Miến Điện: Nhà Thơ Biểu Tình, Bị Bắn, Vào Tù

09/04/202100:00:00(Xem: 1785)
Cac nha tho Mien Dien_rv
Hình trên từ trái qua phải: Hai nhà thơ Myint Myint Zin và K Za Win. Nhà thơ Ko Ko Thett.
Hình dưới từ trái qua phải: Nhà thơ Zeyar Lynn. Nhà thơ Pandora.
 
Hai nhà thơ bị bắn chết, và chín nhà thơ bị bắt giam, trong đợt bố ráp vào tháng 3/2021 khi quân đội Miến Điện đàn áp những người biểu tình đòi tái lập chính phủ dân sự. Bản tin ngày 10/3/2021 của Reuters cũng ghi rằng Hội Văn Bút Quốc Tế PEN International cho biết một nhà thơ từng sang nghiên cứu tại đại học University of Iowa đã bị bắt, trong cùng ngày nhiều nhà văn bị kêu án một tháng tù.

Cac nha tho Mien Dien_Myint Myint Zin and K Za Win rev
Hai nhà thơ Myint Myint Zin và K Za Win

Hai nhà thơ MYINT MYINT ZIN và K ZA WIN bị bắn chết. Họ chỉ có chữ khi họ đứng dậy lên án cuộc đảo chánh của quân đội Miến Điện nhằm lật đổ chính phủ dân cử của bà Aung San Suu Kyi ngày 1/2/2021. Bản thông báo của PEN đưa ra, ký tên nhà văn Salil Tripathi, chủ tịch Ủy Ban Nhà Văn Trong Tù (Writers in Prison Committee), viết: “Nhà thơ có chữ; chính phủ có súng. Các nhà thơ đã làm những gì họ có thể làm với công cụ họ có – viết, bày tỏ, nói. Chính phủ đã làm một thứ duy nhất họ biết với công cụ họ có. Nổ súng.”

Hàng chục nhà văn và nhà thơ bị lực lượng an ninh nhắm bố ráp vì là những người tổ chức và đi đầu trong những cuộc biểu tình ngoài phố. Trong đó, có các nhà thờ đã nhiều lần bị tù từ nhiều năm trước. Sau khi hai nhà thơ Myint Myint Zin và K Za Win bị bắn chết, 9 nhà thơ khác bị đưa vào trại giam có thể sẽ lãnh án tù nhiều năm. Từ khởi đầu biểu tình, hàng chục họa sĩ, nhạc sĩ và nhà văn cũng đã bị bắt liên tục. Kinh nghiệm đàn áp dân nhiều thập niên đã cho quân đội biết cách đàn áp: phải ưu tiên bắt những người biết sử dụng chữ để kêu gọi xuống đường. Hồi tháng 4/2019, nhiều thành viên trong nhóm kịch thơ Peacock Generation đã bị bắt và kêu án 1 năm tù giam vì “làm suy yếu quân đội” xuyên qua các tác phẩm sáng tạo của họ.

…o…

Trên trang World Literature Today ngày 24/3/2021, nhà văn Anh quốc James Byrne kể lại kỷ niệm với các nhà thơ Miến Điện khi thăm nước này năm 2013, nơi đó được tham dự một lễ hội do vợ Đại sứ Anh tổ chức. Trong lễ hội với khoảng hơn 1,000 người tham dự, bà Aung San Suu Kyi nói về các nền văn học Anh và Miến Điện. Trong đêm cuối cùng trước khi về lại Anh quốc, Byrne được một nhà thơ Miến Điện đưa tiễn bằng lời tiên tri: “Nếu bà Aung San Suu Kyi và đảng NLD của bà không thành công, đất nước Miến Điện sẽ lùi lại 50 năm.” Byrne viết rằng chuyện nay đang xảy ra, vì người dân Miến Điện, sống sót sau nhiều thập niên dưới tàn bạo quân  phiệt, bây giờ bị quân đội bắn chết la liệt trên đường phố.

