Hôm nay,  

Hòa Ước Doha và Cuộc Sụp Đổ Báo Trước Của Kabul

16/08/202109:30:00(Xem: 4613)
DOHA
Đặc sứ Zalmay Khalilzad ký hòa ước Doha với lãnh tụ Taliban là Mullah Abdul Ghani Baradar tại Doha, Quatar vào ngày 29 tháng Hai năm 2020. (nguồn: https://www.voanews.com)


Cuối cùng thì kết cục của một cuộc chiến dài nhất mà Mỹ từng can dự và đã từng được dự đoán từ nhiều năm qua cũng đã xảy ra: Kabul thất thủ và quân Taliban đã kiểm soát được Afghanistan để thành lập một tân chính phủ.

Năm 2001, khi tổng thống George W. Bush ra lệnh đưa quân vào Afghanistan trong cuộc chiến chống khủng bố mà Afghanistan đã được trùm khủng bố Bin Laden chọn làm căn cứ huấn luyện và trú ẩn sau vụ khủng bố 9/11, hầu như cuộc chiến đã được đa số dân Mỹ cùng chính khách cả lưỡng đảng ủng hộ.

Nhưng rồi cuộc chiến đằng đẵng 20 năm, qua bốn đời tổng thống - hai Cộng Hòa hai Dân Chủ, đã làm Hoa Kỳ và người dân Mỹ mệt mỏi với những thiệt hại nhân mạng và phí tổn chiến tranh hơn 2,000 tỉ đô la, gấp đôi kế hoạch tái thiết cấu trúc hạ tầng nước Mỹ vừa được thông qua, trong khi chẳng có lối thoát nào khả dĩ trong tương lai nếu vẫn còn kéo dài. Sớm hay muộn nó phải cần chấm dứt. Và hôm nay nó đã chấm dứt.

Quyết định của tổng thống Joe Biden rút quân khỏi Afghanistan không phải là việc bỏ rơi Afghanistan mà đúng ra, ông chỉ là người cuối cùng dứt khoát thực hiện những kế hoạch chưa thực hiện được của các tổng thống tiền nhiệm, dựa trên lợi ích của nước Mỹ.

Tổng thống Barack Obama đã có ý định rút quân ra khỏi Afghanistan trong các nhiệm kỳ của ông. Năm 2011, đúng 10 năm sau vụ khủng bố 9/11 và Bin Laden đã bị lực lượng đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt trên đất Pakistan, công luận Mỹ đã xem sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Afghanistan là không còn cần thiết. TT Obama đã đưa lộ trình rút quân khỏi Afghanistan cho đến năm 2014, rồi Hè 2016. Các cuộc tấn công của quân Taliban đã trì hoãn kế hoạch của TT Obama vì các cố vấn của ông e ngại chính phủ Afghanistan sẽ không đủ sức chống cự. Khi ông rời nhiệm sở thì quân đội Mỹ còn giữ khoảng 8,400 lính Mỹ, chủ yếu làm nhiệm vụ cố vấn, huấn luyện và tình báo.

Khi Donald Trump nhậm chức, trong hai năm đầu tiên Trump đã không đưa ra chính sách hay thời hạn kéo dài hay rút quân rõ ràng. Tuy nhiên chính sách của nội các Trump là nhắm đến việc thương lượng với quân Taliban để tìm hòa bình hơn là bảo vệ cho chính phủ Afghanistan thân phương Tây kể từ cuối năm 2018.

Tháng Chín năm 2019, khi Trump thông báo ý định mời các lãnh tụ Taliban sang họp bí mật tại Camp David ngay trước ngày tưởng niệm 9/11 là một điều đầy bất ngờ với thế giới. Ngay cả các dân biểu đảng Cộng Hòa cũng đã phản đối mạnh mẽ việc mời một tổ chức khủng bố không chính danh đến nước Mỹ và họp cùng tổng thống Mỹ. Dân biểu Adam Kinzinger thuộc đảng Cộng Hòa viết, "Không bao giờ cho phép một tổ chức khủng bố và đang tiếp tục làm điều xấu xa đến đất nước vĩ đại chúng ta. Không bao giờ. Ngừng ngay lập tức". Trump sau đó đã hủy cuộc hội đàm này.

Dẫu vậy, các cuộc thương lượng riêng giữa Hoa Kỳ và Taliban vẫn tiếp tục ngầm diễn ra. Tháng Hai năm 2020, Đặc Sứ Hoa Kỳ riêng vấn đề Afghanistan là  Zalmay Khalilzad đã ký hòa ước với lãnh tụ chính trị của Taliban là Mullah Abdul Ghani Baradar dưới sự chứng kiến của Ngoại trưởng Mike Pompeo tại Doha, Qatar mà không có sự tham dự của chính phủ Afghanistan.


Hòa ước Doha (Doha Agreement 2020) cam kết Hoa Kỳ và NATO sẽ rút quân khỏi Afghanistan và ngược lại, Taliban cam kết sẽ không cho khủng bố al-Queda hoạt động trong vùng kiểm soát của mình và mở "đối thoại" với chính phủ Afghanistan. Trump mong muốn đến Giáng Sinh 2020 thì lính Mỹ phải rút khỏi Afghanistan.

