Đầu năm nay cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã được tổ chức World Peace Music Awards - tổ chức Âm Nhạc Vì Hòa Bình Thế Giới - chọn trao giải cùng với những ca nhạc sĩ Mỹ Bob Dylan, Joan Baez, Country Joe McDonald, Harry Belafonte và nhóm tam ca Peter, Paul & Mary.
Trịnh Công Sơn được tuyên dương là một nhạc sĩ vì hòa bình là một điều vinh dự không chỉ riêng cho ông và những sáng tác cho hòa bình mà ông để lại, nhưng cũng là một niềm hãnh diện cho nước Việt Nam. Có điều là Trịnh Công Sơn cũng như Bob Dylan, Joan Baez và Country Joe đều là những ca nhạc sĩ đã viết lên nỗi khổ đau của chiến tranh và lòng mong ước hòa bình cho Việt Nam, nhưng sau chiến tranh lại có những cái nhìn khác nhau về một nước Việt Nam hậu chiến.
Thời chiến tranh, sức tàn phá của bom, đạn, mìn đã giết chết mấy triệu người Việt của hai miền nam bắc. Tính bình quân, trong 20 năm đó, cứ mỗi giờ đồng hồ có đến chục người Việt chết vì hệ lụy chiến tranh: những chiến binh chết ngoài trận mạc, chết ở chiến khu; những dân lành vô tội chết bởi lựu đạn trong thành phố, chết ngoài ruộng đồng, chết trên những con đường làng bởi bom mìn. Nỗi đau thương, thống khổ dâng cao cùng với cường độ của lòng khao khát hòa bình, mà người thể hiện những rung cảm đó trung thực nhất không ai hơn được Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ đã được thế giới ca ngợi là người đã lên tiếng cho lương tri của người Việt thời bấy giờ.
Không chỉ từ một quê hương đang bị tàn phá, hủy diệt bởi bom đạn mới có những tiếng hát kêu gọi hòa bình được cất lên, mà chiến tranh Việt Nam còn thôi thúc lương tâm nhân loại. Khi những dòng nhạc Ca Khúc Da Vàng của Trịnh Cộng Sơn, với giọng hát Khánh Ly, trở thành những lời kinh Hát Cho Quê Hương Việt Nam - chủ đề của một băng nhạc Trịnh Công Sơn phát hành ở miền Nam khoảng 1970-71 - được cất lên ở quán Văn hay từ sân cỏ Đại Học Văn Khoa Sài-gòn để rồi vang vọng từ thành thị về đến thôn làng, thì bên kia Thái Bình Dương, ở sân trường Đại Học Berkeley cũng có những tiếng hát cho hòa bình Việt Nam được cất lên, như của Joan Baez, Bob Dylan, của Country Joe. Phương Đông kêu gọi hòa bình, Phương Tây đòi hỏi chấm dứt chiến tranh vì chiến tranh đã gây tang thương chết chóc quá nhiều.
Nhạc gọi là "phản chiến" của Trịnh Công Sơn thực ra nói lên niềm ước mơ hòa bình, về thân phận con người Việt Nam và những thần thoại của quê hương: Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói, Tôi Sẽ Đi Thăm, Gia Tài Của Mẹ, Hãy Sống Dùm Tôi, Người Con Gái Việt nam Da Vàng, Đêm Bây Giờ Đên Mai, Ngày Dài Trên Quê Hương, Nối Vòng Tay Lớn v.v... là những lời ca khi cất lên đều biểu hiện những tâm tình đó.
Năm 1968 Trịnh Công Sơn viết về những cái chết trong Tết Mậu Thân ở Huế: "Xác người nằm bơ vơ dưới mái hiên chùa / trong giáo đường thành phố / trên thềm nhà hoang vu / Xác người nằm quanh đây trong mưa lạnh này / bên xác người già yếu / có xác còn thơ ngây..."
