Hôm nay,  

Bức Tranh Kangaroo 17,000 Năm Tuổi Vẽ Trên Đá Được Tìm Thấy Ở Úc

26/02/202100:00:00(Xem: 2910)
Buc Tranh 17000 nam tuoi o Uc

Bức tranh vẽ trên đá con kangaroo có niên đại hơn 17,000 năm tuổi được tìm thấy ở Úc. (nguồn: www.usatoday.com)


Bức tranh vẽ trên vách đá xưa nhất tại Úc là động vật mang tính biểu tượng nhất của lục địa này: kangaroo, theo bản tin của báo USA Today tường trình hôm 22 tháng 2 năm 2021.

Khoảng 17,000 năm tuổi, nó là bức tranh cổ xưa nhất đã từng được khám phá từ trước tới nay tại Úc, theo các khoa học gia tuyên bố trong một nghiên cứu được phổ biến hôm Thứ Hai, 22 tháng 2.

“Đây là một khám phá ý nghĩa, thông qua những phỏng đoán ban đầu, chúng tôi có thể hiểu đôi điều về thế giới mà các nghệ sĩ cổ xưa này sống trong đó,” theo tác giả hàng đầu Damien Finch của Đại Học Melbourne cho biết trong một tuyên bố.

Con kangaroo được vẽ bằng sơn màu dâu tằm sẫm trên trần dốc của một hầm trú ẩn bằng đá ở vùng Đông Bắc Kimberley, miền tây nước Úc. Nhiều bức tranh cổ khác cũng được tìm thấy trong cùng khu vực, theo các nhà nghiên cứu cho biết.

Vùng Kimberley nổi tiếng nhờ các phòng triển lãm nghệ thuật đá phong phú, theo Công Ty Truyền Thanh Truyền Hình Úc cho biết. Kiểu thiên nhiên được phân tích trong nghiên cứu là một trong những kiểu cổ nhất trong số ít nhất 6 giai đoạn riêng biệt của các bức tranh được ghi lại trong khu vực này.

Tuổi của các bức tranh được xác định bởi những nơi ẩn náu của ong bắp cày cổ đại, của vạn vật. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng một số bức tranh trên đá vẫn còn 27 tổ ong bắp cày, mà có thể được biết được niên đại bằng phóng xạ carbon, trên và dưới các hình được vẽ.

Qua việc biết niên đại của tổ ong bắp cày, các tác giả có thể xác định rằng những bức tranh này được vẽ từ 17,000 tới 13,000 năm trước.

Finch nói rằng thật là hiếm để tìm thấy các tổ ong bắp cày bằng bùn nằm ở trên và dưới của một bức tranh nào. Các nhà nghiên cứu có thể lấy mẫu các tổ ong để thiết lập tuổi tối thiểu và tối đa cho tác phẩm nghệ thuật.

“Chúng tôi đã dùng phóng xạ carbon để xác định niên đại 3 tổ ong bắp cày nằm dưới bức tranh và 3 tổ ong được xây dựng trên nó để xác định, một cách tự tin, rằng bức tranh có niên đại từ 17,500 và 17,100 năm, có khả năng nhất là 17,300 năm,” theo ông cho biết.

“Chúng tôi không bao giờ biết điều gì ở trong tâm của nhà nghệ sĩ khi ông ấy hay bà ấy đã vẽ một phần của tác phẩm hơn 600 thế hệ trước đây, nhưng chúng tôi biết rằng thời đại Tự Nhiên kéo lùi vào thời đại băng đá cuối cùng, vì thế môi trường thì lạnh và khô hơn ngày nay,” theo Finch cho hay.

Một số hình ảnh khác cùng trong vùng này: Đại đa số các bức tranh là những miêu tả về các động vật, gồm rắn, thằn lằn và 3 con vật thuộc dòng họ kangaroo.

