Trong suốt 4 năm tại vị, tổng thống Trump luôn luôn nhấn mạnh về tỉ lệ kinh tế tăng trưởng của nước Mỹ như là một thành tích mà không vị tiền nhiệm nào đạt được.
Trong những ngày vừa qua, trong khi tìm cách bác bỏ kế hoạch $1,900 tỉ kích thích nền kinh tế Hoa Kỳ của tổng thống Biden, các nhà lập pháp Cộng Hòa trong Quốc Hội cho rằng kế hoạch này sẽ gây ra thâm thủng ngân sách khổng lồ, và có thể làm cho nền kinh tế tăng trưởng “quá nóng”, gây hậu quả xấu sau này.
Như vậy, nền kinh tế phát triển như thế nào là vừa đủ, không “quá nóng”?
Sự thật (fact): nền kinh tế Mỹ trong thời Trump có tăng trưởng, nhưng cũng đã tăng từ thời tổng thống Obama. BBC đã có những biểu đồ so sánh số liệu nền kinh tế Mỹ thời Obama và thời Trump ( https://www.bbc.com/news/
Ý kiến (opinion): nền kinh tế tăng trưởng bao nhiêu là vừa đủ tùy thuộc vào cách đánh giá của các chuyên gia kinh tế khác nhau. Các nhà lập pháp thuộc Dân Chủ hay Cộng Hòa đều có những lý lẽ thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình.
Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ (FED) đã dùng thay đổi mức lãi suất là công cụ điều chỉnh mức tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ. Khi nền kinh tế trì trệ, FED giảm lãi suất để kích thích tiêu dùng, khuyến khích đầu tư. Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển “nóng”, FED tăng lãi suất để kềm chế bớt sự tăng trưởng mà họ cho là nguy hiểm, có thể dẫn đến sự khủng hoảng ngược lại. Tổng thống Trump đã nhiều lần tấn công FED vì tăng lãi suất để giảm mức độ tăng trưởng kinh tế trong nhiệm kỳ của mình.
Hơn nữa, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế không phải là chỉ số duy nhất để đánh giá mức thành công của một nền kinh tế. Thí dụ: các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam có tỉ lệ tăng trưởng kinh tế rất cao (có lúc gần 10%). Đó là vì Việt Nam còn nghèo, dân số có thu nhập còn thấp, cho nên việc tỉ lệ tăng cao là dễ hiểu. Trong khi nền kinh tế Mỹ đang dẫn đầu thế giới, việc tỉ lệ tăng trưởng ở mức 2-3% không có gì đáng để lo ngại.
Dân Việt