Hôm nay,  

Bình Luận Của Báo Chí Quốc Tế Về Hiệp Định An Ninh AUKUS

20/09/202110:56:00(Xem: 2161)


Đỗ Kim Thêm tuyển dịch*


Vi nhng thit hi kinh tế nghiêm trng cho Pháp, nht báo Aargauer Zeitung t Thy Sĩ nhn ra nhng rn nt trm trng trong mi quan h xuyên Đi Tây Dương:

“Mỹ tuyệt nhiên không quan tâm đến Pháp, một thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), sẽ khiến cho NATO phải đặt mình trong thử thách. ... 

Tại Quốc hội Anh hôm thứ Năm, Johnson cho biết, mối quan hệ của Anh với Liên minh phòng thủ xuyên Đại Tây Dương là "không thể lay chuyển" và với Pháp là "vững chắc". 

Việc người Anh cảm thấy bị ràng buộc phải làm sáng tỏ vấn đề cho thấy là tình trạng rạn nứt giữa NATO và Tây Âu đã trở nên trầm trọng. Biden không còn e dè gì nửa khi từ chối một cách tàn nhẫn đối với các đồng minh như Pháp, và Johnson đã hoàn toàn phụ thuộc vào 'Nước Anh toàn cầu' kể từ khi rời khối EU.“

Nht báo Süddeutsche Zeitung ca Đc khng đnh đây là mt khonh khc đáng xu h và thit hi nghiêm trng đi vi Liên minh xuyên Đi Tây Dương:

“Như đã xảy ra ở Afghanistan, Washington không thông báo hoặc đàm phán. Đây không còn là điều tầm thường nữa. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là điều gì đáng để ngưỡng mộ hơn: trong cuộc đối đầu không thể hòa giải với Trung Quốc, hiển nhiên Úc  sẵn sàng đứng về phía Mỹ - bất chấp mọi tác động kinh tế bất lợi; hoặc Mỹ vô liêm sĩ khi xa lánh Pháp như một đồng minh quan trọng ở châu Âu - ngay cả vào ngày công bố chiến lược EU-Thái Bình Dương cho thấy xem tham vọng chính sách đối ngoại của Brussels như một trò đùa trên cát. Đối với EU và Đức, đây là một khoảnh khắc đáng xấu hổ.“

Đi vi nht báo Lidové noviny ca Tip thì Biden đã đi theo bước chân ca Trump và thc tế là Biden đang đánh la Pháp đ cho công lun thy là hc thuyết ca Trump "Nước M trên hết" vn còn tiếp tc tn ti đến mc đ nào:

“Kể từ cuộc bầu cử Biden, người ta đã cho rằng nước Mỹ của Biden sẽ ngăn chặn mọi hoạt động của Trump. 

Tuy nhiên, trên thực tế, Biden đang theo sát đường lối của Trump nhiều hơn là dự kiến. Ngoài sự nghiêm ngặt đối với việc nhập cư bất hợp pháp, điều này còn bao gồm cả chủ trương 'Nước Mỹ trên hết' và quan hệ đặc biệt với Vương quốc Anh. Nếu Trump đưa ra một sáng kiến như vậy, thành phần cấp tiến sẽ lên án ông. Chúng ta vẫn phải chờ phản ứng nơi Biden."

Nht báo Naftemporiki ca Hy Lp lo ngi cho mt cuc chy đua vũ trang đy nguy him. Sau các tht bi trong cuc chiến chng khng b, báo này tiên đoán là mt k nguyên còn nguy him hơn đang bt đu trên chính trường quc tế

“Thỏa thuận này là một cuộc tấn công trực tiếp vào Trung Quốc và có nguy cơ kéo khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào cuộc chạy đua vũ trang và phổ biến vũ khí hạt nhân không thể kiểm soát. ... 

Vương quốc Anh muốn định hướng lại sau vụ Brexit, một lần nữa, tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Á, sau khi nước này đã rút lui 50 năm trước bằng cách dỡ bỏ các căn cứ của mình ở Đông Nam Á và Vịnh Ba Tư. ...
 

Với việc người Mỹ rút khỏi Afghanistan, giai đoạn của cuộc chiến chống khủng bố dường như đã kết thúc. Nhưng một giai đoạn còn nguy hiểm hơn bắt đầu: đó là sự cạnh tranh giữa các cường quốc."

Khi nước Úc đang vào cuc, thì nht báo Le Figaro ca Pháp cũng nhn thy s phát trin này là thc s đáng lo ngi:

“Một quốc gia cho đến nay vẫn thận trọng giữ khoảng cách với công nghệ hạt nhân, mà khả năng đang được đưa vào sử dụng (ngay cả khi không phải về mặt quân sự theo nghĩa hẹp hơn). Điều đó thay đổi các luật chơi. Nó phơi bày cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương phải tái vũ trang nguy hiểm. 

