Hôm nay,  

Jean-Paul Sartre, Từ Triết Lý Hiện Sinh Tới Cứu Tị Nạn Thuyền Nhân Việt Nam

25/06/202100:00:00(Xem: 2980)
TRIET GIA JEAN-PAUL SARTRE 01
Triết gia Jean-Paul Sartre. Hình chụp năm 1967. (www.en.wikipedia.org)

Ngày 21 tháng 6 là sinh nhật 116 năm của Jean-Paul Charles Aymard Sartre (1905-1980), triết gia, kịch tác gia, tiểu thuyết gia, người viết kịch bản phim, nhà hoạt động chính trị, người viết tiểu sử, và nhà phê bình văn học, theo www.en.wikipedia.org
Ông là một trong những nhân vật chính trong triết học hiện sinh và hiện tượng luận, và là một trong những nhà lãnh đạo trong triết học Pháp và chủ nghĩa Mác Xít vào thế kỷ 20. Tác phẩm của ông cũng đã và đang ảnh hưởng đến xã hội học, lý thuyết phê bình, lý thuyết hậu thuộc địa, và nghiên cứu văn học. Ông cũng được chú ý đến vì mối quan hệ cởi mở của ông với nhà tranh đấu nữ quyền nổi tiếng và là triết gia hiện sinh và nhà văn Simone de Beauvoir. Cả hai cùng thách thức các giả định văn hóa và xã hội và những kỳ vọng về nền giáo dục của họ, mà họ xem như là giai cấp tư sản, trong lối sống và tư tưởng. Sự xung đột giữa sự phù hợp có tính cách áp bức, hủy diệt tinh thần (niềm tin xấu) và cách “đích thực” của “hiện hữu” đã trở thành chủ đề thống trị trong tác phẩm ban đầu của Sartre, một chủ đề được thể hiện trong tác phẩm triết học chính của ông Being and Nothingness (L'Être et le Néant, 1943 – Hiện Hữu và Hư Vô), theo Deirdre N. McCloskey, trong tác phẩm “The Bourgeois Virtues: Ethics for an Age of Commerce,” được NXB University of Chicago Press. ấn hành năm 2006, trang 297.

Ông đã được trao Giải Nobel Văn Chương vào năm 1964 dù ông đã từ chối với lý do ông luôn luôn bác bỏ những vinh danh chính thức và rằng “một nhà văn thì không nên tự cho phép mình bị đẩy vào một tổ chức.
 
Sơ lược về cuộc đời
 
Triết gia Jean-Paul Sartre sinh ngày 21 tháng 6 năm 1905 tại Paris là người con một của Jean-Baptiste Sartre, sĩ quan Hải Quân Pháp, và Anne-Marie (gốc Schweitzer). Mẹ ông là người gốc Alsatian và là người em họ của hoa khôi Nobel Albert Schweitzer, là con của Louis Théophile mà người này là em trai của cha của bà Anne-Marie. Khi Sartre lên 2 tuổi, cha của ông qua đời vì bệnh. Mẹ ông dời về lại nhà của cha mẹ bà tại Meudon, nơi bà đã nuôi Sartre với sự giúp đỡ của cha bà là Charles Schweitzer, một thầy giáo dạy tiếng Đức là người đã dạy cho Sartre về toán và giới thiệu cho ông văn chương cổ lúc ông còn thơ ấu. Khi ông lên 12 tuổi, mẹ của Sartre đã tái giá, và gia đình dọn tới La Rochelle, nơi ông thường bị bắt nạt, một phần vì sự lơ đễnh do mắt phải của ông bị lệch, theo Andrew N. Leak  trong tác phẩm “Jean-Paul Sartre” được xuất bản tại London vào năm 2006, trang 16-18.

