Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Nhật Ký "Cấm Túc" Tuần 46

16/02/202116:02:00(Xem: 2525)


Thứ hai 25 tháng 1 


Mới đây, khi CDC(Centers for Disease Control and Prevention) yêu cầu , và được Chính phủ Liên bang ban hành luật bắt buộc đeo khẩu trang trên tất cả các phương tiện chuyên chở công cộng: từ nhỏ như xe taxi UBER đến xe bus, máy bay, phà, xe lửa, xe điện ngầm... Còn hơn thế nữa, khẩu trang cũng bắt buộc khi bắt đầu đặt chân vào phạm vi các phi trường, nhà ga, trạm chờ xe bus, ga xe lửa...


Lập tức các hãng máy bay đổi ngay nội dung thông báo trên các máy bay trước giờ cất cánh. Chẳng hạn, từ đầu tháng hai, trước khi các chuyến bay của Delta Airlines cất cánh, hành khách sẽ được nghe thông báo:


"Xin được nhắc, theo luật Liên bang, mỗi người đều phải đeo facemask trong suốt chuyến bay, cả lúc lên và rời máy bay. Yêu cầu này cũng bắt buộc ngay cả khi bạn đã được chủng ngừa COVID-19 hay đang có test âm tính.Từ chối đeo khẩu trang là vi phạm luật Liên bang, sẽ bị đưa ra khỏi máy bay và bị phạt" 

(As a reminder, federal law requires each person to wear a mask at all times throughout the flight, including during boarding and deplaning. This is required even if you have received the COVID-19 vaccine or a negative COVID-19 test. Refusing to wear a mask is a violation of federal law and may result in removal from the aircraft and/or penalties under federal law.)


Ít hay nhiều, kể từ đầu tháng 2 năm 2021, hành khách đến các phi trường, có mặt trên các chuyến bay, bất cứ của hãng máy bay nào, đều sẽ nghe một thông báo (pre-taking off announcement) mới trước khi máy bay cất cánh, nhắc nhở một cách lịch sự nhưng nghiêm khắc về chuyện đeo khẩu trang.


blank

Courtesy of The Wall Street Journal



Đúng như lời của Bác sĩ Matshidiso Moeti, Giám đốc của Tổ chức Y tế thế giới đặc trách Châu Âu :

  • Chúng ta biết không ai có thể an toàn cho đến lúc tất cả mọi người đều an toàn.

( We know no one will be safe until everyone is safe.)


Rất thầm lặng, đại dịch cúm Vũ Hán đã thay đổi truyền thống của ngành hàng không không chỉ ở Mỹ, mà còn ở khắp thế giới.


Thứ ba 26 tháng 1


Cô Lucille Randon, người Pháp là một trong rất ít những người đã trải qua bốn thảm họa lớn của thế giới: đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 (kéo dài đến hai năm), hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và thứ hai (1939-1945), đại dịch cúm Tàu (COVID-19)


Ở đại dịch cúm Tây Ban Nha (1918-1919) với 500 triệu người nhiễm virus H1N1, và 100 triệu người trên toàn thế giới đã thiệt mạng, cô Lucille mới 14 tuổi, không bị đại dịch tấn công thân thể, nhưng ký ức về thời kỳ đen tối, chết chóc đó lâu lâu lại về trong những giấc mơ của cô .


Lớn lên, Lucille Randon trở thành một cô giáo. Ngoài dạy kiến thức, dạy văn chương Pháp cho học trò, Cô giáo trẻ Lucille còn dạy học trò phép xử thế, và luôn luôn biết giữ phép lịch sự.


Trong thế chiến thứ hai (1939-1945), cô Lucille xuất gia, vào chủng viện, và trở thành một ma soeur vào năm 1944. Từ đó, cái tên Lucille Randon bỏ lại ở bên ngoài hàng rào chủng viện, cô trở thành Soeur André.


