Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Văn Học Press Trân Trọng Giới Thiệu "Chàng Nho Sinh Dưới Gốc Tùng" Của Lữ Kiều

19/09/202118:08:00(Xem: 2117)


DML_Cover_PreOrder.jpg

CHÀNG NHO SINH DƯỚI GỐC TÙNG


thử bút & xuôi dòng


L Ữ  K I Ề U


VĂN HỌC PRESS xuất bản, 2021


Tựa:

 Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc


Bạt:

Nguyên Minh – Cao Kim Quy – Trần Thị Nguyệt Mai


Tranh bìa:

Lữ Kiều

Thiết kế bìa:

Lê Giang Trần


@@@

  

Sách đã có bán trên BARNES & NOBLE:

Giá: US$18.00

Xin bấm vào đường dẫn sau:


Chang nho sinh duoi goc tung by Lu Kieu, Paperback | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)


Keyword: Chang nho sinh duoi goc tung


@@@


TỰA


TÔI CŨNG TIN NHƯ VẬY…

Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc


Hơn bốn mươi năm cầm bút, chàng “nho sinh” kia vẫn chỉ có mỗi một việc để làm, miệt mài, không mệt mỏi, ấy là thử bút. Chàng nắn nót, nâng niu, đưa ngọn bút lông lên ngang tầm mắt, ngắm nghía từng sợi nhỏ, xoay tới xoay lui đôi ba bận một cách thuần thục mà còn ngập ngừng, rồi thè lưỡi liếm nhanh mấy cái như vót cho các sợi lông bút quấn quít vào nhau, cho nhọn hoắt lại như gom nội lực vào nhất điểm; rồi thận trọng, nhẹ nhàng chàng nhúng bút sâu vào nghiên mực đã mài sẵn, ngập đến tận cán, rút nhanh ra rồi chắt vào thành nghiên, ấn ấn xoay xoay lúc nặng lúc nhẹ cho mực túa ra nức nở, ào ạt rồi thưa dần, đến lúc sắc nhọn vừa ý, chàng phết nhẹ một nét lên tờ giấy đợi chờ, như để đo độ đậm nhạt, hít một luồng chân khí, định thần, lim dim, rồi phóng bút… Chàng “nho sinh” mỉm cười khoái trá, trút đi gánh nặng ngàn cân, kiệt sức, nhanh tay nhúng bút vào lọ nước trong… Những giọt mực thừa rơi lả tả…


Thử bút, không phải tùy bút, không phải tản mạn, không phải tạp văn… Nó ùa ra, nó túa ra, có lúc tòe loe, có khi hụt hẫng, những cảm hứng, những ngẫu hứng, những xúc động bất chợt, như không kềm chế được…


Bạn tôi, Lữ Kiều Thân Trọng Minh, con mắt thầy thuốc đắn đo, cái hồn thi sĩ mang mang, trái tim hiền triết đông phương. Tuổi đôi mươi tự vấn văn chương, số phận, ý nghĩa đời người… Rồi “xuôi dòng” với bao bờ bến lạ. Có những phút tưởng thoát ra được. Giằng xé, hoang mang. Cuối cùng vẫn không thoát. Chàng vẫn là kẻ chỉ sống với cảm tính, viết với cảm tính, nếu có nhận ra một điều gì đó như là một khẳng định thì ấy chính là “chỉ có văn nghệ là vượt thoát, là giúp con người tử tế với nhau”. Chàng thổ lộ:


Thuở đôi mươi chữ nghĩa đã mê hoặc tôi… cho đến khi hiểu ra, cuộc sống vẫn hồn nhiên trôi đi. (Lãng ca, 1982)


… chúng tôi không còn trẻ, quỹ thời gian của đời người đang hồi vét cạn. (Tự tình, 2001)


Khi nói về thơ, thứ mê hoặc hơn tất cả những mê hoặc, chàng cũng đã nhận ra của hôm nay và ngày tháng cũ:


Thơ bấy giờ là bài ca mê muội của lòng say đắm, có cái thất thanh của tiếng vỡ thủy tinh nhưng cũng đâu đó đã có cái bồi hồi im lặng của giới hạn.

… những điều tưởng như rất cũ xưa kia, giờ đây đã khác. Đã có sự giả hình, lòng khinh bạc, có cả sự thù hận lẫn trong tình thương yêu…

Những cuộc chia tay, những lần phụ tình, thấy lòng nghèo đi những xúc động cũ. Mới hoảng hốt thương mình đã sống quá xa đường hẹn ước… (Lãng ca, 1982)


Chàng không viết “những lần tình phụ” mà viết “những lần phụ tình”. Tôi thích cái cách viết của bạn tôi, khẳng khái, của một tâm hồn hào hoa mà nhân bản. Nhưng điều đắng cay đọng lại trong chúng tôi chính là “thấy lòng nghèo đi những xúc động cũ… hoảng hốt thương mình đã sống quá xa đường hẹn ước.”