 Ở tuổi vị thành niên vào thập niên 1920s, Sartre đã có hứng thú với triết học do đọc tiểu luận “Time and Free Will: An Essay on the Immediate Data of Consciousness” [Thời Gian và Ý Chí Tự Do: Tiểu Luận Về Các Dữ Liệu Trực Tiếp Của Ý Thức] của Henri Bergson. Ông đã học tại trường tư thục Cours Hattemer tại Paris. Ông đã học và lãnh các chứng chỉ trong bộ môn tâm lý học, lịch sử triết học, luận lý, triết học khái quát, nhân chủng học và xã hội học, và vật lý, cũng như bằng Thạc Sĩ tại Trường École Normale Supérieure, là viện đại học mà nhiều nhà tư tưởng và trí thức nổi tiếng của Pháp đã học tại Paris. Luận văn Thạc Sĩ năm 1928 của ông là “Image in Psychological Life: Role and Nature” [Hình Ảnh Trong Cuộc Sống Tâm Lý: Vai Trò và Bản Chất] đã được Giáo Sư Henri Delacroix hướng dẫn. Có lẽ sự ảnh hưởng quyết định nhất đến sự phát triển về triết học của Sartre là sự tham dự hàng tuần của ông tại các buổi hội thảo của Alexandre Kojève, mà vẫn còn tiếp tục nhiều năm sau đó.

Từ những năm đầu tại Trường École Normale, Sartre là một trong những người thích chơi khăm ác liệt nhất, theo Jean-Pierre Boulé trong tác phẩm “Sartre, Self-Formation, And Masculinities” được xuất bản năm 2005. Vào năm 1927, phim hoạt hình châm biếm chống quân phiệt của ông chiếu trong nhà trường, hợp tác với Georges Canguilhem, đặc biệt đã làm nổi giận đạo diễn Gustave Lanson. 

Trong năm 1929 tại Trường École Normale, ông gặp Simone de Beauvoir, người đã nghiên cứu tại Sorbonne và sau đó trở thành triết gia, nhà văn, và nhà bênh vực nữ quyền nổi tiếng. Cả hai đã trở thành bạn không thể tách rời suốt đời, khởi đầu mối quan hệ lãng mạn, dù họ không phải là cặp vợ chồng, theo Liliane Siegel trong tác phẩm “In the shadow of Sartre” được NXB Collins ấn hành tại London vào năm 1990.

Từ năm 1931 tới 1945, Sartre dạy tại nhiều trường trung học khác nhau của Le Havre, ngày nay là Lycée François-Ier. Vào năm 1932, Sartre đã đọc “Voyage au bout de la nuit” [Hành Trình Cuối Đêm] của Louis-Ferdinand Céline, cuốn sách có ảnh hưởng đáng kể tới ông, theo Simone de Beauvoir trong tác phẩm “La Force de l'âge” [Sức Mạnh Của Thời Đại] do Gallimard xuất bản năm 1960.

Từ năm 1933 tới 1934, ông kế nhiệm Raymond Aron tại Viện Institut français d'Allemagne tại Berlin nơi ông đã nghiên cứu về triết lý hiện tượng luận của Edmund Husserl. Aron đã khuyên ông trong năm 1930 đọc tác phẩm “Théorie de l'intuition dans la phénoménologie de Husserl” (The Theory of Intuition in Husserl's Phenomenology – Lý Thuyết Về Trực Giác Trong Hiện Tượng Luận Của Husserl) của Emmanuel Levinas. Sự phục hưng của phái tân Hegel được lãnh đạo bởi Alexandre Kojève và Jean Hyppolite vào thập niên 1930s đã tạo cảm hứng cho cả thế hệ của các nhà tư tưởng Pháp, gồm Sartre, để khám phá Hiện Tượng Học Về Tinh Thần của Hegel, theo Ursula Tidd trong tác phẩm “Simone de Beauvoir” do NXB Psychology Press.

Vào năm 1939 Sartre đã gia nhập vào quân đội Pháp, nơi ông phục vụ trong vai trò của nhà khí tượng. Ông đã bị quân đội Đức bắt vào năm 1940 tại Padoux và bị làm tù binh 9 tháng tại Nancy và cuối cùng tại Stalag XII F, Trier, nơi ông viết tác phẩm sân khấu đầu tiên của ông, “Barionà, fils du tonnerre,” vở kịch liên quan đến Giáng Sinh. Trong khoảng thời gian ngồi tù này mà Sartre đã đọc tác phẩm “Sein und Zeit” [Hữu Thể và Thời Gian] của Martin Heidegger, sau đó trở thành ảnh hưởng lớn lên tiểu luận của chính ông về bản thể học hiện tượng luận. Bởi vì sức khỏe yếu kém, thị lực kém và mắt lệch ảnh hưởng tới sự cân bằng cơ thể của ông, cho nên ông đã được thả ra tù vào tháng 4 năm 1941. Có nguồn thông tin khác nói rằng ông đã đào thoát sau khi đi khám mắt với một bác sĩ nhãn khoa, theo Sarah Bakewell trong tác phẩm “At the Existentialist Café” được  Chatto&Windus xuất bản vào năm 2016. Trở lại làm thường dân, ông đã đi dạy lại tại Trường Lycée Pasteur gần Paris và ngụ ở Hotel Mistral.

