Trẻ em ở mọi lứa tuổi có thể bị lây nhiễm Covid-19. Nhưng hầu hết trẻ em bị nhiễm bệnh thường không trở nên bệnh nặng như những người lớn và một số em có thể không thấy bất cứ triệu chứng gì cả. Hãy tìm hiểu về các dấu hiệu và triệu chứng của Covid-19 trong các bé sơ sinh và trẻ em, tại sao trẻ em có thể bị truyền nhiễm Covid-19 một cách khác biệt và điều gì bạn có thể làm để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn, theo bài viết “COVID-19 (coronavirus) in babies and children” được đăng trên trang mạng www.mayoclinic.org hôm 25 tháng 8 năm 2021.
Khả năng trẻ em bị truyền nhiễm Covid-19 như thế nào?
Trong khi tất cả trẻ em đều có thể bị truyền nhiễm Covid-19, chúng không trở nên bệnh thường như những người lớn. Hầu hết trẻ em có các triệu chứng nhẹ hay không có triệu chứng.
Theo Viện Nhi Khoa Mỹ (AAP) và Hội Bệnh Viện Trẻ Em (CHA), tại Hoa Kỳ trẻ em chiếm khoảng 13% tất cả các trường hợp bị lây nhiễm Covid-19. Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em từ 10 tới 14 tuổi ít bị truyền nhiễm Covid-19 so với người từ 20 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, một số trẻ em bị bệnh Covid-19 nặng. Chúng có thể cần phải vào bệnh viện, được điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt hay đặt ống thở để giúp chúng thở, theo Cơ Quan CDC cho biết.
Hơn nữa, trẻ em với các điều kiện tiềm ẩn, như béo phì, tiểu đường và suyễn, có thể có nguy cơ cao bị bệnh Covid-19 nặng hơn. Trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh, các điều kiện di truyền hay những điều kiện ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh hay sự trao đổi chất cũng có thể có nguy cơ cao bị bệnh Covid-19 nghiêm trọng.
Nghiên cứu cũng cho thấy số người bị nhiễm Covid-19 cao không đồng đều trong trẻ em Da Đen gốc Hispanic hay trẻ em Da Đen không phải gốc Hispanic hơn là trẻ em da trắng không phải gốc Hispanic.
Một số trẻ em tiếp tục trải qua các triệu chứng của Covid-19 sau khi bắt đầu hồi phục. Rất hiếm, một số trẻ em cũng phát triển bệnh nặng mà có vẻ được liên kết với Covid-19.
Câu trả lời vẫn chưa rõ. Một số chuyên gia cho rằng trẻ em không thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 bởi vì có những vi khuẩn corona khác lây lan trong cộng đồng và gây ra nhiều bệnh như cảm thông thường. Bởi vì trẻ em thường bị cảm, hệ thống miễn dịch của chúng có thể được tạo ra sẵn để cung cấp cho chúng một số bảo vệ chống lại Covid-19. Cũng có thể hệ thống miễn dịch của trẻ em tương tác với vi khuẩn khác hơn hệ thống miễn dịch của người lớn. Một số người lớn bị bệnh bởi vì hệ thống miễn dịch của họ dường như phản ứng quá dữ với vi khuẩn, gây ra nhiều thiệt hại hơn cho cơ thể của họ. Điều này có thể ít có khả năng xảy ra trong trẻ em.
Các em bé bị ảnh hưởng bởi Covid-19 như thế nào?
Các em bé dưới 1 tuổi có thể gặp nguy cơ mắc bệnh Covid-19 cao hơn trẻ em lớn hơn. Điều này có thể là vì hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành của chúng và các đường không khí nhỏ hơn, làm cho chúng có khả năng phát triển các vấn đề về việc thở với việc lây nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
Trẻ em sơ sinh có thể bị nhiễm Covid-19 trong thời gian sinh ra hay tiếp xúc với những người chăm sóc bị bệnh sau khi sinh ra. Nếu bạn bị Covid-19 hay đang chờ thử nghiệm các kết quả vì các triệu chứng, thì được khuyên trong thời gian em bé còn ở trong bệnh viện sau khi sinh thì bạn nên đeo khẩu trang và rửa tay khi bồng em bé mới sinh. Để nôi của em bé của bạn cạnh giường của bạn trong khi bạn ở trong bệnh viện thì OK, nhưng được khuyên là bạn nên giữ khoảng cách hợp lý với em bé khi có thể. Khi những bước này được thực hiện, nguy cơ của em bé bị truyền nhiễm Covid-19 là thấp. Tuy nhiên, nếu bạn bị Covid-19 nặng, bạn có thể cần được cách ly tạm thời với em bé sơ sinh của bạn.
