TT Thiệu nêu hai yêu cầu với TT Ford và TT Hương đưa ra đề nghị với ĐS Martin

24/04/202115:25:00(Xem: 2143)
 
* TT Thiệu đề nghị tái sử dụng  máy bay B.52
* TT Ford cử người đến VN nghiên cứu
* TT Hương muốn nhờ đại sứ Pháp ...
* QLVNCH không thua vì tinh thần và khả năng chiến đấu...

Dao Van 02
Trước
 khi bàn về nội dung nơi    tiêu đề,  người viết muốn bổ túc thêm về  do khiến TT Thiệu ra lệnh triệt thoái khỏi  Quân Khu I  QK II,   do thư hai này do Đại Sứ Martin nêu ra. Về  do triệt thoái QKI  QK II đã gửi đến bạn đọc trước đây: "Phó Thủ tướng Hảo đã lập luận gay gắt rằng các nguồn lực hiện  không đủ để bảo vệ toàn thể  lãnh thổ VNCH- Deputy Prime Minister Hao has argued strongly that resources at hand are insufficient to defend the entire present territory of the RVNHảo đề nghị bỏ Hảo đề nghị bỏ QK I  và một số tỉnh thuộc QK II- << Hao proposes to abandon MR–1 and major portions of MR–2.>>

Trong  điện văn  gửi  về Bộ Ngoại Giao, Đại sứ Martin ngoài  việc nêu lý do TT Thiệu ra lệnh triệt thoái khỏi QK I và QK II, ông còn  chia sẻ việc  Hoa Thịnh Đốn không có  phản ứng sau vụ CSBV đánh chiếm Phước Long (06.01.1975), và theo ông qua sự kiện này thời số phận của VNCH coi như ván đã đóng thuyền. Đại sứ Martin viết:
" Khi chúng ta không có phản ứng gì sau vụ Phước Long, thì cái chết  (của VNCH) đã được định sẵn- When we did not react after Phuoc Long, the die was cast.. Việc Trần Văn Lắm giải thích với Thiệu rằng sẽ không có khoản viện trợ nào nữa chứ chưa nói đến bất kỳ khoản bổ sung nào, sự việc đã khiến  Thiệu tiến hành cuộc di tản thảm khốc tại Quân Khu I và QK II << Tran Van Lam’s interpretation to Thieu that there would be no further aid let alone any supplemental,pushed Thieu into the disastrously executed evacuation of MR’s 1 and 2.>>.
 
Sau đây là tóm lược lá thư của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gửi tổng thống Ford, lá thư đề ngày 25.03.1975, lá thư  này cũng là lá thư chót của TT Thiệu đề nghị TT Ford thực hiện hai việc. Tiếp đến là  thư trả lời của TT Ford về yêu cầu của TT Thiệu, cả hai thư này trích từ Thư Viện  Gerald R. Ford.
 
Thư của  TT Thiệu gửi TT Ford
" NGUYEN VAN THIEU President of the Republic of Vietnam
Saigon, March 25, 1975 -  Dear Mr. President,..."
   "Khi tôi viết thư này cho Tổng thống, tình hình quân sự ở Nam Việt-Nam đang rất nghiêm trọng và đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Như Tổng thống đã biết, sự mất cân bằng nghiêm trọng trong cán cân lực lượng có lợi cho phía Bắc Việt Nam cũng như các lợi thế chiến lược của họ, tích lũy trong hai năm qua, cho thấy tình hình nguy cấp hiện nay, đặc biệt là tại QK I và QK II.  Sức ép nặng nề cũng đang xảy ra trên tất cả các phần còn lại của lãnh thổ quốc gia  chúng tôi, và ngay tại  Sài Gòn này cũng đang bị đe dọa - Heavy pressures are also being exerted on all the rest of our national territory, and Saigon itself is threatened.  Rõ ràng là chúng tôi sẽ vô cùng khó khăn trong việc ngăn chặn bước tiến của lực lượng Cộng sản hầu giữ vững phòng tuyến để đẩy lùi quân xâm lược.

