Các chính phủ của Hoa Kỳ, Úc, Gia Nã Đại, Czechia, Đan Mạch, Estonia, Do Thái, Nhật Bản, Latvia, Lithuania, Na Uy, Nam Hàn, Slovenia, và Anh Quốc đã cùng nhau bày tỏ mối quan tâm về nghiên cứu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đối với các nguồn gốc của Covid-19 tại Trung Quốc và kêu gọi các đánh giá độc lập và hoàn toàn trong sáng với việc tiếp cận tất cả các tài liều liên quan trong tương lai, theo bản tin của CNN tường thuật hôm Thứ Ba, ngày 30 tháng 3 năm 2021.
“Chúng tôi cùng nhau bày tỏ các mối quan tâm chung liên quan đến nghiên cứu được triệu tập bởi WHO gần đây tại TQ, trong khi cùng lúc củng cố sự quan trọng của việc cùng nhau làm việc hướng tới sự phát triển và sử dụng tiến trình nhanh, hiệu quả, trong sáng, dựa trên khoa học, và độc lập đối với các đánh giá quốc tế của những đợt bùng phát như thế về nguồn gốc chưa được biết trong tương lai,” theo tuyên bố chung hôm Thứ Ba cho thấy.
“Sứ mệnh của WHO là quan trọng để thăng tiến sức khỏe toàn cầu và an ninh sức khỏe, và chúng tôi hoàn toàn ủng hộ các chuyên gia và nhân sự và ghi nhận sự làm việc không mệt mỏi của họ để mang lại sự chấm dứt đại dịch Covid-19, gồm việc hiểu biết cách đại dịch đã bắt đầu và lây lan. Với nhiệm vụ quan trọng như vậy, thì cũng quan trọng tương đương mà chúng tôi lên tiếng về các quan tâm chung mà nghiên cứu chuyên môn quốc tế về nguồn gốc của vi khuẩn SARS-CoV-2 đã bị trì trệ đáng kể và không có sự tiếp cận đối với tài liệu và các mẫu trọn vẹn, gốc gác,” theo tuyên bố chung cho biết tiếp.
“Chúng tôi lưu ý những phát hiện và khuyến nghị, gồm sự cần thiết có thêm các nghiên cứu về động vật để tìm ra phương cách truyền nhiễm sang con người, và thúc giục các nghiên cứu giai đoạn 2 do các chuyên gia phụ trách,” theo tuyên bố cho hay.
“Tiếp tục đi tới, giờ đây WHO và tất cả các Quốc Gia Thành Viên phải có cam kết mới về sự tiếp cận, trong sáng, và kịp thời.”
Tuyên bố chung nói rằng trong một “cuộc bùng phát nghiêm trọng của mầm bệnh chưa được biết với tiềm năng đại dịch, một đánh giá nhanh chóng, độc lập, do chuyên gia lãnh đạo, và không bị cản trở về các nguồn gốc là quan trọng để chuẩn bị tốt hơn.”
Tuyên bố chung từ các chính phủ đã nhấn mạnh “sự cần thiết đối với cơ chế mạnh mẽ, toàn diện, và do chuyên gia lãnh đạo cho việc điều tra mau lẹ những vụ bùng phát của nguồn gốc chưa biết mà được thực hiện với sự hợp tác hoàn toàn và cởi mở trong số tất cả các nước thành viên và tuân theo các nguyên lý của sự trong sáng, tôn trọng quyền riêng tư, và tính chính trực của khoa học và nghiên cứu.”
Hôm Thứ Ba, Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã công bố bản phúc trình 120 trang liệt kê 4 tình huống được thảo luận phổ biến đối với sự truyền nhiễm của vi khuẩn vào con người, bỏ qua 2 trong số những cái được cho là không có khả năng. Phúc trình đã không đưa ra chứng cứ để hậu thuẫn lý thuyết cho rằng vi khuẩn rò rỉ từ phòng thí nghiệm.
Trong khi đó, hôm Thứ Ba, một bản tin khác của CNN tường thuật rằng các nhà khoa học của Tổ Chức WHO nói rằng nhiệm vụ cơ bản của các nhà khoa học của WHO là nghiên cứu nguồn gốc động vật của vi khuẩn corona, mà đó là lý do tại sao bản phúc trình mới không cung cấp chiều sâu của việc kiểm tra chi tiết lý thuyết vi khuẩn bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm, theo Peter Ben Embarek, khoa học gia của WHO và là nhà điều tra đứng đầu của sứ mệnh, phát biểu trong cuộc họp báo hôm Thứ Ba.
“Nhóm đã cùng nhau thực hiện các nghiên cứu vào nguồn gốc từ động vật của vi khuẩn này,” theo Embarek cho biết, nói thêm rằng đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể thảo luận công khai về khả năng rò rỉ từ phòng thí nghiệm.
“Bây giờ chúng tôi có một quá trình thảo luận về nó – chúng tôi đã đưa nó vào trong phúc trình của chúng tôi,” theo Embarek phát biểu.
“Bởi vì đây không phải là tập trung chính của các nghiên cứu, nó đã không nhận được sự sâu sắc tương tự sự quan tâm và công tác như các giả thuyết khác. Nhưng cũng bởi vì đó là sự đánh giá – mà nó không phải là nơi chúng tôi có thể nhìn thấy chỉ dấu mạnh mẽ rằng có điều gì đó mà chúng tôi nên tìm hiểu. Và do đó, nó được xếp hạng như là ít có khả năng nhất, có thể nói như vậy, trong số 4 con đường có khả năng. Không nói nó là không thể, nhưng không phải là điều mà chúng tôi bắt đầu ngay từ khởi điểm đi sâu vào và tập trung chú tâm của chúng tôi vào.”