Trở lại Paris vào tháng 5 năm 1941, ông tham dự vào việc thành lập nhóm bí mật “Socialism and Liberty” [Xã Hội Chủ Nghĩa và Tự Do], với các nhà văn khác như Simone de Beauvoir, Maurice Merleau-Ponty, Jean-Toussaint Desanti, Dominique Desanti, Jean Kanapa, và các sinh viên Trường École Normale. Mùa xuân năm 1941, Sartre đề nghị với "sự tàn bạo" tại một cuộc họp rằng Socialisme et Liberté nên ám sát những người cộng tác chiến tranh nổi tiếng như Marcel Déat, nhưng de Beauvoir nói rằng ý tưởng của ông đã bị từ chối vì “không ai trong chúng tôi cảm thấy đủ điều kiện để chế tạo bom hoặc lựu đạn,” theo Ian Ousby trong tác phẩm “Occupation: The Ordeal of France, 1940–1944” do Cooper Square Press tại New York xuất bản năm 2000. Tháng 8 Sartre và de Beauvoir đến French Riviera tìm kiếm sự ủng hộ của André Gide và André Malraux. Tuy nhiên, cả Gide và Malraux đều không quyết định, và điều này có thể làm cho Sartre thất vọng và nản lòng. Tổ chức bí mật Socialisme et liberté không lâu sau đó đã giải tán và Sartre quyết định viết thay vì tham gia vào việc chống đối bằng hành động. Ông đã viết tác phẩm “Being and Nothingness,” “The Flies,” và “No Exit,” không có tác phẩm nào bị Đức kiểm duyệt, và cũng cống hiến cho các tạp chí văn chương hợp pháp và bất hợp pháp.

Vào năm 1945, sau khi chiến tranh chấm dứt, Sartre dọn tới ở một căn chung cư tại Bonaparte, nơi ông đã sống cho đến năm 1962 và viết các tác phẩm kế tiếp. Ở đó ông đã giúp thành lập tờ báo hàng quý về văn học và chính trị Modern Times, trong một phần để phổ cập tư tưởng của ông. Ông đã nghỉ dạy và dồn hết thời gian vào việc viết và hoạt động chính trị. Ông đã rút ra các kinh nghiệm chiến tranh của mình cho bộ ba tiểu thuyết vĩ đại, “Les Chemins de la Liberté” (The Roads to Freedom – Những Con Đường Tự Do -- 1945–1949).

Thời kỳ đầu của sự nghiệp của Sartre, phần lớn được xác định bởi tác phẩm “Being and Nothingness” (1943), lót đường cho thời kỳ thứ hai – khi thế giới được chia ra thành hai khối cộng sản và tư bản – sự dính líu chính trị được công khai hóa nhiều hơn. Sartre có khuynh hướng ca ngợi Kháng Chiến sau chiến tranh nhưng là sự bày tỏ không thỏa hiệp về đạo đức trong hành động, và nhắc nhở rằng những người kháng chiến là “nhóm anh em” là những người đã hưởng được “tự do thực sự” trong cách đã không có trước hay sau chiến tranh, theo Francois Bondy trong tác phẩm “Jean-Paul Sartre and Politics” được phổ biến trong The Journal of Contemporary History vào tháng 4 năm 1967. Sartre “không thương tiếc” trong việc tấn công bất cứ ai đã hợp tác hay giữ thụ động trong thời gian Đức chiếm đóng; thí dụ, ông đã chỉ trích nhà văn Camus vì ký tên trong thỉnh nguyện thư để tha cho nhà văn hợp tác [với Đức] Robert Brasillash khỏi bị tử hình. Vở kịch năm 1948 của ông “Les Mains Sales (Dirty Hands – Bàn Tay Dơ Bẩn) đặc biệt khám phá vấn đề người trí thức “dấn thân” chính trị. Ông theo Chủ Nghĩa Marx nhưng không tham gia Đảng Cộng Sản. Vào tháng 7 năm 1950, Sartre viết trong Les Temps Modernes về thái độ của ông và de Beauvoir đối với Liên Xô rằng, “Khi chúng tôi không phải là thành viên của đảng [CS] cũng không phải là những người có cảm tình với đảng, thì chúng tôi không có bổn phận viết về các trại lao động Xô Viết. Chúng tôi được tự do tránh xa sự tranh cãi về bản chất của hệ thống này, cho rằng không có sự kiện có ý nghĩa xã hội học nào đã xảy ra.”


