Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Sự Bùng Nổ Của Nền Văn Hóa Huyền Bí Cổ Truyền Trong Thời Đại Dịch: Chiêm Tinh, Tử Vi, Bói Toán

19/02/202100:00:00(Xem: 4789)
SU BUNG NO CUA NEN VAN HOA HUYEN BI 01


Các dấu hiệu của khoa chiêm tinh. (www.en.wikipedia.org)


Những ngày rộn ràng của Tết Tân Sửu đã qua. Nhưng dư hương của ngày Tết vẫn còn đâu đây, bởi vì theo truyền thống người Việt Nam ngày Rằm Tháng Giêng là Lễ Thượng Ngươn đi liền theo sau ngày Tết Nguyên Đán để cầu an cho mọi người và mọi nhà. Nói đến tục lệ ngày Tết của người dân Việt có liên quan đến ước nguyện cho một năm mới nhiều an lành và phúc lợi thì không thể không nói đến tục xin xăm, xin keo, bấm quẻ, xem số tử vi, v.v...

Ngày đầu năm ở các chùa, các đình thờ hay tại những nơi có đông người tụ tập như các lễ hội Tết, chúng ta thường gặp hình ảnh những ông/bà thầy bói đội khăn đóng, đeo kính râm ngồi đâu đó để gieo quẻ coi bói cho thân chủ đầu năm, hoặc hình ảnh của những người thành tâm hai tay bưng ống đựng thẻ xăm lắt đều cho đến khi một thẻ xăm văng ra. Có người còn xem chữ ký, lật lá bài, hay xem tướng mặt và bàn tay để tiên đoán vận mệnh cát hung cho thân chủ hay cho người quen vào dịp đầu năm.

Cũng trong dịp đầu năm, với tính cách quy củ và hàn lâm hơn, đâu đó không thiếu hình ảnh một ông thầy tử vi trông có vẻ tri thức và thông thái đang trầm ngâm suy đoán vận mệnh của thân chủ một cách chi tiết hơn theo các lá số tử vi của từng người.

Nhưng đó là tục lệ lâu đời của người Việt nhân dịp đầu năm muốn biết vận mệnh trong năm ra sao. Có một hiện tượng gây ngạc nhiên cho nhiều người trên thế giới là trong thời đại dịch vi khuẩn corona số người xem tử vi, bói toán và chiêm tinh đã bùng nổ khắp nơi trong thời gian qua.
 
Chiêm tinh, bói toán, tử vi bùng nổ thời đại dịch
 
Thân phận con người so với vũ trụ vô biên thì vốn nhỏ bé và giới hạn vô cùng. Đã vậy mà còn sống vào thời đại dịch vi khuẩn corona thì lại càng thấy kiếp sống này thật mong manh và dễ vỡ. Vì thế, trong thời đại dịch, với những bất ổn và khủng hoảng xảy ra trên khắp thế giới, nhiều người đã tìm đến khoa chiêm tinh tử vi đẩu số để mong giải đáp phần nào những lo âu và thắc mắc đối với cuộc sống hiện tại và tương lai. Các thầy tử vi, thầy bói toán, chiêm tinh gia đã làm ăn bận rộn và khấm khá trong thời Covid-19.

SU BUNG NO CUA NEN VAN HOA HUYEN BI 02


Chiêm tinh gia người Canada Charm Torres tin rằng “khoa chiêm tinh có cách làm cho chúng ta được nối kết nhiều hơn với cuộc sống và điều gì lớn lao hơn chúng ta. (www.bbc.com)


Charm Torres, chiêm tinh gia tại Toronto, Canada, đã chứng kiến sự gia tăng thích thú vào các dịch vụ của bà kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19, theo Hilary George-Parkin trong bài viết đăng trên trang mạng của BBC tiếng Anh vào ngày 8 tháng 2 năm 2021 cho biết.

