Hôm nay,  

TS Kissinger Nổi Đóa Về Lời Tuyên Bố Của Ông Hoàng Đức Nhã Trên Tạp Chí Time 01.01.1973

05/10/202119:25:00(Xem: 2166)

* TT Nixon gửi thư cho TBT Liên Xô Brezhnev <15.10.1972>:  điều quan trọng đối với tôi là phải có  chỉ dấu rõ ràng về ý định của Ngài liên quan đến việc cung cấp viện trợ quân sự cho Bắc Việt Nam...

Thủ Tướng Chu Ân Lại <06.1.1973>: Việc tiếp tục chiến tranh ở Việt Nam, đặc biệt là các cuộc ném bom mà Hoa Kỳ thực hiện gần đây ảnh hưởng nhất định đến tiến trình  về quan hệ  Trung-Mỹ .

* TS Kissinger nói với ĐS TK.Phượng<03.1.1973>: Câu văn này ghi trong Tạp chí Time.  Đó là một lời nói dối. Tôi biết nó xuất phát từ Nhã. Ông biết đó là một lời dối trá.

* Đại sứ Trần Kim Phượng <03.1.1973>: Nói chính xác hơn. Đầu tiên, ông nói rằng Nhã đã nói với báo chí rằng  ông đã thành công ở Moscow và Bắc Kinh và do đó ông sẽ thành công ở Sài Gòn?

Dao Van 1
Cuộc đàm phán  về đình chiến  tháng 10.1972  tại Paris lâm vào bế tắc, phía Mỹ dùng B52 dội  bom  xuống  Hà Nội từ  ngày 14 đến ngày 29 tháng 12 năm 1972 để ép  phía Hà Nội trở lại bàn hội nghị. Trước khi bàn chi tiết về đề tài nơi tiêu đề, người viết lược qua các cuộc  tiếp xúc và trao đổi thư từ giữa Mỹ-Liên Xô và giữa Mỹ -Trung Cộng liên quan đến hiệp định Paris 1973

 

** Quan hệ Mỹ - Trung

 

Đối thoại giữa TS Kisinger và đại sứ TQ tại NY

Tiến sĩ Kissinger:...Đầu tiên, chúng tôi thừa nhận rằng chúng tôi đã sai lầm khi chấp nhận một lịch trình với thời gian quá lạc quan. Chúng tôi đã làm điều đó với thiện chí và mong muốn duy trì nó. Nếu chúng tôi muốn trì hoãn, chúng tôi có thể tìm ra vô số lý do để trì hoãn. Chúng tôi muốn giải quyết nhanh chóng vì vậy chúng tôi đã nắm lấy  cơ hội này. Có người  nói rằng đó là một sai lầm. Người khác nói vô căn cứ  rằng  đã có hành vi "chơi xấu" và "giao dịch quanh co- there was “foul play” and “crooked dealings”.

      Bây giờ chúng tôi cũng tin rằng phía Bắc Việt Nam đã góp phần vào sự bế tắc hiện tại-the North Vietnamese side contributed to the present impasse, nhưng tôi không thấy có lý do khi xem lại vấn đề  đó. (Đại sứ Huang đã cắt ngang người đang thông dịch, và muốn được giải thích rõ ràng của chữ “bế tắc”. Tiến sĩ Kissinger nói, “khó khăn”.)

 

Tôi muốn đọc cho ông nghe lại tuyên bố mà tôi đã đưa ra  ngày 17 tháng 10 để ông có thể thấy rằng tôi đã cảnh báo họ. Khi chia tay  Bộ trưởng Xuân Thủy, tôi nói: (đọc gần như nguyên văn đoạn trích trong chính bản) “Có hai vấn đề. Tôi sẽ phải hỏi ý kiến Tổng thống, và tôi sẽ phải xem xét khả năng xảy ra ở Sài Gòn là gì -( I will have to see what the possibilities are in Saigon). Mục tiêu quan trọng nhất của chúng tôi bây giờ là giải quyết cuộc chiến này càng nhanh càng tốt.  Chúng ta không nhất thiết bị ràng  buộc vào một thời gian biểu cụ thể nào. Tôi chắc chắn rằng nếu chúng tôi không thể thực hiện được trong tuần này, chúng tôi sẽ giải quyết nó trong vài tuần nữa. " (Đại sứ Huang một lần nữa lại nhờ thông dịch giải thích)

Và có một câu nói khác tôi đã đọc cho ông ta nghe. Đó là vào ngày 17 tháng 10. (Đọc lại trích  đoạn  trong bản văn.) “Chúng tôi đã đồng ý với lịch trình - có lẽ là không khôn ngoan nếu  nóng lòng muốn tiến đến  thỏa hiệp. Chúng tôi duy trì đề nghị, là nên  hoàn thành tài liệu trong thời gian nhanh nhất có thể, và sẽ gặp cố vấn đặc biệt ở một nơi trung lập nào đó để hoàn thành văn bản của thỏa hiệp. Không phải là không có lý khi chúng tôi muốn thảo luận với các đồng minh của chúng tôi về việc thực hiện  thỏa hiệp, để làm sao  có được sự đồng thuận về văn kiện. "

      Bắc Việt cho rằng chúng tôi đã làm tất cả những điều này như một thủ đoạn dàn xếp với Thiệu để giành thời gian cho đến sau cuộc bầu cử. Và họ sợ rằng nếu chúng tôi yêu cầu một cuộc họp khác, chúng tôi sẽ bác bỏ toàn bộ thỏa thuận. Ý định của chúng tôi hoàn toàn ngược lại.  Chúng ta không nên khăng khăng với  thỏa thuận mà đồng minh của chúng tôi chưa từng thấy.

    Sau ngày 7 tháng 11, chúng tôi sẽ có quyền tự do hành động, không phải chống lại Hà Nội vì chúng tôi hiện đạt được điều đó, nếu nói rằng chúng tôi đang giúp  cho Sài Gòn thì không đúng. Chúng tôi có thể chấp nhận 10% đề xuất của họ và không có đề xuất nào quan trọng. Có bốn thay đổi về nội dung mà chúng tôi muốn có trong thỏa thuận.  Bốn nội dung chính như sau.