Các em bé sơ sinh bị Covid-19 hay không thể thử nghiệm và không có triệu chứng có thể được cho ra bệnh viện, tùy theo các hoàn cảnh. Được khuyên rằng những người chăm sóc em bé cần đeo khẩu trang và rửa tay để bảo vệ chính họ. Thường xuyên theo dõi với nhà cung cấp sức khỏe cho em bé là cần thiết – bằng điện thoại, qua mạng hay trực tiếp gặp ở văn phòng – trong khoảng 14 ngày. Các em bé thử nghiệm âm tính với Covid-19 có thể được cho về nhà.
Có thuốc chích ngừa Covid-19 cho trẻ em không?
Thuốc chích ngừa Covid-19 của Pfizer-BioNTech thì đã được trao thẩm quyền sử dụng khẩn cấp cho trẻ em từ 12 tới 15 tuổi. Cơ Quan FDA cũng đã chấp thuận loại thuốc này để ngăn chận Covid-19 trong những người ở tuổi 16 trở lên. Thuốc chích ngừa này đòi hỏi tiêm 2 mũi cách nhau 21 ngày. Liều thứ 2 có thể chích trong 6 tuần sau khi chích liều thứ nhất, nếu cần.
Nghiên cứu cho thấy rằng thuốc chích ngừa Covid-19 của Pfizer-BioNTech hiệu quả 100% trong việc ngăn chận vi khuẩn Covid-19 trong trẻ em từ 12 tới 15 tuổi. Thuốc chích ngừa Covid-19 của Pfizer-BioNTech cũng có hiệu quả 91% trong việc ngăn ngừa bệnh Covid-19 nặng trong những người từ 16 tuổi trở lên.
Các nghiên cứu về việc sử dụng các thuốc chích ngừa Covid-19 trong trẻ em nhỏ hơn cũng đang được thực hiện.
Nếu trẻ em không thường bị bệnh Covid-19 nặng, thì tại sao chúng phải cần thuốc ngừa Covid-19?
Thuốc chích ngừa Covid-19 có thể ngăn ngừa trẻ em của bạn khỏi bị bệnh và lây bệnh Covid-19. Nếu con em của bạn bị lây nhiễm Covid-19, thì thuốc chích ngừa Covid-19 có thể ngăn ngừa cho con em của bạn khỏi bị bệnh nghiêm trọng.
Chích thuốc ngừa Covid-19 cũng có thể cho phép con em của bạn bắt đầu làm những việc mà nó đã không thể làm được bởi vì đại dịch.
Nếu bạn hay con em của bạn chưa chích thuốc ngừa Covid-19, thì có nhiều bước mà bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa chính bạn khỏi bị truyền nhiễm Covid-19 và khỏi lây lan nó cho nhiều người khác. Cơ Quan CDC và WHO đưa ra một số đề nghị cho bạn và gia đình của bạn thực hiện như sau:
- Rửa tay của bạn thật sạch, với xà phòng và nước trong vòng ít nhất 20 giây, hay dùng các nước rửa tay khử trùng có chứa ít nhất 60% chất cồn. Cho con em của bạn rửa tay ngay sau khi chúng đi học ở trường về nhà, cũng như tắm trước khi ăn và chuẩn bị thức ăn.
- Che miệng và mũi bằng khủy tay của bạn hay giấy lau tay khi bạn ho hay nhảy mũi.
- Thực hiện việc giữ khoảng cách xã hội. Tránh tiếp xúc gần với những người không sinh sống trong gia đình và luôn luôn giữ khoảng cách 6 feet hay 2 mét với những người đó.
- Lau chùi và khử trùng nhà của bạn. Lau bề mặt của các thứ trong nhà mà thường ngày đụng chạm vào đó, như bàn ghế, các tay nắm cửa, nút công tắt đèn, remote control, bồn cầu, bồn tắm, bồn rửa chén.
- Đeo khẩu trang. CDC khuyên đeo khẩu trang tại những nơi công cộng bên trong và bên ngoài là nơi có nguy cơ cao truyền nhiễm Covid-19.
Gửi ý kiến của bạn