Trong khi Torres đã phải tạm ngưng dịch vụ tư vấn trực tiếp người với người, bà đã tổ chức các cuộc gặp mặt qua internet với hàng trăm thân chủ, hầu hết từ Bắc Mỹ, dù có một số là từ rất xa nơi quê nhà Phi Luật Tân của bà, nhiều người trong đó cùng thế hệ thiên niên kỷ như bà.

Một số đã mất người thân yêu vì vi khuẩn. Một số đang tìm nghề nghiệp mới sau khi mất việc làm ở nhà hàng hay khu giải trí. Những người khác thì đang có nhiều thời gian ở nhà. Điều họ chia xẻ là ước muốn có sự ủng hộ, nối kết và hiểu biết chính mình. Khi đại dịch đã mang nhiều phần của cuộc sống tới chỗ ngưng ồn ào vào năm ngoái, theo Torres giải thích, “người ta bị buộc phải ngồi xuống thực sự với chính họ và tự xem xét cuộc đời của họ là gì và cái đầu của họ ở đâu.”

Khắp thế giới, sự hứng thú vào khoa chiêm tinh Tây Phương đã trải qua kinh nghiệm như là sự phục hưng trong nhiều năm trước đại dịch, tình trạng gia tăng mạnh trong giới trẻ được thúc đẩy bởi các trương mục Instagram, các ứng dụng chiêm tinh được hỗ trợ bởi tiền đầu tư như Co-Star và Sanctuary, và những năm bất ổn của nhiệm kỳ tổng thống Trump và Brexit. Nhưng năm 2020 có vẻ đã châm ngòi cho ngọn lửa bùng phát.

Theo Google Trends, các tìm kiếm “tử vi” và “chiêm tinh” cả hai đều nhảy vọt lên cao điểm trong 5 năm vào năm 2020, và nhiều chiêm tinh gia nói rằng việc làm ăn của họ đã tăng tiến trong thời phong tỏa. TikTok, ứng dụng phát triển nhanh nhất trong năm trong phạm vi của những người sử dụng năng nỗ hàng tháng, đã giới thiệu một thế hệ của những người mới đến với ngôn ngữ của Cung Hoàng Đạo, và trở thành những người nổi tiếng trên mạng với những trương mục chiêm tinh thành công nhất của nó. Một đội tiên phong mới của những nhà chiêm tinh - trẻ hơn và đa dạng hơn nghề nghiệp đã được biết trước đây - đã nổi lên trên mạng xã hội.

Có lẽ không ngạc nhiên rằng quá nhiều người đã từng không có hứng thú với khoa chiêm tinh trước đây đang tìm đến các ngôi sao để có sự hướng dẫn. Đối với phần nhiều thế giới, năm ngoái là năm ít thoải mái nhất – những cái ôm nhau đã hiếm, việc làm bị mất và mỗi ngày đều có tin thêm về người bị tổn hại. Torres tin rằng “khoa chiêm tinh có cách làm cho chúng ta được nối kết hơn với cuộc sống và với điều gì đó lớn lao hơn chúng ta,” cùng lúc khi “chúng ta cảm thấy thực sự bị chia cách với mọi người và mọi thứ.”

Nhưng khoa chiêm tinh là gì?
 
Khoa chiêm tinh
 
Chữ astrology (khoa chiêm tinh) đến từ chữ La Tinh cổ astrologia, bắt nguồn từ chữ Hy Lạp astron có nghĩa là ngôi sao và logia có nghĩa là nghiên cứu về, theo www.en.wikipedia.org. Chữ astrologia sau đó đã chuyển thành nghĩa ‘khoa bói toán dựa vào các ngôi sao’.

Khoa chiêm tinh có mặt ít nhất vào hai ngàn năm trước công nguyên, với gốc gác trong các hệ thống lịch được sử dụng để tiên đoán những thay đổi theo mùa và để giải thích các chu kỳ thiên thể như các dấu hiệu của những truyền đạt thiêng liêng, theo Ulla Koch-Westenholz trong tác phẩm “Mesopotamian Astrology: An Introduction To Babylonian And Assyrian Celestial Divination.”