Còn Joan Baez có mặt ở Hà Nội dịp Giáng Sinh 1972, từ bệnh viện Bạch Mai đổ nát vì bom đã ghi lại một điệu ballad: "Những thiếu nữ chất lên xe đạp những vòng hoa tưởng niệm / Một bà mẹ cúi nhặt bên hố bom và đổ nát / Miếng vải, mảnh giầy còn sót lại của một đời người gian nan / Giọng bà sầu thảm vang lên xé tan không gian buổi sáng / Đứa con duy nhất tối qua đã bị chôn vùi đâu đó / Họ nói chiến tranh đã tàn / Nhưng con tôi đâu rồi, con ơi"" (As young girls load up bicycles with flowers for the dead / An aging woman picks along the craters and the rubble / A piece of cloth, a bit of shoe, a whole lifetime of trouble / A sobbing chant comes from her throat and splits the morning air / The single son she had last night is buried under her / They say that the war is done / Where are you now, my son")
Cuộc chiến rồi cũng kết thúc. Trưa ngày 30 tháng Tư 1975 đài Sài-gòn truyền đi những lời ca quen thuộc qua giọng hát của chính tác giả: "Rừng núi giang tay nối lại biển xa / ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà / mặt đất bao la, anh em ta về / gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng ... " Lời ca thật đẹp biết bao khi được chính người nghệ sĩ đã hết lòng vì hòa bình đất nước cất lên tiếng ca chào đón hòa bình trong giờ phút lịch sử của dân tộc.
Nhưng hòa bình chỉ thoáng qua rồi biến mất. Những sáng tác ca ngợi hòa bình bị cấm, và còn bị cấm cho đến ngày nay. Biết bao ca khúc "phản chiến" của Trịnh Công Sơn đã từng làm thổn thức lòng người, như: "Một ngàn nô lệ giặc Tàu / một trăm năm đô hộ giặc Tây / 20 năm nội chiến từng ngày / gia tài của Mẹ một rừng xương khô / gia tài của mẹ một núi đầy mồ ..." hay: "Người nô lệ da vàng / ngủ quên, ngủ quên trong căn nhà nhỏ / đèn thắp thì mờ / ngủ quên, quên đã bao năm / ngủ quên không thấy quê hương / Bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc dân ta / bao giờ đập tan gồng cùm xiềng xích vô hình trói buộc tự do..." đã trở nên những lời kinh của cả một thế hệ bỗng dưng vụt tắt trên mảnh đất đã khai sinh ra chúng.
Bây giờ Trịnh Vĩnh Trinh muốn hát lại những Ca Khúc Da Vàng của anh mình mà vẫn chưa được phép nhà nước. Trong nước đang có những tiếng nói cất lên để những ca khúc vì hòa bình, những sáng tác đã tạo nên tên tuổi Trịnh Công Sơn, được đặt đúng vào vị trí của những dòng nhạc hát cho hòa bình Việt Nam giữa lúc đất nước một trời khói lửa.
Trong lời tuyên dương khi chọn Trịnh Công Sơn để trao giải, ban tổ chức ghi nhận là sau 1975 Trịnh Công Sơn đã gặp khó khăn, phải đi nông trường dọc dãy Trường Sơn cho đến năm 1979. Cũng năm đó, bốn năm sau khi nước Việt Nam được hòa bình thống nhất, Joan Baez cùng nhiều trí thức và văn nghệ sĩ Hoa Kỳ đồng ký tên vào một thư ngỏ lên tiếng về tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam. Trịnh Công Sơn phản đối, gọi hành động của Joan Baez là "tiếp tay cho tư bản thọc sâu lưỡi dao vào vết thương của dân tộc Việt Nam chưa được hàn gắn." Thời điểm này người Việt lại bị đẩy vào những cuộc chém giết mới, không trên quê hương mình mà ở nước láng giềng Kampuchia. Hàng chục ngàn thanh niên Việt phải tiếp tục hy sinh mạng sống vì chiến tranh, sau bao năm khao khát hòa bình.
