Hôm nay,  

Điểm Báo Quốc Tế Về Việc Trung Quốc Tấn Công Đài Loan

14/10/202110:52:00(Xem: 4570)


Sinologin Kristin Shi-Kupfer - "Taiwan rückt ins Visier Chinas" (Archiv)
Nguồn ảnh: picture alliance / PantherMedia / Boris Zerwann


Lời người dịch: Chủ nhật vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi Đài Loan gia nhập Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, điều mà Tổng thống Thái Anh Văn đã bác bỏ rõ ràng. 

Vào tuần trước đó, Trung Quốc đã nhiều lần điều máy bay chiến đấu đến vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. 

Hiện nay, Lầu Năm Góc đã thừa nhận rằng các giảng viên Mỹ đang bí mật huấn luyện cho quân đội Đài Loan. 

Tình hình biến chuyển nghiêm trọng và  trên các báo quốc tế các nhà bình luận đánh giá sự leo thang rất khác nhau. Sau đây là bản tuyển dịch các quan điểm chính.

***


I.


Nhật báo STRAITS TIMES từ Singapore nhận định về tình trạng leo thang xung đột giữa Trung Quốc và Đài Loan: 

“Bắc Kinh đã gửi máy bay đến vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan liên tục trong 5 ngày, kèm theo lời khẩu chiến. 

Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh về quyết tâm của Trung Quốc khi tuyên bố rằng việc Đài Loan thống nhất với Trung Quốc là vì lợi ích của cả hai dân tộc và sẽ được thực hiện.

Đài Loan đã phản ứng bằng cách phổ biến một video đầy lòng yêu nước của không lực và nói rằng chỉ có người dân Đài Loan mới tự quyết định tương lai của họ. Tổng thống Thái Chính Văn nhấn mạnh rằng Trung Quốc không nên ảo tưởng và người dân Đài Loan sẽ không cúi đầu trước áp lực. Đồng thời, bà Văn đưa ra ý kiến về các cuộc thảo luận trên cơ sở bình đẳng, cho dù bà biết rõ rằng điều này Bắc Kinh sẽ không lắng nghe. Nhưng các cuộc đàm phán thực sự là cách duy nhất để thoát khỏi tranh chấp Trung Quốc-Đài Loan.”

Nhật báo LIANHE BAO từ Đài Bắc lo ngại rằng: 

“Đài Loan đang ngày càng trở thành con tốt trong cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ. Cuộc Chiến tranh Lạnh mới này đang dẫn thế giới vào trong một thảm họa và chắc chắn là Đài Loan sẽ không yên trong việc này. 

Cách đây không lâu, cả thế giới đã chứng kiến cảnh Washington bỏ rơi Afghanistan và các đồng minh. Không có lý do gì để tin rằng Mỹ cũng sẽ không bỏ rơi Đài Loan. 

Do đó, Đài Bắc phải hành động độc lập và thận trọng. Khiêu khích Bắc Kinh và tin vào Mỹ sẽ là một phương cách sai lầm.”

Tờ báo DIARIO DE NOTICIAS từ Lisbon, Bồ Đào Nha, coi một cuộc chiến tranh giành Đài Loan là điều có thể tưởng tượng được, nhưng khó có thể xảy ra: 

“Cho đến nay tranh chấp giữa Bắc Kinh và Đài Bắc chủ yếu được đấu tranh bằng lời nói, nhưng nó rất có thể dẫn đến một cuộc xung đột quân sự trong đó Hoa Kỳ cũng bị dính líu. Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh ly khai. 

Sau cuộc biểu dương quân lực gần đây chống lại Đài Loan, ông Tập tiếp tục chủ trương thống nhất đất nước, nhưng hiện nhấn mạnh rằng điều này nên diễn ra trong hòa bình. 

Rõ ràng Bắc Kinh cũng nhận thức được rằng một cuộc xung đột vũ trang sẽ gây ra những hậu quả không thể lường trước được."

Nhật báo NIHON KEISAI SHIMBUN từ Tokyo nhận thấy có dấu hiệu xích lại gần nhau trong mối quan hệ giữa hai quốc gia: 

“Nữ Tổng thống Đài Loan đã nhấn mạnh rằng đất nước của bà ấy sẽ không cúi đầu. Tuy nhiên, lời nói của bà ít mang tính đối đầu hơn so với những lần trước. Lý do của việc này có lẽ là do bài phát biểu của vị nguyên thủ Trung Quốc Tập trong ngày trước đó. Trong đó, ông Tập không nói một lần đến 'sức mạnh quân sự'. Tuyên bố quan trọng của ông được lặp lại nhiều lần, đúng hơn là 'thống nhất trong hòa bình'.