Một hình thức khoa chiêm tinh đã được thực hiện vào triều đại đầu tiên của Mesopotamina (1950-1651 trước công nguyên). Vedāṅga Jyotiṣa là một trong những văn bản Ấn Độ được biết tới sớm nhất về thiên văn học và chiêm tinh học. Văn bản có niên đại từ 1400 trước công nguyên tới các thế kỷ cuối trước công nguyên bởi các học giả khác nhau theo các chứng cứ thuộc về thiên văn học và ngôn ngữ. Khoa chiêm tinh của Trung Quốc đã được nghiên cứu kỹ vào triều đại nhà Chu (1046-256 trước công nguyên). Khoa chiêm tinh của Hy Lạp sau năm 332 trước công nguyên đã pha trộn khoa chiêm tinh của người Babylon với khoa chiêm tinh Decanic của Ai Cập tại Alexandria, tạo ra khoa chiêm tinh tử vi. Cuộc chinh phục Á Châu của Đại Đế Alexander cho phép khoa chiêm tinh lan truyền tới Hy Lạp và La Mã cổ đại. Tại La Mã, khoa chiêm tinh được liên kết với ‘trí tuệ của người Chaldean’ nổi tiếng về khoa chiêm tinh.

Sau cuộc chinh phục của Alexandria vào thế kỷ thứ 7, khoa chiêm tinh đã được các học giả Hồi Giáo áp dụng, và các văn bản Hy Lạp đã được dịch sang tiếng Ả Rập và Ba Tư. Trong thế kỷ thứ 12, các văn bản tiếng Ả Rập được du nhập vào Châu Âu và được dịch sang tiếng La Tinh. Nhiều nhà thiên văn học lớn gồm Tycho Brahe, Johannes Kepler và Galileo đã thực hành như những nhà chiêm tinh chính. Khoa chiêm tinh đã xuất hiện trong văn học qua các tác phẩm của những nhà thơ như Dante Alighieri và Geoffrey Chaucer và các kịch tác gia như Christopher Marlowe và William Shakespeare.

Qua suốt dòng lịch sử của nó, khoa chiêm tinh được xem như là một truyền thống bác học. Nó đã được chấp nhận trong các văn bản chính trị và học viện, và được nối kết với các bộ môn khác, như thiên văn học, thuật luyện kim, khí tượng học, và y học, theo Lauren Kassell trong tác phẩm “Stars, Spirits, Signs: Towards A History Of Astrology 1100–1800.” Vào cuối thế kỷ 17, các quan điểm khoa học mới về khoa chiêm tinh và vật lý đã nêu nghi vấn với khoa chiêm tinh. Vì thế khoa chiêm tinh đã mất vị thế học thuật và lý thuyết của nó, và niềm tin thông thường vào khoa chiêm tinh đã sút giảm rất lớn, theo Encyclopædia Britannica.

Những người ủng hộ đã định nghĩa khoa chiêm tinh như là một loại ngôn ngữ biểu tượng, một hình thức nghệ thuật, một khoa học, và phương pháp bói toán, theo Thomas Dietrich trong tác phẩm “The Origin of Culture and Civilization.” Dù hầu hết các hệ thống chiêm tinh văn hóa đều chia xẻ những nguồn gốc chung trong các nền triết lý cổ mà đã ảnh hưởng lẫn nhau, nhiều nơi sử dụng các phương pháp khác nhau từ các nguồn gốc đó tại Tây Phương. Những điều này gồm khoa chiêm tinh Ấn Độ và trong thời hiện đại gọi là “khoa chiêm tinh Vệ Đà”, và khoa chiêm tinh Trung Quốc, cả hai đều đã ảnh hưởng đến lịch sử văn hóa của thế giới.