Điều kiện thể chất của Sartre ngày càng xấu đi, một phần bởi vì tốc độ làm việc khủng khiếp (và sử dụng thuốc amphetamine) mà ông tự đặt mình vào trong suốt thời gian viết cuốn “Critique” và tiểu sử phân tích lớn của Gustave Flaubert là cuốn “The Family Idiot,” cả hai vẫn còn dang dở. Ông đã bị cao áp huyết, và trở thành hầu như bị mù hoàn toàn vào năm 1973, theo Ronald Hayman trong tác phẩm “Sartre: A Biography” do NXB Carroll & Graf Publishers ấn hành tại New York năm 1992.

Sartre mất vào ngày 15 tháng 4 năm 1980 tại Paris vì bị sưng phổi. Ông không muốn chôn tại Nghĩa Trang Père-Lachaise Cemetery giữa mẹ của cha kế của ông, vì vậy ông đã được chôn tại Nghĩa Trang Montparnasse Cemetery. Tại tang lễ của ông vào Thứ Bảy, ngày 19 tháng 4 năm 1980, có tới 50,000 người dân Thủ Đô Paris xuống đại lộ của Montparnasse để tiễn đưa Sartre. Ông lúc đầu đã được dự định chôn tại ngôi mộ tạm nằm ở phía trái của cổng nghĩa trang. 4 ngày sau thi hài của ông được đem đi hỏa táng tại nghĩa trang Père-Lachaise Cemetery, và tro cốt thì được chôn lại vĩnh viễn tại Nghĩa Trang Montparnasse Cemetery.
 
Tư tưởng
 
Ý tưởng ban đầu của Sartre là rằng con người “bị lên án là tự do.” “Điều này có vẻ như là nghịch lý bởi vì sự lên án thông thường là một phán xét ngoại tại tạo nên kết luận của sự phán xét. Ở đây, không phải con người đã chọn giống như vậy. Có sự ngẫu nhiên của sự hiện hữu của con người. Nó là một sự lên án về sự hiện hữu của họ. Sự hiện hữu của họ không được xác định, vì thế nó tùy thuộc đối với người tạo ra sự hiện hữu của chính họ, đối với điều mà sau đó họ gánh trách nhiệm. Họ không thể tự do, có một hình thức cần thiết cho tự do, mà có thể không bao giờ bị từ bỏ,” theo Yoann Malinge trong bài viết “Sartre, ‘Existentialism is a Humanism’” [Sartre, ‘Chủ Nghĩa Hiện Sinh Là Chủ Nghĩa Nhân Bản’] đăng trong The Literary Encyclopedia. Triết thuyết này dựa vào lập trường của ông rằng không có tạo hóa, và được minh họa bằng việc sử dụng thí dụ của máy cắt giấy. Sartre nói rằng nếu con người được xem như một máy cắt giấy, thì con người có thể khẳng định rằng tạo hóa đã có kế hoạch cho nó: sự hiện hữu. Sartre cho rằng con người không có bản thể trước khi hiện hữu bởi vì không có Tạo Hóa. Như thế: “sự hiện hữu có trước bản thể.” Điều này tạo thành nền tảng cho sự khẳng định của ông rằng bởi vì con người không thể giải thích các hành động và hành vi của chính họ bằng việc nói đến bất kỳ nhân tính đặc biệt nào, họ cần chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những hành động đó. “Chúng ta đã bị bỏ rơi một mình, không có lý do.” “Chúng ta hành động không được quyết định bởi quá khứ của chúng ta mà luôn luôn bị tách biệt với chúng ta.”