Sven Ouzman thuộc Đại Học Tây Úc, một trong những nhà nghiên cứu chính của dự án, cho biết bức tranh vẽ trên đá sẽ giúp mở rộng hiểu biết về lịch sử văn hóa bản địa: “Hình ảnh con kangaroo mang tính biểu tượng này trông giống với những bức tranh vẽ trên đá từ các hòn đảo ở Đông Nam Á có niên đại hơn 40,000 năm trước, gợi ý về mối liên kết văn hóa - và gợi ý về nghệ thuật đá vẫn còn lâu đời ở Úc,” theo Ouzman cho biết trong một tuyên bố. 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào tối ngày Thứ Bảy 31 tháng 8 tới đây, tại sân khấu ngoài trời Garden Grove Amphitheater (12762 Main Street, Garden Grove CA 92843), Đài Truyền Hình SBTN, hội thiện nguyện Bên Em Đang Có Ta sẽ có một sự kiện đặc biệt dành cho những người yêu nhạc: Đại Hội Nhạc Trẻ Mùa Hè 2024 (SBTN Music Festival). Nhiều ca sĩ hải ngoại nổi tiếng sẽ có mặt để cống hiến một chương trình ca nhạc đặc sắc cho khán giả. Hai ca nhạc sĩ Sỹ Đan, Việt Khang đã có cuộc trả lời phỏng vấn ngắn với Việt Báo, chia sẻ tâm tình của mình về Đại Hội Nhạc Trẻ Mùa Hè 2024.
Trong số truyện ngắn của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, “Chiếc Chiếu Hoa Cạp Điều” trong tập truyện Gìn Vàng Giữ Ngọc có lẽ là tác phẩm được độc giả nhắc đến nhiều nhất. Dựa trên câu chuyện cơ cực có thật của chính gia đình mình trong thời toàn quốc kháng chiến chống Pháp, Doãn Quốc Sỹ đã kể lại với một cách nhìn nhân bản, kết thúc với đoạn văn được những người hâm mộ trích lại nhiều nhất: “…Ở thế giới thực dân tư bản người ta tung vật chất ra để giam lỏng linh hồn; ở thế giới thực dân cộng sản, người ta phong tỏa vật chất để mua rẻ linh hồn. Cả hai cùng thất bại! Linh hồn nhân loại chỉ có thể mua được bằng tình thương yêu rộng rãi và chân thành…”
Vương Trùng Dương, tên khai sinh là Trần Ngọc Dưỡng, sinh đầu tháng 2 năm 1945 (âm lịch tuổi Giáp Thân) tại Quảng Nam. Gia đình của Dương, từ lâu, định cư tại Chợ Được, một ngôi chợ khang trang nằm bên bờ sông Trường. Chợ cũng là bến ghe thuyền. Đò dọc theo sông dài, đò ngang qua bên kia sông là vùng ven biển Đông. Gần biển, những đêm mùa đông, trong chiếu chăn hãy còn nghe tiếng sóng biển ầm vang.
Nhà xuất bản nổi tiếng của Hoa Kỳ Barnes and Noble vừa phát hành cuốn hồi ký 500 trang của Kiều Chinh. Giới văn chương Mỹ gọi cô là nghệ sĩ lưu vong. Tra cứu trên Internet chúng ta thấy bản văn Anh ngữ nhà Barnes khen ngợi tác giả. Bản văn Việt Ngữ khen ngợi cô Kiều Chinh do nữ đại úy Phan của quân lực Mỹ viết. Cuốn hồi ký đặc biệt này đã ghi bán 30 đồng giấy thường và sách bìa cứng giá 40 đồng. Đại úy Phan là nữ quân nhân trẻ hiếm có đọc được cuốn hồi ký tiếng Việt đã ước mong rằng sẽ có phiên bản Anh Ngữ sớm phát hành.