SU BUNG NO CUA NEN VAN HOA HUYEN BI 03

Những con bài dùng để bói bài trong khoa chiêm tinh. (www.pixabay.com)

Khoa chiêm tinh Tây Phương là hình thức bói toán dựa vào cấu trúc của tử vi cho một thời điểm chính xác, như ngày sinh của một người, theo Philip P. Wiener trong cuốn “Dictionary Of The History Of Ideas.” Khoa chiêm tinh Tây Phương được sáng lập dựa vào các chuyển động và các vị trí tương đối của các thiên thể như Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao, mà được phân tích bởi sự chuyển động của chúng qua các dầu hiệu của cung hoàng đạo (12 địa chi của hoàng đạo) và các khía cạnh của chúng (dựa vào các góc hình học) tương quan lẫn nhau. Chúng cũng được xem xét bởi vị trí của chúng trong các ngôi nhà (12 địa chi của trời), theo Margaret Hone trong tác phẩm “The Modern Text-Book of Astrology.” Sự biểu đạt của khoa chiêm tinh hiện đại trong truyền thông đại chúng tây phương thường rút gọn vào khoa chiêm tinh dấu hiệu mặt trời, mà chỉ xem xét dấu hiệu hoàng đạo của Mặt Trời ở ngày sinh của một cá nhân, và chỉ đại diện 1/12 của toàn bộ biểu đồ, theo Kris Riske trong tác phẩm “Llewellyn's Complete Book of Astrology.”

 Tử vi diễn giải rõ các mối quan hệ đối với thời gian và nơi chốn của sự kiện được chọn lựa. Các mối quan hệ này nằm giữa 7 ngôi sao, biểu thị các khuynh hướng như chiến tranh và tình yêu; 12 dấu hiệu của hoàng đạo; và 12 ngôi nhà. Mỗi ngôi sao ở trong một dấu hiệu đặc biệt và một ngôi nhà đặc biệt vào lúc được chọn, khi quan sát từ nơi được chọn, tạo ra 2 loại quan hệ. Loại thứ ba là khía cạnh của mỗi ngôi sao đối với mọi ngôi sao khác, thí dụ 2 ngôi sao cách nhau 120 độ đang có quan hệ hài hòa, nhưng 2 ngôi sao ở cách nhau 90 độ thì có mối quan hệ xung khắc. Tất cả những mối quan hệ này và các giải thích của chúng hình thành “… ngôn ngữ của thiên đường nói với những người đàn ông bác học.”

Cùng với khoa bói bài, khoa chiêm tinh là một trong những môn chính của huyền bí Tây Phương, và như thế đã ảnh hưởng các hệ thống niềm tin kỳ diệu không chỉ trong số những nhà thần bí và bí mật Tây Phương, mà cũng ảnh hưởng các hệ thống niềm tin như Wicca đã vay mượn từ hay chịu ảnh hưởng bởi truyền thống huyền bí Tây Phương. Tanya Luhrmann nói rằng “tất cả những thuật sĩ đều biết về khoa chiêm tinh,” và đề cập đến một bảng tương ứng trong Vũ Điệu Xoắn Ốc của Starhawk, được tổ chức bởi ngôi sao, như là một điển hình của truyền thuyết chiêm tinh được các thuật sĩ nghiên cứu, theo Tanya Luhrmann trong tác phẩm “Persuasions of the Witch's Craft: Ritual Magic In Contemporary England.”
 
Khoa chiêm tinh tại Đông Phương
 
Văn bản Vệ Đà sơ thời về khoa chiêm tinh là Vedanga Jyotisha [Khoa Chiêm Tinh của Vệ Đà], theo B. V. Subbarayappa trong tác phẩm “Indian Astronomy: An Historical Perspective.”

