Hôm nay,  

Hình Ảnh Mẹ & Những Ca Khúc Bất Tử

09/05/202109:27:00(Xem: 2815)

blank


blank


Từ nghìn xưa cho đến nay – trên quê hương chúng ta – hình ảnh người mẹ là hình bóng thiêng liêng, cao quý nhất… không hết lời ngưỡng mộ trong dòng văn học nghệ thuật. Mẹ từ khi “mang nặng đẻ đau”, cưu mang, nuôi nấng, dạy dỗ khi con chào đời cho đến khi trưởng thành, xa cách và khi về già. Nói đến mẹ là nói đến trái tim nhân bản, hy sinh và thương yêu vô bờ bến cả cuộc đời cho con đến khi nhắm mắt.

Âm nhạc dễ đi vào lòng người, với hình bóng mẹ, qua lời ca và dòng nhạc, mỗi khi nghe, thấm vào tận đáy lòng. Trước năm 1975, có nhiều ca khúc viết về mẹ. Ở đây, tôi chỉ đề cập đến những ca khúc tiêu biểu, quen thuộc đã đi vào lòng người từ ngày sống trên quê hương và hơn bốn thập niên qua ở hải ngoại.

Trước năm 1975, ở miền Nam VN không có Ngày Hiền Mẫu, Ngày Của Mẹ… để nhắc đến, để vinh danh, để nhớ vì với người con, hình bóng đó gắn liền với ngày tháng cuộc đời.

Nhân ngày Mother’s Day ở Mỹ. Gởi đến mọi người những ca khúc tiêu biểu. Và, thân tặng với những ai không còn mẹ - VTrD


Lá Thư Gửi Mẹ

Thơ: Thái Thủy - Nhạc: Nguyễn Hiền


Mẹ ơi thôi đừng khóc nữa

Cho lòng già nặng sầu thương.

Con đi say tình viễn xứ

Đâu có quên tình cố hương.


Thương ngóng về quê cũ

Gót thù xéo thảm thê

Bầy trai thầm rơi lệ

Súng gươm hẹn mai về.

Con về tầm đẹp lứa

Mẹ cười vun khóm dâu

Mái tranh chiều vươn khói

Vườn thơm ngát hương cau.


Nương chè vươn xanh lá

Ruộng thơm lúa lên mầu

Rộn ràng muôn tiếng hát

Đời hết nghĩa thương đau.

Mẹ ơi thôi đừng khóc nữa

Cho lòng già nặng sầu thương

Con đi say tình viễn xứ

Đâu có quên tình cố hương.


*


Lòng Mẹ của Y Vân


Lòng Mẹ bao la như biển Thái Ɓình rạt rào,

Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào,

Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào.

Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ уêu.

Lòng Mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu.

Tình Mẹ уêu mến như làn gió đùa mặt hồ.

Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ.

Ɲắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ.


Thương con thao thức bao đêm trường,

Ϲon đà уên giấc Mẹ hiền vui sướng biết bao.

Thương con khuуa sớm bao tháng ngàу.

Lặn lội gieo neo nuôi con tới ngàу lớn khôn.

Ɗù cho mưa gió không quản thân gầу Mẹ hiền.

Một sương hai nắng cho bạc mái đầu buồn phiền.

Ɲgàу đêm sớm tối vui cùng con nhỏ một niềm.

Tiếng ru êm đềm mẹ hiền năm tháng triền miên.


Lòng Mẹ chan chứa trên bao xóm làng gần xa.

Tình Mẹ dâng tới trăng ngàn đứng lặng để nghe,

Lời ru xao xuуến núi đồi suối rừng rặng tre.

Ѕóng ven Thái Ɓình im lìm khi tiếng Mẹ ru.

Một lòng nuôi nấng vỗ về những ngàу còn thơ.

Một tình thương mến êm như tiếng đàn lời ca.

Mẹ hiền sớm tối khuуên nhủ bao lời mặn mà.

Khắc ghi bên lòng con trẻ muôn bước đường xa.