TRIET GIA JEAN-PAUL SARTRE 02

Jean-Paul Sartre và Simone de Beauvoir Tại Tượng Đài Balzac Memorial. (www.en.wikipedia.org)


Sartre cho rằng các khái niệm về tính xác thật và cá tính phải được có nhưng không học được. Chúng ta cần trải nghiệm “ý thức về sự chết” để tự đánh thức mình xem điều gì thật sự quan trọng. Sự xác thật trong cuộc đời của chúng ta là kinh nghiệm cuộc sống, không phải kiến thức, theo tác phẩm “Being and Nothingness” của Sartre bản in năm 1943, trang 246. Cái chết vẽ ra điểm cuối cùng khi chúng ta là hiện hữu chấm dứt sự sống chính mình và vĩnh viễn trở thành vật thể chỉ hiện hữu cho thế giới bên ngoài. Trong ý nghĩa này, cái chết nhấn mạnh đến gánh nặng của sự tự do của chúng ta, sự hiện hữu cá nhân. “Chúng ta có thể chống lại tính xác thật đối với phương thức không xác thật của sự hiện hữu. Tính xác thật cốt ở việc trải nghiệm đặc tính bất định của hiện hữu trong sự thống khổ. Nó cũng để biết cách đối diện với nó bằng việc giúp ý nghĩa đối với các hành động của chúng ta và bằng việc nhận ra chính mình như là tác giả của ý nghĩa này. Ngược lại, phương thức không xác thật của hiện hữu cốt ở việc chạy đi, ở việc từ lừa dối để trốn chạy sự thống khổ này và trách nhiệm đối với sự hiện hữu của chính con người,” theo Yoann Malinge trong bài viết “Sartre, ‘Existentialism is a humanism’,” đăng trong The Literary Encyclopedia (Bách Khoa Từ Điển Văn Học).

Với vai trò giảng viên kỳ cựu tại Trường Lycée du Havre vào năm 1938, Sartre đã viết cuốn tiểu thuyết “La Nausée” (Nausea – Buồn Nôn), một cách nào đó nó được xem như là tuyên ngôn của chủ nghĩa hiện sinh và là một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất của ông. Bắt nguồn từ phong trào hiện tượng luận tại Đức, ông tin rằng tư tưởng của chúng ta là sản phẩm của những kinh nghiệm của các hoàn cảnh sống thật, và rằng những cuốn tiểu thuyết và vở kịch có thể mô tả tốt những kinh nghiệm nền tảng như thế, có giá trị bình đẳng đối với những tiểu luận lan man để xây dựng các triết thuyết như chủ nghĩa hiện sinh. Với mục đích như vậy, cuốn tiểu thuyết này liên quan đến nhà nghiên cứu Roquentin trong một thị trấn giống Le Havre là người đã trở nên ý thức rõ ràng về sự thật rằng các vật thể vô tri và hoàn cảnh vẫn hoàn toàn thờ ơ với sự hiện hữu của ông ấy. Như thể, chúng tự phô bày sự chống đối đối với bất kỳ điều gì có ý nghĩa mà ý thức con người có thể nhận thấy ở chúng.

Sartre cũng lấy cảm hứng từ nhận thức luận của hiện tượng luận, đã được giải thích bởi Franz Adler như sau: “Con người chọn lựa và tự thực hành bằng hàng động. Bất cứ hành động nào hàm ngụ sự đánh giá rằng hắn là đúng trong các hoàn cảnh không chỉ đối với tác nhân, mà còn đối với mọi người khác trong cùng hoàn cảnh,” theo Franz Adler trong bài viết “The Social Thought of Jean-Paul Sartre” được đăng trong Tạp Chí American Journal of Sociology vào năm 1949, trang 284–294.

Sự thờ ở của “tự thân sự vật” – gần với khái niệm sau này về “tự hiện hữu” trong tác phẩm “Being and Nothingness” của ông có ảnh hưởng nổi bật hơn tất cả tự do mà Roquentin đã phải nhận thức và hành động trong cuộc đời này. Mọi nơi ông nhìn, ông đều thấy các hoàn cảnh thấm đẫm ý nghĩa cưu mang dấu ấn của sự hiện hữu của ông. Do đó “buồn nôn” được nói đến trong tiêu đề của cuốn sách. Tất cả những gì ông ấy gặp trong cuộc sống hàng ngày đều bị tràn ngập hương vị lan tỏa, khủng khiếp, đặc biệt, sự tự do của ông. Cuốn sách lấy thuật ngữ từ cuốn sách “Thus Spoke Zarathustra” [Zarathustra Đã Nói Như Thế] của triết gia Friedrich Nietzsche, nơi nó được dùng trong bối cảnh của phẩm chất buồn nôn thường trực của hiện sinh.