Hà Nội cố tình lợi dụng Hiệp định Paris để tiến hành quân sự hóa miền Nam Việt Nam, mưu đồ của họ đã được chúng tôi biết rõ ngay tại thời điểm đàm phán Hiệp định Paris. Tổng thống có lẽ còn nhớ rằng chúng tôi đã ký vào Hiệp định này, không phải vì chúng tôi tin tưởng  vào thiện chí của đối phương, mà vì chúng tôi tin vào giải pháp chung của hai chính phủ để làm cho Hiệp định có hiệu lực-  not because we credulously believed in the enemy's goodwill, but because we were certain of the common resolution of our two governments to make the Agreement work.
   Để làm bằng chứng cho việc ký kết đó, chúng tôi nhận được sự cam kết chắc chắn rằng Hoa Kỳ sẽ trả đũa nhanh chóng và mạnh mẽ đối với bất kỳ hành vi vi phạm Hiệp định nào của đối phương và sẽ cung cấp cho Việt Nam Cộng hòa  đầy đủ về kinh tế và quân sự -As evidence of that resolution, firm pledges were then given to us that the United States will retaliate swiftly and vigorously to any violation of the Agreement by the enemy and will provide the Republic of Viet-Nam with adequate military and economic assistance.
   Chúng tôi coi những cam kết đó là những bảo đảm quan trọng nhất của Hiệp định Paris; những cam kết đó giờ đây đã trở thành những cam kết quan trọng nhất đối với sự sống còn của chúng tôi - We consider those pledges the most important guarantees of the Paris Agreement; those pledges have now become the most crucial ones to our survival.
   Thưa Tổng Thống, vào giờ phút quan trọng này khi số phận của miền Nam Việt Nam tự do đang bị đe dọa và  nỗi kinh hoàng về một cuộc tấn công của kẻ thù đang giáng xuống toàn thể người dân miền Nam Việt Nam, tôi tha thiết đề nghị tổng thống thực hiện hai hành động cần thiết sau đây - Mr. President,  At this critical hour when the fate of the free South Vietnam is at stake and when the horror of the enemy's offensive is descending upon the entire population of South Viet-Nam, I earnestly request that you take two following necessary actions :

Dao Van 03
- Ra 
lệnh ngay lập tức  mở cuộc không kích B-52 ngắn gọn nhưng dồn dập nhằm vào sự tập trung binh lực  các căn cứ hậu cần của địch ở miền Nam Việt Nam, với cường độ ngang với những  đã thực hiện trong thời điểm quan trọng nhất của năm 1972,  - To immediately order a brief but intensive B-52 air strike against enemy's concentration of forces and logistic bases within South Vietnamwith intensity comparable to what was done in the most critical hour of 1972, and

- Khẩn cấp viện trợ cho chúng tôi các phương tiện cần thiết để ngăn chặn và đẩy lùi cuộc tấn công - To urgently provide us with necessary means to contain and repel the offensive.
   Chỉ với hai hành động này, chúng tôi mới có thể ngăn chặn được  quân Bắc Việt Nam xâm chiếm Nam Việt Nam bằng vũ lực bất chấp Hiệp định Paris; chỉ với hai hành động này, chúng tôi mới có thể ngăn họ đối đầu với chúng tôi.
   Thưa Tổng thống, một lần nữa, tôi kêu gọi Tổng thống, với  uy tín về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, và đặc biệt, đối với lương tâm của Hoa Kỳ.  Hãy nhanh chóng gia hạn tính liên tục của chính sách đối ngoại của Mỹ với chúng tôi, nhằm đảm bảo và hiệu quả của các cam kết hiện có. Tôi rất vui vì tổng thống quyết tâm thực hiện đầy đủ các cam kết này trong chính quyền của Tổng thống. Như Tổng thống đã lưu ý một cách đúng đắn, những đảm bảo này đặc biệt  hữu ích cho Việt Nam Cộng hòa.
   Nhiều thế hệ người miền Nam Việt Nam sẽ không còn sợ sống trong nỗi lo âu bởi sự thống trị của Bắc Việt-Nam, họ  sẽ mang ơn những hành động kịp thời của Tổng thống, và lòng kiên trung của những người dân vĩ đại Hoa Kỳ. Trân trọng." - 
Theo thư  viện Gerald R. Ford << Thư của TT Thiệu gửi TT Ford ngày 25.03.1975 - p.57 >>

