Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Làm Báo… Đôi Khi Bị Báo Đời!

05/05/202109:43:00(Xem: 3150)

blank


Tháng 12 năm 1966, trong cuộc thi tuyển (hơn hai nghìn thí sinh dự thi) của Khóa Nguyễn Trãi I SVSQ của Trường Đại Học CTCT Đà Lạt để chọn 200 khóa sinh. Vì lúc đó quân trường mới thành lập nên theo theo học Giai Đoạn I Quân Sự cùng với Khóa 24 của Trường Bộ Binh Thúc Đức.

Khi vào Thủ Đức, mỗi đại đội (Khóa I ĐĐ 19) cử một SVSQ vào ban biên tập SVSQ liên khóa 23 & 24. Bạn văn khóa 23 đề nghị tôi tham gia cho vui. Và, tôi cũng thích có cơ hội cùng với những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng bước vào Ngưỡng Cửa Quân Đội.

Nào ngờ niềm vui mang theo phiền phức.

Khi vào quân trường ở Đà Lạt và phục vụ ở đơn vị, tôi cũng bị ANQĐ “hỏi thăm” vì ở QN-ĐN có nhiều tên làm báo cùng trang lứa theo VC hoạt động ở Sài Gòn. Thật tình lúc đó, tôi chẳng biết ai trong giới văn nghệ và báo chí ở QN-ĐN có ai hoạt động nằm vùng cho VC mà Cảnh Sát & An Ninh Quân Đội theo dõi. 

May mà khi 168 sĩ quan tốt nghiệp, có 1/4 được phục vụ trong ngành CTCT. Tôi về Tiểu Đoàn CTCT và sau đó về lại quân trường ĐH.CTCT. (Nếu…?) ra đơn vị tác chiến thì không biết “nghi vấn” có bị đem ra “thử lửa” con tốt đại đội phó trên chiến trận?. Đó cũng là lý do, sống bất cần đời khì không biết nay mai sẽ ra sao! Mà cũng may mắn, mọi điều không gây rắc rối cho bản thân.

Sau năm 1975, năm 1987 từ Đà Lạt về Sài Gòn, mới biết tên tuổi VC nằm vùng ở quê nhà… giữ nhiều chức vụ trong làng báo ở Sài Gòn. Hú vía!

Tôi thích truyện Kim Dung vì điển hình như Kiều Phong (Tiêu Phong) bị nghi ngờ... may mà thoát khỏi. Đó là lý do tôi có có nhiều bút hiệu.

Trong tiểu thuyết võ hiệp Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung, nhân vật Kiều Phong (bút hiệu của Lê Tất Điều), người anh hùng Khiết Đan, lưu lạc sống trên đất Hán. Kiều Phong vẫn tưởng thuộc dòng Hán tộc nhưng khi gia nhập trong Cái Bang thì phát hiện là người Khất Đan.

Khi Kiều Phong biết mình là Tiêu Phong, người Kiết Đan… chọn giải pháp rất anh hùng, hy sinh cho đại nghĩa. Cái đẹp nhất phải chết để bảo tồn danh dự bản thân & khát vọng tự do giữa hai thế lực quyết sinh tử. 

Chỉ là nhân vật hư cấu nhưng có nhiều người viết về Kiều Phong, trong đó có tác phẩm của GS Nguyễn Ngọc Huy, viết về Kiều Phong “giữa hai lằn đạn” rất hay. Khi đọc, cảm thấy ngậm ngùi, xót xa và cảm phục nhân cách sống của Kiều Phong ở chốn võ lâm.

Khi tỵ nạn ở Nashville, Tennessee (miền Đông HK) tôi quyết định về Little Saigon để làm báo. Bạn bè lại khuyên rằng đó là nơi chốn “gió tanh mưa máu” (?) nhưng tôi “Thử xem con tạo xoay vần ra sao” (ND)… nhưng ba thập niên rồi “Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh” (Tác phẩm của Erich Maria Remarque, bản dịch của Phạm Trọng Khôi, Lá Bối xuất bản, anh cũng phục vụ cùng quân trường và sau về phục vụ ở Trung Tâm Nguyên Tử Lực Đà Lạt).

Trong thời gian đại dịch Covid-19 xảy ra, bạn bè năm xưa email thăm hỏi, điểm danh lại… một số đã vĩnh viễn ra đi!