Cuốn tiểu thuyết Buồn Nôn cũng đóng vai trò là sự nhận thức về một số ý tưởng nền tảng về tự do của triết gia Immanuel Kant. Sartre sử dụng ý tưởng về sự tự chủ ý chí – đạo đức bắt nguồn từ khả năng chọn lựa của chúng ta trong thực tại; khả năng chọn lựa hiện hữu bắt nguồn từ sự tự do của con người; thể hiện trong câu nói nổi tiếng “Bị lên án là tự do” như một cách để cho thấy sự thờ ơ của cuộc đời đối với con người. Sự tự do mà Kant phô bày ở đây là một gánh nặng, đối với sự tự do để hành động với các đối tượng thì cuối cùng vô ích, và sự áp dụng thực tế các ý tưởng của Kant chứng tỏ đã bị bác bỏ.

Cũng quan trọng không kém là sự phân tích của Sartre về các khái niệm tâm lý, gồm gợi ý của ông rằng ý thức hiện hữu như điều gì đó khác với nó, và rằng nhận thức có ý thức về sự vật không bị hạn cục với sự hiểu biết của họ: đối với Sartre sự cố ý áp dụng cho các cảm xúc cũng như nhận thức, đối với dục vọng cũng như nhận thức, theo Yoann Malinge trong bài viết “Sartre, The Transcendance of the Ego” được đăng trong The Literary Encyclopedia.
 
Cứu thuyền nhân Việt Nam

TRIET-GIA-JEAN-PAUL-SARTRE-03

Từ trái, triết gia Jean-Paul Sartre, triết gia André Glucksmann và triết gia Raymond Aron tại cuộc họp báo kêu gọi cứu người tị nạn thuyền Nhân Việt Nam tại Paris ngày 20 tháng 6 năm 1979. (nguồn: https://www.dailystar.com)

 
Vào tháng 6 năm 1979, triết gia, nhà văn, sử gia và nhà hoạt động chính trị người Pháp Michele Foucault, cùng với Bác Sĩ Bernard Kouchner và triết gia, nhà văn, và nhà hoạt động người Pháp André Glucksmann, tổ chức cuộc họp báo tại Collège de France, có sự hiện diện của triết gia Jean-Paul Sartre và triết gia, nhà xã hội học, và nhà báo Pháp Raymond Aron kêu gọi chấp nhận những người tị nạn thuyền nhân Việt Nam vào các quốc gia Châu Âu, đặc biệt là Pháp. Đây là hành động theo sau sự đồng ý của chính phủ Pháp chấp nhận tất cả người tị nạn được cứu trên biển với con tàu cứu cấp mà Kouchner đã tham gia tổ chức. Đó là tổ chức “Một Con Tàu Cho Việt Nam” qua sự điều hành của Bác Sĩ Bernard Kouchner.