Lễ trao giải thưởng âm nhạc Vì Hòa Bình Thế Giới được dự tính tổ chức tại sân vận động Mỹ Đình Hà Nội vào ngày 22 tháng 6 vừa qua. Những nghệ sĩ được giải chỉ có Peter Yarrow, trong nhóm tam ca Peter, Paul & Mary, dự định có mặt cùng cô em gái út của Trịnh Công Sơn. Trịnh Vĩnh Trinh sẽ hát Nối Vòng Tay Lớn, như người anh cả của cô đã hát lên 30 năm trước đây. Lần này Trịnh Vĩnh Trinh cũng muốn mở đầu một kỷ nguyên mới: "mặt đất bao la anh em ta về / gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng / trời rộng, biển xanh, sông gấm nối tròn một vòng tử sinh ..." với quyết định trở về với quê hương để góp phần xây dựng đất nước.
Mười ngày trước đó, ca sĩ Country Joe, hiện sống tại Berkeley, đã nói với phóng viên báo điện tử Asia Times: "Là một nhạc sĩ hip-pi chống chiến tranh, tôi không thể có mặt tại Việt Nam ngày nay được." Nam ca sĩ này nói tiếp: "Chủ thuyết cộng sản thường là chủ thuyết toàn trị mà tôi không ủng hộ... " và lên tiếng chỉ trích những vi phạm nhân quyền đang diễn ra tại Việt Nam. Sau khi những lời tuyên bố của Country Joe được phổ biến thì chương trình lễ trao giải thưởng bị huỷ bỏ.
Theo đạo diễn Matt Taylor, trưởng ban tổ chức lễ trao giải thì quyết định huỷ bỏ chương trình không phải từ phía chính phủ Việt Nam. Ban tổ chức đưa ra lý do kỹ thuật là vì không có đường cáp tuyến để phát hình chương trình đi khắp thế giới, như mong muốn.
Lễ trao giải thưởng không được thực hiện đã làm mất một cơ hội cho thế giới thấy đất nước Việt Nam, tuy còn nghèo, nhưng đã có hòa bình thực sự. Người Việt ngày nay không còn phải sống với nỗi lo sợ của chiến tranh, như họ đã từng trải qua trong thể kỷ qua.
(22 tháng 6, 2004)
Trịnh Công Sơn được tuyên dương là một nhạc sĩ vì hòa bình là một điều vinh dự không chỉ riêng cho ông và những sáng tác cho hòa bình mà ông để lại, nhưng cũng là một niềm hãnh diện cho nước Việt Nam. Có điều là Trịnh Công Sơn cũng như Bob Dylan, Joan Baez và Country Joe đều là những ca nhạc sĩ đã viết lên nỗi khổ đau của chiến tranh và lòng mong ước hòa bình cho Việt Nam, nhưng sau chiến tranh lại có những cái nhìn khác nhau về một nước Việt Nam hậu chiến.
Thời chiến tranh, sức tàn phá của bom, đạn, mìn đã giết chết mấy triệu người Việt của hai miền nam bắc. Tính bình quân, trong 20 năm đó, cứ mỗi giờ đồng hồ có đến chục người Việt chết vì hệ lụy chiến tranh: những chiến binh chết ngoài trận mạc, chết ở chiến khu; những dân lành vô tội chết bởi lựu đạn trong thành phố, chết ngoài ruộng đồng, chết trên những con đường làng bởi bom mìn. Nỗi đau thương, thống khổ dâng cao cùng với cường độ của lòng khao khát hòa bình, mà người thể hiện những rung cảm đó trung thực nhất không ai hơn được Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ đã được thế giới ca ngợi là người đã lên tiếng cho lương tri của người Việt thời bấy giờ.