Với tấm hình lưu niệm từ lúc ở quân Trường BB Thủ Đức vào tháng 3 năm 1967, đã mất: Phan Nhự Thức, Phạm Văn Bình, Nguyên Sa, Lưu Trung Khảo… còn những người bạn văn trước kia, một số vẫn còn liên lạc với nhau, một số bặt tin nên không biết sống/chết! Cao Thoại Châu, Chu Tân (giám thị trường Nam Tiểu học Đà Nẵng, ra trường, bị thương, trở lại giáo chức) còn ở VN. Luân Hoán (trang web Vuông Chiêu vui với tuổi già trên facebook, ở Canada; Trần Hoài Thư với Thư Quán Bản Thảo đang chăm sóc vợ hiền lâm trọng bệnh ở New Jersey (Chị Nguyễn Thị Yến bị đột quỵ (stroke) năm 2012, nằm ở nursing home, anh sợ vợ buồn nên đem về sống bên nhau. Một lính trận giang hồ bạt mạng thế mà tuổi giả là người chồng hết lòng lo cho vợ trên chiếc xe lăn); Lâm Chương vẫn còn sáng tác; Hồ Minh Dũng không thấy xuất hiện… Ở Little Saigon chỉ có niên trưởng Vũ Trọng Mục, LS Trần Sơn Hà & tôi. Hơn một năm rồi, không ra ngồi quán cà phê nên chưa gặp nhau.

May quá, tuy gọi là “chốn gió tanh mưa máu” nhưng ba thập niên qua vẫn được yên vui, và nay chỉ còn mình tôi “nặng nợ giang hồ” với tờ báo.

Nay ngẫm lại, làm báo tuy bị báo đời nhưng không báo hại toi mạng mới viết vẩn vơ.

Khi viết, gõ trên keyboard khá nhanh, cho đến nay cũng vừa ngậm điếu thuốc vừa gõ, nhưng ghét nhất là gõ bài của người khác. Vì vậy khi layout đặc san, sách cho ai, tôi giới thiệu người đánh máy bài vở… tôi chỉ edit lại mà thôi. Thế nhưng “ghét của nào, trời trao của đó”. Viết văn, viết báo (nếu có) “tiếng” nhưng không có “miếng”. Sống nhờ layout có “miếng” để hỗ trợ có “tiếng”. Có khi cả hai đều bù trớt nhưng có cái “tình” với nhau. Đó là thời gian đảm trách bài vở và layout 2 đặc san của khóa: 50 năm ngày nhập ngũ & 50 năm ngày ra trường. Lai rai cũng ngốn hết 3 tháng, vừa đợi bài, hình ảnh… gởi đi rồi đổi ý. “Làm dâu trăm họ” mấy ông già chồng khó tính. Gởi bài qua email không dấu, viết tay… thôi đành ngậm bồ hòn phận “con dâu”! Chưa hết, khi layout xong, chuyển qua PDF, gởi đọc lại, thích chí đòi viết thêm. Đôi khi cằm rằm thì bị phán “Mày mang nghiệp vào thân thì phải chịu”.

Niềm vui trong Ngày Hội Ngộ, với đặc san được quý nương “khen” còn mấy ông già chồng chỉ gật gù “mầy giữ gìn sức khỏe để tiếp tục”. Tháng 5 năm 2020 và tháng 5 năm nay vì cái dịch Covod-19, không có cơ hội gặp nhau. Dù “ghét cay ghét đắng” mấy ông già chồng hành hạ “con dâu” nầy nhưng không được dịp hội ngộ với nhau, nhớ nhiều. Tôi lại post trên facebook tấm hình 28 năm về trước (1993) đánh dấu 28 tháng sống bên nhau ở quân trường. Điểm danh lại 1/3 đã ra người thiên cổ! Cũng mong năm tới được “mang nghiệp vào thân” ở cái tuổi cuối đời còn “mầy, tao” với nhau.

Frank Tyger cho rằng “Nếu một người cho bạn thời gian của mình, anh ta không thể cho bạn món quà nào quý giá hơn nữa”. (If a person gives you his time, he can give you no more precious gift).

Với tôi, muốn nhận chân, đánh giá nhân cách, tình cảm, tình bạn của một người, không phải một sớm một chiều mà trải qua thời gian lâu dài… càng lâu bao nhiêu, càng giá trị bấy nhiêu.

Vương Trùng Dương




Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhưng 64 năm sau (1960-2024), đảng đã thoái hóa, biến chất. Đảng viên thì tham nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống tự diễn biến và tự chuyển hóa, bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin và cả “tư tưởng Hồ Chí Minh” nữa...
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.