Hôm nay,  

Công Trình “Những Ca Khúc Nhạc Ngoại Quốc Lời Việt” của Hoài Nam

09/04/202119:03:00(Xem: 4631)

  T Van

1.

Chỉ với công trình “70 Năm Tình Ca trong âm nhạc Việt Nam”, Hoài Nam đã đủ để lại đời một món quà quý báu hiếm có cho những người yêu chuộng âm nhạc miền Nam nói riêng, và kho tàng văn hóa Việt Nam nói chung.

Nhưng Hoài Nam không chịu ngừng lại (để dưỡng già) ở đó. Sau khi hoàn tất công trình âm nhạc có một không hai nói trên (2012), đầu năm 2013, anh đã bắt tay ngay vào một công trình “đồ sộ” khác. Đó là công việc giới thiệu các “ca khúc nhạc ngoại quốc lời Việt” một cách quy mô, mạch lạc, đầy đủ và chi tiết đến độ khiến người đọc ngạc nhiên thích thú, nhất là những người đã từng sống qua thời kỳ cực thịnh của các nhạc phẩm ngoại quốc (Anh, Pháp, Trung hoa  . . .) tại miền Nam Việt Nam thời trước biến cố tháng 4 năm 1975, thời kỳ mà không chỉ các bản nhạc ngoại quốc ấy tung hoành trên các băng dĩa, làn sóng truyền thanh truyền hình, mà cả kiểu cách ăn mặc, kiểu cách tóc tai, kiểu cách trang điểm của các ca sĩ trình diễn (các bản nhạc ngoại quốc) ảnh hưởng sâu đậm đến cuộc sống xã hội của trai thanh gái lịch miền Nam, để rồi chúng trở thành một phần đặc thù của âm nhạc Việt Nam khi được các nhạc sĩ viết lời Việt cho các bản nhạc thời thượng ấy.

Vì thế, cũng như với công trình “70 năm Tình Ca”, công trình “Những ca khúc nhạc ngoại quốc lời Việt” chỉ có thể được thực hiện một cách chính xác, đầy đủ và sống động bởi những người đã từng sống qua những ngày tháng khó quên ấy, đã từng tắm hồn trong dòng âm thanh quyến rũ mê hoặc của một thời cùng với những bạn bè đồng trang lứa, đã từng rủ nhau đến hiệu uốn tóc cho một kiểu tóc gợn sóng uốn lượn trước trán của Johnny Hallyday, một kiểu tóc ngắn úp sát hai bên má của  Sylvie Vartan. Ngày ấy, âm nhạc đi hẳn vào cuộc sống như một phần không thể thiếu của cuộc sống. Thế nên, viết về âm nhạc những ngày ấy không thể chỉ gói gọn chi tiết trên những trang khảo cứu khô cứng, vô hồn, vô thanh và vô ảnh.

May mắn thay, chúng ta có một Hoài Nam, người hội đủ các điều kiện “khe khắt” nói trên, người sau bao thăng trầm gian nan chiến tranh cải tạo vượt biên vượt biển nay vẫn còn sống sót. May mắn hơn nữa, anh còn sở hữu một trí nhớ tuyệt vời, để có thể ghi lại chính xác những gì xẩy ra hơn 50 năm trước, cộng với một tinh thần làm việc nghiêm túc, bền bỉ  trong suốt hơn 7 năm liên tục cho ra đời 96 bài viết gồm các hình ảnh và bộ sưu tập âm thanh (dạng MP3) với hơn 400 bản thu âm đến từ nhiều nguồn.

Trong suốt 7 năm ấy, trang mạng văn học T.Vấn & Bạn Hữu đã thực hiện một chuyên mục cho các bài viết nói trên và sau đó đã thực hiện thành 4 tập sách điện tử gồm hơn 1,600 trang giấy (khổ Executive 7.25 x 10.5) với nội dung phân chia như sau:

Tập Một (ấn hành 2017): Những nhạc khúc, ca khúc cổ điển, bán cổ điển và đầu thời kỳ hiện đại.

Và những ca khúc dân gian truyền thống phổ biến.

Tập Hai (ấn hành 2017): Những ca khúc phổ thông (popular songs) của Anh, Mỹ.

Tập Ba (ấn hành 2018): Những ca khúc phổ thông của Pháp.

Tập Bốn (ấn hành 2021): Một số ca khúc đông phương điển hình và Những ca khúc nổi tiếng trong phim ảnh, trong các vở ca nhạc kịch, hoặc nhạc phim được đặt lời hát.