Năm tháng trôi qua nhanh hơn người ta nghĩ. Soeur André bước vào tuổi 105, phải rời chủng viện không phải vì muốn cởi bỏ áo dòng, mà vì không còn tự săn sóc cho mình. Soeur André chuyển đến sống ở một nhà dưỡng lão (nursing home) ở Toulon từ năm 2009.


Vào ngày 16 tháng 1 năm 2021, vài tuần trước khi bước vào sinh nhật thứ 117, Soeur André bị nhiễm cúm Tàu.

Là người cao tuổi nhất còn sống không chỉ ở Pháp, mà còn ở Châu Âu, Soeur André được báo chí phỏng vấn, còn rất sáng suốt ở tuổi 117, Soeur  đã trả lời :


- Tôi không biết là tôi đã bị nhiễm COVID-19 nhưng mà tôi không sợ vì đã từ lâu tôi không còn sợ chết.


blank

 Soeur André was interviewing by Media - Courtesy of frejustoulon.fr


Một lần nữa, đại dịch cúm Tàu cũng thua Soeur André 117 tuổi như đại dịch cúm tây Ban Nha thế kỷ trước  đã không thể đụng đến cô bé Lucille 14 tuổi năm xưa.


Nếu còn sáng suốt hơn, có thể đọc tin tức, chắc hẳn người lớn tuổi còn sống thứ hai trên thế giới (chỉ sau bà cụ Kane Tanaka, người Nhật sinh năm 1903) sẽ thắc mắc không hiểu tại sao người Tây Ban Nha không hề cảm thấy bị xúc phạm khi tên của đất nước mình bị gắn liền với đại dịch thế kỷ 20, trong khi người Tàu "lồng lộn" lên khi nghe đến "đại dịch cúm Tàu"?

Không hiểu câu thành ngữ "có tật giật mình" có đúng cho trường hợp này?


Thứ tư 27 tháng 1


Khi con số người tử vong vì COVID-19  ở Ý lên đến hơn 90 ngàn người thì chính quyền Ý quyết định tiêm chủng AstraZeneca vaccine cho người dân Ý dưới 55 tuổi. Những người dưới 55 tuổi đầu tiên sẽ được chích ngừa với thuốc AstraZeneca(do Anh và Thụy Điển sản xuất) sẽ là các thầy cô giáo, Quân đội, Cảnh sát, nhân viên coi tù, và các tù nhân.

Những người trên 55 tuổi được ưu tiên chích Pfizer (Mỹ và Đức) hoặc Moderna(Mỹ) là hai loại thuốc có hiệu quả trên 92% và đang rất khan hiếm, vì mức cung và cầu không cân bằng.


Mặc dù Liên Minh Y khoa EMA (The European Medicines Agency) của Châu Âu đã chuẩn thuận cho thuốc AstraZeneca (AZD1222). được dùng trong 28 nước của liên minh này nhưng từng nước thành viên lại có những hạn chế của riêng mình.


blank

         Courtesy of Justin Tallis/AFP 


Chẳng hạn , chính phủ Bỉ lưu ý người ngoài 55 tuổi không nên chích thuốc AstraZeneca.

Ngay cả Thụy Điển, nước "đồng sản xuất" AstraZeneca với Anh, cũng không để Sweedes ngoài 65 tuổi chích "thuốc nhà".


Tương tự, ở các nước Pháp, Đức, Áo, Đan Mạch và Na Uy chỉ chuẩn thuận cho người dưới 65 tuổi được chủng ngừa COVID-19 với thuốc AstraZeneca.


Tưởng cũng nên biết mỗi dose thuốc AstraZeneca là nửa ml , và khoảng cách giữa hai lần chích là từ 8 đến 12 tuần, chỉ có 63.09% hiệu quả chống lại vi khuẩn Coronavirus.

Trong khi đó, hiệu quả của thuốc chủng ngừa COVID do Pfizer là 95%, và Moderna là 94.1%.