Khi nói đến âm nhạc, người ta thường liên tưởng đến khái niệm về “tâm hồn” hay “cảm xúc”. Khi nói đến giáo dục lại thường liên kết với “trí tuệ”. Một bên là nghệ thuật, một bên là tri thức. Một bên là những chàng nghệ sĩ, một bên là những nhà mô phạm. Thực ra hai lĩnh vực này có nhiều khi đan lẫn, kết hợp với nhau. Âm nhạc là một ngành học với học vị lên tới tiến sĩ, không thua kém gì học bác sĩ, kỹ sư. Và khoa học đã chứng minh từ lâu rằng học âm nhạc góp phần phát triển khả năng trí tuệ toàn diện cho trẻ em.
Cuốn phim Từ Sài Gòn đến Điện biên Phủ cũng được ra mắt lần đầu tiên tại Hoa Kỳ. Phim do hãng Mỹ Vân hoàn tất tại Việt Nam trước 1975. Chưa từng chiếu được giữ lại trên 50 năm qua sẽ ra mắt đồng bào rất may mắn tại San Jose. Xin mời đến để gặp Kiều Chinh và Sài Gòn sau hơn nửa thế kỷ. Vào 1 giờ chiều thứ bẩy 27 tháng 7-2024 tại hội trường Santa Clara County
Vào chiều Chủ Nhật cuối Tháng Sáu, khoảng hơn 400 khán giả đã ngồi chật khán phòng của Huntington Beach Central Library Theater để cổ vũ cho các tài năng âm nhạc trẻ gốc Việt trong chương trình nhạc Emê Concert 2, chủ đề “I Wish It So”.
Thỉnh thoảng có một ngày vui. Gặp nhau trong thân tình, được bày lộ nỗi lòng, nâng ly rượu giao hòa. Đó là buổi ra mắt tập thơ của Họa sĩ Khánh Trường. Chiều, của một ngày cuối cùng tháng Sáu, 2024. Trời Nam Cali mát dịu. Tôi và Kim đến rất đúng giờ nhưng phòng họp đã đầy chật bằng hữu. Tấm lòng yêu mến Khánh Trường quả là rõ thực. Tay này đa tài trên khắp nẻo, hội họa, văn chương, báo chí, cả ngang tàng một cõi thời trai trẻ. Bỗng đủ thứ bệnh tật đến rần rần như rủ nhau đi xem hội. Trên hai mươi năm nay ung thư thanh quản, hộc máu, tắt tiếng, đột quỵ, ngồi xe lăn, bại thận, mỗi tuần bị lụi kim, kim bự tổ chảng, vào người thay máu hai lần. Nhìn hai cổ/ cánh tay của Khánh Trường, từng đụn da thịt gồ lên thấp xuống, như cái dãy… Trường sơn thu nhỏ.
Nhà thơ Đỗ Quý Toàn nói về Khánh Trường-nhà thơ đã không quên nhắc lại “Khánh Trường là người làm được rất nhiều thứ, không những ông là họa sĩ, nhà thơ, mà ông viết văn rất hay. Tôi rất thích đọc truyện Khánh Trường. Nhưng điều tôi phục nhất là Khánh Trường của Hợp Lưu. Khánh Trường của nguyên tắc làm theo ý mình, trái ý thiên hạ. Người ta cho là anh ta phản kháng hay nổi loạn, nhưng theo tôi, KT chỉ làm cái gì mình cho là đúng, hay, phải làm. Tôi rất khâm phục.”
Ca khúc “Nỗi buồn hoa phượng” là ca khúc thứ hai của nhạc sĩ Thanh Sơn, sau ca khúc “ Tình học sinh” ra đời năm 1962, song bị... chìm lĩm, chẳng một ai chú ý? Năm 1983, trả lời phỏng vấn của chương trình Paris By Night, nhạc sĩ Thanh Sơn kể về sự ra đời của ca khúc “Nỗi buồn hoa phượng”, sau 20 năm ra đời, đã được hàng triệu người kể cả miền Bắc sau này ưa thích. Đó là vào năm 1953, ông học chung lớp với người bạn nữ tên là “Nguyễn Thị Hoa Phượng”, hè năm ấy, người bạn gái cùng gia đình chuyển về Sài Gòn, ông có hỏi cô bạn: “Nếu nhớ nhau mình sẽ làm sao?”, cô bạn mĩm cười trả lời đại ý là “ Cứ mỗi năm đến hè, nhớ đến nhau, anh cứ nhìn hoa phượng nở cho đỡ nhớ bởi tên em là Hoa Phượng...”, và đó cũng là “đề tài” mà ông ấp ủ để 10 năm sau, khi đó cô bạn gái ngày xưa chắc đã... vu qui rồi?