
Bất cứ người Mỹ nào trải qua cũng có thể được tha thứ vì nghĩ rằng họ đã vấp phải một trong những cuộc chiến đấu nhân quyền vĩ đại của thời đại chúng ta, theo bản tin của báo The Guardian tường thuật hôm Thứ Bảy, 18 tháng 9 năm 2021.
Những diễn giả đã nhắc tới Mục Sư Martin Luther King, Gandhi và sự ngược đãi của Đức Quốc Xã đối với dân Do Thái. Họ đã nói với các tù nhân bị giam giữ trong những điều kiện giống như những nhà tù của thời Sô Viết.
Rồi thì là sự bất công giáng xuống. Người vô tội bị mật vụ xua đuổi vì giám chỉ trích chính quyền.
Ngoại trừ đây là một cuộc biểu tình đòi thả hàng trăm người bị bắt vì tham gia vào trận bão tràn vào Tòa Nhà Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 6 tháng 1, trong nỗ lực chận đứng việc chứng nhận của Quốc Hội chiến thắng của Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Khi đảng Cộng Hòa và những người ủng hộ nhiệt thành hơn của Donald Trump làm việc để viết lại câu chuyện về vụ cố tình đảo chánh, những người ủng hộ của những người bị bắt đó cố tìm cách biến nó từ vấn đề chính trị sang nhân quyền với cuộc tập họp có tên “Công Lý Cho J6” gần Tòa Nhà Quốc Hội hôm Thứ Bảy.
Nếu tính như một cuộc biểu tình thì đó là thất bại.
Số người xuống đường chỉ ở một nửa của 700 người được các nhà tổ chức phỏng đoán, mà tự nó đã ít hơn rất nhiều so với hàng ngàn người tràn vào Quốc Hội trong tháng 1. Người tổ chức sự kiện hôm Thứ Bảy, Matt Braynard, nhà hoạt động cho ban vận động cũ của ông Trump, đổ lỗi về sự tham dự quá ít ỏi vì sự đe dọa của chính phủ và sự hù dọa của báo chí.
Khoảng 650 người đã bị truy tố với các tội vì cuộc bạo loạn và gần 60 người đã nhận tội, hầu hết là tội tương đối nhẹ gồm cản trở tiến trình chính thức và biểu tình bất hợp pháp trong Tòa Nhà Quốc Hội. Một số đã bị bỏ tù.