Đây là lối diễn đạt hoà hoãn hơn  những người tiền nhiệm của ông Tập thích sử dụng. Sự lựa chọn từ ngữ thận trọng hơn có thể được giải thích là do căng thẳng trong cuộc xung đột giữa Bắc Kinh và Washington đã giảm bớt, nhờ vào sáng kiến của Tổng thống Mỹ Biden. Rõ ràng là Trung Quốc muốn ra hiệu nhượng bộ."

Nhật báo SYDNEY MORNING HERALD từ Úc cũng đề cập đến thái độ hung hăng của Trung Quốc, dù không liên quan đến Đài Loan, mà là đến Úc: 

“Năm ngoái, biên tập viên của Thời báo Hoàn cầu do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát đã viết rằng Úc không hơn gì kẹo cao su dính vào đế giày của Trung Quốc và phải tìm một viên đá để chà nó đi. 

Tuy nhiên, trong khi đó, rõ ràng là Úc không bất lực đến mức khi chống lại Bắc Kinh. Úc đã đóng vai trò hàng đầu trong một liên minh mới được thành lập để đối phó với hành động gây hấn của ông Tập. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là Tập sẽ nhượng bộ, mà là sẽ cần một viên đá lớn hơn.“

II.


Nhật báo
La REPUBLICA của Ý cho đây là mối đe dọa lớn nhất của thế kỷ và trận chiến giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ được quyết định ở Đài Loan. Báo này viết:

“Điều này cho thấy một thách thức toàn cầu mà nó cũng liên quan đến vấn đề nhân quyền, chúng ta hãy nghĩ đến những lời chỉ trích về cuộc đàn áp những người bất đồng chính kiến ở Hồng Kông, người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và các dân tộc thiểu số khác. 

Tập Cận Bình đã đáp trả bằng cách cáo buộc Mỹ là theo chủ nghĩa thực dân mới và gửi hàng trăm máy bay quân sự đến Đài Loan để đòi quyền 'tái thống nhất' hòn đảo này. ... 

Trong khi Joe Biden muốn xây dựng một kiến trúc an ninh mới ở châu Á để nhờ đó mà Mỹ có thể tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo thế giới, Tập lại đặt mục tiêu hoàn thành kế hoạch của Mao. ... 

Đó là xích mích giữa hai dự án không tương thích đang diễn ra ở Đài Loan và đặt ra mối đe dọa lớn nhất trong thế kỷ của chúng ta."

Nhật báo FRANKFURTER RUNDSCHAU của Đức cho lời đe doạ tấn công sẽ là phản ứng sai lầm và tin rằng châu Âu không nên đánh giá quá cao về kịch tính làm gia tăng căng thẳng:

“Đúng là Trung Quốc đang thử nghiệm  mức giới hạn trong các mối giao dịch với Đài Loan, đặc biệt là thông qua vụ vi phạm gây nhiều tai tiếng trên không phận của hòn đảo dân chủ. Chưa hết, chúng ta phải giải thích thêm là Bắc Kinh đương nhiên chưa có kế hoạch tấn công nào. 

Điều quan trọng vẫn là chúng ta phải phản đối và khuyến khích Trung Quốc và không được đứng yên trước các hành động khiêu khích của họ. Tất cả những điều này đã xảy ra. 

Châu Âu đang tăng cường sự hiện diện của mình ở vùng Thái Bình Dương, chẳng hạn như thông qua các cuộc tập trận chiến đấu cơ châu Âu loại Eurofighter với Nhật Bản và Úc. Nhưng các lời đe doạ tấn công là phản ứng sai lầm."

Nhật báo NÉPSZAVA của Hung cho là Trung Quốc đang học hỏi từ Nga và sự gây hấn của Bắc Kinh chủ yếu được sử dụng để tập trung vào các chủ đề gây khó chịu.

“Nhiệm kỳ chủ tịch của Tập Cận Bình đã biến đường lối ngoại giao của Đảng Cộng sản trở nên hiếu chiến. 

Về vấn đề này, Bắc Kinh đã học được rất nhiều từ Nga: Trung Quốc đang sử dụng các phương pháp của Điện Kremlin để thực hiện các tham vọng chính trị toàn cầu của mình. 

... Nhưng sự tự tin này chỉ là lá sung. Chế độ đang bất ổn và lo lắng về tính hợp pháp của nó. Sự gây hấn không gì khác hơn là một nỗ lực chuyển hướng sự chú ý khỏi các vấn đề nội bộ."