Chợt nhớ một câu thơ trong bài thơ "Khúc tình buồn" của Thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên "có còn hơn không" *


Thứ năm 28 tháng 1


Có một ấn tượng tốt đẹp về Bác sĩ Nhi khoa từ lúc còn là một cô bé, Jennifer Gates (con đầu lòng của ông bà Bill và Melinda Gates) theo học Y khoa ở trường Đại học tư Mount Sinai's Icahn School of Medicine ( ở khu nhà giàu Manhattan, New York).

Tưởng cũng nên biết, với lối giáo dục nghiêm khắc của ông bố thông minh, nổi tiếng lẫy lừng, Jennifer chỉ được phép làm chủ một cái Iphone của riêng mình khi cô lên 14 tuổi.


Mới đây, vì là sinh viên Y khoa, phải đi thực tập ở bệnh viện thường xuyên, đến lượt Jennifer Gates được chủng ngừa COVID. Ngay sau đó, Cô đã post trên trang Instagram cá nhân lời cảm ơn đến tất cả các nhà khoa học đã ít nhiều góp phần trong việc chế tạo thuốc chủng ngừa Coronavirus, giúp đời sống sớm trở về bình thường.


Cuối lời cảm ơn rất chân thành, và nghiêm chỉnh, cô đã vừa đùa, vừa khéo léo  phê bình một lý thuyết không có cơ sở khoa học cho là thuốc chủng ngừa COVID có thể thay đổi DNA của con người:


  • Tiếc là thuốc chủng ngừa không chuyển được trí thông minh của cha tôi vào não của tôi, nếu mRNA có thể làm được điều đó.(sadly the vaccine did NOT implant my genius father into my brain - if only mRNA had that power! )


blank

Courtesy of (Instagram / Jennifer Gates)


Hậu duệ của một trong những bộ óc vĩ đại nhất của thế kỷ 20 ông Bill Gates, người làm cho năng suất làm việc, và hiệu quả kinh tế tăng bội phần) không sợ thuốc chủng ngừa đại dịch thay đổi DNA của Cô thì không hiểu tại sao những người bình thường, thậm chí chỉ số IQ (intelligence quotient) còn ở dưới mức trung bình, lại sợ thuốc chủng ngừa làm thay đổi DNA của mình !!!


Theo lời khuyên của Bác Sĩ Anthony Fauci, cô sinh viên Y khoa Jennifer (a medical doctor to be) đeo hai lớp khẩu trang : khẩu trang Y tế bên trong, và khẩu trang vải (có thể giặt được) bên ngoài.


Dù đã đóng góp hơn 250 triệu vào việc nghiên cứu và phân bổ thuốc chủng ngừa đại dịch cúm Tàu cho các nước nghèo, nhà Tỷ phú có lòng nhất thế giới cũng không hề cut line (chen ngang) vào thứ tự ưu tiên được chích ngừa ở Mỹ. Ông vừa được chích ngừa vì đã đến tuổi 65 vào tháng 10 năm ngoái.


Thứ sáu 29 tháng 1 


Hình ảnh người ta vừa làm việc, vừa ăn ở bàn làm việc của mình là chuyện bình thường như hít thở không khí mỗi ngày. Nhưng ở Pháp (với phong cách sống chậm hơn, không "tham công tiếc việc" như người Mỹ), việc ăn ở bàn làm việc của mình là vi phạm pháp luật.


Tương tự chuyện người Mỹ phải nộp báo cáo cho kịp thời hạn, nhiều khi ăn trưa vào bốn giờ chiều! Nhất là đối với những người lãnh lương cố định theo năm, chuyện làm việc mỗi ngày 9 hay 10 tiếng là chuyện hàng ngày, “không có gì phải làm ầm ỉ", hay than van! Nhưng ở Pháp, giờ ăn trưa được coi là "bất khả xâm phạm" ở Pháp.


