Hôm nay,  
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”

Trump = America First, Biden = America Last

19/02/202115:19:00(Xem: 2375)

THAT GIA


Trong suốt 4 năm tại vị,  cựu tổng thống Trump luôn sử dụng khẩu hiệu “America First” cho những chính sách của mình. Theo ông, những người tiền nhiệm không quan tâm đến quyền lợi của nước Mỹ và người Mỹ, mà đưa ra những chính sách có lợi cho các quốc gia khác. Ông Trump cho rằng chỉ có ông mới quyết định đem lại lợi ích cho Hoa Kỳ.

Ngay sau khi bắt đầu nhận nhiệm vụ, tân tổng thống Biden đã ra hàng loạt các sắc lệnh hành pháp, đảo ngược nhiều chính sách của người tiền nhiệm như đưa Hoa Kỳ trở lại với hiệp định khí hậu Paris, trở lại với những liên minh quốc tế … Lãnh đạo thiểu số Hạ Viện Kevin McCarthy (Cộng Hòa) đã tuyên bố rằng những chính sách của tổng thống Biden là “America Last”, đặt quyền lợi của người Mỹ sau chót!

Có đúng sự thật (fact) là như vậy không?

Thật ra đây chỉ là ý kiến (opinion). Hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ luôn có nhiều ý kiến trái ngược về cách điều hành đất nước. Đây là điều tốt cho nền dân chủ Hoa Kỳ, vì người lãnh đạo luôn luôn có phe đối lập là người giám sát, phản biện, nhờ vậy mà những chính sách của cả hai đảng khó có thể trở thành cực đoan một chiều. Và sau mỗi bốn năm, người dân Mỹ lại sẽ có tiếng nói qua lá phiếu để thay đổi lãnh đạo. Khác với Việt Nam, lá phiếu của người Mỹ quyết định đảng nào sẽ điều hành đất nước.  


Vì được bầu lên và truất phế bởi cử tri Mỹ, cho nên cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đều đặt quyền lợi của người Mỹ lên trên hết, nhưng khác nhau về quan điểm. Thí dụ: đảng Dân Chủ cho rằng bảo vệ môi trường là quan trọng cho người dân Mỹ, còn đảng Cộng Hòa cho rằng bảo vệ ngành sản xuất dầu khí, than đá của Mỹ là quan trọng hơn vấn đề môi trường… Không phải chỉ  có tổng thống Trump mới “America First”. Và cũng không phải người nào “hô to khẩu hiệu” mới là người làm thực sự. “Không có gì quí hơn độc lập tự do” là khẩu hiệu được thấy khắp nơi ở Việt Nam, và người dân Việt Nam không phải vì thế mà có được tự do, độc lập!



Vào năm 1972, khi vị tổng thống Cộng Hòa Nixon viếng thăm chính thức Trung Cộng, gặp gỡ Mao Trạch Đông cũng vì quyền lợi của nước Mỹ. Sau khi đã bắt tay được với Trung Cộng, Mỹ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa cũng là vì quyền lợi của nước Mỹ. Và sau đó,  các chính phủ Hoa Kỳ tiếp nối -cả Cộng Hòa lẫn Dân Chủ- đều ủng hộ việc đầu tư, làm ăn với Trung Cộng cũng vì quyền lợi của nước Mỹ.

Nhiều người ủng hộ tổng thống Trump cho rằng việc Mỹ viện trợ cho các quốc gia đang phát triển là lãng phí, nên đem tiền về chi tiêu cho người Mỹ. Thật ra quan điểm này không có cái nhìn sâu sắc, toàn diện về “viện trợ phát triển” của các quốc gia giàu có đối với các quốc gia nghèo. Viện trợ thường đi kèm với các chính sách về chính trị, ngoại giao kinh tế. Khi Úc viện trợ cho Việt Nam cây cầu Mỹ Thuận, nước Úc sau đó đã trở thành một nhà đầu tư, đối tác làm ăn lớn tại Việt Nam. Tương tự với Nhật, các dự án viện trợ cơ sở hạ tầng của Nhật tại Việt Nam đã tạo ra công ăn việc làm cho nhiều công ty Nhật, và các nhà đầu tư Nhật tại Việt Nam được hưởng nhiều lợi thế. Viện trợ của Mỹ cho các nước trên thế giới cũng không ngoài mục đích tương tự.  Nhiều quốc gia Tây Phương đang báo động về việc Trung Cộng viện trợ cho các quốc gia nghèo và gây ảnh hưởng về chính trị, kinh tế đến các quốc gia này ra sao trong chiến lược bành trướng trên thế giới của mình.