Byrne viết về các nhà thơ anh quen, trong đó có MAUNG YU PY, người có thơ được Ko Ko Thett dịch sang tiếng Anh và rồi Byrne ấn hành trong “Bones Will Crow.” Byrne kể rằng Maung Yu Py bị bắt ngày 9/3/2021 và hẳn là bị tra tấn cũng như các cư dân ở thị trấn Myeik của anh. Tiếp theo quân đội bắt nhà thơ NAYI MYEIK, cũng là luật sư của Maung Yu Py.  Hôm 3/3/2021, hai nhà thơ trẻ Myint Myint Zin và K Za Win bị bắn chết; cả hai đều là giáo viên. Cô Myint Myint Zin ghi rõ loại máu cô lên mạng xã hội trước khi chết, để nếu ai cần chuyền máu từ cô thì biết loại. Trong khi đó người dân kể rằng nhà thơ K Za Win bị bắn chết khi đứng che cho người khác, trong đó có trẻ em, khi nhóm này bị bắn. Trong một trong những lời ghi cuối cùng trên mạng của anh, K Za Win viết: “Tôi sẽ ngã xuống cho tất cả người dân tôi.” Con đường nơi 2 nhà thơ này bị bắn chết được người dân gọi là “Đường Tử Sĩ” (“Martyrs Street”).

Nhà văn James Byrne kể rằng vào giữa tháng 3/2021, anh được xem một video trong đó khoảng 30 nhà thơ Miến Điện xuất hiện cùng xuống đường biểu tình: “Hiệu ứng video này rất mãnh liệt, nhấn mạnh về cách các nhà thơ Miến Điện hoạt động như là các nhà thơ hoạt động, như những người sống sót, từ thế hệ này tới thế hệ kia.”

Byrne ghi lại dòng thơ của WAI YAN AUNG THAN từ video đó:

Chúng tôi không vũ khí
chúng tôi chỉ có nồi và chảo
chúng tôi không quyền lực
chúng tôi chỉ có nồi và chảo
Hãy đập vào nồi. Hãy gõ vào chảo.
Đây là cuộc cách mạng của chúng tôi.
Byrne cũng ghi dòng thơ của SHWE POE EAIN từ video đó:
Hoa mùa đông sẽ giận dữ với bọn ngươi
nước mùa lũ sẽ nhận chìm bọn người
Vì chính nghĩa, ta thề dâng máu cho tổ quốc
bọn ngươi chớ hòng cướp mùa Xuân của dân tộc.

...o…

ẨN DANH

Tạp chí Mekong Review ấn bản tháng 3/2021 đăng bài thơ dài tựa đề “My will” (Di chúc của tôi) của tác giả ẩn danh từ Miến Điện gửi ra. Trong bài thơ, ghi là sáng tác ngày 16/3/2021, có lẽ viết trực tiếp bằng tiếng Anh, trích dich ra tiếng Việt như sau:

Tôi sẵn sàng
Tôi đã chuẩn bị để sẵn sàng
Hoặc chiến đấu trong một cuộc chiến hay bỏ chạy ra khỏi cuộc chiến
Tôi đã xem các video dạy cách tự làm vũ khí ở YouTube
để bảo vệ tôi và những người thân
Tôi đã gói sẵn túi đồ với thông hành quá hạn và tấm ảnh xưa cũ của gia đình
để sẽ chạy và trở thành một người tỵ nạn mà không nước nào muốn nhận.

…o…
PANDORA

Cac nha tho Mien Dien_pandora rev
Nhà thơ Pandora

Pandora là một nhà thơ nữ, sinh năm 1974 tại Miến Điện. Từng là chủ biên một tuyển tập tiếng Anh về các nhà thơ nữ Miến Điện, nhan đề “Tuning: An Anthology of Burmese Women Poets” ấn hành tháng 8/2012. Pandora nổi tiếng về thơ, truyện ngắn, khảo luận. Pandora cũng từng du học tại Mỹ trong chương trình giành cho các nhà văn quốc tế -- University of Iowa International Writing Program (Khóa mùa thu 2012). Bà đang cư trú ở Yangon, Miến Điện. Bài thơ sau đây của Pandora viết ngày 19/2/2021, được dịch sang tiếng Anh. Có chữ viết tắt trong bài là MR, hiểu là Cộng Hòa Miến Điện. Trong bài có nhắc tên Min Ko Nang, nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng của Miến Điện trong các cuộc biểu tình thời 1980s, hình thành Thế Hệ Sinh Viên 88, và bị chế độ quân phiệt xử án 20 năm tù và thọ án tới 15 năm tù; Min Ko Nang ra tù xong, hoạt động tiếp, bị giam thêm vài lần nữa. Các toa xe lửa tượng trưng cho các thế hệ đưa dân tộc đi tới tương lai. Thơ Pandora như sau.


