Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Tị nạn, Nói Sáu Thứ Tiếng, Tổng Giám đốc, và Nhà Đấu tranh: Kiến Trúc Sư của Nhạc viện Tân tiến của Trường Chúng ta

14/02/202110:25:00(Xem: 15566)
blank
Kiến trúc sư Thắng Đỗ đã trùng tu một tòa nhà lịch sử tại trung tâm San Jose, biến tầng cao nhất thành trụ sở của công ty Aedis và ở tầng chệt là SoFA (South First Area) market, một khu ẩm thực cho các tiểu thương mướn. (Photo by Thang Do)

 

Nguyên tác tiếng Anh của Selina Chen, đăng trên báo Saratoga Falcon của trường trung học Saratoga, California vào ngày 9, tháng 2, 2021.

https://www.saratogafalcon.org/content/refugee-hexaglot-ceo-and-activist-architect-behind-school%E2%80%99s-state-art-music-building  

 

Khi khai trương vào mùa thu 2017, nhạc viện nhận được nhiều khen thưởng và nhanh chóng trở thành phần không thể thiếu của đời sống Falcon. Ba năm sau, khi Minh Do, học sinh lớp 9 và một trong nhiều nhạc sĩ của chương trình nhạc của trường bước vào, cậu ấy là người duy nhất có thể nói một cách hãnh diện, “ba tôi đã thiết kế tòa nhà này.”

Thắng Đỗ (Đỗ Nguyên Thắng), 61 tuổi, một kiến trúc sư tên tuổi đã được đề cử vào Học viện Kiến Trúc Sư Đoàn Hoa Kỳ vào năm 2017, không chỉ là người phụ huynh đã thiết kế tòa nhà này. Ông cũng là người di dân, một tổng giám đốc thành đạt, và mỗi ngày một nhiều, nhà đấu tranh trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt. 

Ông Đỗ khám phá ra sở thích về kiến trúc rất sớm trong đời. Ở tuổi khoảng 10 hay 11, khi còn ở Việt Nam, ba của ông quyết định xây nhà riêng cho mình, một công trình gây sự tò mò nơi ông Đỗ. Ông hồi tưởng lại đã thích thú khi nhìn những bản đồ họa kiến trúc in trên giấy màu xanh đậm và bị thu hút bởi cách người ta diễn tả các hình vật ba chiều bằng phuong tiện hai chiều.

Sau đó không lâu, ông đã bắt đầu vẽ những ngôi nhà mơ ước với sức tưởng tượng của một đứa trẻ. Khi sang Mỹ và theo học lớp 11 trung học, ông làm việc bán thời gian tại một siêu thị. Một trong những món hàng đầu tiên ông sắm là một bộ dụng cụ để vẽ kiến trúc, với một bảng vẽ, thước T và côm-pa.

“Sở thích này không bao giờ bỏ tôi - tôi đã tìm được niềm đam mê từ rất sớm,” ông nói.

Ông tốt nghiệp đại học kiến trúc tại California Polytechnic State University, và trong thời gian này, đã qua chương trình học quốc tế ở thành phố Florence nước Ý. 

Ông nói một phần quan trọng trong hành trình của mình là những ngôn ngữ ông đã học được dọc đường. Ở Việt Nam, một cựu thuộc địa Pháp, ông học tiếng Pháp bên cạnh tiếng mẹ đẻ. Khi di dân sang Mỹ, ông nắm vững tiếng Anh. Rồi với tiếng Ý trong người, ông cũng nhanh chóng học tiếng Tây Ban Nha. Khi ông gặp bà Grace Liu, một người di dân gốc Hoa, ông học tiếng Quan thoại từ bà.

“Ngôn ngữ là cách người ta phát triển và thiết lập tư duy, nên nói được một ngôn ngữ giúp chúng ta đồng cảm và thấu hiểu cách người khác suy nghĩ,” ông nói. “Nó mở nhiều cánh cửa cho tôi và cho tôi một trải nghiệm phong phú hơn.”

Ở buổi ban mai trong nghề, ông làm việc cho công ty PJHM Architects, một tổ hợp được sáng lập vào thập niên 1950 để đáp ứng với nhu cầu xây cất trường học trong vùng Thung lũng Điện tử trong giai đoạn kinh tế bành trướng mạnh sau Đệ nhị Thế chiến và trở thành lãnh đạo công ty này. Vào năm 2000, ông mua lại công ty Allan Walter Group và hợp hai công ty để trở thành Aedis Architects, với ông là Tổng Giám đốc.

Công ty của ông chuyên về thiết kế các trường công lập và các công trình công cộng. Trong các công trình của mình, ông luôn luôn đặt vấn đề sinh thái lên hàng đầu. Ông muốn thiết kế các tòa nhà theo cách carbon âm tính, sử dụng một kỹ thuật mới gọi là gỗ khối.