* Thư của TT Ford gửi trả lời TT Thiệu
Sau đây là tóm lược thư đề ngày 25.03.1975 của tổng thống Ford  gửi trả lời thư của  tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Trong thư trả lời, TT Ford không nhắc đến  việc  TT Thiệu yêu cầu Mỹ cho máy bay B.52 tái hoạt động để trợ giúp đẩy lui quân  CSBV.  Còn yêu cầu về quân viện,  TT Ford cho hay sẽ  cử người đến xem xét tình hình tại chỗ trong khi phía VNCH đang trong cảnh dầu sôi lửa bỏng...
   "Tôi rất thấu hiểu  trong thời gian khó khăn hiện nay  mà Ngài  đang phải đối diện. Cho nên tôi đã yêu cầu Đại sứ Martin chuyển đến  Ngài  sự ngưỡng mộ của tôi về sự quyết tâm, và lòng dũng cảm của Ngài. "

Dao Van 04
" Tôi 
rất lấy làm tiếc rằng những sự kiện xảy ra trong mười hai tháng qua, những sự kiện  không ai trong chúng tôi  thể kiểm soát việc Hoa Kỳ giảm sự hỗ trợ vật chất điều  chính phủ của Ngài đang mong đợi nhận đượcMặc  tôi vô cùng hối tiếc về quyết định tái
 bố trí  lực lượng  Ngài cảm thấy buộc phải thực hiện, tôi hoàn toàn hiểu  do của những hành động này nhằm giảm thiểu các khó khăn hầu tập trung các lực lượng quân sự của Ngài  để bảo vệ các khu vực quan trọng." -  "Vấn đề thiết yếu hiện tại  là xác định chính xác những phương thức  mà cả hai chúng ta có thể thực hiện để tạo ra triển vọng tốt nhất cho tương lai. Mặc dù Ngài có thể đã nhận được một đánh giá khá ảm đạm về thái độ của công chúng và Quốc hội Mỹ về triển vọng nhận đủ số lượng viện trợ kinh tế và quân sự, tôi nghĩ tình hình hiện nay đã thay đổi đáng kể. Các hoạt động tái triển khai quân sự của Ngài  đã mô tả thực tế  của tình hình Việt Nam hiện nay, và Ngài đang  rất mong mỏi  về khoản viện trợ khẩn cấp bổ sung.


Ngài  có thể yên tâm rằng chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để Quốc hội chuẩn chi những khoản viện trợ thích đáng cho miền Nam Việt Nam. Chúng tôi nhận thấy rằng điều này phải được thực hiện kịp thời.
   Để đảm bảo rằng tôi được thông báo đầy đủ về các yêu cầu viện trợ quân sự,  chúng tôi cần được chuẩn bị đặc biệt hầu đáp ứng nhu cầu thực tế hiện tại của Ngài, tôi đã lệnh cho người bạn cũ của Ngài, là Tướng Fred Weyand, sẽ tháp tùng Đại sứ Martin trong chuyến trở lại Sài Gòn. Tôi chắc chắn rằng Ngài sẽ trình bày tình hình hiện tại với ông ta một cách đầy đủ, và  cho ông  ta biết chi tiết về những hạng mục mà Ngài và các cố vấn quân sự của Ngài cho là quan trọng nhất vào lúc này.
   Tôi cũng biết rằng một số thành viên trong chính phủ của Ngài đôi khi  đã suy đoán rằng vì lợi ích của Mỹ ở những nơi khác đã làm giảm bớt sự quan tâm của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Đại sứ Martin thông báo với tôi rằng Ngài  hiểu điều này không phải là sự thật, vì cách chúng tôi thực hiện cam kết của mình với Việt Nam Cộng hòa chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến uy tín và lợi ích của Mỹ ở khắp mọi nơi. Do đó, chúng tôi kiên định vẫn  sẽ giúp đảm bảo khả năng kinh tế và khả năng bảo vệ tự do và thể chế của Việt Nam Cộng hòa - Therefore, our firm intention remains to help insure the Republic of Vietnam’s economic viability and its capability to defend its own freedom and institutions."
   "Để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi cả hai bên phải nỗ lực tối đa. Nó cũng đòi hỏi chúng ta phải giữ liên lạc chặt chẽ và thân mật. Tôi đã yêu cầu Đại sứ Martin chuyển trực tiếp cho tôi mọi thông tin  mà Ngài cho là cần thiết.
    Trong quá khứ cả hai dân tộc của chúng ta đều đã vượt qua những thời điểm thậm chí còn khó khăn hơn.  Ngài và đồng bào của Ngài yên tâm về sự quyết tâm sẽ làm tất cả những gì có thể giúp đỡ Việt Nam Cộng Hòa-to do everything I can to help the Republic of Vietnam. Một lần nữa, tôi tin tưởng rằng những nỗ lực chung của chúng ta sẽ thành công Once again, I am confident that our joint endeavors will be successful.. Với những lời chúc tốt đẹp nhất của cá nhân tôi. Trân trọng, Gerald R. Ford". Theo thư viện Gerald R. Ford << Thư của TT Ford  gửi TT Thiệu ngày 25.03.1975 - p.63 >>
 