Nhan đề “Có những chuyến tàu xe lửa, chúng là những chuyến tàu xe lửa.”

---- Thơ Pandora

Mỗi toa xe lửa có động cơ riêng
Min Ko Nang nói như thế.
Chúng ta nghe đoàn xe lửa đang tới.
.
Lá mùa xuân vàng nằm trên đường rầy
những tiếng nguyền rủa, làm ồn ào
Ngươi sẽ cán lên chúng tôi? Cán tôi sao? Cán bẹp?
Đoàn xe lửa sẽ gầm rú lên.
.
MR là người dân Miến Điện
Mưa đạn bay nửa khuya
nhưng họ sẽ không làm đoàn xe lửa chúng ta quỳ được
Hãy nghe xe lửa gầm rú.
.
Không chuyền động, họ di động
Không khởi động máy
đoàn xe lửa cách mạng đang bắt đầu
gầm rú lên.
.
Chúng tôi sẽ không trở về ga cũ
chúng tôi sẽ tiến tới một tương lai mới
với vé mới trong tay chúng tôi
Rồi đoàn xe lửa sẽ gầm rú.
.
Bạn có nghe
bạn có thể nghe chăng
đoàn xe lửa đang gầm rú.
.
Vô lượng toa xe nối nhau
Đoàn xe lửa chúng ta tới đây
Nơi đây là xe lửa. Đoàn xe lửa của chúng ta.
.
…o…

ZEYAR LYNN

Cac nha tho Mien Dien_Zeyar Lynn rev
Nhà thơ Zeyar Lynn

Zeyar Lynn là nhà thơ, biên tập viên, nhà lý luận, dịch giả, giảng sư Anh văn tại một trường ngoại ngữ, cư ngụ ở Yangon, Miến Điện. Ông nổi tiếng với cách làm thơ hậu hiện đại, và thể thơ ông gọi là L=A=N=G=U=A=G=E Poetry tại Miến Điện. Nhiều bài thơ với cách chơi chữ độc đáo, gần như không thể dịch ra tiếng Việt cho thích ứng. Thí dụ, như bài thơ dài nhan đề “To Charles Bernstein” (Gửi Charles Bernstein) sáng tác ngày 3/2/2021 (hai ngày sau đảo chánh) nơi đây chúng ta trích ra 3 dòng đầu để thấy văn phòng của ông, ông viết trực tiếp bằng Anh ngữ, chữ bị ngắt đôi (chẻ chữ làm 2 nửa, nửa sau xuống dòng) nơi giữa chữ:

Lives will surely be lost, es
pecially the valued and valu
able ones' history returns as
(Sinh mạng chắc chắn sẽ mất, đặc bi
ệt là lịch sử của những gì đá
ng giá và trân quý quay lại như…)
.
Tuy nhiên, Zeyar Lynn khi viết Tuyên Ngôn Thi Sĩ (Poet's Statement) đã sử dụng ngôn phong bình dị, trực tiếp để đồng bào của ông hiểu. Bài thơ này ông viết theo thể thơ xuôi, vào ngày 15/2/2021 (hai tuần sau đảo chánh) và chính ông dịch ra tiếng Anh.

Tuyên Ngôn Thi Sĩ

Thi ca, như bất kỳ nghệ thuật nào khác, chỉ có thể bùng nở khi có tự do. Tự do đó, hãy để chúng tôi nói, là nối kết bất khả phân vào tự do của xã hội.
Là một công dân, và là một cá nhân, chức năng một thi sĩ là tự do của đất nước. Như máu chảy về tim.