“Ngành xây cất chịu trách nhiệm cho khoảng 40 phần trăm tổng lượng phát thải carbon trên toàn cầu,” ông nói. “Là kiến trúc sư, chúng tôi có vai trò rất lớn để làm điều tốt, và việc này đã quá hạn từ lâu rồi.”

Ông Đỗ và bốn đứa con hiện nay sống trong một ngôi nhà do chính ông thiết kế khi Minh mới ra đời. Căn nhà có nội thất hiện đại nhưng bề ngoài hòa nhập với tính lịch sử của kiến trúc nguyên thủy, và được xây để giảm năng lượng tiêu thụ trong việc sưởi ấm và thân thiện với môi trường, với những bồn chứa nước mưa lớn.

Sau những cánh cửa được ngụy trang như cửa tủ, người khách thăm nhà có thể tìm ra các cầu thang dẫn đến các nơi trú ẩn bí mật.

“Tôi quay lại tuổi thơ của mình và nhớ rằng mình rất yêu thích những ngõ ngách, những không gian nhỏ, nên tôi đồ rằng trẻ em nào cũng giống tôi,” ông nói.

Vào năm 2014, học khu tuyển lựa Aedis để thiết kế nhạc viện, và chính ông Đỗ dẫn đầu một đội ngũ được giao cho công tác làm việc với các giáo viên để phát triển thiết kế công trình.

“Có nhiều khó khăn vì cả mặt bằng lẫn ngân quỹ đều giới hạn trong khi nhu cầu thì nhiều,” ông nói. “Để đáp ứng được tất cả các điều kiện cần thiết, chúng tôi đã phải rất sáng tạo.”

Để vừa với mặt bằng giữa tòa văn phòng chính và Trung tâm McAfee, ông đã giảm những không gian như hành lang đến mức tối thiểu trong thiết kế của nhạc viện.

Ông cộng tác mật thiết với Michael Boitz và các vị giáo chức khác để hiểu rõ nhu cầu của họ và phiên dịch chúng thành không gian vật lý. Có khi thân chủ của ông không tham gia nhiều vào công trình và để mặc kiến trúc sư phỏng đoán nhu cầu của họ, nhưng trường hợp này không như thế.

“Đội ngũ giáo viên ở đây thật sự có tầm nhìn cho những gì họ muốn, và họ gắn bó với chương trình dạy nhạc,” ông nói. “Với kiến trúc sư chúng tôi, làm việc với những người thật sự quan tâm với kết quả họ sẽ thụ hưởng luôn luôn là điều tốt.”

Chỉ riêng công ty Aedis, có khoảng 5 kiến trúc sư làm việc với công trình nhạc viện, nhưng ông cũng mướn một đội ngũ từ các công ty tư vấn, bao gồm hệ thống điều hòa, ống nước, điện, thiết kế vườn và công chánh, kể cả một nhà tư vấn về âm thanh.

Như nhiều công trình khác, thiết kế nhạc viện mất khoảng một năm cho ông Đỗ và đội ngũ của ông.

“Chúng tôi ghi xuống tất cả những gì cần xây – không có kẽ hở để đoán mò,” ông nói. “Chúng tôi xác định từ cái đinh, con ốc và loại ống nào dùng trong tường.”

Thiết kế của ông được Nha Kiến trúc Tiểu bang California duyệt qua, một quá trình mất khoảng 6 tháng. Chỉ sau khi xong quá trình này, công trình mới được giao cho nhà thầu để thi công, và mất thêm hơn một năm nữa.

Ông cho rằng phần thưởng lớn nhất của thiết kế công trình này là quan hệ cá nhân, vì biết rằng con mình và các người khác trong cộng đồng sẽ sử dụng tòa nhà.

Những công trình khác ông Đỗ đã chịu trách nhiệm gồm việc tu chỉnh phòng đa phuong tiện, sơn lại trường Redwood Middle School, những tòa nhà mới tại Los Gatos High School và Trung Tâm Dịch Vụ Việt Mỹ, một trải nghiệm quý giá vì ông chính là một trong 1,6 triệu người tị nạn Chiến tranh Việt Nam.

“Đó là một thời điểm hỗn loạn; chiến tranh lan ra khắp nơi, và chúng tôi đã rời đất nước chỉ vài ngày trước khi nó sụp đổ,” ông nói. “đó là một kinh nghiệm rất đau thương, nhưng như những người tị nạn khác, chúng tôi không thật sự hiểu chuyện gì đang xảy ra quanh mình. Chúng tôi không có thời giờ để hiểu đó là sự gian khổ; giản dị mà nói, chúng tôi phải sống sót cho bằng được, và đó là điều chúng tôi đã làm.”