Đầu tiên, chúng tôi muốn phần ngừng bắn tách rời với các điều khoản khác của thỏa hiệp. Điều này bây giờ đã được nêu ra. Chúng tôi muốn có nó được tuyên bố một cách rõ ràng. (Ông Kuo cho biết ông không hiểu hết.) Thỏa thuận này có nhiều chương. Có một chương về ngừng bắn, và chúng tôi muốn có chương về ngừng bắn vô điều kiện và không liên quan đến các điều khoản khác của hiệp định. Điều này bây giờ đã được nêu ra. Chúng tôi muốn nó rõ ràng. Điều này hoạt động theo cả hai cách.

Thứ hai, trong phần về các điều kiện chính trị, trong đoạn 9 (f), từ “cơ cấu hành chính” được người Việt đặt cho chúng ta bằng tiếng Anh. Nó không phải là bản dịch của chúng tôi. Chúng tôi muốn họ sử dụng thuật ngữ tiếng Việt sử dụng từ “hành chính” như chúng tôi hiểu. Chúng tôi sẽ không bao giờ nhận lời của họ. Đó là một vấn đề chưa được giải quyết. Và đoạn 9 (g) của thỏa thuận…

     Cũng trong đoạn 9 (f) chúng tôi muốn đưa vào một câu nói rằng các thành viên của Hội đồng do hai bên bổ nhiệm. Đây là vấn đề có thể hiểu được. Chúng tôi muốn nó như một điều khoản rõ ràng. Họ đồng ý với điều này.  Tôi chỉ cung cấp cho ông những thay đổi quan trọng. Trong khoản 9 (h) hiện có điều khoản rằng hai bên nên cho giải ngũ một số lực lượng. Chúng tôi muốn nói thêm một câu là các lực lượng này phải xuất ngũ trên cơ sở bình đẳng của hai bên và lực lượng xuất ngũ nên trở về nhà.

Trong một phần khác về thống nhất Việt Nam, chúng tôi đề cập đến một số đoạn của Hiệp định Genève  có thể áp dụng, chúng tôi cũng muốn đề cập đến Điều 24 chống lại các áp lực quân sự của phía bên này chống lại phía bên kia. Điều đó bây giờ có trong bản văn. Chúng tôi chỉ muốn nói rằng "thích hợp với Điều 24."

Điều duy nhất mà chúng tôi muốn… Một là bộ máy kiểm tra quốc tế mà họ đã đồng ý sẽ hoạt động vào ngày hiệp định được ký kết. Điều này chỉ yêu cầu ký  kết dưới  hình thức không có tranh chấp. Và thứ hai, một vị trí mà chúng tôi chưa bao giờ từ bỏ; nghĩa là, ngoài thỏa thuận trước khi ký kết, Bắc Việt Nam nên rút một số quân của họ khỏi Nam Việt Nam. Rốt cuộc, không dễ để nói với một đồng minh rằng nước láng giềng có quyền giữ toàn bộ quân đội trên lãnh thổ của mình. Những gì chúng tôi muốn là sự rút lui của một số sư đoàn ở cực Bắc của đất nước.

Nếu các điều kiện này được đáp ứng, sẽ có một số thay đổi kỹ thuật thực sự không quan trọng. Chúng gần như hoàn toàn là một câu hỏi về hình thức, chẳng hạn như biến hiệp định thành thỏa thuận bốn bên. Trong khuôn khổ hiện tại, tình hình đang trở nên rất nghiêm trọng ở hai cấp độ. Thứ nhất, bằng cách liên tục lặp lại các cáo buộc tương tự, Bắc Việt đang làm cho nó trở thành một vấn đề cốt lõi. Một khi phía Trung Quốc lặp lại những cáo buộc này, điều này sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ  trong chính sách đối ngoại của chúng ta.

Và chúng tôi muốn ông  biết rằng chúng tôi thực sự muốn thực hiện một thỏa hiệp với người Việt Nam. Chúng tôi muốn làm như vậy càng sớm càng tốt sau cuộc bầu cử. Chúng tôi không có ích lợi gì  đến việc làm nhục nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - We have no interest in humiliating the Democratic Republic of Vietnam. Ngược lại, chúng tôi muốn bình thường hóa quan hệ để tránh các nước lớn khác ở xa hơn không có chỗ đứng. Chúng tôi chuẩn bị để giúp tái thiết VNDCCH. Chúng tôi coi sự hiểu lầm hiện tại này như một khúc mắc. Chúng tôi cảm thấy xấu hổ vì một số điều đã xảy ra; và chúng tôi sẽ hành động với quyết tâm cao nhằm mang lại hòa bình trong khuôn khổ đã thỏa thuận.  Một khi bị đẩy vào tường thì phải chống đỡ, chống cự ngay lập tức và dứt khoát - If we are pushed against the wall, we will have to resist, and then we will resist immediately and decisively.

Tôi muốn đảm bảo với Thủ tướng, và chúng tôi sẽ đảm bảo với Bắc Việt rằng sau cuộc bầu cử, chúng tôi sẽ trở lại cuộc hòa đàm. Chúng tôi không quan tâm đến việc đẩy mạnh cuộc chiến trừ khi hoàn toàn buộc phải làm như vậy. Chúng tôi muốn có hòa bình. Chúng tôi sẵn sàng duy trì cuộc hòa đàm. Chúng tôi cần sự hỗ trợ. Chúng ta đang lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan giữa danh dự và quyết tâm của mình. Không có ý nghĩa gì khi cố gắng buộc chúng ta hành động một cách đáng khinh. Mối quan tâm của chúng tôi là bình thường hóa quan hệ ở Đông Dương và thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ của chúng tôi với Cộng hòa Nhân dân, và chúng tôi biết cả hai có mối liên hệ với nhau. (Ông Kuo nói rằng ông ấy không hiểu hết ý nghĩa.)  Điều này không có gì mới. Tôi đã nói với ông  những gì chúng tôi đã nói trước đây. Tôi muốn nói điều đó với tư cách cá nhân vì tôi tin rằng ông  biết tôi quan tâm đến mối quan hệ với Cộng hòa Nhân dân như thế nào, và chúng tôi muốn đẩy nhanh điều đó đến mức nào. Và bây giờ chúng tôi đang hướng tới một nhiệm kỳ mới, chúng tôi không muốn bắt đầu nó bằng một cuộc chiến tranh ở Việt Nam và những bất đồng giữa chúng ta. Tôi đang nói điều này trên tinh thần hiểu biết, không phải trên tinh thần chỉ trích.
- Đại sứ Huang: Chúng tôi đã chuẩn bị để truyền tải thông điệp.
Tiến sĩ Kissinger: Cảm ơn.
- Đại sứ Huang: Thái độ của phía Trung Quốc đã được nêu ra trong hai thông điệp gần đây.
Tiến sĩ Kissinger: Tôi biết.
- Đại sứ Huang: Và chính phủ Trung Quốc cũng đã đưa ra một tuyên bố về tình hình.
Tiến sĩ Kissinger: Đó là những gì tôi đang nói đến.
- Đại sứ Huang: Và ngoài điều này, tôi không có gì để bổ sung.[1]