Đó là lý do vì sao hôm nay, các nhà thơ, các nhóm thơ, và những người yêu thơ đoàn kết để chiến đấu cho dân chủ, cũng chính là nền tảng độc lập của đất nước.

Tự do của đất nước là tự do của thi ca. Các nhà thơ sẽ tự do nếu đất nước được tự do. Các nhà thơ sẽ tự do chỉ khi các nhà thơ không bị trói buộc.
Đó là vì sao các nhà thơ bây giờ đang cùng với người dân, và cùng với lương tâm riêng của họ, chống lại nền độc tài quân sự đang thống trị.

Tư do cho Miến Điện
Phải thắng, phải thắng
Phong trào bất tuân dân  sự
Phải thắng, phải thắng
Cách mạng dân chủ
Phải chiến thắng.
(Ngày 15/2/2021)
…o…
 
KO KO THETT

Cac nha tho Mien Dien_Ko Ko Thett rev
Nhà thơ Ko Ko Thett

Ko Ko Thett khởi đầu sự nghiệp thi ca của ông khi nhận nhiệm vụ biên tập một tuyển tập thơ đấu tranh để in bí mật tại đại học Yangon Institute of Technology ở Miến Điện năm 1994. Sau khi xuất ngoại năm 1997, Thett bắt đầu viết trực tiếp bằng tiếng Anh, có thơ in trên nhiều tạp chí văn học quốc tế, từ tạp chí Griffith Review tới tạp chí Granta. Bài thơ sau đây nhan đề “Những Viên Đạn thì Nguy Hiểm” (Bullets Are Dangerous) ấn hành ngày 9/3/2021 trên tạp chí văn học tiếng Anh Cha Journal từ Hồng Kông.

Những Viên Đạn Thì Nguy Hiểm

--- Thơ Ko Ko Thett

Không chỉ vì chúng có chất chì.
.
Chì là một kim loại nặng. Một chất độc môi trường khét tiếng.
.
Để ngừa thai, các cô mãi dâm La Mã ăn sapa, loại đường có
chất chì. Khi Nữ Hoàng Elizabeth I rụng tóc, rụng răng và té
ngã được kể vì kem giữ da có chất chì bà
xoa đầy lên da mặt của bà. Một vị vua Miến Điện thế
kỷ thứ mười bảy ưa thích đổ chì nấu lỏng xuống cổ
họng của những người tranh ngai vàng, những kẽ sẽ
làm y hệt với ông nếu họ chiến thắng.
.
Chì là chất phóng xạ của thế kỷ 19. Một khi vào
cơ thể, chì làm hỏng chức năng chất δ-aminolevulinic
acid dehydratase enzyme. Nghĩa là mọi thứ
từ nhức đầu và mất ngủ cho tới ảo giác,
trầm cảm, ngất xỉu và hôn mê. Chìa vào máu sẽ
làm hỏng da, làm răng đen, và chảy máu nướu răng.
Chất xỉn đen của chì sẽ thiêu cháy bỏng cổ họng.
.
Những viên đạn là nguy hiểm. Đặc biệt khi đạn
bắn vào một thân người với gia tốc nhanh.
.
Khác biệt giữa gia tốc và tốc độ là ---
gia tốc biết nơi nó bắn vào
.
Nó bảo đảm là chết tức khắc.