Khoa chiêm tinh của Ấn Độ có nguồn gốc với khoa chiêm tinh Hy Lạp vào thế kỷ thứ ba trước công nguyên, dù phối hợp các ngôi nhà mặt trăng của Ấn Độ. Tên của các dấu hiệu, các ngôi sao, và các thuật ngữ khoa chiêm tinh trong các văn bản của nhà thiên văn học Ấn Độ Varaha Mihira được xem là chứng cứ loại bỏ của nguồn gốc Hy Lạp đối với khoa chiêm tinh Ấn Độ. Các kỹ thuật của Ấn Độ cũng có thể đã được bổ sung với một số kỹ thuật của người Babylon, theo David Pingree trong tác phẩm “Astronomy and Astrology in India and Iran.”

Khoa chiêm tinh của Trung Quốc có mối quan hệ mật thiết với triết học Trung Quốc (lý thuyết về tam tài: thiên, địa và nhân) và sử dụng các khái niệm như âm và dương, Ngũ hành, Thập Thiên can, Thập Nhị địa chi, thời thần. Việc sử dụng lúc đầu của khoa chiêm tinh của Trung Quốc chủ yếu bị giới hạn trong khoa chiêm tinh chính trị, sự quan sát các hiện tượng bất thường, sự xác định các điềm báo xấu và chọn lựa những ngày tốt lành cho các sự kiện và các quyết định.

Các chòm sao hoàng đạo của tây Á và Châu Âu đã không được sử dụng, thay vì vậy trời được chia ra làm Tam Viên, và Nhị Thập Bát Tú trong thập nhị thứ. Hoàng đạo của 12 dấu hiệu con vật của Trung Quốc được cho là tiêu biểu 12 loại cá tính khác nhau. Nó dựa trên chu kỳ của năm, tháng âm lịch và thời khắc 2 giờ của ngày. Theo truyền thống hoàng đạo bắt đầu với dấu hiệu của con Chuột, và chu kỳ đi suốt 11 dấu hiệu con vật khác: Trâu, Cọp, Thỏ [Việt Nam là Mèo], Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, và Heo. Các hệ thống phức tạp tiên đoán số phận và vận mệnh dựa vào ngày sinh, mùa sinh, và giờ sinh của một người, như Tử Vi Đẩu Số vẫn còn được sử dụng thường xuyên trong khoa chiêm tinh của Trung Quốc ngày nay. Chúng không dựa vào các quan sát trực tiếp các ngôi sao, theo Helaine Selin trong tác phẩm “Astrology in China.”
 
Khoa học và chiêm tinh
 
Cộng đồng khoa học bác bỏ khoa chiêm tinh như là không có quyền lực giải thích cho sự mô tả vũ trụ, và xem nó như là một thứ giả khoa học, theo Sven Ove Hansson và Edward N. Zalta trong tác phẩm “Science and Pseudo-Science.” Thử nghiệm khoa học về chiêm tinh đã được thực hiện, và không có chứng cứ được phát hiện để ủng hộ bất kỳ tiền đề nào hay các hiệu quả có chủ đích được nêu ra trong các truyền thống chiêm tinh. Không có cơ chế hoạt động nào được đề xuất mà qua đó các vị trí và chuyển động của các ngôi sao va các hành tình có thể ảnh hưởng con người và các sự kiện trên Trái Đất không mâu thuẫn với các khía cạnh cơ bản và hiểu rõ về sinh học và vật lý. Đối với những người có niềm tin vào khoa chiêm tinh đã được mô tả bởi các nhà khoa học gồm Bart J. Bok khi làm như thế “… bất kể sự thật rằng là không có cơ sở khoa học xác thực đối với các niềm tin của họ, và thực tế rằng là có chứng cứ mạnh mẽ ngược lại.”

Khoa học nói là một chuyện, nhưng con người tin vào khoa chiêm tinh lại là chuyện khác. Chẳng hạn, tại Hoa Kỳ, sau khi John Hinckley cố ám sát Tổng Thống Ronald Reagan, đệ nhất phu nhân Nancy Reagan đã ủy quyền cho chiêm tinh gia Joan Quigley thi hành nhiệm vụ như một nhà chiêm tinh bí mật tại Bạch Ốc. Tuy nhiên vai trò của Quigley đã chấm dứt vào năm 1988 khi nó đã trở thành phổ biến qua hồi ký của cựu chánh văn phòng Bạch Ốc Donald Regan.