* Thư của Thủ tướng Chu Ân Lai gửi TT Nixon thúc đẩy sớm chấm dứt chiến tranh.

Chúng tôi đánh giá cao mong muốn của Ngài Tổng thống về việc tiếp tục cải thiện quan hệ Trung-Mỹ như đã  thể hiện trong bức thư. Phía Trung Quốc cho rằng việc bình thường hóa quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ từng bước phù hợp với các nguyên tắc của Thông cáo Thượng Hải,  không chỉ vì lợi ích của nhân dân Hoa Kỳ và Trung Quốc, mà còn góp phần xoa dịu căng thẳng tại  Châu Á và trên thế giới. Tuy nhiên, thưa Tổng thống, chúng tôi  thẳng thắn nêu ra rằng việc tiếp tục chiến tranh ở Việt Nam, đặc biệt là các cuộc ném bom mà Hoa Kỳ thực hiện gần đây nhằm vào Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,  ảnh hưởng nhất định đến tiến trình  về quan hệ  Trung-Mỹ .

 

Chúng tôi tin rằng, như Ngài  Tổng Thống đã đề cập một cách chính xác trong thư, tất cả chúng ta đều quan tâm đến việc đưa cuộc chiến tranh ở Việt Nam sớm kết thúc và do đó sẽ loại bỏ trở nhiều ngại lớn đối với sự phát triển mang tính xây dựng trong quan hệ quốc tế.  Chúng tôi hy vọng trong lần gặp gỡ riêng  giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, các trở ngại  có thể được khắc phục và một thỏa thuận nhằm chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam cuối cùng sẽ được ký kết thông qua các cuộc đàm phán.

Chúng tôi hoan nghênh Ngài cử Tiến sĩ Kissinger đến Bắc Kinh để họp vào một thời điểm thích hợp sau khi cuộc đàm phán giải quyết xong chiến tranh Việt Nam. Đối với hàng loạt vấn đề quốc tế và câu hỏi liên quan đến sự phát triển quan hệ song phương Trung-Mỹ được đề cập trong thư, chúng tôi chuẩn bị trao đổi quan điểm trực tiếp và kỹ lưỡng với Tiến sĩ Kissinger  khi  ông ta tới Bắc Kinh.

Vợ chồng tôi cảm ơn Ngài và bà Nixon về những lời chúc tốt đẹp và gửi lời chào trân trọng tới bà. [2]

 

** Quan hệ Mỹ - Liên Xô

 

* Thư của Tổng thống Nixon gửi Tổng Bí Thư Liên Xô Brezhnev Washington, ngày 15 tháng 10 năm 1972.

Kính thưa Tổng Bí thư:

Như Ngài đã biết, một trong những vấn đề còn tồn đọng trong nỗ lực tìm kiếm  giải pháp thương lượng cho sự xung đột tại Việt Nam liên quan đến vấn đề giảm thiểu việc viện trợ  quân sự cho cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam bởi các cường quốc bên ngoài. VNDCCH khẳng định không thể hạn chế về số lượng viện trợ quân sự mà nước này sẽ nhận được từ các cường quốc bên ngoài, ngược lại phía VNDCCH đòi hỏi  phải có những hạn chế chính xác như vậy đối với viện trợ cho miền Nam Việt Nam. Trong khi tôi chuẩn bị chấp nhận những giới hạn về viện trợ quân sự của Mỹ cho miền Nam Việt Nam dựa theo các điều khoản của một thỏa hiệp, tôi chắc chắn Ngài sẽ hiểu rằng giới hạn một chiều sẽ không được công chúng Mỹ tán thành. Hơn nữa, sự dàn xếp một chiều như vậy sẽ vi phạm nguyên tắc có đi có lại và sự bình đẳng của các cam kết vốn phải là nền tảng của bất kỳ sự dàn xếp lâu dài nào - và là nền tảng để có thể xây dựng sự tiến bộ đáng kể riêng về  quan hệ song phương trong giai đoạn gần đây đã đạt được. Với sự quan tâm của Ngài trong việc giải quyết sớm xung đột tại Việt Nam, thưa Tổng Bí thư, do đó, điều quan trọng đối với tôi là phải có  chỉ dấu rõ ràng về ý định của Ngài liên quan đến việc cung cấp viện trợ quân sự cho Bắc Việt Nam trong trường hợp đàm phán  xong thỏa hiệp. Câu hỏi về cách thức bất kỳ hạn chế nào có thể được hình thành trong thỏa hiệp qua đàm phán, thực tế ít quan trọng hơn so với hành động của quốc gia cung cấp quân sự chính cho Bắc Việt. Do đó, điều khá thẳng thắn và cụ thể, tôi viết thư này cho Ngài  qua kênh riêng của chúng tôi, để hỏi liệu Chính phủ của Ngài  có sẵn sàng bày tỏ ý định về việc cung cấp quân sự cho miền Bắc Việt Nam trong trường hợp nhanh chóng đạt được giải pháp hòa bình  hay không - to ask you whether your Government would be prepared to express intentions in regard to military supplies to North Vietnam in case a rapid peace settlement.