Trước đại dịch COVID, luật lao động ở Pháp không cho phép dân Tây ăn trưa ở bàn làm việc của mình. Người Pháp dành trọn giờ ăn trưa cho riêng mình, không có công việc xen vào.


 Nhà hàng, quán cà phê, quán rượu ở Pháp phải đóng cửa từ cuối tháng 10 đến nay để ngăn chận đại dịch cúm Tàu lây lan. Thêm vào đó, vì vẫn chưa khống chế được đại dịch, Pháp tạm thời cho dân chúng  được ăn ngay ở bàn làm việc của mình thay vì phải ra ăn ở... vỉa hè như hình bên dưới 


blank

  French Employees in Lunch time - FEB 2021  /  Courtesy of CNN Business


Ít nhất, với luật tạm thời trong thời đại dịch, người Pháp không phải khoác manteau khi ngồi ăn ở bên ngoài một nhà hàng cửa đóng then cài vì đại dịch giữa mùa đông năm 2021


Tưởng cũng nên biết đến cuối tháng giêng, quốc gia có dân số hơn 65 triệu người này đã có 2.2 triệu người được chủng ngừa, trong số này có 650 ngàn người đã được chích ngừa COVID đủ hai doses.


Thứ bảy 30 tháng 1 


Vài năm trước, tình cờ ông Henry Darby, Hiệu trưởng của một trường Trung học ở thành phố North Charleston, South Carolina thấy hai học sinh  cũ của trường mình đang ngủ dưới một gầm cầu bắc ngang xa lộ. Không lâu sau đó, ông lại biết một nữ sinh cũ không có tiền trả bill điện và nước. Thương các em còn trẻ lại phải lâm vào cảnh cơ cực, ông bỏ tiền túi giúp đỡ các em trong lúc ngặt nghèo.


blank

North Charleston High School Principal Henry Darby recently made news for working an extra job to help students in need  - Courtesy of Rūta Smith  & www.charlestoncitypaper.com


Rồi đại dịch COVID-19 du nhập vào Mỹ từ đầu năm 2020 làm tình hình kinh tế suy sụp. Con số các em học sinh của ông Hiệu trưởng Darby (cũ cũng như đang theo học bậc Trung học) lâm vào cảnh túng thiếu ngày càng nhiều, mà mức lương của ông chỉ có giới hạn.

Ông quyết định xin làm việc bán thời gian ở một cửa tiệm Walmart gần nhà để có thêm tiền giúp các em học sinh.


Mỗi tuần ông làm việc ở cửa hàng Walmart ba đêm, từ 10 giờ đêm đến 7 giờ sáng. Công việc của ông là đem hàng từ kho ra chất đầy lên các kệ hàng đã vơi bớt sau mỗi ngày.

Ngay buổi làm việc đầu tiên, vị Hiệu trưởng có tấm lòng đáng trân trọng này đã gặp học trò của mình. Các em chào Thầy với câu hỏi đầy ngạc nhiên:


- Chào Thầy, Thầy làm việc ở Walmart? Thầy là ông Hiệu trưởng mà!


Cũng ngạc nhiên (vì bị phát hiện ngay từ ngày đầu tiên làm thêm buổi tối, ông từ tốn trả lời :

- Thầy chỉ làm những gì cần phải làm.


Do vậy, các nhân viên ở tiệm Walmart địa phương biết đồng nghiệp của mình là một vị Hiệu trưởng trường Trung học.

Câu chuyện từ một góc nhỏ của cửa tiệm, nơi Thầy trò ông Darby gặp nhau lan nhanh khắp thành phố, đến tai những người có thẩm quyền của Công ty tư nhân lớn nhất nước Mỹ này. Walmart quyết định tặng 50 ngàn dollars góp vào ngân khoản giúp tất cả những em học sinh cũ hay mới của ông Darby đang gặp khó khăn kinh tế vì đại dịch.


