
Nhà Thờ 160 tuổi John Wesley AME Zion Church là một trong vài nhà thờ người Mỹ gốc Phi Châu vẫn còn tồn tại tại trung tâm Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. (nguồn: www.theconversation.com)
Nhiều thế kỷ của sự kỳ thị chủng tộc có hệ thống và sự phân biệt đối xử hàng ngày tại Hoa Kỳ đã để lại một gánh nặng sức khỏe tinh thần lớn lên các cộng đồng người Mỹ gốc Phi Châu, và trong vài năm vừa qua đã giáng xuống một đòn nặng nề đặc biệt, theo Phụ Tá Giáo Sư Brad R. Fulton tại Đại Học Indiana trong bài viết đăng trên trang mạng https://theconversation.com hôm 1 tháng 10 năm 2021.
Các tài liệu từ Cơ Quan Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC) cho thấy rằng những người Mỹ Da Đen đã chết nhiều gấp đôi so với người Mỹ da trắng vì bị dính Covid-19. Các cộng đồng của họ cũng đã bị thiệt hại không đồng đều qua việc mất việc làm, không an toàn thực phẩm và vô gia cư như là hệ quả của đại dịch.
Trong khi đó, bất công chủng tộc và cảnh sát giết những người đàn ông Da Đen đã làm tăng thêm căng thẳng. Trong mùa hè năm 2020, giữa đại dịch và các cuộc biểu tình Black Lives Matter, một thăm dò của CDC cho thấy rằng 15% người Da Đen trả lời thăm dò nói “đã nghĩ đến một cách nghiêm túc việc tự tử trong 30 ngày trước đó,” so với 8% người da trắng trả lời nói như vậy.
Với nhiều lý do khác nhau, nhiều người Mỹ gốc Phi Châu đối diện các trở ngại để có sự chăm sóc sức khỏe tinh thần. Nhưng là một nhà xã hội học là người tập trung vào các tổ chức dựa trên cộng đồng, tôi phát hiện rằng việc tăng cường các mối quan hệ giữa nhà thờ và những nhà cung cấp sức khỏe tinh thần có thể là một cách để gia tăng sự tiếp cận với các dịch vụ cần thiết. Trong nghiên cứu với những người cộng tác của tôi là Eunice Wong và Kathryn Derose, tôi đã phân tích các tài liệu về sự phổ biến của việc cung cấp chăm sóc sức khỏe tinh thần trong các hội tôn giáo và đã khám phá ra rằng nhiều hội tôn giáo người Mỹ gốc Phi Châu cung cấp các chương trình như thế.
Nhu cầu đối với sự tiếp cận
Khoảng 1/5 người Mỹ trải nghiệm bệnh tâm thần trong thời gian một năm nhất định nào đó. Tuy nhiên chưa tới một nửa người lớn với các bệnh tâm thần nhận được các dịch vụ sức khỏe tinh thần.
Người Mỹ gốc Phi Châu đã sử dụng các dịch vụ sức khỏe tinh thần khỏang một nửa tỉ lệ so với người Mỹ da trắng. Một phần, việc sử dụng ít này có thể bắt nguồn từ mối quan hệ thường xuyên căng thẳng của người Mỹ gốc Phi Châu với các cơ sở y tế tại Hoa Kỳ, do lịch sử về thành kiến của họ và hành động xấu chống lại người da màu. Một phần lý do cũng có thể đến từ vết nhơ trong số những người Mỹ gốc Phi Châu nghĩ về bệnh tâm thần và việc tìm kiếm sự giúp đỡ là dấu hiệu của sự yếu kém. Việc điều trị “sa mạc” nơi khan hiếm các nhà cung cấp sức khỏe tinh thần cũng là một yếu tố.
Sự chăm sóc tại nhà thờ
Tuy nhiên, người ta thường bỏ qua nguồn chăm sóc sức khỏe tinh thần là các nhà thờ. Trong thập niên qua, Nghiên Cứu Của Các Hội Thánh Toàn Quốc (NCS) đã lập tài liệu về sự phổ biến của việc cung cấp chăm sóc sức khỏe tinh thần trong những nơi thờ phượng tại Hoa Kỳ. Dựa vào tài liệu từ thăm dò vào năm 2018 của NCS, 26% các hội thánh cung cấp việc thực hiện chương trình sức khỏe tinh thần, và 37% người tham dự các dịch vụ tôn giáo đã tham gia vào một trong những hội thánh này. Chương trình như thế có thể gồm các nhóm hỗ trợ, các cuộc gặp mặt và các khóa tập trung vào việc giải quyết các mối quan tâm sức khỏe tinh thần.

