thì có ông Trần Văn Giàu nhưng so ra thì thạc sĩ cựu chủ tịch phải hơn. Một thời là Bí thư Xứ ủy, toàn quyền sinh sát ở cõi Nam kỳ, oai phong, hiển hách; đùng một cái ông Giàu bị điều ra Bắc làm con cá nằm trên thớt, lẻ loi, bất lực, chỉ biết lao đầu vào việc nghiên cứu để cuối cùng trở thành… sử gia
04/04/202411:21:00
Chúng ta đang chứng kiến những nghịch cảnh “đấu thầu dân chủ” trong cuộc sống Bầu Cử Tổng Thống 2024 vốn chỉ dựa theo thủ đoạn tuyên truyền, quảng cáo mị dân, mà xa lìa những nguyên tắc điều hành tổ chức chính trị, hay danh dự và trách nhiệm lãnh đạo của những người ứng cử viên trong đảng phái chính trị đã được ghi nhận từ Hiến Pháp Hoa Kỳ...
27/03/202413:35:00
Đất nước đang nằm trong sự định đoạt của những nhà cai trị mà, trên lý thuyết, phải thực sự vô thần. Nhưng trên thực tế, như có thể thấy qua nhiều thông tin gián tiếp, họ lại phó thác gần hết sự quyết định trong tay đám thầy bói, thầy địa lý hay thầy cúng. Giới cai trị “vô thần” đang mê tín hơn bao giờ hết và sự thể cũng chẳng có gì là lạ bởi, dù là vô thần, bản chất thực sự của họ là mê tín. Họ mê tín trước lãnh tụ. Họ mê tín trước giáo điều. Và khi những thứ này hết thiêng mà phải vẫy vùng giữa cái “thị trường quyền lực” đầy bất an, họ phải bám víu vào đám “thầy” sực nức mùi nhang đèn. Trên thì bất an với chuyện quyền lực xuống, lên. Dưới thì nhân dân phải sống trong một môi trường bất trắc -- từ chuyện mưu sinh đến việc ăn học hay bệnh tật của con cái đến sự thiếu an toàn của xã hội v.v. – nên thị trường tâm linh mới sinh sôi mạnh mẽ cùng sự hình thành của những “nhóm lợi ích” tín ngưỡng.
26/03/202413:12:00
Thượng Nghị Sĩ Lisa Murkowski (Cộng Hòa, Alaska) kinh ngạc trước khả năng ra tranh cử của cựu Tổng Thống Donald Trump và đường lối của đảng của bà, vừa tuyên bố với CNN trong một cuộc phỏng vấn truyền hình phổ biến trên cách đây hai ngày rằng bà sẽ không loại trừ việc rời khỏi Đảng Cộng Hòa. Là một đảng viên Cộng Hòa kỳ cựu ở Alaska và là một trong bảy đảng viên Cộng Hòa đã bỏ phiếu kết tội Trump trong phiên tòa luận tội lần thứ hai sau hậu quả của ngày 6-1-2021, Murkowski nói rằng bà đã xong việc với cựu tổng thống và nói rằng bà "tuyệt đối” sẽ không bỏ phiếu cho ông ấy.
16/03/202409:43:00
Ở Liên Bang Nga, hôm nay, toàn dân đi bầu ông Tổng thống của mình. Dĩ nhiên ông Tổng thống đương nghiệm Poutine sẽ tái đắc cử, và sẽ với số phiếu tối đa, phải 80%. Đó là tiêu chuẩn bất hủ của chế độ độc tài. Nhưng năm nay, khác hơn các năm trước, bầu cử vừa mở cửa, có nhiều nơi, phòng phiếu bị đốt, bị nổ bom, bị phá hoại. Poutine chủ quan cho tổ chức bầu cử ở vùng bị chiếm ở Ukraine bị LHQ phản đối vì vi phạm luật pháp quốc tế...
15/03/202400:00:00
Mái tóc “chameleon” của ông Donald Trump mà báo chí Mỹ bàn tán mới đây làm tôi nghĩ đến một sơ suất của nhà văn Võ Phiến, nhỏ thôi, rất nhỏ, liên quan tới tóc. [1] Đó là việc Võ Phiến nhạo báng nền văn học cách mạng và hiện thực xã hội chủ nghĩa là thứ văn học “thương râu nhớ dép” trong khi nó, thực ra, “thương tóc” hơn là “thương râu”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.