TỪ MŨI CÀ MAU TỚI ẢI NAM QUAN
Để mô tả chiều dài của đất nước trong thời kỳ sơ khai, tổ tiên chúng ta thường dạy con cháu rằng nước Việt trải dài “từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau”. Ngày nay cháu con được dịp lặp lại hình ảnh “từ mũi Cà Mâu tới ải Nam Quan” vì Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã tới Cà Mau công tác bác ái xã hội trong hai ngày 24 và 25 tháng 4 năm 2021. Và vào dịp Hè 2021, một phái đoàn Nghĩa Sinh khác sẽ đến công tác tại Lạng Sơn – gần ải Nam Quan ngày xưa. Sau đó phái đoàn sẽ tới thăm viếng và tiếp tay với giáo điểm Khe Thơi.
Theo Bách khoa Toàn thư Mở Wikipedia, Cà Mau – nơi Nghĩa Sinh tới công tác vào dịp nầy đã là vùng đất thấp, thường xuyên bị ngập nước. Cà Mau có mấy nhóm đất chính gồm đất phèn, đất than bùn, đất bãi bồi, đất mặn và đất kinh rạch nên đời sống kinh tế của nhiều gia đình trong vùng nầy đã gặp khó khăn trở ngại trong sinh kế.
TẶNG QUÀ CHO 100 GIA ĐÌNH Ở CÀ MAU
Địa điểm Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đến phục vụ trong chuyến công tác nầy là Cù lao Cây Nhàu thuộc ấp Hòa Trung, xã Hòa Thành, tỉnh Cà Mau. Tại đây, đa số dân nghèo sống bằng nghề làm ruộng, trồng rau quả và có đời sống khiêm tốn, nhiều lúc phải cơ cực. Còn những người miền rừng cấm và vùng nước mặn thường sống bằng nghề đốn củi, chằm lá, bắt cua, giăng lưới hay đánh cá. Trong tinh thần “lá lành đùm lá rách”, Đoàn đã lần lượt trao tặng 100 phần quà cho người đại diện các hộ nghèo bao gồm gạo, nước mắm, mì gói và các nhu yếu phẩm khác.
Đáp lời mời gọi của Cha Đaminh Lê Minh Hội, phụ trách giáo điểm tân lập Cây Nhàu, Đoàn đã lên chương trình tiếp giúp một giáo điểm nghèo ở vùng sâu vùng xa trong bước đầu thành lập nhằm nâng cao đời sống tinh thần của người dân, tạo thêm công ăn việc làm cho người nghèo và cải thiện các phương tiện y tế căn bản cho mỗi người dân.
HÀNH TRÌNH CÔNG TÁC NGHĨA SINH TẠI MIỀN TÂY NAM BỘ
Đây quả thật là một chuyến công tác có hành trình trải dài vạn dặm. Cả đi và về, Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã phải vượt qua hơn 1.000 cây số. Đa số các thành viên của Đoàn là những thiện nguyện viên U70 và U60. Họ đã từng liên tục hoạt động trong Nghĩa Sinh trên 50 năm (U70) hay trên 40 năm qua (U60).
Dù tuổi cao sức yếu nhưng các thiện nguyện viên Nghĩa Sinh vẫn còn hăng hái tham gia các công tác xã hội bác ái từ thiện giúp ích cho đồng bào và hỗ trợ những người trẻ đang gặp khó khăn trong việc học và sinh kế.
NGHĨA SINH PHAN THIẾT, PHƯỚC TUY, SAIGON VÀ THỦ ĐỨC
Có 12 đại diện Nghĩa Sinh CTXH – thuộc các Phương đoàn Nghĩa Sinh: Phước Tuy, Phan Thiết, Sài Gòn và Thủ Đức – đã tham gia chuyến công tác xã hội tại một tỉnh cực nam ở Miền Tây Nam Bộ trong hai ngày 24 và 25 tháng 4 năm 2021. Quý danh của các Trưởng và Nghĩa Sinh trong đoàn công tác gồm có (được xếp theo thứ tự ABC): NS Hoàng Văn Tám, NS Nguyễn Công Bình, NS Nguyễn Thị Đào, NS Nguyễn Thị Hiền, NS Nguyễn Văn Thu, NS Phạm Thu Loan, NS Xuân Lê, Trưởng Ngũ Phùng Vân, Trưởng Nguyễn Hồng Lam, Trưởng Nguyễn Thị Bích, Trưởng Nguyễn Văn Phẩm và Trưởng Nguyễn Xuân Thu.
Đại đa số các Trưởng và Nghĩa Sinh tham gia chuyến công tác nầy đều đã gia nhập Nghĩa Sinh cách nay hơn 50 năm – đã hơn nửa thế kỷ phục vụ đồng hương, đồng bào và đồng loại trong tinh thần thiện nghĩa và hoàn toàn tự nguyện – rất đáng trân trọng và khâm phục. Mười (10) Hành động Nhân ái của Nghĩa Sinh đã được các thành viên trân trọng và nghiêm túc thực hiện trong hơn 58 năm qua (1963-2021) như sau:
LỜI CÁM ƠN CỦA HỘI ĐỒNG HUYNH TRƯỞNG NGHĨA SINH
Hội Đồng Huynh Trưởng Nghĩa Sinh đã gửi điện thư cảm ơn quý Ân nhân Nghĩa Sinh đã quảng đại đóng góp cho quỹ từ thiện bác ái xã hội, nuôi dưỡng các hoạt động thiện nghĩa đã được thực hiện và duy trì trong suốt chiều dài lịch sử 58 năm thành lập Nghĩa Sinh (1963-2021). Nguyện xin Đấng tối cao ghi nhận công đức của quý Ân nhân Nghĩa Sinh. Và từ Trời cao, nguyện xin Đấng thiêng liêng tiếp tục chúc lành cho quý ân nhân và thân quyến.
Trong dịp nầy, Huynh Trưởng Nghĩa Sinh đã chuyển lời cảm ơn đến các tham dự viên Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã hy sinh thời giờ quý báu để kiên trì tham gia các công tác thiện nghĩa trong niên hoạt 2020-2021 – từ việc giúp đỡ các em cô nhi bất hạnh đến việc hỗ trợ những người khuyết tật phục hồi thể xác và bồi dưỡng tâm linh; từ việc tiếp giúp phòng ngừa bệnh tật đến việc đúc chuông nhà thờ cho các xứ đạo nghèo; từ chương trình giếng nước sạch cho người nghèo đến chương trình máy lọc nước sông thành nước sạch cho các gia đình ở vùng sâu vùng xa.
Nguyễn Vũ Khánh Hoàng
http://www.nghiasinh.org/?mode=new_nd&stt=1237