Các học sinh tham gia vào hoạt động sức khỏe tinh thần và ngăn chận tự tử tại Trường Uplift Hampton Preparatory School tại thành phố Dallas, Texas trong năm 2018. (nguồn: www.theconversation.com)
Trước đây, những nhà nghiên cứu đồng nghiệp của tôi và tôi đã phân tích tài liệu năm 2012 của NCS để biết rõ hơn các nguồn chăm sóc sức khỏe tinh thần trong các hội thánh tôn giáo. Một trong những mục tiêu của chúng tôi là để xác định các yếu tố đóng góp cho việc hội thánh cung cấp chăm sóc sức khỏe tinh thần. Những yếu tố này gồm việc có thêm thành viên, tuyển nhân viên cho các chương trình dịch vụ xã hội và cung cấp các chương trình tập trung vào sức khỏe. Các dự báo quan trọng khác gồm việc thực hiện các đánh giá những nhu cầu của cộng đồng, tổ chức cho nhiều diễn giả từ các tổ chức dịch vụ xã hội và đặt địa điểm trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi Châu chiếm đa số.
Dựa vào thăm dò mới năm 2018, có 45% các hội thánh của người Mỹ gốc Phi Châu cung cấp một số hình thức dịch vụ sức khỏe tâm thành và gần một nửa tất cả những người đi nhà thờ của người Mỹ gốc Phi Châu tham dự vào một hội thánh với các chương trình như thế. Những tỉ lệ này cho thấy sự gia tăng kể từ năm 2012, và khoảng 50% lớn hơn trong số các hội thánh người da trắng chiếm đa số.
Nghiên cứu ủng hộ những quan sát lâu dài về các hội thánh của người Mỹ gốc Phi Châu như là các nguồn quan trọng của tâm linh, cảm xúc và hỗ trợ xã hội đối với các cộng đồng của họ. Nhiều tín đồ tôn giáo nhìn thấy sức khỏe tâm linh và sức khỏe tinh thần như được hòa quyện vào nhau, và nghiên cứu cho thấy rằng việc thực hành tâm linh, như cầu nguyện và thiền, cũng có thể giúp sức khỏe tinh thần.
Tăng cường hậu thuẫn
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng việc xây dựng sự hợp tác giữa các hội thánh của người Mỹ gốc Phi Châu và lãnh vực sức khỏe tinh thần là một chiến lược đầy hứa hẹn để gia tăng sự tiếp cận đối với các dịch vụ cần thiết. Nghiên cứu cho thấy 61% người Mỹ gốc Phi Châu nói rằng họ tham dự vào các dịch vụ thờ phượng ít nhất vài lần một năm, các hội thánh có thể cung cấp một nguồn tiếp cận khả dĩ.
Đôi khi, việc kết hợp tôn giáo vào sức khỏe tinh thần có thể có hại. Một số hội thánh thấy vấn đề sức khỏe tinh thần như là một sản phẩm của tội lỗi cá nhân, chẳng hạn, và kỳ thị những người bị bệnh tâm thần.
Nhưng các hội thánh cũng có thể là các môi trường hữu ích. Khi việc điều trị lâm sàng được bổ sung với sự ủng hộ xã hội, khả năng của kết quả thành công là lớn hơn, và những nơi thờ phượng thường cung cấp các hệ thống xã hội. Thí dụ, người tham dự vào một nhóm phục hồi từ sự đau buồn do hội thánh dẫn đầu có thể được vào hội thánh ngoài cuộc gặp hàng tuần của họ. Hơn nữa, một số chuyên gia sức khỏe tinh thần cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp dựa vào các chương trình của hội thánh.
Nhân viên xã hội Victor Armstrong, giám đốc Phòng Sức Khỏe Tinh Thần, Khuyết Tật Phát Triển và Dịch Vụ Lạm Dụng Chất Gây Nghiện của North Carolina, khẳng định rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo người Mỹ gốc Phi Châu có thể đóng một “vai trò quan trọng” trong sự khỏe mạnh tinh thần. Ông ấy để nghị chuyển ngôn ngữ sang tập trung vào “sự khỏe mạnh” thay vì “bệnh tật” để giảm thiểu kỳ thị, trong số nhiều đề nghị khác.
Sự hợp tác lớn hơn giữa các hội thánh và các nhà cung cấp sức khỏe tinh thần có thể giúp ngăn chận sự gia tăng khủng hoảng sức khỏe tinh thần, đặc biệt trong các cộng đồng người Mỹ gốc Phi Châu.
Gửi ý kiến của bạn