* Tổng thống Trần Văn Hương muốn nhờ Đại sứ Pháp...
Sau ngày  TT Thiệu từ chức (21.04.1975), Phó TT Trần Văn Hương lên thay thế... Phần sau tóm lược điện văn ngày 22.04.1975  của Đại sứ  Martin (Sài Gòn) gửi cho Cố vấn An Ninh Quốc gia TS. Kissinger (Hoa Thịnh Đốn) về  cách ứng xử của  Tân Tổng thống Trần Văn Hương.  Theo điện văn  trên thư viện online của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. << Message From the Ambassador to Vietnam (Martin) to the President’s Assistant for NSA (Kissinger)  >>:
   "Tôi đã gặp tân Tổng thống Hương vào khoảng một giờ chiều nay. Một bản ghi nhớ chi tiết về cuộc trò chuyện sẽ được soạn thảo và chuyển đi trong thời gian thích hợp.  Nhưng những ấn tượng cơ bản tôi ghi  nhận là như sau:
-Thứ nhất,  Hương không nghĩ mình là Tổng thống lâm thời. Ông ta nhận thấy Việt Nam đang ở trong tình thế hiểm nghèo vô cùng. Ông ta sẵn sàng đưa ra những nhượng bộ mà một số chính trị gia Việt Nam khác cảm thấy có thể làm được để giữ cho Sài Gòn tránh khỏi trở thành “một vũng máu”, và hy vọng duy trì càng lâu càng tốt một miền Nam Việt Nam độc lập với những chính sách đối ngoại mà ông ta  hiểu sẽ phải được thay đổi hoàn toàn trong tiến  trình thích hợp.

- Thứ hai, ông ta đã tiếp Thủ tướng Cẩn vào sáng nay, người đã đề nghị chính phủ từ chức. Ông ta bảo ông Cẩn phải ở lại vị trí trong một tuần, để  ông ta  xem xét những phương án nào có thể phục vụ tốt nhất cho Việt Nam trong tình hình hiện tại. Ông ta rất muốn biết những cái tên cụ thể nào trong giới  chính trị Việt Nam có thể được Hà Nội chấp nhận. Ông ta hy vọng sẽ có một số phương pháp liên lạc với Hà Nội, nhưng không biết gì ngoại trừ cơ chế Bốn Bên tại La Celle St. Cloud. Đại sứ Phong, người được lệnh quay trở lại vào thứ Hai đã gửi thông báo rằng ông không thể đến nơi  trước thứ Sáu. Tôi gợi ý rằng hệ thống Bốn Bên – Hai Bên hiện có  tại  Sài Gòn bao gồm các chuyến bay liên lạc đến Hà Nội, có thể chứng tỏ một kênh hữu ích và không phô trương. Ông ta đang xem xét điều này - I suggested that the Four Party–Two Party system existing in Saigon including the liaison flights to Hanoi, might prove a useful and unobtrusive channel. He is considering this.