Căn nhà cũ của ông Đỗ đã bị đạn pháo kích đánh sập trong cuộc Tấn công Tết Mậu Thân 1968, lần đầu tiên khi Cộng sản tấn công mọi thành phố chính, kể cả Sài Gòn, nơi một tiểu đội đặc công đã xâm nhập vào khuôn viên Tòa Đại sứ Mỹ. May thay, gia đình ông Đỗ đã dọn ra khỏi căn nhà cũ nhiều tháng trước.

Ở tuổi 15, ông Đỗ cùng gia đình được chính quyền Hoa Kỳ di tản bằng máy bay sang Mỹ vào khoảng cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam. Gia đình ông là một trong những gia đình thoát ra được nguyên vẹn, với ít khó khăn nhất, ông nói.

“Trong một thời gian lâu dài, chúng tôi chỉ cố gắng hòa nhập vào xã hội này để trở thành người Mỹ gương mẫu, như người ta gọi là thiểu số mẫu mực,” ông Đỗ nói. “Chúng tôi không đòi hỏi nhiều. Chúng tôi im lặng, an phận và làm việc chăm chỉ để thành công trong xã hội này.”

Tuy nhiên, khi cùng với việc Donald Trump đắc cử trở thành tổng thống, tinh thần da trắng thượng đẳng và các luận điệu chống di dân độc hại trỗi dậy, cộng đồng người Mỹ gốc Việt của ông Đỗ đã tỉnh ra. Họ phát hiện rằng họ không thật sự hiểu các làn sóng ngầm trong xã hội này.

Giờ đây, họ là những người Mỹ thực thụ, hãnh diện là một phần của quốc gia này, và ông thấy rằng cộng đồng của mình đã lên tiếng không do dự. Ông Đỗ tự hào rằng nhóm đấu tranh của người Mỹ gốc Việt mà ông tham gia đã tạo được thay đổi tại những tiểu bang tranh chấp trong cuộc bầu cử 2020, nhất là biến tiểu bang Georgia thành xanh để đưa liên danh Biden-Harris vào Nhà Trắng và hai ứng viên Dân chủ vào Thượng viện, trao sự kiểm soát viện này cho Đảng Dân chủ.

Hơn nữa, vào tháng Giêng vừa qua, ông Đỗ đã thông dịch cho bạn ông và là tác giả đã đoạt giải Pulitzer Nguyễn Thanh Việt trên chương trình Kim Nhung Show, về sự chia rẽ thế hệ và chính trị trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

Nhìn lại bước khởi đầu khiêm tốn và một sự nghiệp rất thành công hơn bốn thập niên, ông Đỗ nói, “Đó là hành trình của một người di dân và tị nạn.”  

 

blank
Do renovated a historic building in downtown San Jose into the headquarters of his company Aedis on the top floor and SoFA market, a food hall for small vendors, on the ground floor. (Photo by Thang Do)

 

 

Refugee, hexaglot, CEO and activist: the architect behind the school’s state-of-the-art music building

February 9, 2021 — by Selina Chen

The music building opened in the fall of 2017 to high praise and soon became an essential part of Falcon life. Three years later, freshman Minh Do entered the school as one of the many musicians in the music program, but the only one who can proudly say, “My dad designed the music building.”

 

But 61-year-old Thang Do, an acclaimed architect who was elevated to the American Institute of Architects’ College of Fellows in 2017, is not just the parent who designed the $12 million state-of-the-art music building. He is also an immigrant, a successful CEO and, increasingly, an activist in the Vietnamese-American community.

Thang discovered his love for architecture early in life. At around 10 or 11, when Thang lived in Vietnam, his father decided to build their own house, a project that intrigued Thang. He recalls how he loved to look at the blueprints and was fascinated by how people were able to capture a three-dimensional idea in two-dimensions.

Soon, he was drawing his own fanciful houses as a childish kind of fantasy, he said. Upon moving to the U.S. as a high school junior, Thang worked part-time in a supermarket during the school year, and one of the first things he bought was a drafting kit with boards, a T square and a compass.

“The interest just never left me — I found my passion early on in life,” he said.

Thang earned a bachelor’s degree in architecture at California Polytechnic State University, during which he attended an international program in Florence, Italy.

Thang said an important aspect of his journey was the languages he learned along the way. In Vietnam, a former French colony, he learned French in addition to his native tongue. Upon immigrating to the U.S., Thang mastered English. Then, with Italian under his belt due to his international studies, Thang was able to quickly master Spanish. When Thang met his wife Grace Liu, a Chinese immigrant, he learned Mandarin from her.