Nói tóm lại: “America First” hay “America Last” chỉ là ý kiến (opinon) theo đảng phái. Mỗi người dân Mỹ đều có ý kiến riêng về chính sách nào là có lợi hay có hại cho mình, từ đó quyết định bầu chọn người lãnh đạo.

Dân Việt

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
06/09/202417:47:00
Khi Donald Trump liên tục tấn công liên danh Kamala Harris và Tim Walz là "cộng sản", nhóm MAGA ủng hộ ông ta cũng đồng loạt lặp lại điều này. Kể cả Elon Musk cũng đăng lên mạng xã hội tấm ảnh AI chế hình chân dung bà Kamala mang áo hồng vệ binh, đội mũ búa liềm. Vậy bà Kamala hay nước Mỹ dưới thời đảng Dân Chủ đã và sẽ trở thành cộng sản như thế nào?
05/09/202418:18:00
Hôm qua súng lại nổ ở học đường, trong lớp học. Hung thủ 14 tuổi dùng một khẩu AR-15. Bốn người vong mạng gồm hai giáo viên và hai học sinh ở tuổi 14, cộng thêm chín kẻ bị thương. Máy đếm xoay bốn nấc. Đây là vụ thứ bao nhiêu của năm nay tại trường học???
30/08/202408:44:00
Bài viết này có nhan đề rất dài “‘Đức Phật ở cùng chúng ta!’ Cuộc chiến ở Ukraine đã thay đổi Phật giáo Nga như thế nào. Lệnh động viên và nỗi kinh hoàng của chiến tranh đã gây ra rạn nứt.” Tác giả là Alexey Voloshinov, đăng trên mạng Nga 7 x 7. Ban biên tập Global Voices dịch sang tiếng Anh, hiệu đính cho dễ hiểu và được tác giả cho phổ biến tự do. Bản tiếng Việt dịch theo bản tiếng Anh đăng ngày 29/8/2024 trên trang “The Good Men Project.” Phật tử Nga --- phần lớn họ cư ngụ ở ba khu vực tại Nga: Buryatia, Tuva và Kalmykia --- cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến của Nga với Ukraine. Lệnh động viên tàn bạo và nỗi kinh hoàng của chiến tranh đã gây ra rạn nứt trong cộng đồng Phật giáo. Nhiều người đang đưa ra những tuyên bố phản chiến và di cư ra nước ngoài. Những người khác đang ra tuyến đầu, bất kể các giá trị Phật giáo.
30/08/202400:00:00
Lại một lần nữa, nền dân chủ tự do đang bị đe dọa trên toàn thế giới. Theo nhiều cách, chúng ta đã từng chứng kiến những thách thức như vậy trước đây và nền dân chủ cuối cùng đã nổi lên giành chiến thắng. Liệu lần này có nên có sự tự tin tương tự như vậy không? Những mối đe dọa phản dân chủ chắc chắn không có nghĩa là sự kết thúc của hệ thống. Nhưng thay vì bám víu vào niềm tin lạc quan trong chiến thắng trên toàn cầu tất yếu của nền dân chủ, hiện nay những người bảo vệ nền dân chủ phải áp dụng tư duy thực tế dựa trên bằng chứng thực nghiệm - đặc biệt là khi dữ liệu thách thức các giả định đã tồn tại từ lâu và đặt ra những vấn đề khó giải quyết.
27/08/202422:37:00
TNS Tim Kaine (Dân Chủ), 66 tuổi, được bầu vào Thượng Viện Hoa Kỳ lần đầu tiên vào năm 2012 sau khi đánh bại cựu TNS George Allen (Cộng Hòa) với 6 điểm và đã thắng Correy Stewart (Cộng Hòa) trong nhiệm kỳ 2 vào 2018 sau khi đánh bại đối thủ với 16 điểm. Ông hiện đang tranh cử nhiệm kỳ thứ 3 chống lại đối thủ Cộng Hòa là ông Hùng Cao, 52 tuổi, một người Mỹ gốc Việt và là cựu đại tá Hải Quân Hoa Kỳ.