-Thứ ba, ông ta rất muốn Washington sẽ là đầu mối liên kết với Hà Nội trong việc vạch ra các phương thức về  một số thỏa thuận mới trong chính phủ mà Hà Nội sẽ chấp nhận và miền Nam Việt Nam có thể tồn tại. Tôi nói rằng tôi sẽ chuyển lời yêu cầu của ông ta, nhưng tôi nghĩ rằng sẽ có rất ít sự quan tâm ở Washington trong khi  quân địch hiện đang tập trung ở Nam Việt Nam. Ông ta nói sẽ đi gặp Đại sứ  Pháp vào sáng mai và sẽ nhờ  truyền đạt ý kiến của chúng tôi với phía Hà Nội. Ý kiến  rằng ông ta phải cần  thời gian để thành lập một Nội các có thể chấp nhận được một cách hợp lý đối với người dân Nam Việt-Nam và cũng có thể chấp nhận được đối với Hà Nội-stating that he had to have time to form a Cabinet that would be reasonably acceptable to the people of South Vietnam and also acceptable to Hanoi. Tôi sẽ cố gắng tìm hiểu xem ông ta nói gì với Đại sứ Pháp vào sáng mai.

-Thứ tư, ông ta vẫn trông cậy vào việc Hoa Kỳ cung cấp đầy đủ viện trợ quân sự ngay bây giờ để bảo toàn nguyên vẹn tinh thần và khả năng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nếu không có bất kỳ cuộc thương lượng nào sẽ là vô vọng và không thể tránh khỏi sự đầu hàng- Fourth, he is still counting on the United States to provide sufficient military aid now to preserve intact the morale and capability of the ARVN without which any negotiation would be hopeless and capitulation inevitableÔng ta đề nghị tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với  Tổng thống  Ford  trong việc bảo vệ các cam kết trước đây mà Việt Nam đã liên hệ. Ông ta hy vọng rằng sự tàn phá  của cuộc tấn công do Bắc Việt  gây ra có thể làm  thay đổi thái độ trong Quốc hội để cho phép chiến dịch được tiến hành thành công bởi Tổng thống và Bộ trưởng.- He hoped that the nakedness of the North Vietnamese attack might sufficiently change attitudes in Congress to permit the campaign being waged by the President and the Secretary to be successful..

2. Ấn tượng của tôi từ Đại sứ Pháp là người Pháp đã khuyên Hà Nội không nên tiến hành một cuộc tấn công quân sự ngay lập tức và hãy dành một ít thời gian để cân nhắc  xem liệu việc đàm phán có thể không mang lại kết quả thuận lợi hơn nhiều hay không  cho Hà Nội trước  dư luận của thế giới. Tôi thu thập được ý kiến của người Pháp rằng lời khuyên của họ đã được lắng nghe và sự tạm lắng dịu  trong giao tranh hiện nay dường như  giải quyết được điều này.

3. Bất kể thông tin tình báo về các cuộc di chuyển, dường như  Hà Nội có thể đang di chuyển lực lượng vào vị trí, họ có thể sẽ cho thêm thời gian để xem điều gì sẽ xảy ra. Do đó, tôi hy vọng ông bớt  lo  toan và bản thân chúng ta sẽ không gây ra một thảm kịch cuối cùng  bằng cách ra lệnh cho những hành động chưa được chứng minh. Một khi có quyết định  khẩn cấp  có thể nên kiểm tra với tôi trước khi có bất kỳ hướng dẫn nào." 