Để nghe được phần âm thanh (MP3) hay theo dõi đường dẫn đến các video nhạc trích dẫn trong bài, độc giả phải vào xem trực tiếp trên trang mạng văn học T.Vấn & Bạn Hữu (t-van.net). Bỏ qua phần bất tiện này, độc giả có thể tải về máy miễn phí 4 tập sách điện tử ở dạng PDF và mở ra đọc với bất cứ thiết bị đọc điện tử nào (computer, laptop, smartphone, Ipad, Tablet v…v…).

So sánh với  công trình “70 Năm Tình Ca trong âm nhạc Việt Nam”, người ta “nghe” công trình 70 năm Tình Ca, nhưng lại phải “đọc” công trình nhạc Ngọai Quốc lời Việt. Khác biệt ấy chính là sự thiệt thòi không thể tránh khỏi của công trình nhạc Ngọai Quốc lời Việt. Trang T.Vấn & Bạn Hữu đã từng trao đổi với Hòai Nam và đề nghị anh thực hiện phần âm thanh (audio) của lọat bài về nhạc Ngọai quốc như anh đã từng làm với công trình 70 năm Tình ca, trong đó, giọng đọc ấm áp, truyền cảm của tác giả đã góp phần không nhỏ cho sự thành công của chương trình. Nhưng, tác giả cho biết, trước đây anh thực hiện chương trình 70 năm TC cho đài phát thanh SBS Úc châu với phương tiện kỹ thuật và chuyên viên của họ, nay anh không còn làm việc với SBS nữa nên đành chịu bó tay.

 

2.

Hơn 7 năm cần mẫn vùi đầu trên những trang sách, Hoài Nam mong lấy lại được những gì?

Đền bù vật chất? chắc chắn là không phải. Vì anh đã có đủ.

Danh tiếng? Lại cũng không phải. Vì anh cũng đã có đủ. Quá đủ với thành công của công trình “70 năm Tình ca” trước đó.

Trong thay lời tạm biệt, in ở tập 4 “Những ca khúc nhạc ngoại quốc lời Việt”, Hoài Nam đã nói rõ. Anh chỉ mong ước tạo được một sự đồng cảm nơi những người yêu nhạc. Đó là thứ hạnh phúc con tằm nhả tơ nào cũng thèm khát.

Đồng hành cùng với Hoài Nam từ hơn 7 năm nay, tôi may mắn có dịp làm chứng nhân một tinh thần làm việc cần cù, nghiêm túc, và sẵn sàng sửa sai mỗi khi phạm sai sót, dù rất nhỏ. Mỗi một chữ, hay câu văn in nghiêng in đậm, hay những dấu chấm phẩy đặt sai chỗ; mỗi một bản nhạc đính kèm, hay những đường nối kết (links) đến các youtube trích dẫn, đều được Hoài Nam chăm chút, xem xét tỉ mỉ khi chúng hiển thị trên màn hình trang web (của t-van.net) để yêu cầu phải được sửa chữa cho đúng nếu có chỗ bị sai sót vì nhiều lý do kỹ thuật khác nhau.

Đến khi 96 bài viết của chuyên mục “Những ca khúc nhạc ngoại quốc lời Việt” được gom lại thành 4 tập sách điện tử, lại thêm một khoảng thời gian không ngắn rà soát, sửa chữa, thêm bớt, cho phù hợp.

Thái độ ấy phát xuất từ lòng tôn trọng độc giả, thính giả và cũng một phần đến từ bản tính cầu thị, cầu toàn của Hoài Nam. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Tôi học hỏi được nhiều điều từ người bạn ở mãi tận bên xứ Úc xa xôi cũng là nhờ hơn 7 năm làm việc với Hoài Nam trên không gian trang mạng văn học T.Vấn & Bạn Hữu. Nhờ vậy, vóc dáng của TV&BH ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn, trưởng thành hơn. Người đọc tinh ý sẽ nhận thấy sự trưởng thành ấy lộ rõ qua hình thức trình bày của 4 tập sách trải dài qua các năm 2017, 2018 và 2021.

 

3.

Tập 4 “Những ca khúc nhạc ngoại quốc lời Việt” được chuẩn bị sắp xếp dàn trang trong suốt thời gian của trận đại dịch kinh hoàng bao trùm khắp nơi trên thế giới, không loại trừ một ngõ ngách giàu sang nghèo hèn nào mà nó không có mặt.