23/08/202400:00:00
“Quốc tang” với roi vọt “Hồng vệ binh” để kiếm thêm nước mắt trang trí khiến tôi hình dung đất nước dị thường của chúng ta như một… tang quốc, với những tang chế rất cao nhưng lại rất thấp trong ý nghĩa nhân bản phải có là hướng về sự sống, như là một phần của đời sống. Ý tưởng này đã nhem nhúm khi tôi, gần như cùng một lúc, thọ tang rồi lại mãn tang mẹ. Mẹ qua đời giữa đỉnh điểm của đại dịch nên tôi cùng hai người chị sống ở nước ngoài phải đợi mất hai năm mới có thể trở về quàng lên đầu vành khăn thương khó. Đứng trước di ảnh mẹ sau làn khói nhang nghi ngút, chúng tôi tuần tự tiến hành những nghi thức theo tín ngưỡng thờ cúng ông bà. Chúng tôi quàng khăn tang lên đầu rồi lại tháo ra ôm vào ngực. Chúng tôi hòa bàn thờ riêng của mẹ vào bàn thờ chung của tổ tiên. Rồi chúng tôi mang những vành khăn ấy ra vườn để hóa thân bằng lửa.
23/08/202400:00:00
Cảm giác đầu tiên khi bước chân vào tiệm Coffee Factory tại Quận Cam, tiểu bang California, Hoa Kỳ, đến từ hình ảnh tờ báo giấy trên chiếc bàn nhỏ phía dưới quầy nước, một vị trí dễ thấy. Cảm giác ấy thân thuộc như thuở còn nằm nôi, được nghe lời mẹ ru êm theo tiếng võng đưa kẽo kẹt giữa trưa hè nóng bức.
22/08/202408:49:00
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác. Ngắn gọn, tận cùng của người sống với “sơ tâm” là sống với “tâm không biết,” bởi vì, hễ “có biết” là có quá khứ, có mài giũa, có lộ trình nhân quả, không còn là tâm nguyên sơ, tâm bản nhiên. Cốt tủy Thiền Tông là sống với sơ tâm.
16/08/202400:00:00
Con đường mà những công dân Mỹ trở thành phó tổng thống khác với cái “quy trình” ở đó những nhà hào phú nhưng xưng danh“cộng sản” trên đất nước chúng ta trở thành phó chủ tịch hay phó bí thư, phó giám đốc như thế nào? Thực ra thì nhân vật số hai của nước Mỹ chẳng có trách vụ cụ thể nào mà cũng chẳng phải là nhân vật thiết yếu trừ những trường hợp bất thường, khẩn cấp. Nước Mỹ cần nhân vật này khi Thượng Viện lâm cảnh bế tắc với số phiếu lưỡng đảng cân bằng 50-50. [1] Và nước Mỹ còn cần hơn nữa khi tổng thống bị phế truất hay bất ngờ qua đời do tai nạn, bệnh tật hay bị ám sát chẳng hạn. Chẳng ai có thể đoan chắc việc gì sẽ xảy ra nên xác suất quốc hội bị treo hay nguy cơ tổng thống đột nhiên “chuyển sang từ trần” hoàn toàn không phải là zero nên những nhà lập quốc Mỹ mới nghĩ đến chức vụ này.
14/08/202407:32:00
Bài viết này trước tiên, sẽ phân tích về Văn, Tư, Tu – tức là, nghe kinh hay đọc kinh, suy nghĩ tư duy về pháp, và tu tập để giải thoát. Cuối bài sẽ dịch Kinh Snp 3.12 (Trong Kinh Tập, Tiểu Bộ) để đối chiếu nhiều cách an tâm. Đọc kỹ Kinh này, nhiều người có thể bất ngờ vì thấy Kinh này không khác Thiền Tông, không khác bài Tín Tâm Minh của Tổ Tăng Xán, vị tổ thứ ba của Thiền Tông Trung Hoa.