Từ lũ lụt tới cháy rừng, năm 2021 có một mùa hè cực kỳ thái quá trên khắp địa cầu – một dấu hiệu mà các tác động của biến đổi khí hậu đã lan rộng và gia tăng. Những thái quá như thế, và mối quan hệ của chúng với biến đổi khí hậu do con người gây ra, là chỉ mới có một đề tài chính trong bản phúc trình khí hậu được công bố hôm Thứ Hai, 9 tháng 8 năm 2021, bởi Nhóm Liên Chính Phủ Về Biến Đổi Khí Hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC), theo bản tin của CBS News tường thuật hôm Thứ Hai.
Được viết bởi hơn 230 khoa học gia hàng đầu từ nhiều quốc gia trên thế giới, bản phúc trình là một phần của Phúc Trình Đánh Giá Lần Thứ Sáu của IPCC – là phúc trình biến đổi khí hậu quan trọng nhất được công bố trong nhiều năm bởi cộng đồng khoa học quốc tế.
Phúc trình là tổng hợp các công trình từ hơn 14,000 trích dẫn nghiên cứu. Nó là một bách khoa từ điển khoa học về khí hậu – một tóm tắt của những đồng thuận khoa học mới nhất về biến đổi khí hậu và các dự báo tương lai như thế nào, qua việc sử dụng các mô hình khí hậu phức tạp và kiến thức về các điều kiện quá khứ. Nó là một cập nhật về cách khí hậu của Trái Đất và sự hiểu biết của chúng ta về nó đã thay đổi kể từ phúc trình như thế trước đây trong năm 2013.
“Nó rõ ràng rằng ảnh hưởng của con người đã hâm nóng bầu khí quyển, đại dương và mặt đất,” theo phúc trình cho biết. Nhiều thay đổi đã xảy ra trên hành tinh – đặc biệt các đại dương của chúng ta – sẽ là “không thể thay đổi qua nhiều thế kỷ tới thiên niên kỷ,” và sự hâm nóng tiếp tục sẽ dẫn tới sự tăng tốc của “những sự kiện thái quá chưa từng có trong hồ sơ quan sát,” theo phúc trình cảnh báo.
Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres gọi bản phúc trình này là một “mã số màu đỏ cho nhân loại.” Guterres nói rằng, “các tiếng chuông cảnh giác đang vang lên, và chứng cứ không thể chối cãi: thải khí nhà kính từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng đang bóp nghẹt hành tinh của chúng ta và đẩy hàng tỉ người vào nguy cơ tức thì,” theo tường trình cùa Pamela Falk của CBS News cho biết.
Nhưng cũng được ghi trong phúc trình là sự nhận thức rằng vẫn còn thời gian để hành động đối với khủng hoảng khí hậu. Phúc trình làm rõ rằng mọi sự gia tăng nhiệt độ đều quan trọng, vì thế làm giảm hâm nóng sẽ giúp giảm thiểu tai họa. Điều đó sẽ đòi hỏi các bước như nhanh chóng giảm thải khí methane trong ngắn hạn và nói chung khí nhà kính.