Cảm kích trước tấm lòng của ông, người dân thành phố North Charleston gọi ông là "Thiên thần của cộng đồng"(community's guardian angel).


Vị Hiệu trưởng chỉ nhỏ nhẹ trả lời:


"Từ nhỏ, tôi đã được dạy nếu hai bàn tay của bạn có thể làm được điều gì, hãy làm điều đó"


Chủ Nhật 31 tháng 1


"Con rùa" chích ngừa COVID-19 đã bắt đầu tăng tốc độ, chưa thể bằng thỏ, nhưng đã là con rùa nhanh nhất thế giới. Đến cuối tháng 1 năm 2021, đã có hơn 34.7 triệu người Mỹ(khoảng 1/10 dân số Hoa kỳ) được chích ngừa. Trong số đó có hơn 11.1 triệu người đã được chích đủ doses (hai lần) theo số liệu thống kê chính xác của CDC  Centers for Disease Control and Prevention) .


Hàng tuần số thuốc sản xuất từ cả Pfizer và Moderna đều dành ưu tiên cho "người nhà" nên trong tuần lễ đầu tháng hai năm 2021, mỗi ngày sẽ có thêm 1.6 triệu người Mỹ được chủng ngừa theo thông báo của CDC.

Pfizer đã cung cấp cho Mỹ 20 triệu liều, cho người lớn trên 16 tuổi, tính đến hôm nay(JAN 31), dự tính sẽ cung cấp thêm 200 triệu doses cho "sân nhà" từ bây giờ đến cuối tháng 5.

Moderna đã xuất kho bán cho Hoa kỷ 30.4 triệu liều thuốc ngừa COVID tính đến 26 tháng giêng, và sẽ cung cấp 100 triệu liều vào cuối tháng 3 năm nay.


Cả Pfizer và Moderna  đều đang bắt đầu thử nghiệm thuốc chủng ngừa cho trẻ con. 

Có 2,259 em từ 12 đến 15 tuổi được cha mẹ cho tham gia thử nghiệm với thuốc ngừa của Pfizer. Cùng lúc, nghiên cứu thuốc ngừa cho con nít từ 5 đến 11 tuổi cũng đang đến giai đoạn cuối cùng.


Chậm chân hơn Pfizer, Moderna đang kêu gọi tình nguyện viên tuổi từ 12 đến 18(với sự đồng ý của cha mẹ) tham gia thử nghiệm. Moderna đang chuẩn bị nghiên cứu thuốc chủng ngừa cho trẻ con từ 6 tháng đến 11 tuổi.


blank

Courtesy of www.statista.com


Đường hầm dài hun hút đã sắp kết thúc với người Mỹ sau cả năm dài nhiều đau thương mất mát. Các nước nghèo cũng đã thấy ánh sáng le lói cuối đường hầm.

Cùng nhau, nhân loại sẽ lần lượt ra khỏi đường hầm tối đen thăm thẳm. Nhưng khi ra khỏi đường hầm, người ta sẽ có một "bình thường mới" (a new normalcy), không giống cái bình thường đã có trước đại dịch.

Lâu dần rồi cũng quen. Không ai có thể kỳ vọng cuộc sống sẽ mãi mãi không thay đổi.

Mỗi lần thay đổi, mỗi một quốc gia, mỗi một cá nhân đều học được những bài học có giá trị. Buồn thay, những bài học đó phải trả bằng một cái giá  không nhỏ.