.
Các nhà thơ Miến Điện đã bước đi hàng đầu trong cuộc chiến vì dân chủ và tự do cho dân tộc. Họ tay không. Họ chỉ có chữ và tấm lòng. Họ là những người được dân nương tựa. Họ đã sống đời thường trong lòng xã hội, như một nhà báo, nhà giáo, nhà hoạt động cộng đồng, và tất cả những nghề họ có thể làm để mưu sinh. Chữ của họ là hiện thân của ước mơ dân chủ. Chữ của họ đẫm máu vì được nuôi dưỡng từ nhiều thế hệ xuống đường, biểu tình và vào tù cho dân chủ. Và rồi có những nhà thơ bị bắn chết. Tiếng súng quân phiệt sẽ có ngày tắt. Nhưng chữ của các nhà thơ chắc chắn sẽ còn được lưu giữ mãi cho đời sau.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
Trên Văn Việt ngày 16 tháng 2 vừa qua, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (University of New South Wales, Sydney, Úc) cho biết một số độc giả trên mạng đã hiểu một cách sai lầm rằng câu “Lưỡi lê no máu rửa Tây hồ” là thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Từ chuyện ngộ nhận ấy, nhiều vị viết lời bình luận rằng Vũ Hoàng Chương là một người sắt máu, chẳng khác gì Tố Hữu ngoài Bắc. Cũng qua câu trên, có người cho rằng thơ văn miền Nam thời Việt Nam Cộng Hoà cũng “máu me” lắm chứ chẳng nhân bản, nhân văn gì. Theo Giáo sư Tuấn, “Sự thật có lẽ không phải vậy, mà chỉ là một sự bịa đặt trong một cuốn tiểu thuyết, cuốn Ván Bài Lật Ngửa của tác giả Nguyễn Trương Thiên Lý” (tức nhà văn, nhà biên khảo, Ủy viên Tuyên huấn Trung ương Trần Bạch Đằng). Giáo sư Tuấn cho biết là câu ấy không có trong bài “Lửa từ bi” của Vũ Hoàng Chương, và chụp lại bài thơ “Từ đây” trong tập thơ Hoa Đăng của thi nhân họ Vũ (Sài Gòn : Văn Hữu Á Châu, 1959) để chứng minh rằng câu thơ ghê gớm ấy cũng không có trong đó:
Trong tiểu thuyết HIỆP KHÁCH HÀNH, nhà văn Kim Dung kể chuyện về cuộc phiêu lưu của chàng trai trẻ Thạch Phá Thiên từ năm 12 tuổi, không cha mẹ, anh em, họ hàng, bạn hữu, không học hành chữ nghĩa, không võ công, không tiền của, mà tình cờ lạc vào giữa chốn võ lâm giang hồ. Đọc xong bộ truyện, tôi tò mò muốn tìm hiểu bài thơ HIỆP KHÁCH HÀNH của thi hào Lý Bạch...
Ngày Xuân Phân là ngày chính giữa của mùa Xuân theo âm lịch và cũng là ngày đầu tiên của mùa Xuân ở Bắc bán cầu theo dương lịch (Vernal Equinox). Trong ngày này, thời gian của ban ngày và ban đêm bằng nhau, nói cách khác là âm dương cân bằng. Nhờ thế vạn vật bắt đầu sinh sôi nảy nở, hoa sẽ dâng hương cho niệm xuân tình. Trong một ngày lập xuân nhiều thế kỷ trước, Sư Huyền Quang [?] ngẫu nhiên bắt gặp hình ảnh một thiếu nữ bên song liền viết bài “Xuân Nhật Tức Sự”. Bài thơ tả người thiếu nữ đang thêu thùa, bỗng chim hoàng oanh líu lo từ lùm tử kinh bên ngoài khiến nàng ngừng mũi kim. Không tiếng lời vì xuân tràn trong ngỏ ý, ngoại cảnh cũng như tâm tư. Nói lời gì cũng bằng thừa khi mạch mới tràn dâng. Nụ đang chúm, không chỉ hoa, nụ còn là môi bung cánh sen, đỏ hường xuân thắm. Bởi vì bây giờ đã sang xuân. Xuân đang thì...