Một dấu chỉ như vậy từ phía Ngài sẽ làm được nhiều điều nhằm thúc đẩy tiến trình đàm phán giữa Hoa Kỳ và VNDCCH. Tôi biết rằng các Ngài  sẽ nhận ra rằng đây là điểm quan trọng của bất kỳ việc giải quyết xung đột nào ở Việt Nam, và nó  cần được cấp bách chú ý đến  nếu một giải pháp như vậy đạt được trong tương lai gần. [3]

 

 Thư của Tổng thống Nixon gửi Tổng Bí thư Liên Xô Brezhnev Washington, ngày 18 tháng 12 năm 1972

... Đồng minh của chúng tôi cũng như các nước đồng minh của Liên Xô tham gia sâu sắc  vào cả hai cuộc đàm phán này và tôi không nên gợi ý rằng Hoa Kỳ và Liên Xô liệu có thể hoặc nên dàn xếp kết quả mà không có sự tham gia của họ hoặc đi ngược lại lợi ích của họ. Tuy nhiên, hai quốc gia của chúng ta có thể tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình về các cuộc đàm phán này và giúp đảm bảo sự thành công của họ, và về mặt này, chúng tôi chuẩn bị giữ liên lạc thông qua kênh này. Thành thật mà nói, có hai lĩnh vực mà chúng tôi đã gặp phải thất vọng (một là) trong việc đàm phán về  hòa bình ở Việt Nam, và (hai là) trong việc tiến tới một giải pháp ở Trung Đông. Quan điểm của chúng tôi về các cuộc đàm phán liên quan đến  Việt Nam đã được chuyển tới các Ngài,  và có rất ít điều để bổ sung vào lúc này. Liên Xô đã đóng một vai trò xây dựng trong những tháng qua, và nếu có bất kỳ nỗ lực nào nữa sẽ được đánh giá rất cao. Tôi đảm bảo với Ngài rằng một nền hòa bình như vậy vẫn là mục tiêu tối quan trọng của tôi, vì tôi biết nó cũng vẫn là mục tiêu của Ngài. [4]

 

Thư của Tổng Bí Thư Brezhnev gửi  TT Nixon

"..."  LI Brezhnev chú ý đến sự sẵn sàng của Tổng thống được thể hiện trong thông điệp ngày 18 tháng 12 năm 1972 nhằm  tiếp tục thảo luận hầu  giải quyết các vấn đề liên quan đến Trung Đông, mà Tổng thống đã đánh giá là  khá công bằng trong số các chính sách đối ngoại hàng đầu, đòi hỏi những nỗ lực của  chúng ta trong năm 1973 này.

Về câu hỏi này, cần chú đến thời gian đang trôi qua nhanh, trong khi tình hình Trung Đông vẫn còn phức tạp và đầy nguy hiểm. Nếu các biện pháp hữu hiệu không được thực hiện, các sự kiện ở đó có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Không nghi ngờ gì rằng nếu các hành động thù địch ở Trung Đông bùng phát một lần nữa - sẽ tác động  đến các mối quan hệ hiện hữu đối  với các quốc gia khác, bao gồm cả với các cường quốc - có thể  sẽ không được hoan nghênh vì lý do an ninh quốc tế, và rất khó để hình dung về sự kết thúc của nó là gì và những biến chứng của vấn đề sẽ tồn tại trong bao lâu.

Chúng tôi cho rằng cả Liên Xô và Mỹ thực sự có thể sử dụng ảnh hưởng, sức nặng của mối quan hệ giữa họ với các quốc gia tham gia xung độ, để cuối cùng đưa toàn bộ vấn đề vào việc giải quyết các điểm nóng quân sự ở Trung Đông.[5]

Xin mở ngoặc:  Phía Liên xô không trả lời yêu cầu của TT Nixon một khi Mỹ giảm viện trợ quân sự cho miền Nam Việt Nam thời liệu phía Liên xô cũng sẽ giảm  viện trợ quân sự cho Bắc Việt Nam hay không. Thơ trả lời của TBT Brezhnev chỉ chú trọng đến vấn đề Trung Đông.  Năm 1973 cuộc chiến giữa 6 nước  khối Ả Rập và Do Thái  diễn ra từ ngày 6 cho tới ngày 26 tháng 10 năm 1973, Mỹ đứng hẳn về phía Do thái đẩy lùi các cuộc tấn công của khối Ả Rập do Liên Xô hậu thuẫn. Khối Ả Rập trả thù Mỹ bằng cách cắt giảm sản lượng dầu thô khiến dân chúng Mỹ phải xếp hàng mua dầu theo định số giới hạn  dành cho  mỗi chiếc xe...

 

** TS Kissinger nổi đóa, cáo buộc ông Hoàng Đức Nhã dối trá.

  * " Mối tội đầu ..."   Theo tạp chí Times Magazine số ngày 01.01.1973,..." Kissinger khẳng định rằng "chúng tôi đã thành công ở Bắc Kinh, chúng tôi thành công ở Moscow, chúng tôi thậm chí thành công ở Paris. Không có lý do gì", ông nói thêm," tại sao chúng tôi không thể thành công ở đây." Ngay lúc đó, Hoàng Đức Nhã cắt ngang Kissinger..." . Sau đây là đầu  đuôi câu chuyện:

OCT. 18-20. (Tóm tắt trích đoạn) Kissinger và đoàn tùy tùng của ông đã rất phấn khởi khi họ đến Sài Gòn để gặp Thiệu lần đầu tiên, một phiên họp kéo dài 3 tiếng rưỡi trong phủ tổng thống với sự tham dự của hầu hết viên chức Hội đồng An ninh Quốc gia Nam Việt Nam. Nhưng tâm trạng thay đổi đột ngột. Thiệu phàn nàn rằng ông chưa sẵn sàng cho một cuộc ngừng bắn. Kissinger thẳng thừng trả lời rằng kế hoạch hòa bình mang lại nhiều lợi thế cho Nam Việt Nam và cho Thiệu một "cơ hội " để tồn tại với  tất cả những gì có thể  trong bất kỳ thỏa hiệp nào.