Trong thăm dò vào năm 2005 của Gallup và thăm dò vào năm 2009 của Pew Research Center cho thấy 25% người lớn ở Mỹ tin vào khoa chiêm tinh. Theo tài liệu được công bố trong nghiên cứu năm 2014 Các Chỉ Dấu Khoa Học và Kỹ Thuật của National Science Foundation (NSF) nói rằng, “Ngày càng có ít người Mỹ bác bỏ khoa chiêm tinh trong năm 2012 hơn trong những năm gần đây. Nghiên cứu của NSF cũng cho biết rằng trong năm 2012, “hơn một nửa người Mỹ nói rằng khoa chiêm tinh là ‘không có khoa học gì cả’, trong khi gần 2/3 người trả lời như thế trong thăm dò vào năm 2020. Số phần trăm đã không thấp như vậy kể từ năm 1983.”
 
Đi tìm sự khuây khỏa trong các vì sao
 
Đối với nhiều người hâm mộ khoa chiêm tinh, nó là chủ đề gây tò mò, là dụng cụ cho nội quán và là phương tiện của việc bối cảnh hóa các cảm xúc và những khó khăn như một phần của điều gì đó lớn lao hơn chính họ, theo Hilary George-Parkin trong bài viết đã đề cập ở trên cho biết. Điều không ngạc nhiên là nhiều người dựa vào ngôn ngữ của khoa chiêm tinh trong việc tư vấn tâm lý, giải thích các khuynh hướng nóng và lạnh của người hợp tác như là những nỗi đau khổ của cung Song Tử hay sự thay đổi nghề nghiệp chính như là biến động không thể tránh khỏi của sự trở lại của Sao Thổ.

“Nếu nó cung cấp sự hài lòng và giúp người khác tạo ra ý nghĩa điều gì đó đang xảy ra, thì nó không nhất thiết là điều xấu,” theo Elena Touroni, nhà tâm lý tư vấn có trụ sở tại London và là đồng sáng lập của My Online Therapy. Trong khi bà cảnh giác với việc lệ thuộc vào bất cứ một nguồn thông tin hướng dẫn nào, bà hiểu lý do tại sao có quá nhiều người đang quay sang khoa chiêm tinh và các hình thức thay thế khác để tìm sự giúp đỡ cùng với việc tư vấn truyền thống.

“Bất ổn là một phần của kinh nghiệm con người,” theo bà nói. “Có thể khó khăn để chấp nhận sự thật rằng có nhiều điều trong cuộc sống mà chúng ta đơn giản là không kiểm soát được và, giữa thời đại Covid và đóng cửa, nhiều người đang phải chống chọi với sự bất ổn hơn bình thường.”