Hòa ước Doha chẳng mấy được công luận Mỹ chú ý vì đại dịch Covid ngay sau đó đã làm cả nước Mỹ hốt hoảng và lo đối phó với nó trong suốt cả năm qua, kéo theo là cuộc bầu cử với lắm biến động và gây xáo trộn cho nền dân chủ Hoa Kỳ. Hơn vậy, theo cuộc thăm dò của AP/NORC hồi năm trước, chỉ khoảng 12% dân Mỹ cho biết họ còn để ý ít nhiều đến cuộc chiến Afghanistan và sự hiện diện của lính Mỹ tại đây.

Việc Taliban tiến quân vào Kabul và xem như Afghanistan đã sụp đổ chẳng là điều mấy quan tâm với dân Mỹ bởi họ đã không còn mấy chú ý đến nó như đã nói trên. Hàng chục tỉ đô la đổ vào hàng năm để nuôi một chính phủ và quân đội không có khả năng chiến đấu dù đã được Mỹ viện trợ và huấn luyện suốt nhiều năm qua. Tổng thống và cả nội các Afghanistan là những người đã trốn chạy đầu tiên khi quân Taliban tiến vào Kabul. Họ không sụp đổ hôm nay thì cũng tháng tới, năm tới bởi Mỹ không thể hiện diện mãi mãi tại đây. Đã đến lúc để cho chính người Afghanistan quyết định vận mệnh của dân tộc họ.

Với người Việt Nam, khá dễ hiểu với những cảm xúc hay suy nghĩ khi một số người liên tưởng đến cuộc chiến Việt Nam, cũng đã được giới truyền thông so sánh. Hay với một số người từng ủng hộ Donald Trump, đây là cơ hội để họ tấn công tổng thống Joe Biden là "phản bội" hay "bỏ rơi" đồng minh mà bất cần biết đến lịch sử cuộc chiến ra sao. Đó là lý do cần nhắc sơ lại Hòa Ước Doha 2020, bởi nếu xem chính phủ Afghanistan là một "đồng minh" của Hoa Kỳ thì đồng minh này đã bị phản bội và bức tử ngay tháng Hai năm 2020 theo sau Hòa Ước Doha của nội các Donald Trump ký với Taliban chứ không phải hôm nay. Liệu có cần nhắc lại hòa đàm Paris vào năm 1973 đã dẫn đến sự sụp đổ báo trước của miền Nam Việt Nam vào tháng Tư năm 1975? Và giới sử gia thường nhắc lại vai trò của tổng thống Richard Nixon và Ngoại trưởng Henry Kissinger trong việc bỏ rơi Nam Việt Nam chứ không phải tổng thống Gerald Ford, vị tổng thống Mỹ đương nhiệm năm 1975.

Không có cuộc chiến nào giống cuộc chiến nào và thời điểm cùng những mối quan tâm của chính phủ Hoa Kỳ và người dân Mỹ cũng thay đổi theo các giai đoạn cùng tình trạng nước Mỹ khác nhau. Khi tổng thống Biden nhậm chức, chỉ còn khoảng 2,500 lính Mỹ ở đây, con số thấp nhất trong 20 năm qua. Nên nếu xét lại bốn đời tổng thống thì có lẽ tổng thống Joe Biden là người ít can dự và chịu trách nhiệm nhất vào cuộc chiến Afghanistan cùng sự sụp đổ của Kabul hiện nay, ngoài việc ông đã dứt khoát với một việc đã quá hạn mà nước Mỹ lẽ ra phải làm từ lâu, để tập trung vào những nghị trình quan trọng hơn cho nước Mỹ.

Nhã Duy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
Cái ông Andropov (“nào đó”) nghe tên cũng có vẻ quen quen nhưng nhất thời thì tôi không thể nhớ ra được là ai. Cả ủy ban nhân dân Rạch Gốc và nhà văn Nguyên Ngọc cũng vậy, cũng bù trất, không ai biết thằng chả ở đâu ra nữa. Tuy vậy, cả nước, ai cũng biết rằng trong cái thế giới “bốn phương vô sản đều là anh em” thì bất cứ đồng chí lãnh đạo (cấp cao) nào mà chuyển qua từ trần thì đều “thuộc diện quốc tang” ráo trọi – bất kể Tây/Tầu.
Việt Nam và Trung Quốc đã ký 14 Văn kiện hợp tác an ninh Chính trị, Kinh tế-Thương mại và Văn hóa-Báo chí trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm từ ngày 18 đến 20/08/2024. Trong số này, Văn kiện kết nối và thiết lập 3 Tuyến đường sắt giữa hai nước được gọi là “anh em” đã giúp Trung Quốc liên thông ra Biển Đông và bành trướng thế lực kinh tế...
Tại Campuchia, kênh đào Phù Nam Techo, trị giá 1,7 tỷ USD sẽ kết nối Phnom Penh và Vịnh Thái Lan, tượng trưng cho niềm tự hào dân tộc, an ninh và kết nối thương mại quốc tế. Người ta có thể cảm thấy như thế qua lời tuyên bố của Thủ tướng Campuchia Hun Manet và của ông Hun Sen, trong cương vị cố vấn, người đã chuyển giao quyền lực từ cha sang con vào năm ngoái...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.