Theo  tin tức  Kissinger khẳng định rằng "chúng tôi đã thành công ở Bắc Kinh, chúng tôi thành công ở Moscow, chúng tôi thậm chí thành công ở Paris. Không có lý do gì", ông nói thêm, "tại sao chúng tôi không thể thành công ở đây - why we cannot be successful here." Ngay lúc đó, phụ tá trưởng Hoàng Đức Nhã (29 tuổi) trẻ tuổi của Thiệu cắt ngang Kissinger bằng một lý lẽ ngắn nhưng nóng bỏng. Ông Nhã nói: “Cho đến nay, lịch sử cho thấy Hoa Kỳ đã thành công trong nhiều lĩnh vực. Nhưng lịch sử không dự đoán rằng trong tương lai Hoa Kỳ sẽ thành công ở đây "  Thiệu đi một nước cờ  khôn khéo, không bao giờ chịu cam tâm, luôn yêu cầu làm rõ và so sánh giữa văn bản tiếng Việt và tiếng Anh. Tuy nhiên, Kissinger có ấn tượng rằng Thiệu sẽ nhập cuộc, nên đã khuyên Nixon....[6]

TS Kissinger họp với đại sứ VNCH Trần Kim Phượng bàn về tuyên bố của ông  Hoàng Đức Nhã

Tóm lược trích đoạn theo bản văn  trên thư viện Bộ Ngoại Giao:

Đại sứ Phương: Tôi xin lỗi vì đã làm phiền ông. Cảm ơn ông đã gặp tôi. "..."

Tiến sĩ Kissinger: Tôi nói với ông, Nhã đã đưa ra những tuyên bố sai sự thật  tại  Dinh Độc Lập. Ví dụ, có hai câu chuyện. Thứ nhất, khi tôi ở Sài Gòn, tôi đã nói rằng tôi đã thành công ở Moscow và thành công ở Bắc Kinh và không có lý do gì tôi không thành công ở Việt Nam.  Câu văn này ghi trong Tạp chí Time.  Đó là một lời nói dối. Tôi biết nó xuất phát từ Nhã. Ông biết đó là một lời dối trá - You know it’s a lie.
Đại sứ Phương: Tôi chưa nghe nói về điều này.
Tiến sĩ Kissinger: Ông  biết mà, Ông cũng ở đó.
Đại sứ Phương: Ông không nói điều đó - You didn't say it.

Tiến sĩ Kissinger: Một câu chuyện khác là tôi đã liên tục ngắt lời Tổng thống của ông  trong cuộc họp với Hội Đồng An Ninh/HĐAN.
Đại sứ Phương: Tại buổi  đó tôi có tham dự, Tổng thống đã hỏi quan điểm của ông. và ông đã giải thích. Tôi cũng ở đó vào ngày 19 và 20 tháng 10.
Tiến sĩ Kissinger: Đó là thời gian tại HĐAN. Ông nên  biết rằng đó đều là những lời dối trá, và chúng tôi có bản ghi chép về những cuộc họp đó. Mong muốn  của tôi là hậu thuẫn cho Tổng thống Thiệu chứ không phải quật ngã ông ta.
Đại sứ Phương: Nói chính xác hơn. Đầu tiên, ông nói rằng Nhã đã nói với báo chí rằng  Ông đã thành công ở Moscow và Bắc Kinh và do đó ông sẽ thành công ở Sài Gòn?
Tiến sĩ Kissinger: Tôi đã đọc điều  đó  trên tờ Time trong số cuối cùng.
Đại sứ Phương: Thứ hai, Ông đã đối xử tệ bạc với Tổng thống và ông liên tục ngắt lời và chọc tức ông ta. Tôi biết các điều đó không đúng trong hai cuộc họp mà tôi cũng đã có mặt cùng ông.

Tiến sĩ Kissinger: Điều đó không đúng trong cả các cuộc họp khác. Tôi rất kính trọng Tổng thống Thiệu. Trong bốn năm, ông ta liên  tục đương đầu với nhiều cuộc  chiến. Chúng ta phải hậu thuẫn ông ta. Tôi muốn, và tôi nghĩ điều cần thiết là ông ta  phải  tại vị. Chúng tôi có thể có những ý kiến khác nhau về việc thỏa hiệp này là tốt hay xấu, nhưng theo tôi biết thì ông ta  là nhà lãnh đạo duy nhất có thể. Tất cả điều này nảy sinh nhiều vấn đề. Ông  gần như không cho chúng tôi sự lựa chọn. Nếu điều này tiếp tục, chúng tôi không có lựa chọn nào khác. Không có lý do. Tôi đã đọc những câu chuyện của Nhã nói trên báo chí Việt Nam và nghe qua những người đưa tin. Tôi biết xuất xứ.  Tôi biết những tin tức  này trực tiếp phát xuất từ Nhã. Đó là một sự thật   Ông ta  phải trưởng thành hơn. Đây không phải là cuộc tranh cãi   giữa Nhã và tôi -This is not a contest between Nha and me.
Đại sứ Phương: Tôi rất tiếc. Tôi không biết  những câu chuyện này, và tôi sẽ kiểm tra chúng và báo cáo về Sài Gòn.
Tiến sĩ Kissinger:  Nếu chúng tôi muốn đẩy ông  xuống bùn vào tháng 10 vừa qua, chúng tôi sẽ không phải làm những việc hiện chúng tôi đang làm.
Đại sứ Phương:  Còn đối với các dân biểu của chúng tôi hiện có mặt ở Mỹ...
Tiến sĩ Kissinger: Ông đang chọc tức Tổng thống.
Đại sứ Phương: Tôi nghĩ rằng nó sẽ hữu ích hơn là có tác dụng ngược lại. "..."