Bởi đã có một thời chàng hùng hồn như đứng giữa đời mà hét: Con dế mèn có thể hát để mà hát nhưng tôi không thể viết để mà viết. Đó là những phút rời bỏ viễn mơ, thấy con đường trách nhiệm của người trí thức, thấy cần thiết một dấn thân.


Phải, nhưng rồi chàng đành thú thật: Đời sống trở nên đầy ắp giằng co. Sự giằng co giữa hai người trong một tấm thân làm ta kiệt quệ!


Đó chính là sự giằng xé giữa lý trí và cảm xúc để cuối cùng chỉ còn “chừa lại một sợi khói phù du”. Vâng, chính là sợi khói phù du đó mà ta “ưng tác như thị quán!’.


Đọc Lữ Kiều, thấy có những lúc ngọn bút của anh như những nhát dao phẫu thuật, sắc cạnh và chính xác; lại có những lúc như những nhát cọ mơn man, đắm đuối…


Tôi thương bạn như thương chính mình, cùng những anh em bạn bè mình một thuở khôn nguôi. Chàng như vùng vẫy giữa trùng vây của ngã nhân chúng sanh thọ giả, để rồi hốt hoảng nhận ra mình đang cheo leo: “Tôi vẫn thường ngồi thâu đêm, suy nghĩ và không suy nghĩ. Thời gian qua đi, tôi chiêm nghiệm được thời gian trên từng phân vuông da thịt, bởi khi người ta già, ta nhạy cảm với cái chết của từng tế bào trong cơ thể, vô hình nhưng có thật”. (Con đường nhan sắc, 1990)


Đó là những lúc bạn bè về trong trí nhớ, và đôi mắt nhung ai kia đã từng dòng lệ nhỏ, một chiều cuối năm hun hút nơi đầu hẻm cụt phố phường:


                Bạn cũ gọi về trong trí nhớ

                Lá vẫn bay và ta cuối năm

                Đôi mắt nhung đen hàng lệ nhỏ

                Thì thôi lá chọn đất ân cần.


Bạn cũ. Đất. Ân cần. Đó là tất cả những gì còn lại trong người đàn ông 60 chiều cuối năm. (Gió Mai, những ngày hoang dại).


Đọc Lữ Kiều, thương một thân phận. Cảm được cái chán chường, cái đắng cay lạ lùng không nói hết, không nói được. Tôi rưng rức nhớ hình ảnh buổi chiều, anh ngồi bên tôi ở một quán riêng. Để ánh sáng hắt từ phía sau lưng mình, không như thường lệ, chàng buồn bã nói với tôi về chiếc lá bàng đỏ hun hút cuối hành lang của một phòng thí nghiệm, ở đó, một người bạn chung của chúng tôi là bác sĩ giải phẫu bệnh lý chuyên khoa về ung thư, đã mỉm cười cùng chàng mà ánh mắt vời vợi xa xăm.


Với tôi, dẫu thế nào tôi cũng hiểu và thương bạn hơn bao giờ hết: Khi tác phẩm đã hình thành, mây tan, hồn tôi khánh kiệt. Bạn viết. Sự khánh kiệt nào cũng dễ thương, như một buông xả. Bởi buông xả nào mà không khánh kiệt, phải không?


Tôi có một thói xấu là mỗi khi soạn chồng sách cũ, giở lại những tờ thư xưa, những tấm ảnh hoen màu lại bần thần rã rượi, bị chìm đắm cuốn hút vào bao nhiêu kỷ niệm lúc nào không hay, quên cả thở chánh niệm! Đọc bản thảo THỬ BÚT của bạn, nhớ lời bạn dặn viết gấp mấy dòng mà đắm và sợ. Như ngọn lửa ngún trong một gốc cây to, chỉ cần thổi vài hơi là đủ bùng cháy. Bùi nhùi đâu mà sẵn sàng đến vậy?


Rồi bỗng lóe lên một niềm hy vọng mong manh khi bạn tôi viết:


Tìm trong kinh Dịch, bèn đắc ý với một hào dương dưới những hào âm, quẻ Phục đó!


Tôi cũng tin vậy.