Trong dịp này triết gia Jean-Paul Sartre cho rằng cần phải giúp để cứu càng nhiều người tị nạn thuyền nhân càng tốt dù những người này trước đây không cùng chính kiến với ông. Đây là tấm lòng tốt của Sartre đối với thuyền nhân Việt Nam. 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cùng một thời điểm làm “Thơ Tình”với Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương, nhưng có một cái gì rất khác với hai thi sĩ này. Thanh Tâm Tuyền mở ra cho chúng ta một trang Thơ Tình rất lạ, rất khác, rất kén độc giả nhưng vô cùng quyến rũ. Nhân kỷ niệm ngày qua đời của Thi Sĩ Thanh Tâm Tuyền, tôi muốn nói về 2 bài Thơ trong số những bài Thơ tôi yêu thích của Thanh Tâm Tuyền...
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả. Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò...
Nhà sư, nhà thơ, nhà thư pháp Thích Nhuận Tâm cho biết sau khi thầy hoàn tất Lớp hướng dẫn thư pháp tại Huntington Beach, California cuối tuần này, Thầy sẽ bay sang Houston, Texas để sẽ hướng dẫn một lớp thư pháp dự kiến sẽ mở ra tại Tịnh Xá An Nhiên ở Houston.
Bài thơ Lời tình buồn được nhạc sĩ Vũ Thành An phổ nhạc năm 1967, khi nhạc sĩ và thi sĩ Chu Trầm Nguyên Minh cùng đang theo học lớp Sĩ quan tại quân trường Lam Sơn, Đồng Đế, đến nay đã trở thành một trong những ca khúc vượt thời gian, được thể hiện qua những giọng ca: Tuấn Ngọc, Khánh Ly, Bằng Kiều…
Trong một bối cảnh đất nước nhiễu nhương, hỗn loạn, nhà văn thường đóng một vai trò quan trọng bằng cách sử dụng ngôn từ của mình để phản ánh, phê bình, truyền cảm hứng và đôi khi thậm chí thách thức hiện trạng. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhà văn phản ứng với những biến động khác nhau, cho dù đó là xã hội, chính trị hay văn hóa...
Tết và Xuân, Xuân và Tết, thời điểm kỳ lạ trong một năm. Vừa trông chờ vừa mong đừng đến. Vừa lưu luyến rét đông vừa háo hức xuân ấm. Vừa khép kín đoàn tụ gia đình vừa chan hoà xôn xao lễ hội. Vừa lặng lẽ hoài niệm chuyện riêng tư vừa hân hoan cùng nhau “nâng chén ta chúc nơi nơi”...
Nhà hiền triết người Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) qua đời vào ngày 17 tháng 2 năm 1986 tại Ojai Valley, Quận Ventura, Nam California, Hoa Kỳ, nơi ông đã chọn làm quê hương thứ hai từ năm 1922 cho đến khi ông mất, dù ông không ở đó thường trực. Tính đến tháng 2 năm nay, 2024 đã tròn 38 năm kể từ ngày ông lìa bỏ trần gian. Krishnamurti là một trong những nhà hiền triết có sức ảnh hưởng rất lớn đối với nhân loại trong thế kỷ 20. Cuốn “The First and Last Freedom” của ông được Giáo sư Phạm Công Thiện dịch sang tiếng Việt từ trước năm 1975 ở Sài Gòn với tựa đề “Tự Do Đầu Tiên và Cuối Cùng” là một trong những cuốn sách tôi rất yêu thích đọc từ thời còn niên thiếu. Nhân tìm đọc lại một số bài giảng và bài viết của Krishnamurti, tôi tình cờ gặp được bài thơ “Song of the Beloved” (Bài Ca Về Người Yêu), nhưng không thấy ghi ông đã làm từ bao giờ. Có lẽ bài ca này ông làm vào những lúc về nghỉ ngơi tịnh dưỡng ở Ojai, vì bài đó nói lên lòng yêu thích thâm thiết của ông đối với thiên nhiên,
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật VNCH năm 1971 với tác phẩm Vòng Đai Xanh. Sau này ông có thêm hai giải thưởng: 1) Giải Văn Học Montréal 2002 Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và 2) Giải Văn Việt Đặc Biệt 2017 với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch...
Người viết chơi với Phạm Thiên Thư từ những năm học trung học đệ nhất cấp khoảng 58-59. Thư đến nhà tôi ở ấp Cả Trắc, khu Ông Tạ và chúng tôi thường kéo nhau ra quán cà phê vợt ở đầu ngõ đi vào ấp. Trong những lần uống cà phê, Thư nói sôi nổi về việc lập học hội Hồ Quý Ly, để thực hiện việc nghiên cứu, viết văn, làm thơ. Mục đích là tiến tới làm một tập san văn nghệ...
Chúng tôi vẫn biết Hoàng Cầm là người cùng quê và là bạn với một ông anh họ từ thời kháng chiến chống Pháp, nhưng không ngờ nhà thơ lại theo xe ra đón chúng tôi ở phi trường Nội Bài. Hôm đó Hoàng Cầm mặc một cái màu đỏ xậm trông rất hào hoa dù Hà Nội năm đó vẫn còn rất nghèo...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.