Không chỉ từ một quê hương đang bị tàn phá, hủy diệt bởi bom đạn mới có những tiếng hát kêu gọi hòa bình được cất lên, mà chiến tranh Việt Nam còn thôi thúc lương tâm nhân loại. Khi những dòng nhạc Ca Khúc Da Vàng của Trịnh Cộng Sơn, với giọng hát Khánh Ly, trở thành những lời kinh Hát Cho Quê Hương Việt Nam - chủ đề của một băng nhạc Trịnh Công Sơn phát hành ở miền Nam khoảng 1970-71 - được cất lên ở quán Văn hay từ sân cỏ Đại Học Văn Khoa Sài-gòn để rồi vang vọng từ thành thị về đến thôn làng, thì bên kia Thái Bình Dương, ở sân trường Đại Học Berkeley cũng có những tiếng hát cho hòa bình Việt Nam được cất lên, như của Joan Baez, Bob Dylan, của Country Joe. Phương Đông kêu gọi hòa bình, Phương Tây đòi hỏi chấm dứt chiến tranh vì chiến tranh đã gây tang thương chết chóc quá nhiều.
Nhạc gọi là "phản chiến" của Trịnh Công Sơn thực ra nói lên niềm ước mơ hòa bình, về thân phận con người Việt Nam và những thần thoại của quê hương: Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói, Tôi Sẽ Đi Thăm, Gia Tài Của Mẹ, Hãy Sống Dùm Tôi, Người Con Gái Việt nam Da Vàng, Đêm Bây Giờ Đên Mai, Ngày Dài Trên Quê Hương, Nối Vòng Tay Lớn v.v... là những lời ca khi cất lên đều biểu hiện những tâm tình đó.
Năm 1968 Trịnh Công Sơn viết về những cái chết trong Tết Mậu Thân ở Huế: "Xác người nằm bơ vơ dưới mái hiên chùa / trong giáo đường thành phố / trên thềm nhà hoang vu / Xác người nằm quanh đây trong mưa lạnh này / bên xác người già yếu / có xác còn thơ ngây..."
Còn Joan Baez có mặt ở Hà Nội dịp Giáng Sinh 1972, từ bệnh viện Bạch Mai đổ nát vì bom đã ghi lại một điệu ballad: "Những thiếu nữ chất lên xe đạp những vòng hoa tưởng niệm / Một bà mẹ cúi nhặt bên hố bom và đổ nát / Miếng vải, mảnh giầy còn sót lại của một đời người gian nan / Giọng bà sầu thảm vang lên xé tan không gian buổi sáng / Đứa con duy nhất tối qua đã bị chôn vùi đâu đó / Họ nói chiến tranh đã tàn / Nhưng con tôi đâu rồi, con ơi"" (As young girls load up bicycles with flowers for the dead / An aging woman picks along the craters and the rubble / A piece of cloth, a bit of shoe, a whole lifetime of trouble / A sobbing chant comes from her throat and splits the morning air / The single son she had last night is buried under her / They say that the war is done / Where are you now, my son")
Cuộc chiến rồi cũng kết thúc. Trưa ngày 30 tháng Tư 1975 đài Sài-gòn truyền đi những lời ca quen thuộc qua giọng hát của chính tác giả: "Rừng núi giang tay nối lại biển xa / ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà / mặt đất bao la, anh em ta về / gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng ... " Lời ca thật đẹp biết bao khi được chính người nghệ sĩ đã hết lòng vì hòa bình đất nước cất lên tiếng ca chào đón hòa bình trong giờ phút lịch sử của dân tộc.
Nhưng hòa bình chỉ thoáng qua rồi biến mất. Những sáng tác ca ngợi hòa bình bị cấm, và còn bị cấm cho đến ngày nay. Biết bao ca khúc "phản chiến" của Trịnh Công Sơn đã từng làm thổn thức lòng người, như: "Một ngàn nô lệ giặc Tàu / một trăm năm đô hộ giặc Tây / 20 năm nội chiến từng ngày / gia tài của Mẹ một rừng xương khô / gia tài của mẹ một núi đầy mồ ..." hay: "Người nô lệ da vàng / ngủ quên, ngủ quên trong căn nhà nhỏ / đèn thắp thì mờ / ngủ quên, quên đã bao năm / ngủ quên không thấy quê hương / Bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc dân ta / bao giờ đập tan gồng cùm xiềng xích vô hình trói buộc tự do..." đã trở nên những lời kinh của cả một thế hệ bỗng dưng vụt tắt trên mảnh đất đã khai sinh ra chúng.