(8/2006)


****

Văn Học Press

22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978

email: vanhocpress@gmail.com • Facebook: Van Hoc Press



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trải qua gần bảy thập niên, từ cuối thập niên 1950’ đến nay, trong lãnh vực báo chí và văn chương, tên tuổi Trần Dạ Từ, Nhã Ca nổi bật, quen thuộc với giới báo chí, văn nghệ sỹ và độc giả từ miền Nam Việt Nam ở hải ngoại. Với nhiều bài viết về Trần Dạ Từ trên nhiều khía cạnh trong sự nghiệp và sáng tác nên nếu viết cũng là sự lặp lại, vì vậy trong bài viết nầy trích dẫn bạn văn, bạn tù đã sống gần gũi nhau đã viết về ông, nhất là bạn tù.
Ông Tri vung tay hất đổ chén canh, vỡ nhiều mảnh trên nền nhà, tung toé mùng tơi và tôm khô. Ông đưa tay lên lần thứ hai, muốn tát vào mặt con rể. Anh nắm tay ông lại. Lòng tung tóe giận dữ. Ánh mắt giết người làm ông sợ hãi. Rụt tay lại. Quay mặt vào vách. Anh hít một hơi đầy, thở mạnh ra. Xả cơn giận. Đứng lên đi dọn dẹp. Những mảnh chén vỡ làm anh nhớ lại lần đầu tiên khi anh đến nhà thăm Lài, ông Tri đã giận dữ đập vỡ tách trà vì không muốn con gái ông quen biết với người nhìn bề ngoài trông giống du đảng, tóc dài và ăn mặc không tiêu chuẩn.
Măc dầu câu kết của hai bài thơ của họ Thôi và ho Lý đều kết thúc bởi câu “sử nhân sầu” Nhưng cái buồn của họ Thôi, cái buồn của người hiểu thế sự. Cái buồn của họ Lý là cái buồn tích cực nhập thế. Họ Thôi thì nhớ về quê hương còn họ Lý thì nhớ thủ đô Tràng An. Như vậy xem ra mối sâu của Thôi Hiệu và của Lý Bạch không giống nhau. Hai bài thơ có những ưu điểm riêng, bổ túc cho nhau.
Bài thơ Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường vào đầu thế kỷ XIX của khuyết danh chỉ đề cập tổng quát, được đề cập nhiều (Sau nầy có bài thơ của Nguyễn Bính nhưng không có gọi tên phố phường). Tác phẩm Hà Nội 36 Phố Phường của nhà văn Thạch Lam (1910-1942) ấn hành năm 1943 được phổ biến rộng rãi, được mọi người biết đến nếp sống, sinh hoạt… của Hà Nội xa xưa.
Nhà thơ Đinh Hùng sinh ngày 3/7/1920, làng Phượng Dực tỉnh Hà Đông. Ông là con út trong gia đình gồm sáu anh chị em: anh cả là Đinh Lân, các chị là Loan, Yến, Hồng, Oanh. Chị Đinh Thục Oanh lập gia đình với nhà thơ Vũ Hoàng Chương (1915-1976). Đinh Hùng theo bậc tiểu học tại trường Sinh Từ, rồi bậc trung học tại trường trường Bưởi, Hà Nội. Và sau khi đậu bằng Cao Đẳng Tiểu Học (Diplôme d’Étude Primaire Supérieurs Franco-Indigène) thường gọi là bằng Thành Chung. Ông được học bổng tiếp tục đèn sách để thi Tú Tài bản xứ thì “Thần Ái tình đã hiện đến cùng một lúc với sự thành công đầy hứa hẹn” (theo lời kể của ông anh rể Vũ Hoàng Chương), khiến ông bỏ ngang để đi viết văn, làm thơ. Năm 1943, ông xuất bản tập văn xuôi Đám Ma Tôi nhưng sau đó nổi tiếng với bài thơ Kỳ Nữ. Năm 1944, nhà thơ Vũ Hoàng Chương cưới bà Thục Oanh đưa về Nam Định sinh sống, ông ở lại Hà Nội và cho ra đời giai phẩm Dạ Đài, và năm này, ông cùng vợ là bà Nguyễn Thị Thanh về Thái Bình dạy học.