 

* TS Kissinger  và đại sứ Phượng  bàn về  quân CSBV trú đóng tại miền Nam

Tiến sĩ Kissinger: Bởi vì chúng tôi đã giải thích vị trí của mình hàng trăm lần, và chúng tôi luôn nhận được câu trả lời giống nhau.
Đại sứ Phương: Rất khó. Cá nhân tôi cảm thấy sự hiện diện của quân đội Bắc Việt Nam là rất quan trọng.
Tiến sĩ Kissinger: Vâng, chúng tôi đã nêu ra vấn đề này trong ba tháng. Có thể đã có một sự dàn xếp. Chúng tôi đã cố gắng giải quyết vấn đề của ông. Không có vấn đề nghiêm ngặt về phía Mỹ. Đầu tiên là vùng phi quân sự, và thứ hai là phương thức ký kết hiệp định. Chúng tôi chưa nói với ai về những điều này. Chúng tôi  sợ hãi về phản ứng của nó.
Đại sứ Phương: Tại sao không nói rằng chúng tôi không muốn đề cập đến  Chính phủ Cách mạng Lâm Thời trong hiệp định?
Tiến sĩ Kissinger: Tôi đồng ý với ông, ngoại trừ người dân Mỹ sẽ không hiểu. Họ thậm chí không biết cái Chính phủ Cách mạng Lâm thời  là gì. Chúng tôi đã làm điều này và chúng tôi sẽ không nhượng bộ, nhưng chúng tôi không thể giữ tù nhân của chúng tôi ở Bắc Việt Nam vì vấn đề liên quan đến Chính phủ Cách mạng Lâm thời . Tôi đã nói với ông một ngàn lần và vẫn không đi đến đâu. Ông Nhã là người duy nhất được tiếp cận. Nếu như chúng tôi ký thỏa thuận vào tháng 11 và công bố nó trước công chúng Mỹ, chúng tôi có thể đã bảo vệ ông tốt hơn gấp trăm lần so với bây giờ.
Đại sứ Phương: Thư của Tổng thống Thiệu gửi Tổng thống Nixon nói rất rõ rằng ông sẵn sàng chấp nhận các điều khoản chính trị.
Tiến sĩ Kissinger: Tôi hiểu.
Đại sứ Phương: Nhưng  vấn đề quân Bắc Việt vẫn rất quan trọng. Tôi đã ở Sài Gòn. Bạn rời Paris vào ngày 13 [tháng 10] và tôi về Sài Gòn vào ngày 14. Khi Tướng Haig đến, Thiệu triệu tập  cuộc họp với HĐAN và Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện và Chủ Tịch TCPV. Và chúng tôi đã thảo luận về lá thư  của Tổng thống Nixon trong một vòng tròn nhỏ. Tổng thống Thiệu đã phân tích toàn bộ tình hình. Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện, Chánh án đều đồng ý rằng chúng ta có thể bảo vệ các định chế chính trị hiện nay. Thật khó cho chúng tôi để làm bất cứ điều gì mà không có một cái gì đó đối với quân đội Bắc Việt Nam."..."
Đại sứ Phương: Chúng tôi sẽ không làm điều đó. Chúng tôi không đến đây để tấn công Tòa Bạch Ốc. Chúng tôi chỉ muốn giải thích lý do tại sao chúng tôi phản đối hiệp định vì sự hiện diện của quân đội Bắc Việt Nam.
Tiến sĩ Kissinger: Chỉ cần ngừng bắn, Thiệu và ông dù sao cũng phải chấp nhận quân đội Bắc Việt Nam.
Đại sứ Phương: Bởi vì sẽ không có nhiều điều khoản ngừng bắn và sẽ không có sự  công nhận hay hiểu ngầm về Chính phủ Cách mạng Lâm thời, và Chính phủ Cách mạng Lâm thời sẽ không chính thức tham dự một hội nghị quốc tế. 
Tiến sĩ Kissinger: Ông đã thuyết phục được tôi.
Đại sứ Phương: Đó là lý do tại sao tôi e ngại rằng nếu không làm gì thì Thiệu sẽ rất khó chấp nhận bất cứ điều gì, ngay cả khi ông ta muốn bác bỏ. Bây giờ không được vì vướng vào vai trò của Thượng viện và Hạ viện. Nếu bất cứ khi nào ông  thực hiện một thỏa hiệp với Bắc Việt Nam, ông  đưa nó cho ông  ta và nói rằng đó là điều tốt nhất có thể  đã đạt được, bao gồm cả các  thư của Tổng thống Nixon, và sau đó ông yêu cầu ông ta đồng ý hoặc không, tôi chắc chắn rằng Tổng thống Thiệu sẽ không làm được. Ông ta  sẽ chuyển nó đến Hạ viện và Thượng viện. Nếu ông ấy chuyển thỏa thuận lên Hạ viện và Thượng viện Việt Nam thì sẽ rất khó cho ông ta. Một khi ông ta  chuyển đi, rất có thể tất cả họ sẽ thích thú  đưa ra yêu cầu  cao hơn.
Tiến sĩ Kissinger: Đó là nơi chúng tôi đang hướng tới trừ khi các cuộc đàm phán đổ vỡ. Lý do chúng tôi hành động như chúng tôi đã làm vào tháng 10 là chúng tôi đã thấy những gì sẽ xảy ra vào tháng Giêng. Chúng tôi sợ rằng Trung Quốc và Nga sẽ không nương tay vô thời hạn. Chúng tôi thâm hụt hai tỷ đô la về  ngân khoản đặc biệt. Nếu chúng tôi trình bày nó ngay bây giờ, theo quy định của pháp luật, nó sẽ bị bác bỏ. Chúng tôi đang che giấu nó, điều đó là bất hợp pháp - We are hiding it, which is illegal.
Đại sứ Phương: Ông đã nhận được một số thông tin từ chúng tôi. Vị trí của chúng tôi đã rõ ràng. Tổng thống Thiệu đã nói điều đó với Đại sứ Bunker, và Bunker cũng nói với Thiệu những câu hỏi tương tự. Chỉ thị của Tổng thống Thiệu từ Sài Gòn là chừng nào các câu hỏi về nguyên tắc chưa được giải quyết thì không thể thảo luận các câu hỏi khác. Cách tiếp cận của chúng tôi là khác nhau. Tôi hiểu. Nếu nguyên tắc không được đồng ý và chúng tôi chuyển đến Sài Gòn, họ từ chối trả lời và nói rằng câu hỏi về  quân Bắc Việt phải được giải quyết trước.
Tiến sĩ Kissinger: Sài Gòn không tin những gì tôi nói với  ông .
Đại sứ Phương: Khi nào?
Tiến sĩ Kissinger: Tôi biết đó là sự thật. Họ không tin tôi. Họ nghĩ rằng tôi đang cố dùng thủ đoạn. Sau đó, vào ngày 16 tháng 12, điều đó trở thành sự thật, nhưng vào thời điểm đó cuộc đàm phán đã đổ vỡ và đã quá muộn để ông  làm điều gì đó. Sài Gòn cũng không cho tôi cái gì vì họ sợ tôi vất nó đi. Đã quá muộn để bàn về những điều này.
Đại sứ Phương: Câu hỏi về quân đội Bắc Việt Nam đã được Sài Gòn nêu ra ngay từ đầu.
Tiến sĩ Kissinger: Tôi đã nói rồi. Có điều gì đã xảy ra khác với cách tôi đã nói với ông không? Sài Gòn nghĩ rằng Kissinger thông minh, ông ta muốn giải Nobel. Chúng tôi sẽ gạt ông  ta ra ngoài và đến gặp thẳng Tổng thống Nixon. Tại sao lại trao cho ông ta bất cứ thứ gì mà sau đó ông ta sẽ vất nó đi?
Đại sứ Phương: Tôi chưa bao giờ nghe Tổng thống Thiệu nói gì với tôi như thế hoặc về việc ông muốn giải Nobel.
Tiến sĩ Kissinger: Không có gì khác biệt. Nó không phải là một vấn đề cá nhân. Tôi rất ngưỡng mộ Tổng thống Thiệu. Đó là một bi kịch. Chúng ta đã tạo ra một thảm kịch kinh hoàng.
Đại sứ Phương: Ông sẽ tiếp tục các  cuộc họp  tại Paris chứ?
Tiến sĩ Kissinger: Tổng thống không háo hức lắm."..." [7]