Canberra, có khả năng hạn chế bởi sự hung hăng của Trung Quốc, đang tham gia vào cuộc đo sức giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ với nguy cơ phải tuân theo trong trường hợp xung đột mở rộng. 

Lời cảnh báo đối với Trung Quốc rất rõ ràng: Úc đang trở thành một nền tảng của Mỹ có thể sớm tiếp nhận tên lửa tầm xa và máy bay ném bom tàng hình của Mỹ. Nếu cần thiết, quốc gia này sẽ không mất nhiều thời gian để tự mình trở thành cường quốc hạt nhân.”

Nht báo Avvenire ca Ý phân tích là Liên minh ba bên trong AUKUS cũng đt ra cho đin Kremlin nhng thách thc mi, đây cũng là mt thông đip cho Putin.

“Với AUKUS, Mỹ đang gửi đi một tín hiệu về sức mạnh hùng hậu về chính trị và quân sự và ý chí kiên định nhằm duy trì uy thế toàn cầu và bảo vệ các đồng minh. 

Họ chỉ ra cho Nga rằng: Liệu có thực sự đáng để tăng cường lại quan hệ với Trung Quốc? Đây có thực sự là đường lối đúng đắn để theo đuổi? Bởi vì Nga đang ở một vị thế bất thường. Rất khó hoặc không thể bỏ qua. Nhưng Nga không thực sự có thể cạnh tranh với Mỹ hoặc Trung Quốc. 

Với AUKUS, Biden gợi ý với Putin rằng, có thể có lợi hơn nếu thu xếp được với Mỹ và các đồng minh của họ hơn là hợp tác với Tập Cận Bình."

Nht báo NZZ am Sonntag t Thy Sĩ gii thích:

 “Nước Pháp đang nổi cơn thịnh nộ. Rốt cuộc, hợp đồng tàu ngầm trị giá 40 tỷ đô la của Pháp với Úc không chỉ là về chuyện kinh doanh. Pháp cũng muốn mở rộng sự hiện diện quân sự ở Ấn Độ -Thái Bình Dương. Điều đó sẽ không xảy ra. Úc đã chọn một hiệp ước an ninh với Washington và London. Mỹ nhìn thấy đối thủ Trung Quốc, đối thủ mà họ phải đối đầu với các đối tác. Mặt khác, Pháp có nhiều ý kiến đa dạng hơn về Trung Quốc. 

Bất chấp những cân nhắc chiến lược đúng đắn này, Washington lẽ ra phải thể hiện sự nhạy cảm hơn về mặt ngoại giao. Loại bỏ nước Pháp theo cách này và chỉ để thông báo cho Pháp vào thời điểm cuối cùng là sai lầm.”

Nht báo Welt am Sonntag ca Đc lưu ý rng: 

“Lại một lần nữa, thật dễ dàng để nổi giận với nước Mỹ. Không có gì ngạc nhiên khi Paris hiện nay đang triệu hồi các đại sứ từ Hoa Kỳ và Úc về nước. Washington bí mật ký kết hiệp ước an ninh với Canberra, qua đó đánh bại Pháp sẽ trở thành nhà cung cấp tàu ngầm cho Úc.  Để chống lại Trung Quốc, chính phủ mới của Joe Biden muốn hành động hợp tác với châu Âu. Nhưng rõ ràng đúng là nơi cần thiết nhất, thì Mỹ chỉ đơn giản lại lừa chúng ta. Đối với một vài tỷ đô la! 

Người châu Âu đồng thuận về sự phẫn nộ. Sự thật là nếu các đối tác thuộc khối Liên Âu thống nhất trong chính sách quốc phòng, như họ đang than vãn hiện nay, thì sự thảm bại của Úc có thể đã không xảy ra. Thiếu sót này đặc biệt ảnh hưởng đến nước Đức.“ 

Nht báo Washington Post ca M ghi nhn là: 

“Tổng thống Pháp Macron vốn dĩ đã rất tức giận khi được tham vấn tối thiểu trước khi Mỹ rút khỏi Afghanistan. Điều đó bây giờ đã tăng lên. Chính quyền Biden nên xem xét sự không hài lòng của Pháp một cách nghiêm túc. 

Hoa Kỳ cần các đối tác xuyên Đại Tây Dương vì đang ngày càng tập trung chính sách đối ngoại vào cuộc cạnh tranh cường quốc với Trung Quốc. Và trong số này, Pháp được cho là có khả năng quân sự cao nhất. 

Trong khi đó, ở châu Âu, đặc biệt là ở Paris, người ta nói về 'quyền tự chủ chiến lược'. Trong khi chỉ bày tỏ thiện chí qua đầu môi chót lưởi cho các vấn đề nhân quyền và an ninh, người châu Âu muốn tiếp tục giao thưong với Trung Quốc để hưởng lợi."


*Tng hp t các ngun: Der tägliche Blick in Europas Presse, Die internationale Pressschau 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.