“Language is a way people process and construct thoughts, so speaking a language makes it easier to be sympathetic to and sensitive to how people think,” Thang said. “It opens a lot of worlds and makes my experience richer.”

Early in his career, Thang worked with PJHM Architects, a firm founded in the 1950s to design Silicon Valley public schools due to high demand in the post-war era, and became its head. In 2000, Thang acquired another firm called the Allan Walter group in a merger to create Aedis Architects, of which Thang is the CEO.

The firm specializes in public projects like schools and community buildings. In his designs, Thang always keeps sustainability in mind. He tries to design buildings that use carbon-negative ways of construction like a new technology called mass timber.

“Construction is responsible for about 40 percent of carbon emission globally,” Thang said. “As architects, we have a pretty big role to play in doing the right thing, and that’s long overdue.”

Thang and his four kids now live in Saratoga in a house he designed for himself when Minh was born. Modern on the inside but with an exterior look that blends in with the original historic structure, the house is designed to be energy efficient in terms of heating and environmentally friendly, with large rainwater collection tanks.

Behind doors disguised as closets, visitors can also find stairs that lead to secret hiding spaces.

 

“I went back to my own childhood and remembered that I used to love nooks and crannies, so I figured that all kids must be like me,” Thang said.

In late 2014, Aedis was chosen by the school district to design the music building, and a team, led by Thang himself, was assigned to work with music teachers to develop the design.

“It was challenging because the land area and the budget were limited while the needs were great,” Thang said. “To program in all the necessary elements, we had to be as creative as possible.”

To accommodate its small footprint between the main office and the McAfee Center, Thang designed the music building to have minimal non-classroom space such as hallways.

Thang worked closely with Michael Boitz and other teachers to understand their needs in order to translate those necessities into physical spaces. There are times when his clients are not deeply involved in projects and would leave a lot of guesswork to the architects, but that was not the case here.

“The faculty here truly had a vision for what they wanted, and they were committed to the program,” Thang said. “It's always good for us as architects to work with people who really care about what they're going to get.”

 

Within Aedis, about five architects worked on the music building, but Thang also hired teams of engineers from other companies to consult. This included mechanical, plumbing, electrical, landscape and civil engineers in addition to an acoustics  consultant.

Similar to his usual projects, the design process for the music building took Thang and his team about a year.

“We spelled out everything to be built — there's no guesswork allowed,” Thang said. “We specify down to the nails, down to the bolts and down to what kinds of piping are in the walls.”

Thang’s design was then reviewed and approved by California’s Division of the State Architect, a process that took about six months. Only afterwards could the project be handed off to a contractor, who took more than a year to construct the building.

Thang found that the most rewarding part of designing the musical building was his personal connection to it in knowing that his kids and others in the community would be making use of it.

Other nearby projects Thang designed include the renovations of the school’s multimedia lab, re-painting at Redwood Middle School, new buildings at Los Gatos High School and the Vietnamese American Service Center, which is an especially rewarding experience for Thang because of his own identity as one of the 1.6 million refugees from the Vietnam War.

“It was a chaotic time: the war was advancing everywhere and we fled the country just a few days before it collapsed,” Thang said. “It was very traumatic, but like a lot of other refugees, we didn’t really understand what was going on. We didn’t have any time to consider that it was hardship; we simply had to survive, and so that’s what we did.”

Thang’s old house was destroyed by artillery shelling during the Tet Offensive of 1968, the first widespread Communist offensive on all major cities, including Saigon, where a platoon got inside the US embassy. Fortunately, Thang’s family had moved out of the house months prior.

When Thang was 15, he and his family were evacuated by plane to America at the end of the Vietnam War by the U.S. government. His family was one of the lucky few who escaped intact with minimal hardship, he said.

“For a long time, we just tried to fit into this society and become good Americans, the so-called model minority,” Thang said. “We didn't question very much. We stayed quiet, kept our heads down, and worked hard to become successful in this society.”

However, with the 2016 election of Donald Trump and the rise of white supremacy and virulent anti-immigrant rhetoric, Thang’s Vietnamese-American community woke up, he said. They realized that they didn't really understand a lot of the undercurrents in this society.

Now that they are full-fledged Americans who are proud to be part of this country, he sees his community not hesitating to speak out. Thang is proud to say that his Vietnamese American group has managed to make a difference in the battleground states in the 2020 elections, particularly in turning Georgia blue for Biden-Harris and for the two democratic senatorial candidates that tipped the balance of the Senate to the Democrats.

Additionally, in January, Thang translated for his friend and Pulitzer-winning author Viet Thanh Nguyen on the Kim Nhung Show about generational and political divisions in the Vietnamese American community.

Looking back on his humble beginnings and highly successful four-decade career, Thang said, “That is a journey of an immigrant and a refugee.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.