Phúc trình cho thấy rằng sự kiện phòng thí nghiệm được xem là “con đường rất ít có khả năng” để vi khuẩn xâm nhập vào cộng đồng nhân loại.
“Dĩ nhiên, nếu có sự cần thiết để khám phá thêm điều này và các giả thuyết khác có thể, tất nhiên chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu các giả thuyết này. Chúng tôi cũng đã nói từ lâu rằng ngay khi có các tài liệu mới, chứng cứ mới, thông tin mới, đối với bất cứ giả thuyết nào trong những giả thuyết này, chúng tôi sẽ đặt nó vào sự đánh giá và tái thẩm định lại bất cứ giả thuyết nào trong các giả thuyết này,” theo Embarek cho biết.
Tổng Giám Đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã kêu gọi điều tra thêm vào lý thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm, trong báo cáo với các quốc gia thành viên về việc phổ biến bản phúc trình các nguồn gốc của vi khuẩn corona hôm Thứ Ba.
“Nhóm đã đến thăm viếng nhiều phòng thí nghiệm tại Vũ Hán và đã quan tâm đến khả năng vi khuẩn lây lan vào con người như là kết quả của sự kiện phòng thí nghiệm,” theo Tedros nói với các quốc gia thành viên, theo bản sao của phát biểu của ông cho thấy.
“Tuy nhiên, tôi không tin là đánh giá này là đủ rộng rãi. Các tài liệu và nghiên cứu thêm được cần thiết để đạt tới những kết luận mạnh mẽ hơn,” theo ông nói thêm.
Tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết một chuyến xe lửa ở thành phố Dzhankoi trên bán đảo Crimea đã phát nổ hôm thứ Hai 20 tháng 3, phá hủy các tên lửa hành trình của Nga. Theo Bộ Quốc Phòng Ukraine thì đoàn xe lửa này vận chuyển các tên lửa Kalibr của Nga, loại tên lửa hành trình có tầm hoạt động hơn 250 dặm, thường được phóng từ các tàu ở Biển Đen nhắm vào Ukraine.
WASHINGTON – Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết, Hoa Kỳ sẽ chi thêm một khoản viện trợ quân sự khác cho Ukraine trị giá 350 triệu MK; tuyên bố được đưa ra trong tình hình Kiyv đang xây dựng kho vũ khí để chuẩn bị phản công lại Nga, theo tin Reuters.
WASHINGTON – Tòa Bạch Ốc cho biết, tổng thống Joe Biden đã ký một dự luật yêu cầu giải mật thông tin liên quan đến nguồn gốc của coronavirus gây ra COVID-19, theo tin Reuters.
Vài năm sau này, cụm từ lỗi thằng đánh máy, xem chừng, thưa hẳn trên những trang báo của nước CHXHCNVN. Hỏi thăm mới biết rằng (với thời gian, cùng tuổi đời) mấy chả đều đã lần lượt chuyển qua từ trần ráo nạo...
Khi Putin xua quân xâm lăng Ukraine, quân đội Nga ra sức cướp bốc, bắn giết dân chúng Ukraine, hãm hiếp phụ nữ ở những thành phố ngoại ô Kiev như Irpin, Boutcha, Hostomel. Đây là những tội phạm chiến tranh được LHQ cho điều tra và lập hồ sơ để truy tố Putin ra Tòa án Quốc tế Đặc biệt. Nhưng về mặt chiến thuật, những hành động tàn bạo này có phải do chủ trương và được Putin vận dụng như một thứ vũ khí chiến tranh hay không?
Trump đã cáo buộc Biện lý Quận Manhattan Alvin Bragg về “tội ‘can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống’” sau khi Trump tuyên bố Trump sẽ bị bắt trong tuần này. Hồi cuối tuần qua, Trump nói với những người theo dõi mình trên nền tảng Truth Social rằng Trump đã biết được qua “sự rò rỉ bất hợp pháp” rằng Trump dự kiến sẽ bị bắt vào thứ Ba
SEOUL – Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un kêu gọi đất nước sẵn sàng tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân bất cứ lúc nào, sau khi cáo buộc Hoa Kỳ và Hàn Quốc mở rộng các cuộc tập trận quân sự chung, theo tin Reuters.
WASHINGTON – Cựu Phó Tổng thống Mike Pence và Thống đốc New Hampshire Chris Sununu cho biết, Hoa Kỳ nên tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine; đây là một lập trường trái ngược với hai ứng cử viên hàng đầu cho đề cử Tổng Thống của Đảng Cộng Hòa, theo tin Reuters.
Chính sách đối ngoại đã nổi lên như một rạn nứt ý thức hệ chính trong Đảng Cộng Hòa khi cuộc đua đề cử năm 2024 nóng lên.
Alvin Bragg (Biện lý quận Manhattan, nơi điều tra Trump và dự kiến sắp truy tố Trump) đã tìm cách trấn an nhân viên của mình trong một thông điệp nội bộ hôm thứ Bảy rằng sự đe dọa chống lại họ sẽ không được dung thứ. Thông điệp trấn an của ông đưa ra sau khi Trump viết trên mạng rằng Trump sẽ bị bắt vào Thứ Ba và Trump tổng động viên MAGA, kêu gọi biểu tình để giành lại đất nước.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mênh mông vẫn có rất nhiều nước với rất nhiều công trình thủy lợi, nhưng dân vẫn khao khát nước sạch, chìm ngập trong nước bẩn, đói phù sa, dư phèn, thừa muối và khổ sở với ô nhiễm.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.