Bây giờ Trịnh Vĩnh Trinh muốn hát lại những Ca Khúc Da Vàng của anh mình mà vẫn chưa được phép nhà nước. Trong nước đang có những tiếng nói cất lên để những ca khúc vì hòa bình, những sáng tác đã tạo nên tên tuổi Trịnh Công Sơn, được đặt đúng vào vị trí của những dòng nhạc hát cho hòa bình Việt Nam giữa lúc đất nước một trời khói lửa.
Trong lời tuyên dương khi chọn Trịnh Công Sơn để trao giải, ban tổ chức ghi nhận là sau 1975 Trịnh Công Sơn đã gặp khó khăn, phải đi nông trường dọc dãy Trường Sơn cho đến năm 1979. Cũng năm đó, bốn năm sau khi nước Việt Nam được hòa bình thống nhất, Joan Baez cùng nhiều trí thức và văn nghệ sĩ Hoa Kỳ đồng ký tên vào một thư ngỏ lên tiếng về tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam. Trịnh Công Sơn phản đối, gọi hành động của Joan Baez là "tiếp tay cho tư bản thọc sâu lưỡi dao vào vết thương của dân tộc Việt Nam chưa được hàn gắn." Thời điểm này người Việt lại bị đẩy vào những cuộc chém giết mới, không trên quê hương mình mà ở nước láng giềng Kampuchia. Hàng chục ngàn thanh niên Việt phải tiếp tục hy sinh mạng sống vì chiến tranh, sau bao năm khao khát hòa bình.
Lễ trao giải thưởng âm nhạc Vì Hòa Bình Thế Giới được dự tính tổ chức tại sân vận động Mỹ Đình Hà Nội vào ngày 22 tháng 6 vừa qua. Những nghệ sĩ được giải chỉ có Peter Yarrow, trong nhóm tam ca Peter, Paul & Mary, dự định có mặt cùng cô em gái út của Trịnh Công Sơn. Trịnh Vĩnh Trinh sẽ hát Nối Vòng Tay Lớn, như người anh cả của cô đã hát lên 30 năm trước đây. Lần này Trịnh Vĩnh Trinh cũng muốn mở đầu một kỷ nguyên mới: "mặt đất bao la anh em ta về / gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng / trời rộng, biển xanh, sông gấm nối tròn một vòng tử sinh ..." với quyết định trở về với quê hương để góp phần xây dựng đất nước.
Mười ngày trước đó, ca sĩ Country Joe, hiện sống tại Berkeley, đã nói với phóng viên báo điện tử Asia Times: "Là một nhạc sĩ hip-pi chống chiến tranh, tôi không thể có mặt tại Việt Nam ngày nay được." Nam ca sĩ này nói tiếp: "Chủ thuyết cộng sản thường là chủ thuyết toàn trị mà tôi không ủng hộ... " và lên tiếng chỉ trích những vi phạm nhân quyền đang diễn ra tại Việt Nam. Sau khi những lời tuyên bố của Country Joe được phổ biến thì chương trình lễ trao giải thưởng bị huỷ bỏ.
Theo đạo diễn Matt Taylor, trưởng ban tổ chức lễ trao giải thì quyết định huỷ bỏ chương trình không phải từ phía chính phủ Việt Nam. Ban tổ chức đưa ra lý do kỹ thuật là vì không có đường cáp tuyến để phát hình chương trình đi khắp thế giới, như mong muốn.
Lễ trao giải thưởng không được thực hiện đã làm mất một cơ hội cho thế giới thấy đất nước Việt Nam, tuy còn nghèo, nhưng đã có hòa bình thực sự. Người Việt ngày nay không còn phải sống với nỗi lo sợ của chiến tranh, như họ đã từng trải qua trong thể kỷ qua.
(22 tháng 6, 2004)
Gửi ý kiến của bạn