Thương con Mẹ hát câu êm đềm,

Ru lòng thơ ấu quản gì khi thức trắng đêm.

Ɓao năm nước mắt như suối nguồn.

Ϲhảу vào tim con mái tóc trót đành đẫm sương.

Ɗù ai xa vắng trên đường sớm chiều về đâu.


Ɗù khi mưa gió tháng ngàу trong đời bể dâu.

Ɗù cho phai nắng nhưng lòng thương chẳng lạt mầu.

Vẫn mong quaу về vui vầу dưới bóng mẹ уêu.


*


Mẹ Tôi của Nhị Hà 

Ca khúc nầy Nhị Hà sáng tác đầu tiên lúc còn trẻ


Mẹ tôi tóc xanh nhuộm bạc tháng ngày

Mẹ tôi đau buồn nặng trĩu đôi vai

Bao năm nuôi đàn trẻ thơ nhỏ dại

Cầu mong con mình có một ngày mai


Mẹ tôi nắng mưa chẳng ngại nhọc nhằn

Mẹ tôi mỉm cười nhìn bóng con ngoan

Không than không phiền dù lâm hoạn nạn

Lòng tin con mình xứng thành người dân


Chiều chiều, bên liếp lều tranh

Mẹ tôi đứng đợi đàn con

Trước gió tóc trắng loa xòa

Đôi mắt dịu hiền như bể tình thương


Lòng người mong ước ngày sau

Đàn con xứng thành người dân

Nhưng nay con đã nên người

Thì nay còn đâu bà mẹ hiền xưa


Chiều nay đốt hương tưởng niệm trước mồ

Nhìn khói đau lòng tưởng nhớ năm xưa

Công ơn sinh thành ngày nao đền trả

Mẹ ơi con nguyền nhớ lời mẹ khuyên


*


Bà Mẹ Quê của Phạm Duy

Ngoài ca khúc Bà Mẹ Quê, Phạm Duy còn có hai ca khúc Mẹ Việt Nam và Người Mẹ Gio Linh.


Vườn rau, vườn rau xanh ngắt một mầu

Có đàn, có đàn gà con nương náu

Mẹ quê, mẹ quê vất vất vả trăm chiều

Nuôi đàn, nuôi một đàn con chắt chiu.


Bà bà mẹ quê!

Gà gáy trên đầu ngọn tre

Bà bà mẹ quê!

Chợ sớm đi chưa thấy về

Chờ nụ cười son, và đồng quà ngon.


Trời mưa, trời mưa ướt áo mẹ già

Mưa nhiều, mưa nhiều càng tươi bông lúa

Trời soi, trời soi bốc khói sân nhà

Nắng nhiều thì phơi lúa ra


Bà bà mẹ quê! Đêm sớm không nề hà chi

Bà bà mẹ quê! Ngày tháng không ao ước gì

Nhỏ giọt mồ hôi, vì đời trẻ vui.


Miệng khô, miệng khô nhớ bát nước đầy

Nhớ bà, nhớ bà mẹ quê xưa ấy

Mùa đông, mùa đông manh chiếu thân gầy

Cháu bà, cháu bà ngủ thiu giấc say.


Bà bà mẹ quê!

Chân bước ra đời rồi xa

Bà bà mẹ quê!

Từ lúc quê hương xoá nhoà

Nhìn về miền quê, mà giọt lệ xa.


*


Lời Ru Của Mẹ của Trầm Tử Thiêng & Tấn An

Con ơi à ơi...

Đây là giấc ngủ ban đầu

Mẹ ru con

Bên ngoài gió thổi Nam non

Hai mươi tuổi đời

Mẹ sinh con... yêu dấu à... ơi

Giấc mộng tuyệt vời

Giấc mộng... là mộng hai mươi


Bao nhiêu hưng vong

Đón đợi thu vào tầm tay

Rồi con lớn khôn... hai mươi tuổi đời

Như mẹ ngày nay

Con vui lên đường à à... ơi

Con say tiếng gọi dị thường

Như say giấc ngủ đêm này

À à ơi... giấc ngủ trên tay


Con ơi à ơi...