Nguyễn Trần Diệu Hương

Tết Tân Sửu 2021


*Bài thơ"Khúc tình buồn" đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành bài hát "Thà như giọt mưa"



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi lắng nghe, ngạc nhiên nhiều hơn thương cảm. Một người như Tầm mà bị lường gạt về lãnh vực 'xương máu' của mình. Tôi có thể hiểu và cảm thông an ủi trong mọi hoàn cảnh đau buồn, thất vọng của người thân chung quanh. Nhưng tôi lại rất vụng về khi phải đề cập đến mọi giao cảm đối với những con số. Tôi không có duyên phận và chung đường với nó. Nên tôi chỉ biết yên lặng, chờ đợi.
Lúc xưa thật xưa, người Việt Nam ta có tục lệ bầy cỗ Trung Thu vào dịp tết trăng tròn tháng 8 âm lịch. Cỗ này thường để dành cho trẻ con, vừa vui Trung Thu, vừa ăn bánh vừa ngắm trăng tròn, sáng tỏ. Thường cỗ này gồm phần lớn là bánh Trung Thu, bánh dẻo bánh nướng và rất nhiều thứ trái cây, trái cây chánh là bưởi, bưởi hồng đào ngọt và tròn xoay như một vầng trăng. Ăn bưởi xong, có thể sâu hột trái bưởi, phơi khô đi sem sém, và có thể đốt hạt bưởi từng sâu như đốt nến, đèn cầy.
Tường Vi sinh ra lớn lên từ miền “quê hương em nghèo lắm ai ơi, mùa đông thiếu áo hè thời thiếu cơm”. Trước 1975, ba Vi có chức vụ lớn trong quân đội, làm việc tại Đà Nẵng cuối tuần mới ra Huế. Gia đình Vi ở bên kia bờ Sông Hương nằm trên đường Nguyễn Công Trứ, khu nhà vườn rộng mênh mông có bến sông sau, trước ngõ trồng hàng loạt hoa Tường Vi. Mẹ rất thích loại hoa này, nên đặt tên Vi giống loài hoa. Vi có bốn chị em gồm hai em trai (Vinh, Lộc) và gái út (Tường Như), Vi là chị đầu đàng. Năm 13 tuổi vì thi rớt nên phải học trường tư thục Bồ Đề đến năm lớp tám, ba Vi từ Đà Nẵng dẫn theo người thanh niên về Huế giới thiệu tên Sơn, ra Huế học đại học luật khoa, sẽ dạy kèm chị em, làm gia sư ăn ở trong nhà luôn. Vì tò mò hỏi mạ
Sau này, mỗi khi muốn kết bạn với ai, tôi thường nghĩ về Bi, về lúc Bi cầm tay tôi cho con Nâu ngửi với sự trấn an vô tư của trẻ con thời khó khăn nhất. Chúng tôi không có đồ chơi, không có không gian lớp học năng khiếu, thi tài, không có những cuộc chạy đua đồ đạc mới hay chôm đồ đạc của nhau trong lớp học. Chúng tôi chỉ có bàn tay, con Nâu, đường đất đỏ về nhà và một bờ sông nguy hiểm.
Kể cả sau khi ra trường đi dạy, góc nhìn chọn lựa đàn ông của tôi rất giới hạn. Không cần đẹp trai, nhưng không thể xấu. Không quá cao, cũng không thể lùn. Không ăn diện thời trang, cũng không quê mùa. Không nói nhiều, cũng không câm nín. Không cần thông minh, nhưng đừng ngu khờ. Không cần làm anh hùng, nhưng đừng hèn nhát. Nhưng các tiêu chuẩn này không có nghĩa tôi sẽ chọn người trung bình.