Giữa khoảng cách của sống và chết cứ mỗi ngày mỗi thu hẹp, đã có lúc tôi hoảng sợ vì ý tưởng nếu chẳng may con vi trùng quái ác bắt tôi phải nằm bó tay bó chân bó tim bó não ở một căn phòng hẻo lánh không một bóng người để chờ chết. Công việc đang dang dở rồi sẽ ra sao? Những trang sách còn ngổn ngang ai sẽ là người hoàn tất?

Giờ đây, tôi đã có thể thở ra nhẹ nhõm. Bốn tập sách của Hoài Nam đang nhảy múa reo vui trên màn hình trước mặt. Tôi mừng vì mình đã làm tròn nhiệm vụ với bạn, vì cuối cùng thì công trình “rất” đồ sộ của Hoài Nam đã được bảo đảm sẽ tồn tại lâu dài cho nhiều thế hệ của tương lai. Khi thực hiện trang mạng văn học TV&BH, tôi và các bạn hữu tâm niệm rằng chúng tôi không chỉ làm công việc giới thiệu những tác phẩm văn học nghệ thuật đến với đông đảo người thưởng ngoạn đương thời, mà còn cố gắng bằng mọi cách trong khả năng để lưu giữ những tác phẩm ấy cho con cháu chúng ta mai sau, xem chúng như một phần của di sản văn hóa không thể bị đánh mất.

Với suy nghĩ đó, tủ sách điện tử T.Vấn & Bạn Hữu trân trọng giới thiệu 4 tập “Những ca khúc nhạc ngoại quốc lời Việt” của nhà báo Hoài Nam. Tuy được phát hành dưới hình thức sách điện tử, nhưng những tập sách này vẫn có thể được in ấn dưới dạng quy ước (sách giấy) theo nhu cầu của mỗi người mà không cần phải gia công gì thêm ngoài việc làm thêm tấm gáy sách cho trang bìa.

Độc giả có thể tải 4 tập sách về máy theo đường dẫn chung:

Tủ sách điện tử T.Vấn & Bạn Hữu

Hoặc từng đường dẫn riêng đến:

Những ca khúc nhạc ngoại quốc lời Việt – tập Một

Những ca khúc nhạc ngoại quốc lời Việt – tập Hai

Những ca khúc nhạc ngoại quốc lời Việt – tập Ba

Những ca khúc nhạc ngoại quốc lời Việt – tập Bốn

Tủ sách điện tử T.Vấn & Bạn Hữu gởi sách miễn phí đến độc giả trong và ngoài nước vì chúng tôi tin rằng, với mục đích giữ gìn di sản văn hóa đương thời cho các thế hệ mai sau, càng nhiều người lưu giữ chúng trong các thiết bị điện tử của mình thì khả năng sống sót qua các biến thiên thời đại của những tác phẩm ấy càng cao hơn. Mặt khác, người thưởng ngoạn nghệ thuật ở bất cứ đâu, ở bất cứ thời nào đều xứng đáng có cơ hội được truy cập những món ăn tinh thần đáp ứng cho nhu cầu thưởng ngoạn và học hỏi của mình.