Đây là giấc ngủ ban đầu

Mẹ xa cha

Bên ngoài gió nổi thương ca

Đêm soi trăng vàng

Mẹ ru con... ngân tiếng tình tang

Gói mộng trong đời

Giấc mộng... ngày còn hai mươi


Hai mươi năm sau

Đón đợi thu vào tầm tay

Rồi con lớn khôn... hai mươi tuổi đời

Như mẹ ngày nay

Con vui lên đường à à... ơi

Con say tiếng gọi dị thường

Len trong giấc ngủ đêm trường

À à ơi... tiếng gọi quê hương


Con ơi à ơi...

Me nhìn thân thể ngọc ngà

Mẹ trông con

Trong niềm hy vọng bao la

Mây đen giăng trời à... à... ơi

Đã ngóng chờ con

Mong vào giấc ngủ

Giấc ngủ... lộng ngàn kiêu sa.


*


Mẹ Việt Nam Ơi Chúng Con Vẫn Còn Đây

Thơ: Hoàng Phong Lich – Nhạc: Nguyễn Ánh 9

Ca khúc nầy phổ biến vào tháng 1 năm 1975. Sau năm 1975, Việt Dzũng và Nguyệt Ánh đã đi khắp nơi trình bày ca khúc nầy nên rất quen thuộc.


Mẹ Việt Nam ơi! Chúng con vẫn còn đây!

Mẹ Việt Nam ơi! Chúng con vẫn còn đây!

Những đứa con bầu nhiệt huyết dâng đầy

Mang giòng họ của Lê Lý Nguyễn Trần.

Mẹ mặc cho con vải khô áo màu lam

Mẹ dưỡng nuôi con giòng sữa Bắc Trung Nam

Con của Mẹ đều một giống da vàng

Quyết một lòng đập tan lũ hung tàn


Trên đầu voi rạng ngời vung ánh thép

Gái Triệu Trưng bồ liễu đuổi xâm lăng

Hé môi cười nghe tiếng sóng Bạch Đằng

Gươm Hưng Đạo như rồng thiêng vùng vẫy

Vượt Trường Sơn, Nguyễn Huệ Bắc Bình Vương

Quyết một lòng đi giữ vững quê hương

Và còn nữa, con của Mẹ toàn danh tướng

Lòng Mẹ vui hãnh diện với đàn con.


Nhưng Mẹ ơi, giờ đây sao Mẹ khóc?

Hai vai gầy run rẩy nát tâm can

Lòng Mẹ đau thương xót cảnh lầm than

Áo nâu nghèo Mẹ rách để phơi thân.

Một đàn con vội quên ơn Mẹ nuôi dưỡng

Súng đạn cày tan nát luống quê hương

Lệ hồng sa Bến Hải nước tràn dâng

Xót xa nhiều phương Bắc giết phương Nam.


Nhưng Mẹ yêu, Mẹ đừng than khóc nữa!

Vì chúng con tuổi trẻ vẫn còn đây

Chúng con nguyện cùng chung sức đắp xây

Quê hương mình trong tự do ấm no

Xin Mẹ yêu, Mẹ đừng than khóc nữa!

Vì chúng con tuổi trẻ vẫn còn đây

Chúng con nguyện cùng ra sức đắp xây

Chúng con nguyện đi dựng lại quê hương.


Mẹ Việt Nam ơi! Chúng con vẫn còn đây!

Mẹ Việt Nam ơi! Chúng con vẫn còn đây!

Không phản bội giòng sữa thơm nuôi đưỡng

Chúng con nguyện đi dựng lại quê hương.

Mẹ Việt Nam ơi… Mẹ Việt Nam ơi… Mẹ Việt Nam ơi…!


Little Saigon, Mother’s Day 2021

Vương Trùng Dương

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.