Nói tóm lại, không ai biết về tương lai dù là tương lai của chính mình. Vì vậy, những gì thuộc về tương lai là huyền bí. Huyền bí thì rất dễ lôi cuốn sự tò mò và tìm hiểu của con người. Sự hấp dẫn của khoa chiêm tinh, bói toán, tử vi chính là ở chỗ đó và cũng chính điều đó nó có thể tồn tại nhiều ngàn năm từ thời tiền sử cho đến thời khoa học hiện đại ngày nay. 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuốn sách này không ở đâu có, kể cả thư viện quốc hội Hoa Kỳ. Chỉ bạn có và người Việt có. Nhưng bạn không thể đọc hết hơn ngàn trang trong một lần. Chỉ đọc bài nào vừa ý. Những bài khác cứ hẹn tái ngộ, vì, có khi, một hôm bạn sẽ thích một bài mà bạn không thích trước đây. Có thích mới muốn đọc nhưng thích là động lực tâm tình giới hạn trí tuệ.
Trong số khách đến viếng chùa, có người con gái chừng độ tuổi trăng tròn, không son phấn điểm trang, nhưng nàng trông thật diễm lệ. Nàng nâng niu từng cành hoa mẫu đơn. Trong lúc sơ ý nàng vướn gẫy một cành hoa. Người coi vườn bắt trói nàng đòi tiền chuộc tội.
Lần cuối, nghĩa là lần mới nhất, không phải là lần cuối cùng, tôi gặp Trương Vũ tại nhà của Trần Vũ, khi Trương Vũ ghé Quận Cam, trước khi anh bay lên Bắc California để thăm chị ruột của anh, họa sĩ Trương Thị Thịnh. Lúc đó là, có lẽ năm ngoái. Lúc đó, mối giao tình của Trương Vũ và tôi đã trải rộng từ hơn ba thập niên, từ những ngày tôi còn ở Miền Đông Hoa Kỳ. Thời xa xưa, tôi gọi anh bằng tên là anh Sơn, anh Trương Hồng Sơn, khi nhìn anh như một nhà khoa học. Và nhiều năm sau, khi đọc nhiều bài viết của anh trên Văn Học và Hợp Lưu, tôi gọi anh qua bút hiệu là Trương Vũ. Rồi vài năm gần đây là nhìn anh như họa sĩ. Thời gian đã cho anh hiển lộ qua nhiều tài năng, và với rất nhiều tóc bạc. Nhưng nụ cười của Trương Vũ vẫn hiền lành, đôi mắt vẫn tinh anh, cử chỉ và thái độ vẫn luôn là từ tốn, cẩn trọng, dịu dàng.
Trải qua gần bảy thập niên, từ cuối thập niên 1950’ đến nay, trong lãnh vực báo chí và văn chương, tên tuổi Trần Dạ Từ, Nhã Ca nổi bật, quen thuộc với giới báo chí, văn nghệ sỹ và độc giả từ miền Nam Việt Nam ở hải ngoại. Với nhiều bài viết về Trần Dạ Từ trên nhiều khía cạnh trong sự nghiệp và sáng tác nên nếu viết cũng là sự lặp lại, vì vậy trong bài viết nầy trích dẫn bạn văn, bạn tù đã sống gần gũi nhau đã viết về ông, nhất là bạn tù.
Ông Tri vung tay hất đổ chén canh, vỡ nhiều mảnh trên nền nhà, tung toé mùng tơi và tôm khô. Ông đưa tay lên lần thứ hai, muốn tát vào mặt con rể. Anh nắm tay ông lại. Lòng tung tóe giận dữ. Ánh mắt giết người làm ông sợ hãi. Rụt tay lại. Quay mặt vào vách. Anh hít một hơi đầy, thở mạnh ra. Xả cơn giận. Đứng lên đi dọn dẹp. Những mảnh chén vỡ làm anh nhớ lại lần đầu tiên khi anh đến nhà thăm Lài, ông Tri đã giận dữ đập vỡ tách trà vì không muốn con gái ông quen biết với người nhìn bề ngoài trông giống du đảng, tóc dài và ăn mặc không tiêu chuẩn.
Măc dầu câu kết của hai bài thơ của họ Thôi và ho Lý đều kết thúc bởi câu “sử nhân sầu” Nhưng cái buồn của họ Thôi, cái buồn của người hiểu thế sự. Cái buồn của họ Lý là cái buồn tích cực nhập thế. Họ Thôi thì nhớ về quê hương còn họ Lý thì nhớ thủ đô Tràng An. Như vậy xem ra mối sâu của Thôi Hiệu và của Lý Bạch không giống nhau. Hai bài thơ có những ưu điểm riêng, bổ túc cho nhau.