Theo thư của TT Ford nêu trên  (ngày 25.03.1975) là  cử Tướng Frederick Weyand đến Việt Nam để quan sát tình hình. Trong khi đó cùng ngày 25.03.1975 tại Việt Nam phía CSBV đã chiếm thành phố Huế. Vào ngày 03.04.1975 cũng là ngày  tướng Frederick Weyand gặp TT Thiệu tại Dinh Độc Lập, thì vào ngày này (03.04.1975) CSBV đã chiếm Nha Trang và Đà Lạt.  Dựa theo bản tin có kèm hình ảnh tại Dinh Độc Lập của Kennerly.com tiêu đề  << The Final Days of  Vietnam >>:

  Dao Van 01
"
Vào ngày 3 tháng 4 năm 1975, tại văn phòng trong Phủ Tổng thống ở Sài GònTổng thống Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu đã gặp Tham mưu trưởng Lục quân Hoa KỳTướng Frederick Weyand  Đại sứ Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam Graham Martinngười đã theo lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ Gerald R. Ford đến Việt Nam để xem xét liệu  thể làm  để ngăn chặn sự tiếp quản của Cộng sản hay không- to see if anything could be done to stop a Communist takeover."  Việc 
c tướng  Weyand đến Việt Nam phải chăng TT Ford muốn  kéo dài thời gian nhằm tránh trả lời hai đề nghị của  Tổng Thống Thiệu.

Xin tiếp lời của Đại Sứ Martin ghi trên: " Khi chúng ta (Mỹ) không có phản ứng gì sau vụ Phước Long, thì cái chết  (của VNCH) đã được định sẵn".  Dựa vào nhận xét này và  việc Mỹ từ chối lời yêu cầu cấp quân viện của hai TT Thiệu và TT Hương viết trên, phải chăng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không thua vì tinh thần và khả năng chiến đấu, mà thua vì quyền thế của kẻ nắm hầu bao.