Một ngày cuối tháng tám, vợ chồng tôi chở anh chị đi chơi, ăn uống; đang ăn bỗng dưng anh nhìn xa xăm, nói vu vơ như không cần người nghe: - Tôi cần một phương pháp trợ tử! Tôi giật mình lo lắng đưa mắt nhìn chị, nước mắt đong đầy trong hốc mắt, chị nhẹ nhàng tâm sự: - Ai cũng phải đến ngày đó thôi! Anh đã chịu đựng đau đớn mỗi lần lọc thận về, ăn uống không được ngon miệng nữa, ngủ nửa đêm thức giấc vì nóng hay lạnh quá, không được uống quá nhiều nước cho dù có khát cách mấy vì thận đã không làm việc nổi. Anh lại thương chị mỗi khi thấy chị cực giúp anh làm vệ sinh cá nhân. Con cái ở xa, chúng có cuộc sống riêng, đâu thể lúc nào cũng kề cận lo cho cha mẹ mãi được, khi cần chúng có thể đến giúp có hạn mà thôi…
Tuy không còn ở đó nhưng hắn vẫn thường nhớ những chiếc lá vàng trên cây khế nhẹ rơi, giàn hoa giấy rực rỡ cười với nắng trước mưa chiều. Cái máy hát cũ kỹ với băng đĩa nhão vừa hợp với nhạc sến, “tình chỉ đẹp khi còn dang dở…” Hắn gởi gió cho mây ngày bay một đoạn đời hư thực huyền ảo như lời nhạc rả rích từ cái máy hát lớn tuổi hơn hắn lúc bấy giờ khi những toan tính về tương lai chưa có đáp số thì bài toán một với một đã không bao giờ là hai từ khi em lấy chồng.
Chiếc Airbus A380 của hãng hàng không Emirates từ từ đáp nhẹ nhàng xuống phi trường quốc tế Tokyo Narita. Airbus A380 là loại máy bay khổng lồ, có thể chứa trên 500 hành khách, chỗ ngồi rộng rãi, thoải mái và bay rất êm...
Tuy Hòa, nơi tôi sống quãng đời thơ ấu, là một thành phố nhỏ hiền hòa nằm sát bờ biển, giống như nàng “Mỹ Nhân Ngư” phơi tấm thân kiều diễm trên bãi cát trắng tinh. Nàng dựa đầu trên núi Chóp Chài, đôi mắt mơ màng nhìn ra biển Đông, nghe gió thổi vi vu qua những bãi thùy dương dày đặc trên bãi biển Đại Lãnh, đầu đội vương miện hình Tháp...
Hôm nay, tôi lại có dịp ghé vào “cõi riêng” của tôi để lau dọn, quét bụi. Nhìn thùng sách nằm nơi góc phòng, tôi nhớ anh Quang, không dám mở thùng sách ra, rồi chẳng hiểu sao, lại tha thẩn ngồi xuống ngắm nghía những cuốn albums và tủ sách của riêng mình. Tôi nhẹ nhàng lấy ra từng cuốn sách, xem tựa đề, để tâm hồn lại lang thang trôi về quá khứ.
Có nhiều người tự hỏi là tại sao sang đến xứ tự do tạm dung này lại có những chuyện buồn như thế xảy ra cho người đàn ông, thay vì chỉ thường thấy xảy ra cho người đàn bà khi chúng ta còn ở quê nhà. Chắc rất nhiều người trong chúng ta, nhất là phái nam, đều hiểu rõ có nhiều nguyên nhân rất sâu xa, tế nhị, phức tạp, không tiện nêu ra ở đây, nhưng câu chuyện tình buồn được kể lại sau đây là một trong những trường hợp điển hình
…Khi anh tới cổng viện dưỡng lão, trời đã chạng vạng tối, chỉ còn bà mẹ anh và bà thư ký ngồi co ro trên ghế đá… họ đợi anh, bà thư ký vội báo cho anh hay là anh hãy canh giữ, nuôi bà cụ khoảng một tháng, chờ tình hình dịch bệnh tăng giảm ra sao, rồi thành phố sẽ quyết định và nhà già sẽ liên lạc với anh ngay sau đó. Bà thư ký đi khỏi, anh quay lại ngó mẹ và đau lòng thấy bà cụ co dúm như một mớ giẻ rách khô… anh đỡ mẹ ra xe, và nhỏ nhẹ khuyên trấn an: - Mẹ cứ về ở với con ít lâu, coi tình hình ra sao?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.