Bài thơ Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường vào đầu thế kỷ XIX của khuyết danh chỉ đề cập tổng quát, được đề cập nhiều (Sau nầy có bài thơ của Nguyễn Bính nhưng không có gọi tên phố phường). Tác phẩm Hà Nội 36 Phố Phường của nhà văn Thạch Lam (1910-1942) ấn hành năm 1943 được phổ biến rộng rãi, được mọi người biết đến nếp sống, sinh hoạt… của Hà Nội xa xưa.
Nhà thơ Đinh Hùng sinh ngày 3/7/1920, làng Phượng Dực tỉnh Hà Đông. Ông là con út trong gia đình gồm sáu anh chị em: anh cả là Đinh Lân, các chị là Loan, Yến, Hồng, Oanh. Chị Đinh Thục Oanh lập gia đình với nhà thơ Vũ Hoàng Chương (1915-1976). Đinh Hùng theo bậc tiểu học tại trường Sinh Từ, rồi bậc trung học tại trường trường Bưởi, Hà Nội. Và sau khi đậu bằng Cao Đẳng Tiểu Học (Diplôme d’Étude Primaire Supérieurs Franco-Indigène) thường gọi là bằng Thành Chung. Ông được học bổng tiếp tục đèn sách để thi Tú Tài bản xứ thì “Thần Ái tình đã hiện đến cùng một lúc với sự thành công đầy hứa hẹn” (theo lời kể của ông anh rể Vũ Hoàng Chương), khiến ông bỏ ngang để đi viết văn, làm thơ. Năm 1943, ông xuất bản tập văn xuôi Đám Ma Tôi nhưng sau đó nổi tiếng với bài thơ Kỳ Nữ. Năm 1944, nhà thơ Vũ Hoàng Chương cưới bà Thục Oanh đưa về Nam Định sinh sống, ông ở lại Hà Nội và cho ra đời giai phẩm Dạ Đài, và năm này, ông cùng vợ là bà Nguyễn Thị Thanh về Thái Bình dạy học.
Cha anh, ông Thụ, là một người trung bình về mọi phương diện. Ưa thích quyền lực nhưng không thỏa mãn. Quyền lực mà ông có nhiều nhất là đối với vợ con. Đứa con trai duy nhất, “Em à, số vợ chồng mình thật xui. Có một đứa con mà nó lại sống ở trên mây.” _”Còn hơn nó chết à?” Thú vui lựa chọn của ông Thụ là tập bắn súng. Súng trường, súng lục, súng nào ông bắn cũng giỏi. Đã đoạt một số giải thưởng bắn thi. Và dĩ nhiên, ông muốn truyền tài năng này cho con trai. Năm 17 tuổi anh đã đoạt giải quán quân về tầm bắn xa 200 mét. Khi anh đeo dây huy chương trên cổ, tay cầm cái cúp giải thưởng, cha anh đã ôm anh thật chặt, Hơi nóng ấm áp chuyền qua làn áo vải. Ông đã tìm thấy ông và anh đã tìm thấy cha. Tính tình cha con anh có nhiều chuyện khác nhau, từ sở thích đến suy nghĩ. Khi còn nhỏ, anh không thích ăn thịt. Ông ăn thịt bò bíp-tết hai ngày mỗi tuần. Mỗi lần ăn, ông cắt thịt ra từng mảnh nhỏ, bắt anh hả miệng và đút vào. _”Nhai đi.” Cùng một cách ra lệnh, _”Nghĩ đi”, _”Làm đi”, _”Thở đi” _Số
Mẹ tôi, sinh nhật nào cũng bốn cây bạch lạp thắp sáng, năm nào bà cũng bốn mươi tuổi, không già hơn. Sinh nhật năm nay cũng vậy. Đàn cháu hát hăm hở Happy Birthday mừng bà nội. Mừng điều gì, tôi không biết. Sống lâu? Bà gần như không bao giờ chết. Xinh đẹp? Bà có bao giờ thay đổi đâu. Khỏe mạnh? Bà sẽ không bao giờ bệnh. Có lẽ con gái tôi biết được điều gì tôi không biết. “Chúc bà nội năm nay có tình yêu.” Cả đám con cháu cười vang kèm theo tiếng vỗ tay. Mẹ cười âu yếm. Trong căn phòng khách này, tôi là người già nhất và là người lạc hậu nhất.