Đào Văn

Chú thích: Các tài liệu gốc nằm trong Hộp  số 5, thư mục “Việt Nam - Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu” liên quan đến  Thư tín Tổng thống của Cố vấn An ninh Quốc gia với Bộ sưu tập của các nhà lãnh đạo nước ngoài tại Thư viện Tổng thống Gerald R. Ford.-The original documents are located in Box 5, folder “Vietnam - President Nguyen Van Thieu” of the National Security Adviser’s Presidential Correspondence with  Foreign Leaders Collection at the Gerald R. Ford Presidential Library.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
22/03/202305:24:00
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông, như một số vị thầy hiện nay đã ngộ nhận, khi nói rằng pháp môn này xuất phát từ Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết – một bản kinh tuyệt tác về pháp môn bất nhị -- chỉ xuất hiện vài thế kỷ sau khi Đức Phật nhập Niết bàn. Bài này sẽ giải thích rằng pháp môn bất nhị là những lời dạy cốt tủy của Đức Phật (và là của Thiền Tông Việt Nam) và ai cũng có thể nhận ra được, trải nghiệm được.
21/03/202322:48:00
Chẳng thể cứ tự hào Việt Nam nay là đất nước phát triển nếu như dân cư của cả nước vẫn phải sống với nguồn nước bẩn và một môi trường đầy ô nhiễm. “Không có kỹ nghệ không gian các quốc gia vẫn sống được, nhưng không thể sống nếu không có nước.” Oded Distel [chuyên gia về nước của Do Thái] Đề nghị chọn Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 là Ngày Nước Việt Nam / Vietnam Water Day. [Nhóm Bạn Cửu Long]
18/03/202312:51:00
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mênh mông vẫn có rất nhiều nước với rất nhiều công trình thủy lợi, nhưng dân vẫn khao khát nước sạch, chìm ngập trong nước bẩn, đói phù sa, dư phèn, thừa muối và khổ sở với ô nhiễm.
17/03/202300:00:00
Chẳng rõ tại sao báo chí Việt Nam trong nước khi viết về hai diễn viên Quan Kế Huy và Hồng Châu đều không hề đề cập đến nguồn gốc 'tị nạn' của họ. Có báo sửa tài tử Quan Kế Huy từ 'gốc Việt' thành 'gốc Á' hay 'gốc Hoa'. Ít ai chú ý rằng trong danh sách được đề cử giải Oscar năm nay còn có tên của một minh tinh khác cũng gốc Việt: Hồng Châu. Cô ấy cũng là một người tị nạn. Hồng Châu (hình), theo các trang điện ảnh Mỹ, sanh ra ở trại tị nạn Thái Lan vào năm 1979. Trang wiki mô tả chuyến vượt biên đầy nguy hiểm: "Năm 1979, gia đình cô là một trong số những thuyền nhân rời bỏ đất nước, xuyên suốt chặng đường vượt biên, bố cô bị bắn đến suýt chết trong khi mẹ đã mang thai cô được sáu tháng."
06/03/202314:12:00
Mối đe dọa chiến tranh hạt nhân thật phù hợp với lối suy nghĩ đen tối của cựu tổng thống. Những kẻ sợ hãi sẽ bỏ phiếu cho một nhà lãnh đạo độc tài. Nước Mỹ của Trump không phải là ánh bình minh với niềm tin cho tương lai, mà là đêm đen như mực.
27/02/202312:46:00
Bài này được viết để mời gọi Phật tử siêng năng đọc Kinh, đọc Luận, đọc các bài viết về Phật học, kể cả trong tiếng Việt và tiếng Anh, đối chiếu Kinh luận để làm sáng tỏ lời Đức Phật và để tu học. Chúng ta có thể để ý, nhiều bài viết về Phật học hiện nay trên mạng phần lớn dựa vào các sách đã ấn hành nửa thế kỷ trước tại Việt Nam, trong khi đã có nhiều nghiên cứu mới xuất hiện gần đây trên thế giới chiếu rọi thêm nhiều vấn đề mới. Thêm nữa, trong khi đọc, nên tìm nhiều nguồn để đối chiếu, để gạn lọc những thông tin khả vấn, và để tìm những hướng dẫn khả dụng cho đường tu học của mình. Bài viết này sẽ nêu vài đề tài ít được nói tới, chủ yếu chỉ để giúp nhau thông tin trên đường tu học. Nếu trong bài có điểm sai, người viết xin chân thành sám hối và hoan hỷ đón nhận các lời chỉ giáo.
22/02/202309:07:00
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ… Một thế giới hoa tạng, rực rỡ xinh đẹp sẽ được thành tựu tùy tâm mình. Cho nên người có khả năng làm chủ chính bản thân mình, người biết sống Tự-tại Vô-ngại là người làm chủ được cả… thế giới (Thế chủ diệu nghiêm) chớ không phải thần thánh từ phương nào!
16/02/202314:18:00
Gia tăng giá năng lượng, chuỗi cung ứng xáo trộn, và mức cầu phục hồi sau đại dịch là những nguyên nhân gây ra lạm phát trong 2021-2022. Chính sách tiền tệ thâu hẹp chừng mực của Quỹ Dự Trữ Liên Bang đã giúp lạm phát tiếp tục giảm và nguy cơ trì trệ kinh tế mờ dần. Cố gắng giảm bớt thiếu hụt ngân sách quốc gia cũng đã góp phần đáng kể vào việc kiềm chế lạm phát.
06/02/202322:30:00
Đầu tháng 2 năm 2023, nghe được một tin buồn về đồi Charlie, nơi đại tá nhẩy dù Nguyễn Đình Bảo đã hy sinh năm 1972. Khi được xem video clip, được nghe lời kể chuyện và được thấy cái miếu nhỏ để nhang khói cho hồn tử sĩ quân đội VNCH đã nằm xuống trên ngọn đồi Charlie nửa thế kỷ trước đây, nay đã bị đập phá tan nát như đống gạch vụn, tôi thấy lòng trùng xuống thật sâu và hụt hẫng như mới biết được có một sự lừa gạt, một điều dối trá và một chuyện không phải của văn hóa tập tục dân tộc Việt Nam hiện nay vào thế kỷ 21, nó ngược lại và giống như những chuyện trong lịch sử VN xa xưa.
27/01/202322:58:00
Andrew Lâm là tác giả của cuốn Birds of Paradise Lost, Perfume Dreams: Reflections on the Vietnamese Diaspora, anh đoạt giải PEN Open Book 2006, và East Eats West: Writing in Two Hemispheres. Anh là một nhà bình luận thường xuyên của NPR, và các bài tiểu luận của anh đã xuất hiện trên New York Times, Los Angeles Times, Mother Jones và nhiều tạp chí khác. Bài “Ghosts in America”
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.