Tủ sách T.Vấn & Bạn Hữu

Mùa Xuân năm 2021

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tổ khúc Bohemian Rhapsody do ban nhạc Queen trình bày và phát hành từ năm 1975, đến nay vẫn còn rất nhiều người hâm mộ.
Nhân kỷ niệm 50 năm kết thúc cuộc chiến ở Việt Nam, cũng là 50 năm xây dựng cộng đồng người Việt hải ngoại, Khoa Lịch sử trường Đại học California, Irvine tổ chức một chuỗi sự kiện trong 3-ngày: từ ngày 7 tới ngày 9 tháng Năm năm 2025.
Thương nhớ. Cảm động. Ngậm Ngùi. Và ước mơ một ngày quê nhà sẽ có dân chủ, khi đó Sài Gòn sẽ được hồi phục tên cũ. Đêm nhạc Trần Chí Phúc với chủ đề Sài Gòn Một Thoáng 50 Năm vào chiều Thứ Bảy 19/4/2025 đã chạm rất ngọt ngào và cay đắng vào trái tim của những người con Sài Gòn.
“Năm nay mang một ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, là cột mốc 50 năm kể từ ngày những người tị nạn Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ. Nửa thế kỷ kiên cường, dựng xây và tái định nghĩa thế nào là người Mỹ gốc Việt. Trong suốt hành trình đó, nghệ thuật kể chuyện đã đóng một vai trò thiết yếu—lưu giữ lịch sử, mở rộng tương lai, và thắt chặt cộng đồng. Chính vì thế, chúng tôi vô cùng tự hào được mang đến cho quý vị VietBook Fest năm nay—không chỉ một lễ hội sách, mà một không gian để kết nối, đối thoại và tôn vinh Bản Sắc Người Việt 50 Năm.”
Ngày Thứ Bảy 29 tháng 3 năm 2025 tại Citadel Art Gallery, một buổi Ra Mắt Thơ kèm thêm Triển Lãm đã được tổ chức rầm rộ và được sự hưởng ứng nồng nhiệt của khách thưởng ngoạn. Buổi hội ngộ văn học, nghệ thuật hy hữu này có sự góp mặt của nhiều tác giả với nhiều hình thái nghệ thuật như hội hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh, văn, thơ, sách, và âm nhạc. Gần 200 quan khách hiện diện đã làm bầu không khí nghệ thuật bừng sáng.
Sự ra đi lặng lẽ của họa sĩ Nguyễn Đồng là một một dư vang trầm mặc trong ký ức nghệ thuật Miền Nam – một miền nghệ thuật từng sống động, tự do, nơi mà hội họa được đặt ngang hàng với văn học, triết học, và cả chính trị. Ông không những là một trong những họa sĩ tiêu biểu của thời Đệ Nhị Cộng Hòa, mà còn là nhân chứng của một nền văn hóa từng rực rỡ trước khi bị chôn vùi dưới lớp bụi chiến tranh và chính trị hóa nghệ thuật.
Buổi ra mắt tuyển tập "Nguyễn Thị Khánh Minh, Bằng hữu & Văn chương – Tạp chí Ngôn Ngữ ấn bản đặc biệt" cho thấy sự đóng góp, quý trọng của nhiều nhà văn, nhà thơ đối với nhà thơ nữ này. Độ dày sách này là 544 trang, dày gấp nhiều lần các thi tập trước kia của nhà thơ nữ này. Nơi đây cũng lưu giữ những ký họa, tranh bìa, thủ bút, thơ tặng, bình luận từ hơn 40 văn nghệ sĩ cho Nguyễn Thị Khánh Minh, trong đó có các tên tuổi lớn như Thầy Tuệ Sỹ, Bùi Giáng, Đinh Cường, Đinh Trường Chinh, Trịnh Cung, Trương Đình Uyên, Lê Thánh Thư, Đỗ Hồng Ngọc, và nhiều người khác.
Họa sĩ Hồ Thành Đức sinh năm 1940 tại Đà Nẵng, Quảng Nam. Ông tốt nghiệp Cao Đẳng Quốc Gia Mỹ Thuật Sài Gòn, sáng lập viên của Hội Họa sĩ Trẻ Việt Nam (1968-1975), Giáo sư hội họa Viện Đại Học Vạn Hạnh (1969-1975), Khoa trưởng ngành Họa Thực Tiễn tại Đại Học Phương Nam (1974-1975). Ông đã có rất nhiều cuộc triển lãm trong và ngoài nước. Tranh của ông cũng có mặt tại nhiều viện bảo tàng danh tiếng trên thế giới trong đó phải kể đến Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Smithsonian tại thủ đô Washington. Tranh của ông được đánh giá cao bởi nhiều cây bút phê bình hội họa trong và ngoài nước..
“Để có thể nối kết đồng cảm ý nghĩa và tình tự của một ca khúc với người nghe, người hát cần hiểu ca từ sâu sắc và rung động với tâm tình trong lời và nhạc.”
Một lần tôi bất chợt nghe Khánh Ly hát: Ta không thấy em từ bấy lâu nay, mùa mưa làm rừng đước dâng đầy/trên cao gió hát mây như tóc/tràm đứng như em một dáng gầy. Mỗi con lạch là mỗi xót xa, mỗi giòng sông là mỗi tuổi già, thành phố đâu đây khuất hình khuất dạng, cuộc chiến già nua theo mỗi tiếng ca…. (Thơ U Minh- Nguyễn Tiến Cung, Phạm Duy phổ nhạc.) Tiếnh hát của chị rời rạc, kể lể. Bài hát không có tiếng súng tiếng bom nào cả, nhưng qua cái giọng nhừa nhựa chẫm rãi của chị ta thấy như những trang sách viết về chiến tranh đang lật từng tờ và người lính đó đang bì bõm trong rừng đước U Minh. Anh không bao giờ còn gặp lại người yêu nữa. Anh tử trận hay người yêu đã bỏ đi xa? Kết thúc nào cũng buồn cả. Tôi nghe đi nghe lại nhiều lần đoạn hát giản dị này và lúc nào nghe cũng ứa nước mắt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.