Cha anh, ông Thụ, là một người trung bình về mọi phương diện. Ưa thích quyền lực nhưng không thỏa mãn. Quyền lực mà ông có nhiều nhất là đối với vợ con. Đứa con trai duy nhất, “Em à, số vợ chồng mình thật xui. Có một đứa con mà nó lại sống ở trên mây.” _”Còn hơn nó chết à?” Thú vui lựa chọn của ông Thụ là tập bắn súng. Súng trường, súng lục, súng nào ông bắn cũng giỏi. Đã đoạt một số giải thưởng bắn thi. Và dĩ nhiên, ông muốn truyền tài năng này cho con trai. Năm 17 tuổi anh đã đoạt giải quán quân về tầm bắn xa 200 mét. Khi anh đeo dây huy chương trên cổ, tay cầm cái cúp giải thưởng, cha anh đã ôm anh thật chặt, Hơi nóng ấm áp chuyền qua làn áo vải. Ông đã tìm thấy ông và anh đã tìm thấy cha. Tính tình cha con anh có nhiều chuyện khác nhau, từ sở thích đến suy nghĩ. Khi còn nhỏ, anh không thích ăn thịt. Ông ăn thịt bò bíp-tết hai ngày mỗi tuần. Mỗi lần ăn, ông cắt thịt ra từng mảnh nhỏ, bắt anh hả miệng và đút vào. _”Nhai đi.” Cùng một cách ra lệnh, _”Nghĩ đi”, _”Làm đi”, _”Thở đi” _Số
Mẹ tôi, sinh nhật nào cũng bốn cây bạch lạp thắp sáng, năm nào bà cũng bốn mươi tuổi, không già hơn. Sinh nhật năm nay cũng vậy. Đàn cháu hát hăm hở Happy Birthday mừng bà nội. Mừng điều gì, tôi không biết. Sống lâu? Bà gần như không bao giờ chết. Xinh đẹp? Bà có bao giờ thay đổi đâu. Khỏe mạnh? Bà sẽ không bao giờ bệnh. Có lẽ con gái tôi biết được điều gì tôi không biết. “Chúc bà nội năm nay có tình yêu.” Cả đám con cháu cười vang kèm theo tiếng vỗ tay. Mẹ cười âu yếm. Trong căn phòng khách này, tôi là người già nhất và là người lạc hậu nhất.
LTS: Nhà văn Dương Nghiễm Mậu qua đời lúc 21 giờ 35 phút tối, giờ VN, ngày 2 tháng 8 năm 2016 (nhằm ngày 30 tháng 6 năm Bính Thân) tại Sài Gòn, hưởng thọ 81 tuổi. Dương Nghiễm Mậu tên thật là Phí Ích Nghiễm, sinh ngày 19 tháng 11 năm 1936 tại quê nội làng Mậu Hòa (quê ngoại làng Dương Liễu), huyện Đan Phượng, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Lập gia đình năm 1971, với Hồ Thị Ngọc Trang, giảng viên Anh ngữ. Sau 30/4/1975 bị bắt giam. 1977 đươc tạm tha. Từ 1977, học nghề sơn mài và sống bằng nghề này tại Sài Gòn. Từ 12 đến 18 tuổi sống ở Hà Nội. Học tiểu học ở trường Hàng Than, trung học, Chu Văn An, viết đoản văn, tùy bút cho báo trường và các báo có phụ trang văn nghệ học sinh. 1954 di cư vào Nam với gia đình, năm đầu ở Huế, năm sau ra Nha Trang, hè 1957 vào sống hẳn Sài Gòn. Từ 1957 trở đi Ông viết nhiều: tạp văn, tùy bút, đoản văn, truyện ngắn, truyện dài. Nhân ngày giỗ thứ tám, Việt Báo xin trích đăng lại nhà văn Dương Nghiễm Mậu từ tập “Tự Truyện Nguyễn Du”.
Tôi không khỏi bâng khuâng được tin Chị Võ Phiến, tên thật là Viễn Phố, phu nhân nhà văn Võ Phiến (1925-2015), đã qua đời ngày 24 tháng 7, 2024, hưởng thọ 94 tuổi. Trong số các bạn đời của các bạn văn của tôi, chị là người phối ngẫu tôi có dịp gần gũi hơn cả, từ khi anh còn sống và cả sau khi anh đã qua đời...
Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Kafka đã viết hàng trăm bức thư, từ những bức thư tình cảm động và đầy đau thương, cho đến những lá thư gửi cho bạn bè để chia sẻ về những tác động diệu kỳ của chữ nghĩa đối với tâm hồn. Tuy nhiên, không có bức thư nào có thể so sánh với bức thư dài 47 trang mà ông viết cho cha mình, Hermann Kafka, vào tháng 11/1919. Bức thư này gần như là tự truyện duy nhất của Franz Kafka, được dịch bởi Ernst Kaiser và Eithne Wilkins và được xuất bản vào năm 1966 với tựa đề “Letter to His Father” (Thư Gửi Cha).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.