Ly dị, thông thường, bắt đầu bằng vết thương lòng. Những vết thương sâu đậm, máu chảy dai dẳng sẽ từ từ ẩn vào tiềm thức và ảnh hưởng vô thức hoạt động đưa ra những ý nghĩ về khuynh hướng ly hôn. Trong một số trường hợp, vết thương nhẹ, rướm máu sơ sài, nhưng bỗng dưng lớn chuyện, vì tự ái, vì tiếp tục tranh cãi, vì giận quá lỡ lời, vì bạo hành thiếu suy nghĩ. Từ đó, ly nước đã đổ xuống đất, làm sao để hốt lên? Trong một số trường hợp khác, có kẻ muốn ly dị vì nhiều lý do, từ tài chánh cho đến người thứ ba; từ xung đột trong đại gia đình đến thành công hoặc thất bại trên đường đời. Những trường hợp này vô cùng phức tạp, khó có thể giải thích cặn kẽ. Khó phân định lỗi phải. Tuy nhiên, có thể kết luận: Nếu yêu nhau đủ thì khó khăn nào cũng có thể vượt qua. Nhà nhân loại học Paul Bohannan đưa ra lý thuyết về ly dị, trình bày sáu giai đoạn riêng biệt mà một cá nhân sẽ trải qua trên đường ly hôn. Bohannan xác nhận: sáu giai đoạn có thể xảy ra theo thứ tự khác nhau và với cường độ khác nhau
Buổi ra mắt tập thơ “Tháng năm là mộng đang đi” của Nguyễn Thị Khánh Minh đã hoàn tất, nhưng nhiều câu hỏi vẫn lơ lửng sau khi nhà thơ nổi tiếng này nói rằng ấn phẩm này có lẽ là tập thơ cuối cùng của chị. Không có lời giải thích rõ ràng vì sao tập thơ thứ 12 này có thể là ấn phẩm cuối cùng của chị, nhưng buổi ra mắt sách hôm 25/2/2023 tại một quán cà phê giữa Little Saigon đã để lại nhiều kỷ niệm trong những người yêu thơ tham dự.
Đã năm mươi năm trôi qua, nguyên nhân thực sự về cái chết của nhà thơ Pablo Neruda vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ đối với nhiều người trên thế giới. Ông đột ngột lìa đời sau cuộc đảo chánh năm 1973 của Chile. Pablo Neruda không chỉ là nhà thơ từng đoạt giải Nobel danh giá, mà còn là một trong những nhà hoạt động chính trị có ảnh hưởng nhất ở Chile. Pablo Neruda công khai theo chủ nghĩa cộng sản, thẳng thắn ủng hộ và làm việc trong chính quyền của Salvador Allende, vị tổng thống cánh tả của Chile, cầm quyền từ năm 1970 đến năm 1973.
Tôi viết về Nhạc sĩ Phạm Duy, một bài khá dài, nhiều chương, với một tình cảm thân thiết, rõ ràng, đơn giản, như ta nói thân hình ông ta chia làm ba phần đầu mình và tay chân, trong đầu có bộ não, vầy thôi, nhưng/ hẳn sẽ làm rất nhiều người không đồng tình. Thậm chí cay đắng, “Thằng này đã ca ngợi thằng kia”.Đây là những người vốn không thích, chẳng ưa, rất ghét Phạm Duy. Tôi không có quyền bình phẩm đúng sai. Tôi vẫn tôn trọng những người này. Vì tôi hiểu, Tự do phải cần được tôn trọng.
Ngày 11 tháng 2 năm 2023, vài tờ báo và trang mạng trong nước đưa tin: Vũ Hoàng Chương từng được đề cử Giải Nobel Văn Chương (The Nobel Prize in Literature). Danh sách được Ủy Ban Nobel công bố trong tháng 2, năm 2023, sau 50 năm giữ kín theo quy định của giải này. Theo đó, Vũ Hoàng Chương là một trong 100 tác giả tên tuổi được đề cử giải Nobel Văn Chương năm 1972...
Vì "một lần mãi mãi", tôi xin được tỏ bày lòng biết ơn đối với nhà văn Nhã Ca và những người cầm bút biết nâng niu bảo bọc chân-thiện-mỹ cho nhân loại như bà. Vì những tác phẩm của họ, sẽ có thêm những niềm hạnh phúc tiếp theo cho người đọc.
LTS: Chiều Thơ Nhạc Ra Mắt Sách O Xưa | Nhã Ca đã được tổ chức vào chiều thứ Sáu, 10 tháng 2 cuối tuần qua. Gia đình Nhã Ca/Trần Dạ Từ và Việt Báo xin cảm ơn quý bạn hữu gần xa đã đến tham dự sinh hoạt cùng chúng tôi. Cũng xin cảm ơn các thân hữu, độc giả, khách tham dự đã gửi bài viết đến tòa soạn. Chúng tôi sẽ lần lượt đăng các bài quý vị gửi đến.
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.