 

Dựa vào  văn bản phổ biến trên vào đầu tháng 1.1973, cả hai phía   Liên Xô và Trung Cộng  đều không hài  lòng về cách giải quyết chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Riêng phía Trung Cộng ràng buộc mối quan hệ ngoại giao với việc giải quyết chiến tranh Việt Nam, có thể hiểu là cho đến ngày 03.1.1973 TS Kissinger  đã không " thành công" " ở  cả hai nơi Bắc Kinh và Moscow.  Về  lời qua tiếng lại giữa hai ông Nhã và Kissinger ai đúng ai sai, xin nhường bạn đọc tự đưa ra  nhận xét hay phê bình.

Còn tiếp

Đào Văn

NGUỒN
[1]- Thư viện BNG 03.11.1972:263. Memorandum of Conversation 
[2]- Thư viện BNG 06.1.1973:Letter From Chinese Premier Zhou Enlai to President Nixon
[3]- Thư viện BNG 15.10.1972:Letter From President Nixon to Soviet General Secretary Brezhnev [4]- Thư Viện BNG 18.10.1972:Letter From President Nixon to Soviet General Secretary Brezhnev
[5]- Thư viện BNG undated:Message From the Soviet Leadership to President Nixon
[6]- Time Magazine 1.1.1973:The Nation: Chronology: How Peace Went off the Rails
[7]- Thư viện BNG 3.1.1973: Memorandum of Conversation: Kissinger -Tran K Phuong