***


Tổng hợp từ các nguồn của Die internationale Presseschau (I); Der tägliche Blick in Europas Presse (II)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chính sách áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ, trước đó Trump cũng đã áp đặt biện pháp trừng phạt chung đối với Liên Âu, Canada, Mexico và Trung Quốc, nhưng lại tạm hoãn trong 30 ngày để cho Canada và Mexico thương thuyết. Các biện pháp bất nhất này gây nhiều hoang mang cho chính giới và doanh nghiệp các nước đối tác.
Trong buổi phỏng vấn ngày 31 tháng 10 năm 2024 với bình luận gia cánh hữu Tucker Carlson, Tổng thống Donald Trump khẳng định rằng dưới thời Joe Biden, Hoa Kỳ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi vô tình đẩy Nga và TQ lại gần nhau. Theo Trump, một trong những ưu tiên hàng đầu khi ông quay trở lại Tòa Bạch Ốc sẽ là phá vỡ liên minh này. Khi đó, Trump tự tin tuyên bố: “Tôi sẽ phải tách họ ra, và tôi tin mình sẽ làm được.” Và ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ thứ hai, Trump đã tỏ rõ mong muốn đàm phán với Nga nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine. Một cách giải thích cho chính sách này là: Trump đang làm đúng những gì từng nói trong cuộc trò chuyện với Carlson. Việc rút Hoa Kỳ khỏi cuộc xung đột tại Âu Châu và khôi phục quan hệ với Moscow, kể cả khi phải bỏ rơi Ukraine, là một phần trong chiến lược tập trung đối phó với TQ.
Cuộc đua vào Tòa án Tối cao Wisconsin rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến các vấn đề pháp lý và chính sách trong tiểu bang. Wisconsin là một bang chiến địa quan trọng trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tòa tối cao tiểu bang có thể đóng vai trò lớn trong các tranh chấp liên quan đến luật bầu cử, quyền tiếp cận lá phiếu và các thách thức đối với kết quả bầu cử. Cuối cùng, sự lo lắng có cơ sở của người dân cuối cùng đã được hóa giải. Số tiền “đầu tư” $20 triệu của Musk đã không thắng được sự lựa chọn của Wisconsin.
Lịch sử là sự lập lại, nhìn ngược về thời gian: Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm 211 (trước Công Nguyên) Ông đã nghe lời vị Tể Tướng Lý Tư đốt tất cả các ghi chép của Sử Gia không thuộc nước Tần, kể cả Kinh Thi. Bất cứ ai thảo luận về Kinh Thi và Kinh Thư sẽ bị xử tử. Trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, vụ đốt sách chôn Nho được gọi là “Phần thư khanh nho”, bao gồm việc đốt sách và chôn sống hơn 460 học giả. (1) Năm 1958, Mao Trạch Đông đã liên hệ bản thân ông với Tần Thuỷ Hoàng. Khi ông ta chôn sống 460 học giả ông nói trong một bài phát biểu với các đồng chí của mình: “Các bạn (những nhà trí thức) căm ghét chúng tôi, coi chúng tôi là những Tần Thuỷ Hoàng. Các bạn nhầm rồi. Chúng tôi thậm chí còn vượt Tần Thuỷ Hoàng một trăm lần”.(2) Năm 1975 khi CS miền Bắc, chiếm Việt Nam Cộng Hòa, phong trào đốt sách cũng xảy ra ngay tại miền Nam, Việt Nam. Hàng trăm cuốn sách được người Cộng Hòa mang đi giấu hay mang ra nước ngoài và hàng ngàn cuốn sách bị đố
Hai tháng đã trôi qua. Trên những diễn đàn mạng xã hội và cả trong những cuộc đối thoại đời thường, rất nhiều người thổ lộ về một thói quen vừa xuất hiện: đếm xem còn bao nhiêu ngày nữa kết thúc nhiệm kỳ bốn năm của chính quyền hiện tại. “Đếm thời gian trôi” vốn không phải là một thói quen tích cực trong đời sống. Nó phản chiếu tâm trạng chán nản, buông xuôi, thậm chí là sợ hãi. Hàng loạt câu hỏi “Chúng ta phải làm gì?”; “Rồi chuyện gì nữa?”; “Chúng ta đang sống ở thời đại nào?”… Trong đó, câu hỏi lớn nhất, và biểu lộ sự phẫn nộ của người dân nhất, đó là: “Đảng Dân Chủ đang làm gì?”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.