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
17/04/202515:50:00
Khi Donald Trump nói với Tổng thống Nayib Bukele của El Salvador tại Phòng Bầu Dục ngày 14/4/2025 rằng “kế tiếp sẽ là ‘người nhà’ nhé. Ông phải xây thêm khoảng năm (nhà tù) nữa. Nó chưa đủ lớn” thì tất cả chúng ta, ai cũng có thể trở thành một Kilmar Abrego Garcia. Việc bắt và trục xuất Kilmar Abrego Garcia không còn là phép thử của chính quyền Donald Trump nữa. Nó là sản phẩm của một chế độ độc tài đang nỗ lực chứng minh chiến dịch trục xuất hàng loạt của họ nhằm để “Make America Great Again”, thực hiện đúng lời hứa của Trump khi vận động tranh cử. Và đó là tất cả những gì Trump có thể làm sau khi đắc cử tổng thống lần hai.
17/04/202510:20:00
Phân tích nơi đây sẽ là lời của Hải Âu Thiền Sư, ghi nơi cuối trang 224 và đầu trang 225, chụp lại từ bản PDF của sách Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V. Cũng cần ghi chú, rằng ngài Hải Lượng Thiền Sư là Ngô Thì Nhậm, xuất gia sau khi rời quan trường và được tôn làm Tổ Thứ 4 của Trúc Lâm Thiền Phái, vì ngài là người hồi phục dòng Thiền Trúc Lâm. Trong khi đó, Hải Âu Thiền Sư là một vị sư chú giải trong các buổi thuyết pháp.
07/04/202508:48:00
Cuốn sách đó nhan đề là “Đạo Bụt Nguyên Chất - Kinh Nghĩa Túc” trong đó người ghi dịch và giảng giải là Thầy Thích Nhất Hạnh, nhà xuất bản Đạo Tràng Mai Thôn 2011. Đây không phải là một Kinh riêng lẻ. Đây là một nhóm 16 Kinh. Tương đương trong Tạng Pali là nhóm 16 Kinh trong "The Chapter of Eights" (Phẩm Tám) của nhóm Kinh Suttanipāta, trong Kinh Tiểu Bộ. Nhóm 16 Kinh này trong nhóm 32 Kinh được Đức Phật yêu cầu các học trò tụng hàng ngày, khi Đức Phật còn sinh tiền. Nhóm 16 Kinh còn lại là Phẩm Qua Bờ Bên Kia.
04/04/202520:01:00
Nếu có điều gì cần tỉnh thức, thì không phải là sự thức tỉnh từ bên ngoài, mà là sự tự phản tỉnh từ bên trong. Việt Nam cần cải cách, điều đó là không thể chối cãi. Nhưng cải cách phải đến từ nhận thức chủ động chứ không phải do sức ép bên ngoài. Cải cách để xây dựng một nền kinh tế có giá trị gia tăng cao, để doanh nghiệp bản địa vươn lên, để công nghệ không chỉ là nhập khẩu mà còn là phát minh. Cải cách để người lao động được bảo vệ, để chính sách được thiết kế vì dân chứ không vì nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng điều đó không thể đạt được nếu ta tiếp tục nhầm lẫn giữa hiện tượng và bản chất, giữa hành vi của đối phương và mục tiêu của chính mình.
03/04/202512:35:00
Là một quốc gia phụ thuộc vào xuất cảng hàng đứng đầu thế giới, với giá trị khoảng trên 80% GPD của Việt Nam đến từ việc xuất cảng hàng hóa và dịch vụ, trong đó Mỹ là quốc gia xuất cảng hàng đầu với 134 tỉ đô la trong năm qua. Mức áp thuế Trump đưa ra đã không chỉ đẩy Việt Nam mà cả các quốc gia Châu Á khác vào tình thế khó khăn, cả về kỹ nghệ sản xuất lẫn thị trường việc làm. Điều này dường như không còn chọn lựa nào khác hơn nếu họ chuyển hẳn đối tác chiến lược sang Trung Quốc và Châu Âu, theo chân Nhật và Nam Hàn đã tuyên bố.
01/04/202513:54:00
Tòa án ở Paris vừa ra phán quyết rằng bà Marine Le Pen và 24 quan chức đảng Rassemblement National, bị cáo buộc đã sử dụng số tiền dành cho các trợ lý nghị viện Liên minh châu Âu để trả lương cho các nhân viên làm việc cho đảng từ năm 2004 đến năm 2016, vi phạm các quy định của khối 27 quốc gia này. Chánh án cho biết Marine Le Pen là trung tâm của "một hệ thống ngầm" mà đảng của bà sử dụng để bòn rút tiền của quốc hội EU, mặc dù bà nói rằng họ không làm giàu cho bản thân. Phán quyết mô tả hành vi biển thủ là "một sự né tránh dân chủ" đã lừa dối quốc hội và cử tri. Điều này có nghĩa là ngay cả trong trường hợp kháng cáo, lệnh cấm ban đầu vẫn có hiệu lực và Marine Le Pen sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống Pháp vào năm 2027. Đây là một đòn giáng mạnh vào hy vọng trở thành tổng thống của nhà lãnh đạo cực hữu này và là một cơn địa chấn đối với nền chính trị Pháp.
29/03/202511:48:00
Các luật sư về di trú đang kêu gọi tất cả mọi người bất kể tình trạng nên thận trọng khi đi du lịch nước ngoài vào thời điểm này. Ngay cả những người có thẻ xanh hoặc là công dân Mỹ cũng nên hoãn mọi chuyến đi cá nhân ra khỏi Hoa Kỳ. Những thay đổi về yêu cầu nhập cảnh khi họ trở lại Mỹ và đề xuất lệnh cấm đi lại nhắm vào 43 quốc gia có thể được thực hiện sớm nhất là vào tuần này có thể ảnh hưởng đến rất nhiều người kể cả những người sở hữu thẻ xanh và công dân Mỹ đều nên tham khảo ý kiến luật sư trước khi đi du lịch và đó là một cân nhắc hợp lý. Họ cũng nên cân nhắc nhớ lại những lịch sử hoạt động của chính mình và liệu điều đó có khiến họ trở thành mục tiêu khi họ nhập cảnh trở lại Hoa Kỳ hay không. Vấn đề thứ ba là bảo vệ quyền riêng tư của tất cả mọi người trên phương tiện truyền thông xã hội và trên các thiết bị điện tử.
26/03/202523:12:00
Ba ngày trôi qua. Chưa một ai trong nhóm lãnh đạo cấp cao chịu trách nhiệm. Hai cuộc điều trần trước Ủy ban Tình báo Hạ viện không đưa đến kết quả cụ thể. Có vẻ như họ đã thỏa hiệp quy kết cho sự rò rỉ nguy hiểm đến an ninh quốc gia là “một sai lầm vô tình.” Vào chiều thứ Tư, Trump tỏ ý với truyền thông rằng công cụ nhắn tin Signal bằng cách nào đó phải chịu trách nhiệm. “Tôi không biết Signal có hoạt động hay không. Thành thật mà nói, tôi nghĩ Signal có thể bị lỗi,” Trump nói với phóng viên tại Oval Office. Tòa Bạch Ốc sau đó thông báo Elon Musk, người đứng đầu DOGE sẽ “điều tra” Signal vì sao số điện thoại của một ký giả lại nằm trong nhóm “Houthi PC small group.” Công cụ nhắn tin miễn phí Signal bỗng dưng trở thành nghi can số 1.
24/03/202509:43:00
San Jose, CA – Tổ chức Vietnamese American Organization (VAO) mạnh mẽ lên án các hành động trục xuất của ICE nhắm vào những người gốc Việt nhập cư trước năm 1995— đây là những người tỵ nạn có tiền án, họ đã hoàn thành bản án của mình và từng bị ICE giam giữ và được thả ra theo thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Những cá nhân này đã xây dựng lại cuộc sống, lập gia đình và trở thành những thành viên đóng góp cho xã hội. Thế nhưng, ICE lại một lần nữa chia cách họ khỏi cộng đồng và những người thân yêu, hoàn toàn phớt lờ quá trình nỗ lực thay đổi, xây dựng lại cuộc sống, và các nguyên tắc căn bản của công lý.
23/03/202515:19:00
Hình ảnh những đứa trẻ ngồi ngoan ngoãn sau những chiếc bàn học trong Oval Office, nhìn tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh xoá bỏ Bộ Giáo Dục (DOE) là một cú đánh đau điếng vào nền văn minh trăm năm của nước Mỹ. Vở kịch được dàn dựng bởi chính quyền của một quốc gia (từng) hùng mạnh nhất thế giới có vẻ như đã chấm dứt sứ vai trò cốt yếu của giáo dục, từ thời khởi thủy của nền văn minh nhân loại, đã là sứ mệnh hàng đầu trong công cuộc phát triển quốc gia. Sắc lệnh này được những người quan tâm ví như “Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn nho” – một công cuộc thống nhất tư tưởng và quyền lực sau khi chinh phục các nước chư hầu. Nhưng Donald Trump thật sự có khả năng ‘đốt sách” không? Hay đây là một trong những cách ông ta dùng để loại bỏ những chính sách mà Trump và đồng minh gọi là “woke”?
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.